1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chúng ta biết quá ít về nước ngoài?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 06/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    chúng ta biết quá ít về nước ngoài?

    Thật tiếc là chúng ta không được học về triết học hiện đại. Hiện nay tất cả các giáo trình về lịch sử triết học thường chỉ dừng lại về chủ nghĩa Mác Lê nin. Học thuyết của Mác cũng chủ yếu tập trung nói về mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cách thức giai cấp vô sản giành chính quyền , và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Trong khi đó các lý luận về thời kỳ quá độ, tức xây dựng xã hội chủ nghĩa không nhiều lắm. Kể cả pháp luật và nhà nước trong giai đoạn đó. Kết quả là các nước tự mò mẫm xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật cho riêng mình dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Sự áp dụng máy móc theo nhau đã làm cho không ít nước gặp khó khăn , thậm trí rơi vào khủng hoảng... Ngày nay một số nước phải học ít nhiều của phương Tây. Tuy nhiên có một thực tế là chúng ta biết quá ít về thế giới bên ngoài , thậm trí chỉ biết một số nước. Vì thế cách hiểu của nhiều người rơi vào chủ quan, duy ý chí.
    Lấy một ví dụ, ở các nước tư bản cạnh tranh khốc liệt nhưng các cơ chế nào giúp họ ( chỉ nói các nước phát triển) giữ được sự ổn định xã hội ?
    Mọi người có đồng ý như thế không. Các bạn bàn luận cho ý kiến.
  2. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Theo hiểu biết của tôi từ cấp 2 đến tú tài rồi đến cử nhân thì chủ nghĩa Mác - Lê Nin là đỉnh cao triết học của nhân loại. Triết học này thật là siêu việt, nó còn cao hơn cả triết học Nho giáo của Trung Quốc, Phật giáo của Ấn độ...vì những triết học này tôi đọc và học vẫn hiểu. Nhưng triết học Mác Lê tôi học khá nhiều mãi mà chẳng hiểu. Hiện nay phần lớn các nước trên thế giới trình độ triết học nói chung còn thấp (tỷ lệ nghịch với phát triển kinh tế và sự văn minh nhỉ?) sau này sẽ theo kịp VN chúng ta. Tôi tin rằng sau khi họ được chúng ta truyền đạt triết học này thì họ sẽ về xây dựng xã hội, nhà nước và pháp luật theo mô hình chúng ta. Khi đó chúng ta tha hồ mà làm tư vấn cho họ. Hãy giữ vững niềm tin cho đến ngày đó các bạn nhé.
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Mác- Ăngghen viết sách chắc toàn tiếng Đức. Mà dân ta mấy ai biết tiếng Đức đâu. Có lẽ toàn dịch từ bản tiếng Nga sang. Sách của Lê nin thì dịch từ tiếng Nga sang rồi. Nhưng cũng không phải ai cũng biết hay giỏi tiếng Nga. Đa số cũng là đọc bản tiếng Việt thôi. Dĩ nhiên khi dịch có những nội dung theo cách hiểu của nguời dịch. Mà các ông ấy thì viết quá nhiều, văn phong ít văn vẻ vì không phải là các nhà văn. Lên khó hiểu cũng là dễ hiểu thôi.
    Mấy chục tập, ai đủ sức đọc hết và nhớ hết đây .
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Người ta thường bàn chuyện các vấn đề pháp luật trước trong box Khoa học Pháp lý rùi sau đó mới đề cập đến điểm xuất phát của vấn đề nhỉ.
    Bạn Tùng và do_re_mi bắt đầu từ ngọn cây như thế thì nên thư giãn một hai ngày lấy lại tinh thần và trí tuệ trước đã nhé.
    Thân mến.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam ta không cứng nhắc như các nước Đông Âu, mà linh động hơn trong việc áp dụng Triết học lẫn các tư tưởng chính trị vào đường lối lãnh đạo nên hầu như đã thoát khỏi cơn bão khủng hoảng của những năm đầu thập kỷ 90. Nếu các nước XHCN khác (đã sụp đổ) chỉ đem nguyên xi học thuyết của Mác- Lê vào để áp dụng thì Đảng VN từ lâu đã có "Chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh" làm kim chỉ nam nên cũng không thể khẳng định chúng ta theo trường phái gốc nào cả.
    Một vết thương vừa lành thì không sao tránh khỏi sẹo, cũng như các bạn đừng quá chê VN ta vì sao chậm phát triển hơn các nước khác. Cũng có thể đâu đó có vài anh cán bộ nhũng nhiễu nhân dân, vài ba tên lãnh đạo hại nước... Nhưng đó không phải là bộ mặt thật của đất nước này, lại càng không nên vì thế mà bảo rằng chúng ta đi sai đường lối.
    Thiết nghĩ đây cũng là đề tài hay, miễn các bài viết chỉ "cẩn thận" 1 chút là đc. Tôi nghĩ các bạn cũng nên nói theo quan điểm của mình.
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Tôi không hề có ý chê trách gì cả. Mác ...quá vĩ đại, phương Tây cũng phải công nhận kia. Một thực tế là nước ta đang giữ được ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên nếu cơ chế thông thoáng hơn nữa, phát huy được mọi nguồn lực , tận dụng được mọi cơ hội, chất xám thì kinh tế còn tăng nhanh hơn. Điều tiết thu nhập cũng rất quan trọng để mọi người đều được hưởng các thành quả của tăng trưởng kinh tế.
    Nếu nói nước ta không có thơì kỳ máy móc là không đúng. Đáng ngại hơn sự máy móc đó lại trong điều kiện cơ sở hạ tầng ta rất kém, dân trí lạc hậu .
    Hiện nay dân chủ ngày càng được mở rộng . Nhưng so với mặt bằng chung của thế giới thì còn hạn chế.
    Nhìn nhiều nước phát triển thấy rõ họ sớm phát huy dân chủ theo kiểu của họ, là cơ sở để ổn định và phát triển.
    Trước đây ta áp dụng máy móc mo hình của Liên Xô, sau khi Xta-lin lên nắm quyền. Kể cả kinh tế và pháp luật...Sau này đưa tư tưởng Hồ chí Minh vào Cương lĩnh vào Hiến pháp (1991, 1992).
    Bây giờ thực tế ta đang học , dựa nhiều mô hình của Trung Quốc, thừa nhận một số giá trị của các học thuyết phương tây.

Chia sẻ trang này