1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chức năng phản biện xã hội của báo chí và Lợi ích quốc gia - Liệu có những mâu thuẫn đối kháng?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi onamiowada, 16/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Chức năng phản biện xã hội của báo chí và Lợi ích quốc gia - Liệu có những mâu thuẫn đối kháng?

    Như các bạn đã biết, Tổng giám đốc BBC cách đây chưa lâu đã phải từ chức sau một số rò rỉ thông tin được một số tổ chức chính phủ đánh giá là gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

    Gần đây, báo chí Nhật bản cũng có đề cập tới vụ hối lộ của công ty PCI với một quan chức Việt nam (có nêu đích danh ông Huỳnh Ngọc Sỹ). Tuy vậy, ỶomuriShimbun không hề đưa ra những bằng chứng có giá trị pháp lý trong những cáo buộc của mình. Điều này được các cơ quan có trách nhiệm của Việt nam nhấn mạnh trong thông điệp gửi tới phía Nhật bản - theo bản tin VTV1 lúc 19 giờ ngày 16 tháng 8 năm 2008 đã đưa tin.

    Khi còn đi học, tôi chỉ biết tới cái gọi là: "Chức năng phản biện xã hội của báo chí". Lúc ấy, cũng chưa nghĩ là báo chí cần phải phản biện như thế nào để không gây mâu thuẫn đối kháng với những thế lực chính trị.

    Vậy theo các bạn, báo chí phải làm thế nào để vừa thực hiện quyền tự do ngôn luận và thực hiện chức năng phản biện xã hội của mình, vừa tránh gây hại cho những lợi ích quốc gia
  2. ctsp2003

    ctsp2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0

    Thôi anh, pha?n biện la? gi?? Pha?n biện la? một cách phân tích xem liệu đi đúng đươ?ng có tốt không, lợi hại gi? hoặc thậm chí la? thư? đi ngược đươ?ng xem có tốt hơn xuôi đươ?ng không.
    Trong khi báo chí co?n pha?i đi lê? pha?i chứ đư?ng nói la? lê? trái? Vậy ma? anh đo?i đi ngược đươ?ng. Mơ hô?, hoang tươ?ng.
    A? co?n anh nưfa, anh liệu liệu, ơ? đây, thậm chí không nhưfng pha?i đi lê? pha?i ma? co?n pha?i đi trên vi?a he? va? có khi, ko ra ngoa?i đươ?ng la? tốt nhất.

    Được ctsp2003 sửa chữa / chuyển vào 20:41 ngày 16/08/2008
    Được ctsp2003 sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 16/08/2008
  3. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    phản biện là quá trình vận động từ nội tại vấn đề để kích thích quá trình phát triển mà không cần có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài . dạng phản biện này đuợc chứng minh qua học thuyết " mâu thuẫn luận" của mao trạch đông trong toàn bộ quá trình sử dụng học thuyết của Marx để ứng dụng giải quyết tình hình Trung quốc , cho tới tận lúc ông này qua đời .
    chức năng phản biện xã hội của báo chí , chúng ta có thể ví giống như quá trình phản ứng của các hạt nhân nguyên tử. từ 1 vấn đề xã hội , thông qua phản biện và chứng thực sẽ cho ra đời nhiều hình thái bổ xung cho vấn đề , làm rõ vấn đề và phát triển vấn đề . thông qua dư luận xã hội và tính chọn lọc tự nhiên , 1 số hình thái bổ xung sẽ đuợc loại bỏ khi nó không có tính phát triển , những hình thái mang tính phát triển sẽ đuợc giữ lại . nhưng chúng ta cũng thấy , xã hội là liên tục phát triển dựa vào tính liên kết cộng đồng của nhiều hình thái xã hội chứ không chỉ riêng quá trình phản biện của từng hình thái cụ thể , cho nên khi xã hội phát triển tới 1 mức mới , thì luợng sẽ làm thay đổi chất , và khi đó , những hình thái đã từng bị loại bỏ , nay sẽ có những chất xúc tác mới để trở thành những hình thái kích thích phát triển ở dạng mới .muốn phát triển triệt để , thì chúng ta không loại bỏ bất cứ hình thái mới nào , mà chủ yếu là sử dụng chúng trong đúng hoàn cảnh cụ thể .
    lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội có khác nhau không ? về cơ bản là có khi chúng ta gắn hình ảnh xã hội và hình ảnh quốc gia vào cùng 1 thái cực . nhưng khi tách lẻ chúng ta thì chúng ta sẽ thấy , lợi ích quốc gia gắn liền với lợi ích cộng đồng thế giới , còn lợi ích xã hội , gắn liền với lợi ích của từng cá thể hình thành nên xã hội đó . nhưng trong hoàn cảnh của Việt nam , là nuớc xã hội chủ nghĩa 1 đảng lãnh đạo thì không có sự đối kháng giữa các thành phần xã hội , cho nên , sự đối kháng chủ yếu trong xã hội VN , không nằm trong nội tại bản thân xã hội , mà xuất phát từ các vấn đề ...ngoài xã hội.
    khi VN không có sự đối kháng bên trong , không có sự phản biện từ nội tại vấn đề thì điều này đồng nghĩa với việc , mọi sự liên quan tới VN đều không xuất phát từ sự chủ động chủ quan , mà là bị động khách quan . khi thiếu tính chủ động , tính chiến đấu cũng bị giảm đi nhiều lần . khi tính chiến đấu của báo chí bị kìm hãm thì sự thật là rõ ràng , vấn đề sẽ không có sự mâu thuẫn , khi không có mâu thuẫn thì không có phản biện , khi tính phản biện bị triệt tiêu thì nội tại vấn đề không có năng lực phát triển .
    phản biện xã hội và lợi ích quốc gia trong tình hình cụ thể của VN thì tôi sẽ trả lời với Onami rằng , không có tính mâu thuẫn đối kháng .
  4. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    báo chí VN từ lâu đã bị bưng bít , khống chế , cho nên dần mất đi tính đấu tranh rồi. Từ sau vụ bắt giam các nhà báo, chính quyền đã dạy cho các nhà báo dám đấu tranh vì lẽ phải,công lý là phải biết điều và đừng đụng đến các tên tham quan, chỉ còn lại những bài báo a dua, hô khẩu hiệu, và lá cải. Thật buồn cho báo chí VN. Nền báo chí đang bị tù đày....
  5. cunghuongtoithanhcong

    cunghuongtoithanhcong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Các bác đao to búa lớn làm gì, các bác tự xét xem mình đã yêu nước đến đâu, mình đã thực sự là công dân tốt hay chưa?
  6. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ không chính xác lắm nhưng đại khái là mâu thuẩn không đối kháng là động lực của sự phát triển, còn mâu thuẩn đối kháng thì ngược lại, phá vỡ cái cũ, cái đang tồn tại để tạo ra một cái mới. Chức năng phản biện xã hội của báo chí và lợi ích quốc gia không phải là mâu thuẩn đối kháng, nó hổ trợ cho nhau, là động lực cho sự phát triển của quốc gia. Ở VN, gần đây có những vấn đề báo chí phản biện đã đem lại những kết quả tốt cho lợi ích quốc gia nói chung như vụ đường/chợ 19/12 hay công viên thống nhất ở HN, phản ảnh tình trạng dự án sân golf tràn lan... đã làm cho chính quyền sở tại xem xét lại quyết định của mình...
    Ý nghĩa sâu xa trong chủ đề của Ona là vấn đề tự do báo chí của VN.

Chia sẻ trang này