1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHÚNG TA BIẾT NHỮNG GÌ??

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi deaddog, 15/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. deaddog

    deaddog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    CHÚNG TA BIẾT NHỮNG GÌ??

    Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc lập thành phố cấp huyện Tam Sa nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên biển Đông , trong đó có TRƯỜNG SA & HOÀNG SA của Việt Nam.
    Chúng ta đã có hiểu biết thế nào ngoài những gì được biết qua đài & báo? Tôi mạn phép xin được lập Topic này để phần nào giúp các bạn hiểu thêm về một phần máu thịt của Tổ Quốc , về những gì đã và đang diễn ra.....
    P/S : những tư liệu được sưu tầm của nhiều tác giả đều có link dẫn .
    Tôi chỉ sưu tầm và hệ thống hoá các bài viết ko nhằm mục đích gì khác là giúp các bạn ở đây có một cái nhìn đầy đủ hơn , đa chiều hơn về sự kiện này . Xin mạn phép!
  2. deaddog

    deaddog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    BUI THANH''''''''S BLOG
    Không thể chấp nhận được !
    Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên biển Đông, trong đó Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Điều này là không thể chấp nhận được !
    Phản ứng ?orất ngọai giao? của người phát ngôn bộ ngọai giao Việt Nam dường như chưa thể nói lên sự quan tâm đặc biệt , kèm theo bất bình của công luận Việt Nam vài ngày qua.
    Còn nhớ: 19 năm trước, vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hòang sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó trên Tuổi Trẻ , nhà báo Đòan Khắc Xuyên gọi đó là một ?onghị quyết ăn cướp, sau những hành động ăn cướp?.
    Đúng vậy !
    Nghị quyết nói trên được thông qua một tháng sau ngày 14-3-1988. Đó là cái ngày hải quân Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm 3 tàu vận tải của hải quân VN. 74 chiến sĩ quân đội nhân dân VN hy sinh giữa biển khơi. Và xa hơn một chút, ngày 19-1-1974, hải quân Trung Quốc cũng đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ cưỡng chiếm tòan bộ Hòang Sa. Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Saigon đã ngã xuống , nhưng không giữ được mãnh đất thiêng liêng của ông cha. Hòang Sa từ ấy rơi vào tay Trung Quốc.
    Nhưng vẫn chưa đủ, từ năm 1976 phía Trung quốc luôn tìm cách thu tóm Trường Sa bằng quân lực, và thực tế họ đã xâm chiếm được nhiều đảo bằng cách ấy. Gần đây nhất, Trung Quốc tiếp tục thực hiện những cuộc tập trận ở Hòang Sa, mở tour du lịch Hòang Sa, xây dựng hải cảng, sân bay và các công trình quân sự trên những hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
    Không khó để đóan được đằng sau những hành động đó là gì.
    Cho dù đó là gì đi nửa, chúng ta trước sau vẫn chỉ có một câu trả lời: Hòang Sa, Trường sa là lảnh thổ của Việt Nam và mãi mãi là như thế ! Những người đi trước đã ngã xuống vì mảnh đất này và do vậy, chúng ta cũng sẽ không lãng quên điều ấy. Và chúng ta cũng không cho phép ai thay đổi lịch sử, thay đổi bản đồ Việt nam !
    Và xin bạn, mỗi ngày mở trang 2 báo Tuổi Trẻ, trong mục dự báo thời tiết, hãy xem Hòang sa Trường sa chúng ta bao nhiêu độ ? Nơi ấy nắng ấm, mưa bão thế nào ?
    Như chưa hề có cuộc chia ly?
    Bùi Thanh
    BUI THANH''''''''S BLOG http://blog.360.yahoo.com/blog-CIrwXUUzbq_T38SajGABjc_c?p=496
    Được deaddog sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 15/12/2007
  3. deaddog

    deaddog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    HOANG SA.ORG
    Mẹ Ðứng mũi Sơn Chà
    Gủi hồn ra Ðông Hải
    Ðảo nổi giận nên biển cuồn sống dậy
    Ôi, đất nước ông cha: tay đứt lòng đau
    (thơ Phạm Lê Phan)
    Hoàng Sa là đất của Việt Nam, là đảo của Việt Nam, là biển của Việt Nam. Trong Hồng Ðức Bản Ðồ viết từ thời Lê Thánh Tông, đã minh định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ Việt Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng người Quảng Nam, trong báo Tiếng Dân, xuất bản ngày 23-7-1938 đã ghi lại các tài liệu, các dấu tích về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có đoạn viết" "Vấn đề "quốc tịch đảo Tây Sa" này, nếu trên sân khấu quốc tế, nhận chủ quyền sở hữu của những ai chiếm trước và có tài liệu làm chứng hẳn hoi, như luật điền thổ, khai tài, khai lập nghiệp ở xa, bằng theo lộ tịch và phân thư chúc từ của tiền nhân để lại, tưởng không có nước nào có chứng cứ đầy đủ như nước ta."
    Ngày 13/7/1961, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định : "Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Ðịnh hải trực thuộc quận Hòa vang. Xã Ðịnh hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".
    Ngày 21/10/1969, Thủ tướng Chính phủ VNCH ký nghị định số 709-BNV/HCÐP để "Sáp nhập xã Ðịnh Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".
    Tuy nhiên, ngày 19 tháng Giêng năm 1974, hạm đội hùng hậu của hải quân Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại một kẻ thù đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã buột phải triệt thoái khỏi vùng đảo, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó, đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt, Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí ..và nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước khác.
    Ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố Sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
    Hoàng Sa đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng Hoàng Sa vẫn muôn đời sẽ ở lại trong lòng của mỗi người Việt Nam. Mỗi người Việt Nam phả ghi khắc trong tim mình: Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam.
    Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc bá quyền hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoang Sa!HOANG SA.ORG
  4. deaddog

    deaddog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    "Cái lưỡi bò" Trung Quốc
    Có một blogger hỏi tôi: báo chí đưa tin Trung Quốc lập "cái gọi là thành phố Tam Sa". Vậy ngòai Hòang Sa, Trường Sa của chúng ta, thì quần đảo thứ ba là Sa nào: Đông Sa hay Trung Sa ?
    Tôi nghĩ đây cũng là câu hỏi của nhiều người, nên xin góp vài tư liệu như sau:
    Ở biển Đông , có tất cả 4 quần đảo lớn, đó là Đông Sa, Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa. Nhìn vào bản đồ, Đông Sa đuợc khoanh vàng, Hòang Sa màu xanh dương, Trung Sa màu đỏ và Trường Sa màu xanh lá cây.
    [​IMG]
    Quần đảo Đông Sa ( tức Dongsha hoặc Pratas islands) hiện nay đang thuộc quyền quản lý của Đài Loan.
    Quần đảo Trung sa (Zhongsha) rất ít nghe nhắc đến. Đó chính là Macclesfield Bank, là nhóm bãi ngầm nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Hòang Sa. Bạn khó thể thấy được Trung sa trên bản đồ vệ tinh của google hoặc Wiki, vì đây chỉ là những bãi ngầm không có đảo và chưa có căn cứ quân sự nào được xây dựng ở đây. Nhưng đó vẫn là một vị trí chiến lược, nên cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền thuộc về họ, mặc dù quần đảo này nằm cạnh?Philippin. Mà chủ quyền của ai, chúng ta không quan tâm lắm, vì Trung Quốc hay Đài Loan đều là ?China.
    Quay trở lại câu hỏi bên trên, căn cứ vào một trang web mà chính quyền Trung Quốc vừa tạo ra mới đây, thì ?ocái gọi là thành phố Tam sa? bao gồm Trung Sa, và Hòang Sa, Trường sa (của Việt nam)
    Nhưng tại sao tôi lại sử dụng một bản đồ Trung Quốc để minh họa cho entry này ?
    Ồ, không đâu, tôi muốn các bạn nhìn thấy ?ocái lưỡi bò Trung Quốc? (lời một quan chức`cao cấp Bộ ngọai giao Việt nam), nhìn thấy cái mưu đồ nuốt chửng biển Đông của chính quyền Trung Quốc.
    Nhìn vào đường vạch màu đen trên bản đồ, đố ai chịu nổi ! Nhưng họ cứ trắng trợn khoanh lại và tuyên bố bên trong đường viền ?olưỡi bò? đó là chủ quyền của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Vậy đấy, con bò đói cỏ và ?okhát dầu? này chưa bao giờ từ bỏ mưu đồ liếm láp phương Nam.
    Vấn đề của chúng ta là : phải làm sao cắt đứt cái lưỡi của con bò này !
    BUI THANH''S BLOGurl]http://blog.360.yahoo.com/blog-CIrwXUUzbq_T38SajGABjc_c?p=821[/url]
    Được deaddog sửa chữa / chuyển vào 11:43 ngày 15/12/2007 [
    Được deaddog sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 15/12/2007
  5. mrbtuan

    mrbtuan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    2.789
    Đã được thích:
    195
    đã có 2 cuộc biểu tình vào ngày 9/12 và 16/12 tại Hà nội và Sài gòn
    chưa có biểu tình ở Hải phòng
  6. nanohana

    nanohana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Vì ở đó có đại sứ quán và lãnh sự quán TQ , ở HP mà biểu tình thì biết chửi vào đâu.
    P/s: dân VN mình biểu tình buồn cười vật...
  7. metlamroiday

    metlamroiday Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    35
    vấn đề nằm ở chỗ mấy bác lãnh đạo cấp cao kìa - liệu các bác ấy có ngĩ được như a e mình ko hay là lại cái tư tưởng : đời cua - cua máy , đời cáy - cáy đào . miẹ , ăn no thì làm sao còn ngĩ đưọc j nữa chứ ? VN phải DÁM LÀM hơn nữa ...
    căm thù bọn TUNG CỬA
  8. Met86

    Met86 Moderator

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Tam Sa là thành phố chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm 3 quần đảo : Trung Sa và Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam mà bọn Khựa ngang nhiên chiếm đoạt...

    Không chỉ vậy hiện nay bọn Khựa còn tổ chức nhiều chuyến du lịch sinh thái ra hai quần đảo này cho các du khách quốc tế nhằm quảng bá quyền sở hữu của chúng, hơn nữa chúng còn mưu đồ chính trị hóa Olempic 2008 bằng cách cho rước đuốc ra hai quần đảo này, và còn rất nhiều âm mưu khác mà ...ta chưa biết được
    Hiện nay trên trang web www.*******.org đang tiến hành biên dịch các tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa ra các thứ tiếng khác, bạn nào giỏi ngoại ngữ xin hãy cùng tham gia góp sức để giúp ta phổ biến những thông tin này cho cộng đồng quốc tế cùng bè bạn được biết.
    Hãy đóng ghóp một phần sức lực nhỏ nhoi của mình trong công cuộc bảo vệ đất nước, không làm được nhiều thì cũng có thể phổ biến, tuyên truyền những thông tin này cho những người xung quanh mình, bạn bè trên lớp và đặc biệt là bạn bè nước ngoài phải không bạn ?
    P/s : Mà thấy thanh niên Hải Phòng có vẻ thờ ơ với vụ này thì phải, hỏi ai cũng kêu không biết :( .

  9. deaddog

    deaddog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Hòang Sa - tâm sự người trong cuộc
    (Tâm sự của một cựu sĩ quan hải quân Saigon, chỉ huy chiến hạm Trần Khánh Dư HQ.4 - người trực tiếp tham dự trận hải chiến Hòang Sa và chứng kiến mảnh đất này rơi vào tay hải quân Trung Quốc ngày 19-1-1974)
    Quần đảo Hoàng Sa phần Đông-Bắc có đảo Phú Lâm đã mất vào tay Trung Quốc 40 năm trước đây, phần Đông-Nam còn lại nhóm Trăng Khuyết có đảo Hoàng Sa cũng bị cưỡng chiếm trọn sau ngày 19-1-1974.
    Hai mươi năm sau, một trăm hay nhiều ngàn năm sau nữa, người Việt và hậu sinh vẫn không hiểu hay hình dung được thế nào mà Hoàng Sa đã mất. Năm tháng qua mau, soi mòn ký ức nếu như cứ lần lữa không ghi chép lại thì tất cả sự thật lịch sử sẽ chìm sâu trong đáy sâu thăm thẳm thời gian.
    Sau này có còn ai người cảm thông cho nỗi cô đơn này!
    Chưa có một tài-liệu, sách truyện nào viết đủ chi tiết về biến cố Hoàng Sa. Việt sử sẽ không đầy đủ nếu như còn để một khoảng trống cho trận Hải-chiến đầu tiên ngoài biển lớn này.
    Thực sự mà nói, kể từ khi lập quốc, chúng ta nhiều lần giang chiến và đôi lần duyên chiến cách bờ vài ba hải lý, nhưng thực xứng danh hải chiến thì Hoàng Sa là lần thứ nhất của Việt tộc và cũng là lần thứ nhất xảy ra ở Biển Đông với quân số đôi bên tham dự hàng ngàn người.
    Chúng ta không có tham vọng làm một cuốn sử, nhưng tư cách người thủy thủ khi về già thúc đẩy chúng ta viết lại những gì là thực, ít nhất là thời gian, không gian, biến chuyển cho chính xác. Bài học lịch sử nào cũng đáng giá trong tương lai mà !
    Hy vọng mai này ta chỉ cho con hay cháu ít dòng trong đó để chúng đọc và biết rằng cha hay ông của chúng lúc đó bắn súng, chạy radar, lái tàu, truyền-tin hay điều-khiển máy... ở Hòang Sa.
    Nhiều biến chuyển lớn tương tự có liên hệ đến dân tộc đã không được ghi chép lại. Hẳn các bạn đồng ý cùng chúng tôi là biến cố Hoàng Sa không phải quá nhỏ bé để bị mọi người Việt Nam hôm nay và ngày mai quên lãng.
    BUI THANH''''S BLOG
  10. deaddog

    deaddog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    BUI THANH''''SBLOG

    Hải chiến Hòang Sa 1974
    Được sự đồng ý của các nhân chứng, đồng thời là tác giả của hồ sơ Hòang Sa 1974, tôi đã tổng hợp và biên tập thành tư liệu nhiều kỳ. Câu chuyện Hòang Sa bây giờ vẫn đang rất thời sự và không phải ai cũng biết rõ về trận hải chiến chấn động miền Nam năm 1974.
    Kỳ 1 : « Gã khổng lồ » đột ngột ra tay
    Vụ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang nằm trong tay chính quyền Saigon là một phần lãnh thổ của họ. Để làm hậu thuẫn cho những lời tuyên bố vô căn cứ, TQ tung nhiều tàu đánh cá võ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng quân đội Saigon canh giữ.
    Ngay ngày hôm sau 12-1-74, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Saigon đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của TQ, đồng thời Bộ Tư Lệnh Hải quân Saigon cũng chuẩn bị tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc đó, chỉ có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Hòa Vang, tiểu khu Quảng Nam gồm 24 người đóng tại đảo Hoàng Sa cùng với 4 nhân viên đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân Saigon trú đóng.
    Trong các ngày kế tiếp, phía TQ tiếp tục đổ người lên các đảo khác. Tính cho đến ngày 15-1-74, quân TQ đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).
    Để bảo vệ chủ quyền chính đáng tại Biển Đông, ngày 15-1-74, Bộ tư lệnh Hải quân VN ra lệnh cho chiến hạm HQ-16 trực chỉ Hoàng Sa để tăng cường cho lực lượng trú phòng, đồng thời dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu lực lượng TQ rời khỏi lãnh hải VN. Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt còn chở thêm một phái đoàn Công Binh 6 người thuộc Quân Đoàn I , nhằm thám sát địa thế để thiết lập một phi trường nhỏ trên đảo Hoàng Sa.
    Sáng ngày 16 tháng 1, chiến hạm HQ -16 tới Hoàng Sa, sau đó thả một xuồng đổ bộ gồm 4 nhân viên cơ hữu để đưa 6 người trong phái đoàn thám sát lên đảo Hoàng Sa. Công tác hoàn tất tốt đẹp không có gì trở ngại.
    [​IMG]
    Chiến hạm HQ-16
    Sau đó, chiến hạm tiếp tục công tác tuần dương và phát hiện một số tàu lạ đang lảng vảng trong vùng đảo Cam Tuyền (Robert) về phía Nam. HQ-16 liền đổi đường tới gần để điều tra. Đây là những tàu tương đối nhỏ như loại tàu đánh cá sơn màu xanh đậm có bề ngang và đài chỉ huy khá lớn như loại tàu quân sự. Chiến hạm dùng đèn hiệu để liên lạc yêu cầu các tàu lạ cho biết xuất xứ theo đúng qui luật hàng hải quốc tế nhưng không được trả lời. Khi đến gần hơn mới nhìn rõ những chiếc tàu này treo cờ TQ. Chiến hạm HQ-16 Lý Thường Kiệt một mặt lập tức báo cáo sự phát hiện về Bộ tư lệnh tại Đà Nẵng, đồng thời dùng cờ, đèn và cả máy phóng thanh bằng tiếng Trung Hoa yêu cầu các tàu TQ phải lập tức rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Nhưng các tàu TQ vẫn không trả lời, một số nhân viên mặc quân phục mầu xanh nhạt đứng trên boong còn buông những lời lẽ khiếm nhã và cử chỉ trêu chọc. HQ-16 vẫn kiên nhẫn dùng loa phóng thanh liên lạc, sau cùng phía tàu TQ cũng lên tiếng, đòi hỏi ngược lại, yêu cầu HQ-16 rời khỏi lãnh hải của họ! Cứ như vậy, đôi bên dằng co suốt ngày 16-1, không bên nào chịu nhượng bộ cho tới trời tối TDH Lý Thường Kiệt phải di chuyển xa hơn ra ngoài khơi để tránh vùng đá ngầm nước cạn nguy hiểm cho sự an toàn của chiến hạm.
    Cùng ngày tại Sài Gòn, hãng thông tấn UPI loan tin "chiến hạm và binh sĩ Việt Nam đã nổ súng vào một toán người đang cắm cờ Trung Cộng tại đảo Cam Tuyền. Không rõ phía Trung Cộng có bắn trả hay không". Trong lúc đó, các giới chức cao cấp trong chính phủ cũng đang họp khẩn để tìm cách đối phó với sự hiện diện đáng nghi ngờ của TQ tại Hoàng Sa. Trong một cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết tàu TQ đã xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ bộ người lên các hải đảo và "hành động này đã mang đến sự đe dọa cho nền an ninh chung trong vùng".
    Sáng sớm ngày 17-1, khi HQ-16 quay trở lại vùng đảo Cam Tuyền thấy tàu TQ vẫn còn ở đó. Ngoài ra, gần đảo Vĩnh Lạc (Money) lân cận cũng có thêm tàu TQ xuất hiện với hàng trăm lá cờ mầu đỏ cằm rải rác ven bờ biển dọc theo bãi cát trắng. Có lẽ những chiếc tàu mới này đã đổ người lên đảo cắm cờ trong đêm để mạo nhận chủ quyền của TQ. Hai chiếc tàu dùng để chở quân của TQ mang số 402 (tên Nam Ngư 1) và 407 (tên Nam Ngư 2).
    Tại Sài Gòn, nguồn tin Reuters cho biết TQ đã gửi hai chiến hạm đến Hoàng Sa sau khi các binh sĩ VN bắn vào toán người TQ trên các hải đảo. Phát ngôn viên quân đội Saigon, Trung Tá Lê Trung Hiền cũng cho biết Hải Quân đã phái 6 chiến hạm lớn nhất ra Hoàng Sa để theo dõi các chiến hạm TQ. Trung Tá Hiền tuyên bố tiếp "Trong lúc này, chúng tôi chưa thể nói sẽ hành động ra sao - gửi thêm lực lượng tăng viện hay chỉ đuổi toán TQ ra khỏi đảo Cam Tuyền".
    Ngay khi nhận được báo cáo của HQ-16 về sự phát hiện nhiều tàu TQ xâm nhập hải phận Hoàng Sa, BTL hải quân Saigon lập tức phản ứng. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chỉ thị khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 ra Hoàng Sa tăng cường, đồng thời ra lệnh cho HQ-16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để hạ cờ TQ. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 do Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San làm Hạm Trưởng
    Tại cầu tàu của bán đảo Tiên Sa, Đà Nẵng, lúc đó HQ-4 đang nhận đạn dược, dầu, nước ngọt cũng như thực phẩm, được lệnh hoàn tất việc tiếp tế và lên đường càng sớm càng tốt vì theo báo cáo của HQ-16, tình hình tại Hoàng Sa mỗi lúc một căng thẳng thêm. Mọi nhân viên trên chiến hạm đều ráo riết chuẩn bị và làm việc không ngưng nghỉ để kịp thời lên đường. Vào khoảng nửa đêm 16 rạng ngày 17-1, KTH Trần Khánh Dư tách bến Đà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa, chở theo một trung đội Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải . Tới xế trưa ngày 17-1, khoảng 2 giờ chiều, chiến hạm tới vùng hành quân, hợp cùng với HQ-16 tuần-tiễu phòng-thủ Hoàng Sa. Trong thời gian này, Hạm-Trưởng HQ-4 là Trung Tá San được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân Bảo Vệ Quần Đảo Hoàng Sa, chịu trách nhiệm điều động tất cả lực-lượng thủy-bộ Việt-Nam, trên đảo cũng như các chiến hạm.
    Khi vừa nhập vùng, Hạm Trưởng HQ-4 Vũ Hữu San đã có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng TQ. HQ-16 được lệnh chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng kìm xiết chặt hai chiếc tàu TQ vào giữa. Thấy lực lượng VN được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với mấy ngày hôm trước, nhưng hai chiếc tàu TQ vẫn còn bám chặt vùng đảo Cam Tuyền. Đôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đòi bên kia phải rời khỏi hải phận của mình. Thấy dằng co hồi lâu vẫn không đạt được kết quả mong muốn, Trung Tá San chuyển HQ-4 húc mũi tàu của mình vào tàu 407 của TQ, đẩy tàu này ra xa ngoài khơi để cảnh cáo. Vì mũi tàu HQ-4 cao lớn hơn, đài chỉ-huy của tàu TQ bị đè dẹp và phòng lái thấp hơn bị bể một lỗ lớn. Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tàu TQ đành phải nhượng bộ, chạy vòng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa ở hướng Đông Nam.
    Sau khi đuổi được hai tàu TQ đi chỗ khác để bảo đảm an ninh cho toán đổ bộ, chiến hạm VN tiến hành việc đổ quân như đã dự trù.
    Hai ngày trước đó, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt đã thành-công trong việc đổ bộ một toán nhân viên cơ hữu gồm 14 người lên đảo Vĩnh Lạc để dẹp cờ TQ và cắm cờ VN. Toán nhân viên này đa số được lựa trong ngành trọng pháo quen tác chiến, mang theo súng ống, đạn được và lương khô đủ dùng trong vòng ba ngày.
    Toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc không gặp sức kháng cự nào, chỉ tìm thấy « mấy ngôi mộ mới » và nhiều lá cờ TQ. Tất cả những dấu tích ngụy tạo này đều bị binh sĩ VN phá hủy.
    Tiếp đó, theo đúng lệnh hành quân, HQ-4 đổ bộ 14 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền. Tại đây, TQ có 3 tàu neo gần đảo và mấy chiếc xuồng nhỏ để liên lạc với những người trên đảo. Khi thấy lực lượng VN đổ quân, những chiếc tàu TQ lặng lẽ thu quân rút lui không chống trả. Toán đổ bộ lục soát tìm thấy một lá cờ TQ mới cắm vài ngày trước. Các dấu tích cũ của VN vẫn còn trên đảo gồm một tấm bia ghi ngày 5-12-1963 của Thủy Quân Lục Chiến, 2 bể chứa nước mưa bằng xi măng và một ngôi miếu nhỏ có hàng chữ đề ngày 31-11-1963.
    Khoảng 6 giờ chiều ngày 17-1, hai chiến hạm của Hải Quân TQ loại Kronstadt (viết tắt là K-) trang bị hải pháo 100 ly và 37 ly mang số 271 và 274 xuất hiện.
    Kỳ 2 : Không run sợ ! Sẳn sàng nghênh chiến !

Chia sẻ trang này