1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chức vụ tương đương trong bộ máy chính quyền giữa một số nc và VN?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi hoquang, 04/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoquang

    hoquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Chức vụ tương đương trong bộ máy chính quyền giữa một số nc và VN?

    Tôi đang có một số thắc mắc bác nào biết giải thích thấu đáo giùm một số thông tin như sau :
    -Ở việt Nam đang có một số chức vụ như Thủ tướng chính phủ , ************* , tổng bí thư , chủ tịch quốc hội, bộ chính trị, quốc hội ... quyền hạn như thế nào , so với nước Mỹ hiện tại thì vị nào tương đương với ông nào, so với các nước Tây Âu , các vị trị này tương đương ra sao ? các trường hợp đặc biệt khác ... bác nào biết giải thích thấu đáo giúp .
    Thanks.

    Cái này tôi post lên chỉ mang tính chất học hỏi , không mang tính chính trị tuyên truyền , bác nào ngứa tay đừng bình loạn
    Thank again.
    Rất mong ý kiến của các Kao...people
  2. bvkk

    bvkk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Giải thích cho thấu đáo kể ra cũng khó . Ở số nước trên thế giới , người có quyền lực cao nhất là tổng thống ( Mỹ , Nga , Pháp ,... ) . Ở một số nước khác thì người có quyền lực tối cao lại là thủ tướng ( vua hoặc tổng thống chỉ là chức vụ danh dự , ít có quyền hành trực tiếp ) như Cambodia , Thái Lan , Hungary , Iraq , Đức ,... ************* ở Việt Nam tương đương với các chức tổng thống ở Mỹ , Nga , Pháp và thủ tướng ở Cambodia , Thái Lan , Hungary , Iraq , Đức . Để ý 1 chút thì sẽ biết ngay , chẳng hạn thủ tướng Đức hay tổng thống Pháp sang thăm Việt Nam thì chủ tịch Trần Đức Lương ra đón chứ không phải là thủ tướng Phan Văn Khải hay tổng bí thư Nông Đức Mạnh . Ở Việt Nam , quân đội đặt dưới sự thống lĩnh của ************* .
    Thủ tướng ở VN cũng như thủ tướng nhiều quốc gia khác , là người đứng đầu chính phủ , nhiệm vụ chủ yếu là về các vấn đề kinh tế , xã hội ... Nói chung ở VN , mối liên hệ quyền lực giữa ************* và thủ tướng không được rõ ràng . Còn ở nhiều nước khác , tổng thống có quyền bãi nhiệm thủ tướng , giải tán chính phủ thậm chí ở có nơi tổng thống còn có thể bãi cả quốc hội .
    Quốc hội là cơ quan lập pháp ( tương đương với Duma quốc gia Nga hoặc Hạ nghị viện Hoa Kỳ ) . Muốn thay đổi hiến pháp , thông thường phải nhận được 1 tỷ lệ nhất định phiếu ủng hộ của các nghị sĩ quốc hội ( ở ta gọi là đại biểu quốc hội ) . Chủ tịch quốc hội là đồng chí đứng đầu quốc hội . Nếu không nhầm thì ở VN quốc hội bổ nhiệm và có quyền bãi nhiệm chức thủ tướng cùng các bộ trưởng trong chính phủ . Nói chung ở nhiều nước trên thế giới , chủ tịch quốc hội là người có quyền to thứ nhì .
    Tổng bí thư . Chức này ở VN , TQ có đặc điểm rất đáng chú ý là : tổng bí thư có quyền lực cao bậc nhất trong nước nhưng lại không được chú ý nhiều bên đối ngoại .
    Bộ chính trị : nói chung chỉ có ở VN và Tàu . Thường là bộ chính trị có khả năng điều khiển phương hướng chính trị , tư tưởng của cả quốc gia . Bộ chính trị có quyền truất tổng bí thư .
    Nếu ở trong nước nhìn ra , dễ dàng thấy , về cá nhân : tổng bí thư là quan trọng bậc nhất , sau đến ************* , tiếp đến thủ tướng , chủ tịch quốc hội . Về đoàn thể thì quan trọng nhất có bộ chính trị , quốc hội
  3. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Chú bơ vơ khốn khổ chưa liệt kê và giải thích được quyền lực của các ông "Trưởng ban" như ban VHTT TWĐ, ban Tổ chức TWĐ, Ban Kiểm tra KL TWĐ, thường trực thường vụ BCT ... những ông này quyền lực rất lớn, nhưng so với phương Tây thì kô biết nhét các ông ấy vào chỗ nào.
    Ngoài ra anh so sánh thêm chút nhé:
    UV BCHTWĐ tương đương các thượng nghị sỹ của Mỹ
    Đại biểu quốc hội cũng gần giống hạ nghị sỹ.
    Bí thư tỉnh uỷ tương đương thống đốc bang, mặc dầu có chủ tịch UBND nhưng Đ là "quyền chính" vẫn hơn chính quyền. Còn chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh tức là "chủ tịch tỉnh hội" thì hữu danh mà vô thực.

Chia sẻ trang này