1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chứng minh có tội hay chứng minh vô tội

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi souvernir, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuabien

    vuabien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Các cậu ơi chủ đề là chứng minh có tội hay chứng minh vô tội cơ mà sao lại lôi nhau vào tội tham nhũng thế?!
    Trước hết các bạn nên thấy rằng nguyên tắc của tố tụng hình sự nói chung và công tác điều tra hình sự nói riêng là đi tìm sự thật khách quan, làm sáng tỏ vụ án chứ không phải là xuất phát từ ý định chủ quan là có tội hay vô tội. Tất cả phải xuất phát từ chứng cứ, từ mặt khách quan của tội phạm. Quá trình điều tra thực chất là quá trình thu thập chứng cứ giải quyết vấn đề cần chứng minh của vụ án. Cơ quan điều tra phải xem xét nghi can trên cơ sở chứng cứ thu thập được ở cả hai khía cạnh buộc tội và gỡ tội. Có như vậy mới tránh được bỏ lọt tội phạm, làm oan sai người ngay. Mặt khác, nghi can không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội nhưng luật sư của người đó thì có đấy. Nghị quyết 388 lại to tướng nên bây giờ mà chứng minh có tội lung tung là đền mấy đời chưa hết đâu nhe! Các bác có làm tố tụng thì cẩn thận đấy
  2. souvernir

    souvernir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Luật tố tụng hình sự, theo tôi nhớ, quy định bị can chỉ được coi là có tội sau khi tòa án xét xử và tuyên án. Do vậy, có thể coi quá trình điều tra, tố tụng và luận tội như một bước chứng minh, lập luận quy trình phạm tội của bị cáo mà không có giá trị kết luận. Và thực tế đã chứng minh quá trình này có thể đúng, có thể sai. Trường hợp cơ quan tố tụng đúng thì không nói, vì những chứng cứ đưa ra là chính xác và được cơ quan xét xử cũng như bị cáo công nhận. Nhưng ngược lại, quá trình điều tra và luận tội phạm những sai lầm, thì khi bị cáo chứng minh hành vi vô tội của mình, tòa án sẽ tuyên vô tội. Như vậy, một khía cạnh được đánh giá là cả hai quá trình đều được coi trọng như nhau, có giá trị tương đương. Nhưng trong khía cạnh khác, có thể nhận xét cơ quan điều tra và tố tụng đã dựa trên những chứng cứ sai để luận tội (một cách vô tính hay hữu ý). Như vậy, vai trò chứng minh vô tội sẽ cao hơn. Hoặc có thể nhận xét là, quá trình điều tra, tố tụng và luận tội của các cơ quan tư pháp (trừ tòa án) mang tính chất áp đặt, không dựa trên chứng cứ khách quan.
    Vậy thì không thể cho là việc tố tụng không thể xảy ra khi không có chứng cứ chính xác hay nói cách khác là cơ quan điều tra, tố tụng có thể truy tố bất cứ ai sau khi nhận xét chủ quan rằng họ có tội. Vậy chứng minh vô tội là quan trọng hơn chăng (thông qua vai trò của bị cáo và luật sư khi tranh tụng)?
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chào chú Bông mai, nghe nói chú vì công việc không lên mạng 2 tháng, vậy là hết người tán dóc với anh rồi.. heheh.. Quay trở lại vấn đề của chú trên kia chú cho răng tội tham nhũng chưa có tội danh cụ thể, và được ghi nhận ở một điều luật cụ thể nào, thì quả là chú chưa nghiên cứu kỹ các điều luật quy định về tội tham ô - và lợi dụng chức vụ và quyền hạn rồi, này nhé tại điều 8 và 9 quy định Hành vi tham nhũng được coi là cấu thành khi cơ quan điều tra chứng minh được rằng công chức đã nhận vụ lợi, bất kể công chức đó đã thực hiện yêu cầu của người đưa vụ lợi hay chưa; hay có thẩm quyền để giúp đỡ người đưa vụ lợi, v.v.v - các yếu tố để chứng minh hành vi tham nhũng em nêu ra hình như rất khó khăn khi áp dụng vào thực tế " với lỗi cố ý. Thì phạm tội tham nhũng. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì không phải là hành vi tham nhũng."
    Thực ra trên thực tế tội phạm tham những đã đi sâu vào tiềm thức, và cơ quan chức năng rất khó khăn phát hiện vì nhiều lẽ trong đó thứ nhất là những người có chức, có quyền thường là những người có trình độ, nên không dễ phát hiện hành vi phạm tội. Thứ hai là Tội phạm tham nhũng thường xẩy ra ở phạm vi hẹp, giữa hai người. Ví dụ như tội hối lộ, trường hợp người đưa hối lộ không tố giác thì rất khó phát hiện! Hoặc chỉ nào người nhận hối lộ có chức vụ quyền hạn làm việc gì đó có lợi cho người đưa hối lộ trái pháp luật. Từ việc trái pháp luật đó mới phát hiện ra...
    Với điều kiện hiện nay, tội tham những phát triển là do người dân Việt nam luôn có tư tưởng hối lộ, nói chi xa hôm trước kevin có một người bạn họ phân tích 1 vài trườnghợp cũng lý thú :
    Nếu trên đường xảy ra 1 vụ va chạm giao thông
    thì
    người pháp sẽ : dừng xe xuống xin lỗi người kia
    Người Mỹ : sẽ gọi Luật sư
    Người hàn quốc: sẽ xuống quấy tay áo lên và đánh nhau.
    Người nhật : sẽ xem xét xe bị va chạm từ đâu như thế nào
    Người Việt Nam : sẽ gọi điện thoại xem có quen ai là cảnh sát giao thông không.
    Trường hợp hai là, hôm trước tôi có đi nộp hồ sơ nhà đất thì bị anh nhân viên quoạnh hẹ đòi phải có " thủ tục đầu tiên" Tôi hỏi hồ sơ còn thiếu cái gì ? anh ta trả lời không thiếu gì , nhưng aanh phải đợi, tôi hỏi nếu đợi thì anh cho xin lý do và ghi vào phiều hẹn cụ thể để tôi còn có cớ để đến lần sau, anh ta không ghi giấy hẹn, tôi yêu cầu gặp thủ trưởng của anh ta, anh ta bảo thủ trưởng bận, không ai gặp được, tôi nói, nếu anh không gặp được thì tôi sẽ gặp, nếu không ta bận , thì tội ngồi đợi vậy.
    Cuối cùng anh ta cũng phải xử lý hồ sơ của tôi, may là không bị bỏ học bàn. v.v.v
    Đấy, trường hợp như tôi, tin chắc là nếu người khác, sẽ bỏ vào trong đó vài trăm ngàn, và sẽ tạo thói quen cho nhân viên nhà đất tham nhũng, nhưng tôi đã kiên quyết thử và làm tới cùng.
    Như vậy thì làm sao mà chống với lại ngăn ngừa ? trong khi chính chúng ta là người giúp họ phạm tội ? sáng nay ăn gian thời gian của nhà nước hết 20 phút rồi. đây cũng có thể nói là 1 hành vi tham những, thôi làm việc đây. tối về tán dóc tiếp
  4. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Em ngồi ở nhà dự liệu rằng anh sẽ tổ chức phản kích, cho nên trích ra một phần thời gian lên mạng để nắm tình hình. Để em nói cho anh nghe về quan điểm của anh:
    - Ý kiến thứ nhất, tóm lược như trích dẫn sau đây:
    Khổ cái anh lại đem "hành vi" ra để bảo là "tội danh". Giống như định tội thì đúng, lượng hình thì rất đúng, kết án rất chuẩn xác nhưng lại.......nhầm đối tượng. Vâng, thằng khác chứ không phải thằng này có tội. Em nói thế này, tội danh về tham nhũng thì không có bất cứ một điều luật nào như thế cả; nhưng hành vi tham nhũng thì rất nhiều điều luật quy định, và chính vì có nhiều điều luật quy định về các dạng thức, hành vi tham nhũng khác nhau nên phải gọi đúng nghĩa của nó là "chế đinh". Cai anh đang nói là hành vi đấy ạ, còn tội danh thì mỗi điều luật là một tội danh riêng mà ngay khi đọc cái tên điều luật lên thì ta cũng sẽ biết ngay là điều luật ấy quy định về tội gì. Dựa trên lập luận trên mà em khẳng định tuyệt đối và dứt khoát rằng không có tội danh nào là tội danh "tham nhũng " cả. Anh thoả mãn về vấn đề thứ nhất chưa ạ?.
  5. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề thứ hai, anh nêu ý kiến rằng với việc thói quen tham nhũng đã ăn sâu vào tiềm thức....Huzmm....huzm....Em không có ý định bình luận nhưng em nghĩ rằng nên dùng từ ngữ chính thức là " tham nhũng đã trở thành quốc nạn" và là "một trong bốn nguy cơ của Việt nam" thì đúng với nghị quyết của Đảng và ngôn từ của Quốc hội hơn........Hihihi....
    Riêng về góc độ pháp lý tiếp theo mà anh nêu ra là "nếu như thế thì sẽ rất khó.....". Đây là phần bình luận thôi, nên em cũng đồng ý với anh ở một chữ "khó". Vì không có thằng tội phạm nào, dù là tội thông thường như trộm cắp tài sản hay tội chính trị nặng nhất trong các tội là phản bội tổ quốc.....lại dễ dàng để cho người ta xử lý mình cả; trăm phương ngàn kế để đối phó cả thôi.....Chính vì vậy mà khó. Chứ còn xét về cấu thành tội phạm thì quy định như vậy là rõ ràng rồi. Em cũng thấy rằng nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì không cấu thành tội phạm đó là điều hiển nhiên:
    - Nếu thiếu chủ thể thì không có người thực hiện tội phạm.
    - Nếu chủ thể thiếu "đặc biệt" thì lại chuyển hẳn sang tội danh khác với hành vi tương ứng ở các tội phi tham nhũng hoặc là sẽ chẳng có tội nào xảy ra.
    - Nếu thiếu hành vi thì sẽ chẳng có việc gì xảy ra trên thực tế cả.
    - Nếu thiếu lỗi cố ý thì không đúng với quan hệ xã hội mà điều luật điều chỉnh, ví dụ: chủ ý rút tiền của cơ quan mang về nhà xài thì khác với là lơ đãng nhét tiền của cơ quan vào túi quần mình mà mang về....nhét tiền vào túi quần, về nhà mới phát hiện ra và nảy sinh luôn ý định chiếm đoạt thì lại chuyển hoá từ vô ý sang cố ý rồi...
    Vân vân và vân vân......
    Em cũng tính bớt đi một phần quy định cho nó dễ thực hiện hơn, nhưng nghĩ mãi mà không biết nên bỏ phần nào.
    Trên đây lanhững ý kiến của em ạ.

Chia sẻ trang này