1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủng loại CB

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi Chuotdong, 21/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chủng loại CB

    Theo các bác tranh luận ở đây http://5nam.ttvnol.com/dtvt/530805.ttvn
    thì tôi hiểu là CB là loại phân cấp(ko phải vô cấp), ví dụ không có loại CB 3P 70A
    Các bạn cho tôi hỏi, phân cấp các mức dòng đó có thể tra ở đâu ?, theo tiêu chuẩn ?các loại MCCB 1P, 3P ... từ 300A trở lại

  2. ngutdung

    ngutdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Tiết diện cáp thì: 1,5;2,5;4;6;10;16;25;35;50;70;95;120;150;185;240;300
    Dòng danh định CB: 6;10;16;20;25;32;40;50;63;... còn lớn hơn nữa thì không biết có giống Tiết diện cáp danh định nêu trên không ?
  3. khicontiti

    khicontiti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Bác không phải ở trong ngành điện đúng không?
    CB thì bác hiểu rổi đúng không.
    Có thể phân loại cấp CB theo cấp điện áp và trị số dòng điện:
    - Với trị số dòng điện nhỏ CB là MCB
    - Dòng điện trung bình: MCCB
    - Lớn hơn: ACB hoặc các loại SF6 CB.
    Có thể tìm hiểu trong Catalog của các hãng về thiết thiết bị đóng cắt.
    Chúc bác có thêm kiến thức về thiết bị loại này.
    Có vấn đề gì cần trao đổi, xin gửi lên diễn đàn để trao đổi. Đặc biệt là xử lý các tình huống.
  4. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Cơ sở nào các bác phân loại In < 100 là MCB và In> 100A là MCCB ?
    Tài liệu nào dám khẳng định điều đó ?
    MCCB chỉ thiết kế chiỉ cho In trung bình ? Trung bình là bao nhiêu ?
  5. dtthaiFRC

    dtthaiFRC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tùy thuộc vào thiết kế để chọn các loại CB sử dụng. Việc chọn lựa dựa trên các tiêu chí như dòng định mức của tải, dòng quá tải, ngắn mạch. Các chức năng phụ khác như chọn lọc, Mức độ chịu đựng dòng ngắn mạch
    ACB thường được chọn là CB tổng trong các tủ phân phối chính do có tính năng chịu dòng ngắn mạch trong thời gian ngắn.Đồng thời có dòng định mức lớn,
    ACB có rất nhiều chức năng tinh chỉnh dòng quá tải
    MCCB được lựa chọn để bản vệ mạch thứ cấp dưới ACB do có dòng định mức nhỏ hơn, không có tính năng chịu đựng dòng ngắn mạch trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên có nhiều chức năng tinh chỉnh. Thường được dùng làm CB tổng trong các mạch tủ phân phối, Hoặc bảo vệ các động cơ lớn trong Plumbing station, MCC Refrigeration system
    MCB đuợc lựa chọn trong các tải nhỏ (Mạch cuối cùng ) như chiếu sáng, ổ cắm, Air con***ioning, etc
    Thông thường khi thiết kế sẽ chọn theo catalog của một hãng (SV thường chọn Schneider) như thế sẽ chia ra các mức dòng như sau:
    MCB <100 A
    MCCB 100 - 400, 630
    ACB >630
    Sự phân chia này chỉ là tổng quát, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đã nói ở trên cung như tính chất tải yêu cầu
  6. dtthaiFRC

    dtthaiFRC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các pác về các bước test chức năng của RCD khi nghiệm thu
    Thanks
  7. ck79

    ck79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ biết khi đấu điện vào rồi ấn nút Test trên RCD thôi.
    Hoặc là sờ thử vào nếu bị điện giật mà RCD nhảy thì ngon.
  8. kieuvulinh

    kieuvulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    2
    Thử gì nguy hiểm vậy? Lỡ sờ vào điện giật mà nó không nhảy.... -> đi tong.
  9. xingyu

    xingyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo tạm nhé :
    Không biết những người tham gia trong bài này có phải là dân điện chuyên nghiệp hay không nữa ?! Mỗi người đều tự đưa ra những giải thích cho câu nói của mình, nhưng ai cũng chỉ nói đúng được một khía cạch. Để tôi tổng hợp thử nhé :
    - Từ điển giải nghĩa của CB, MCB, MCCB là hoàn toàn chính xác. (nếu nói đủ ra còn phải kể đến ACB, VCB.. nữa : Air Circuit Breaker, Vacuum Circuit Breaker). Vậy nên bất cứ loại nào có chữ CB đi kèm thì đều chung một bản chất, chỉ khác nhau về mục đích và phạm vi sử dụng mà thôi. Chính vì thế mà người ta đặt cho nó những giá trị định mức về dòng làm việc, dòng đóng/cắt ngắn mạch, điện áp chịu đựng, điện áp thử.....
    - MCB, MCCB, ACB là các thiết bị dùng cho hạ thế, có tích hợp sẵn bộ bảo vệ (kiểu từ nhiệt hoặc điện tử), do làm việc ở điện áp thấp, nên môi trường dập hồ quang là không khí đơn thuần
    - Còn CB (cũng là CB) dùng cho lưới trung và cao thế thì không có bộ bảo vệ lắp sẵn trong máy cắt (chú ý từ lắp sẵn), kể cả những thiết bị tự động như Recloser, mà thường đi kèm với nó là một tủ điều khiển bảo vệ riêng có thể lắp kèm máy cắt ngoài trời hoặc đặt trong phòng điều khiển. Với loại máy cắt trong nhà (tủ trung thế) cũng như vậy, bao giờ cũng có một box hạ áp riêng, có lắp phần đo lường và bảo vệ. Do làm việc với điện áp cao, nên môi trường dập hồ quang là dầu, khí SF6 hoặc chân không.
    - Số vụ tai nạn chết người do điện hạ áp lớn hơn nhiều lần so với điện cap áp
    Đó là một số điểm tôi đọc được của mọi người và nói cho rõ ràng. Còn gì nữa thì bàn tiếp sau.
  10. PoyTran

    PoyTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi là:
    Chức năng, lắp đặt,thông số chính,tiêu chuẩn áp dụng,phạm vi sử dụng của:VCB,SF6CB,ACR,LBS,DS,LA,LTD,FCO,LBFCO,MV-CT,MV-VT....Có ai biết thì chỉ dùm mình nha...cảm ơn nhiều !!!

Chia sẻ trang này