1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta có thể giải phóng miền Nam vào năm 1972?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Duong2002, 12/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Duong2002

    Duong2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta có thể giải phóng miền Nam vào năm 1972?

    30 năm, mùa hè dỏ lửa, sao không thấy ai nhắc tới sự kiện này nhỉ? đề nghị ai có thông tin về sự kiện này pót lên cho bà con được biết để cùng nhau trả lời câu hỏi mà nhiều nhà quân sự nước ta thường nhắc đến.
    năm 1972 Bộ CT chủ trương "..giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua" . Trong khi đó năm 1975 chỉ được coi là năm chuẩn bị, tiền đề trong kế hoạch quân sự 2 năm 1975- 1976.
    Năm 72 ta tiến công gần như cùng một lúc trên 3 mặt trận chính Trị - Thiên, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, với lực lượng tương đương với 1 quân đoàn tăng cường trên mỗi mặt trận, kết hợp với các hoạt động tích cực ở các chiến trường khác. Trong khi đó năm 75 ta đánh thăm dò từng bước, vừa đánh vừa nhìn địch phản ứng, một chút ở Phướng Long, tiếp theo là Tây Nguyên rồi kế đến mới là Trị Thiên.
    Như thế, mục tiêu của năm 72 tham vọng hơn năm 75, lực lượng tham gia tập trung trong giai đoạn đầu cũng đông hơn vậy tại sao năm 72 lại thất bại?
    Nếu nói năm 72 VN cộng hoà có xung lực Mỹ trợ giúp ( chi viện tối đa hoả lực không quân, hải quân nên đứng vững được thì cũng đúng nhưng chưa phải là câu trả lời thoả đáng nhất cho câu hỏi nêu ra. Bởi có những thời điểm bất chấp hoả lực không quân, pháo binh của Mỹ chúng ta gần như đã có thể giành những trận thắng then chốt có thể xoay chuyển tình thế ( các trận An Lộc, Kon tum) . Vậy phải xem xét thêm chúng ta đã có những sai lầm gì trong chỉ đạo cuộc chiến cả về chiến lược lẫn chiến thuật, cách thức tiến hành chiến đấu trong cái mùa hè đỏ lửa bi hùng đấy ?
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    có gì đâu, năm 72 ban đầu quân nhiều nhưng chưa đủ. Năm 1975 ban đầu ít quân nhưng khi cần thì huy động đủ. Vả lại năm 1972 chỉ nhằm buộc Mỹ ký hiệp định rút quân, đến tháng 1/1973 thì ký được rồi! Mỹ mà chưa rút thì làm sao giải phóng được!
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    có gì đâu, năm 72 ban đầu quân nhiều nhưng chưa đủ. Năm 1975 ban đầu ít quân nhưng khi cần thì huy động đủ. Vả lại năm 1972 chỉ nhằm buộc Mỹ ký hiệp định rút quân, đến tháng 1/1973 thì ký được rồi! Mỹ mà chưa rút thì làm sao giải phóng được!
  4. tinvitxauxa

    tinvitxauxa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/10/2002
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, quyết định tiến lên vào năm 72 la một cuộc thử nghiệm sai lầm của ta. Một lần nữa thực tế đã chứng minh, cách đánh thuyết phục và hiệu quả nhất của ta là chiến tranh nhân dân, quân du kích, biệt động nằm vùng nổi dậy kết hợp với bộ đội chủ lực. Kết quả của việc chiếm và giữ đất ở Quảng Trị đã gây ra khá nhiêu tổn thất về người cho ta. Bao nhiêu người đi xuống mộ liệt sĩ vô danh. Có ba mốc cần đáng lưu ý về mặt quân sự, đó là năm 68, 72, 75. Nếu như năm 68, tổng tiến công tôi cho là Mỹ bắt đầu rút vì nó một phần cũng chán vì chết nhiều, nhưng một phần nó nghĩ rằng VC không còn đủ sức để làm một cuộc như vậy nữa nên nó tập trung kèm cặp cho lực lượng VNCH ("Việt nam hoá chiến tranh") để có thể tự đương đầu với những đòn của VC.
    Mặc dù vậy, rõ ràng về mặt lý tường và tổ chức quân sự thì ta vẫn hơn. Chiến thuật năm 72 có lẽ là còn nhiều sai lầm về mặt thời điểm và chiến thuật.
    Hãy nhìn vào năm 75, có lẽ không có gì mẫu mực hơn vê chiến thuật. Tôi xin phep được nhắc lại một chút: Chiến thuật đánh chiếm Ban Mê Thuật là rất hoàn hảo, quân ta nghi binh ở Plâycu và Komtum. Sau khi quân địch từ Plâycu và Komtum chạy sang cứu Ban mê thì lại bi quân ta phục kích tiêu diệt. Rốt cuộc, quân ta đánh vào chỗ địch ít lực lượng, đánh vào địch lúc nó chui ra khỏi vỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là ta có một hành lang rất lớn để hoạt động chia cắt, bao vây, tiến đến tiêu diệt. Địch lâm vào thế thua là chắc, không thể cứu vãn. Thế ta từ đấy chẻ tre, nó có cái khí thế mà ít lực lượng thôi vẫn có thể thắng. Có lẽ năm 68, 72 chưa có được cái thời cơ cái khí thế như vậy.
    Ở trên bàn đàm phán, bao giờ cũng cần nhưng sức ép từ chiến trường. Năm 72 có thể chứng minh rằng VC vẫn chưa hết lực lượng khí tài để sẵn sàng đánh. Còn nếu chỉ phục vụ cho việc ky kết năm 73 thì việc gì còn phải giải phóng nữa hả Dương? Cậu không đọc kỹ cái câu cậu trích rằng là Đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh trong thế thua à? Mỹ rút không có nghĩa là ta giải phóng được ngay miền Nam, đánh bại được VNCH.
    Je suis Viêtnamien, vive le Vietnam
  5. tinvitxauxa

    tinvitxauxa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/10/2002
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, quyết định tiến lên vào năm 72 la một cuộc thử nghiệm sai lầm của ta. Một lần nữa thực tế đã chứng minh, cách đánh thuyết phục và hiệu quả nhất của ta là chiến tranh nhân dân, quân du kích, biệt động nằm vùng nổi dậy kết hợp với bộ đội chủ lực. Kết quả của việc chiếm và giữ đất ở Quảng Trị đã gây ra khá nhiêu tổn thất về người cho ta. Bao nhiêu người đi xuống mộ liệt sĩ vô danh. Có ba mốc cần đáng lưu ý về mặt quân sự, đó là năm 68, 72, 75. Nếu như năm 68, tổng tiến công tôi cho là Mỹ bắt đầu rút vì nó một phần cũng chán vì chết nhiều, nhưng một phần nó nghĩ rằng VC không còn đủ sức để làm một cuộc như vậy nữa nên nó tập trung kèm cặp cho lực lượng VNCH ("Việt nam hoá chiến tranh") để có thể tự đương đầu với những đòn của VC.
    Mặc dù vậy, rõ ràng về mặt lý tường và tổ chức quân sự thì ta vẫn hơn. Chiến thuật năm 72 có lẽ là còn nhiều sai lầm về mặt thời điểm và chiến thuật.
    Hãy nhìn vào năm 75, có lẽ không có gì mẫu mực hơn vê chiến thuật. Tôi xin phep được nhắc lại một chút: Chiến thuật đánh chiếm Ban Mê Thuật là rất hoàn hảo, quân ta nghi binh ở Plâycu và Komtum. Sau khi quân địch từ Plâycu và Komtum chạy sang cứu Ban mê thì lại bi quân ta phục kích tiêu diệt. Rốt cuộc, quân ta đánh vào chỗ địch ít lực lượng, đánh vào địch lúc nó chui ra khỏi vỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là ta có một hành lang rất lớn để hoạt động chia cắt, bao vây, tiến đến tiêu diệt. Địch lâm vào thế thua là chắc, không thể cứu vãn. Thế ta từ đấy chẻ tre, nó có cái khí thế mà ít lực lượng thôi vẫn có thể thắng. Có lẽ năm 68, 72 chưa có được cái thời cơ cái khí thế như vậy.
    Ở trên bàn đàm phán, bao giờ cũng cần nhưng sức ép từ chiến trường. Năm 72 có thể chứng minh rằng VC vẫn chưa hết lực lượng khí tài để sẵn sàng đánh. Còn nếu chỉ phục vụ cho việc ky kết năm 73 thì việc gì còn phải giải phóng nữa hả Dương? Cậu không đọc kỹ cái câu cậu trích rằng là Đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh trong thế thua à? Mỹ rút không có nghĩa là ta giải phóng được ngay miền Nam, đánh bại được VNCH.
    Je suis Viêtnamien, vive le Vietnam
  6. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Một chút về trận chiên năm 72, mặt trận Quảng trị
    Năm 72 có 2 chiến trường chính, Quảng trị, Kontum-Play cu, và đông nam bộ (Bình long, Bình phước). trong đó hướng chủ yếu là Quảng trị
    Tại quảng trị ta có 4 sư đoàn 304, 308, 324, 325 sau đó thêm 312 từ Lào về trong đó sư 308 có trung đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của ta(kết hợp với trung đoàn 202 tăng thiết giáp) 2 trung đoàn xe tăng 202 và 203, 4 trung đoàn pháo (trên 300 pháo xe kéo, kể cả pháo của các sư đoàn bộ binh), 2 sư đoàn phòng không 367 và 375 ( có cả SAM 2) với khoảng 400 xe tăng các loại. Từ 30.3 đến 30/4 ta tấn công ồ ạt chiếm hàng loạt cứ điểm tại khu giới tuyến như Cồn tiên, dốc miếu, Carol, sau đó chiếm thị xã Đồng Hà, ngày 30/4 chiếm Thị xã Quảng trị, ta thu được khá nhiều xe tăng, pháo, đạn dược và sử dụng ngay vào cuộc chiến, Sư đoàn 1 nguỵ chạy như vịt về bên kia sông Mỹ chánh, Trung đoàn 56/SĐ1 nguỵ đầu hàng quân ta. Lúc đó phía ta có 2 ý kiến, tiếp tục đánh Huê hay dừng lại củng cổ chờ bổ xung hậu cần, quân số hao hụt rồi mới đánh Huế. Lúc đó Huê gần như bỏ ngỏ, Sư 1 nguỵ gần như tan hàng, các đơn vị khác tại Huế cũng tan tác, Vũ Văn Giai sư trưởng sư 1 nguỵ bị cách chức tống giam, Tư lệnh quân khu I Hoàng Xuân Lãm bị cách chức, Ngô Quang Trưởng ra thay.
    Tuy nhiên phía ta sau các cuộc chiến ác liệt cũng bị thiết hại nhiều, bổ xung không kịp vì không quân mỹ đánh phá ác liệt các tuyến vận chuyển kể cả miền bắc, đánh phá vào các căn cứ tập kết quân, kho hàng, đường giao thông nên ta thiếú cả đạn, gạo, thiếu quân bổ xung. Đặc biệt các đơn vị tập kết ở phía tây Huế để chuẩn bị tấn công còn thiếu cả đường đưa xe pháo vào vị trí tập kết, Cầu Quảng trị qua sông Mỹ Chánh bị phá và chúng đã đưa Thuỷ quân lục chiến ra làm thành phòng tuyến nên ta không vượt qua được.
    Nhân lúc ta không đủ sức tấn công tiếp, quân nguỵ với phương tiên vận chuyển và tiếp tế hậu cần dồi dào đã ồ ạt đưa sư đoàn Dù, thuỷ quân lục chiến ra Vùng 1 cùng với sư đoàn 1 vừa tái tổ chức, các đơn vị tắng thiết giáp với sự hỗ trợ tối đa của không quân, hải pháo Mỹ phản kích lại ta. Về phía ta do chủ trương không rõ ràng giữa tấn công và phòng ngự, không chuẩn bị phòng ngự đầy đủ, đặc biệt là về công sự, hầm hào. Ta ngại nói đến phòng ngự vì sợ bị quy kết là tư tưởng chủ bại mặc dù khồng ít người nghĩ đến chuyện đó và thấy rõ thực tế chiến trường là vậy (Đến bây giờ các cựu tướng lĩnh của ta vẫn tranh luận là có hay không có chiến dịch phòng ngự tại quảng trị năm 1972)
    Ngày 28/6 quân nguỵ mở cuộc hành quân Lam sơn 72 với sư đoàn dù (3 lữ đoàn, sư TQLC (4 lữ đoàn), 3 liên đoàn biệt động quân, lữ đoàn 1 kỵ binh vượt sông Mỹ Chánh tiến về quảng trị dưới sự yểm trợ mãnh liệt của pháo binh, B.52, không quân Mỹ nguỵ, hải pháo, riêng B.52 mỗi ngày trung bình 30 phi vụ, pháo của mỗi sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến mỗi ngày băn trên 20.000 quả, một cựu sỹ quan pháo binh nguỵ kể lại là đạn pháo tiếp tế xếp dọc 2 bên quốc lộ 1 dài hàng Kilomet, lĩnh đạn không cần giấy tờ, cứ cho xe ra chở về, pháo thủ thay nhau bắn suốt ngày đêm, chỉ nghỉ ít phút ăn cơm, có pháo thủ nạp đạn gục xuống vì kiệt sức, có ngày Hải pháo từ chiến hạm mỹ bắn tới 57.000 quả cho riêng mặt trận quảng trị.
    Mặc dù ta đánh trả quyết liệt mỗi ngày quân nguỵ chỉ tiến được vài trăm mét với thiệt hại nặng ( các cựu sỹ quan dù nguỵ thừa nhận chỉ khoàng 2 tuần là một đại đội phải thay mới toàn bộ quân) nhưng dần dần quân nguỵ cũng chiếm được phần lớn thị xã quảng trị trừ thành cổ Quảng trị nổi tiếng. Đến 27/7 thì sư Dù nguỵ kiệt sức và sư TQLC thay thế tấn công thành cổ. TQLC nguỵ đổ 2 tiểu đoàn xuống huyện Triệu phong phía sau của ta để cắt đường tiếp tế( về sau 2 tiểu đoàn này gần như bị xoá sổ), đồng thời hoả lực không quân/pháo binh dựng thành hàng rào lửa phía sau để ngăn chặn việc tiếp tế của ta, tại thành cổ có lúc mỗi ngày ta bổ xung 100 tay súng mỗi ngày nhưng cũng không đủ thay thế tổn thất, thành cổ mỗi bề khoảng 500 mét đã hứng chịu hoả lực khủng khiếp của cả đôi bên. sau 81 ngày đêm phòng ngự, ngày 15 tháng 9 ta rút khỏi thành cổ về bên kia sông Thạch hãn. Đến đây Nguỵ cũng không đủ sức tấn công tiếp và ta cũng cố giữ, đồng thời vào mùa mưa nên việc tấn công rất khó khăn, cuộc chiến giằng co đến tháng 1 năm 1973, quân nguỵ mở cuộc tấn công lớn với khoảng 100 xe tăng và thuỷ quân lục chiến lấn chiến cảng Cửa việt bị ta đẩy lùi thì hiệp định Paris có hiệu lực
    size=4]
    Thần Tiễn
    [/size=4]
  7. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Một chút về trận chiên năm 72, mặt trận Quảng trị
    Năm 72 có 2 chiến trường chính, Quảng trị, Kontum-Play cu, và đông nam bộ (Bình long, Bình phước). trong đó hướng chủ yếu là Quảng trị
    Tại quảng trị ta có 4 sư đoàn 304, 308, 324, 325 sau đó thêm 312 từ Lào về trong đó sư 308 có trung đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của ta(kết hợp với trung đoàn 202 tăng thiết giáp) 2 trung đoàn xe tăng 202 và 203, 4 trung đoàn pháo (trên 300 pháo xe kéo, kể cả pháo của các sư đoàn bộ binh), 2 sư đoàn phòng không 367 và 375 ( có cả SAM 2) với khoảng 400 xe tăng các loại. Từ 30.3 đến 30/4 ta tấn công ồ ạt chiếm hàng loạt cứ điểm tại khu giới tuyến như Cồn tiên, dốc miếu, Carol, sau đó chiếm thị xã Đồng Hà, ngày 30/4 chiếm Thị xã Quảng trị, ta thu được khá nhiều xe tăng, pháo, đạn dược và sử dụng ngay vào cuộc chiến, Sư đoàn 1 nguỵ chạy như vịt về bên kia sông Mỹ chánh, Trung đoàn 56/SĐ1 nguỵ đầu hàng quân ta. Lúc đó phía ta có 2 ý kiến, tiếp tục đánh Huê hay dừng lại củng cổ chờ bổ xung hậu cần, quân số hao hụt rồi mới đánh Huế. Lúc đó Huê gần như bỏ ngỏ, Sư 1 nguỵ gần như tan hàng, các đơn vị khác tại Huế cũng tan tác, Vũ Văn Giai sư trưởng sư 1 nguỵ bị cách chức tống giam, Tư lệnh quân khu I Hoàng Xuân Lãm bị cách chức, Ngô Quang Trưởng ra thay.
    Tuy nhiên phía ta sau các cuộc chiến ác liệt cũng bị thiết hại nhiều, bổ xung không kịp vì không quân mỹ đánh phá ác liệt các tuyến vận chuyển kể cả miền bắc, đánh phá vào các căn cứ tập kết quân, kho hàng, đường giao thông nên ta thiếú cả đạn, gạo, thiếu quân bổ xung. Đặc biệt các đơn vị tập kết ở phía tây Huế để chuẩn bị tấn công còn thiếu cả đường đưa xe pháo vào vị trí tập kết, Cầu Quảng trị qua sông Mỹ Chánh bị phá và chúng đã đưa Thuỷ quân lục chiến ra làm thành phòng tuyến nên ta không vượt qua được.
    Nhân lúc ta không đủ sức tấn công tiếp, quân nguỵ với phương tiên vận chuyển và tiếp tế hậu cần dồi dào đã ồ ạt đưa sư đoàn Dù, thuỷ quân lục chiến ra Vùng 1 cùng với sư đoàn 1 vừa tái tổ chức, các đơn vị tắng thiết giáp với sự hỗ trợ tối đa của không quân, hải pháo Mỹ phản kích lại ta. Về phía ta do chủ trương không rõ ràng giữa tấn công và phòng ngự, không chuẩn bị phòng ngự đầy đủ, đặc biệt là về công sự, hầm hào. Ta ngại nói đến phòng ngự vì sợ bị quy kết là tư tưởng chủ bại mặc dù khồng ít người nghĩ đến chuyện đó và thấy rõ thực tế chiến trường là vậy (Đến bây giờ các cựu tướng lĩnh của ta vẫn tranh luận là có hay không có chiến dịch phòng ngự tại quảng trị năm 1972)
    Ngày 28/6 quân nguỵ mở cuộc hành quân Lam sơn 72 với sư đoàn dù (3 lữ đoàn, sư TQLC (4 lữ đoàn), 3 liên đoàn biệt động quân, lữ đoàn 1 kỵ binh vượt sông Mỹ Chánh tiến về quảng trị dưới sự yểm trợ mãnh liệt của pháo binh, B.52, không quân Mỹ nguỵ, hải pháo, riêng B.52 mỗi ngày trung bình 30 phi vụ, pháo của mỗi sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến mỗi ngày băn trên 20.000 quả, một cựu sỹ quan pháo binh nguỵ kể lại là đạn pháo tiếp tế xếp dọc 2 bên quốc lộ 1 dài hàng Kilomet, lĩnh đạn không cần giấy tờ, cứ cho xe ra chở về, pháo thủ thay nhau bắn suốt ngày đêm, chỉ nghỉ ít phút ăn cơm, có pháo thủ nạp đạn gục xuống vì kiệt sức, có ngày Hải pháo từ chiến hạm mỹ bắn tới 57.000 quả cho riêng mặt trận quảng trị.
    Mặc dù ta đánh trả quyết liệt mỗi ngày quân nguỵ chỉ tiến được vài trăm mét với thiệt hại nặng ( các cựu sỹ quan dù nguỵ thừa nhận chỉ khoàng 2 tuần là một đại đội phải thay mới toàn bộ quân) nhưng dần dần quân nguỵ cũng chiếm được phần lớn thị xã quảng trị trừ thành cổ Quảng trị nổi tiếng. Đến 27/7 thì sư Dù nguỵ kiệt sức và sư TQLC thay thế tấn công thành cổ. TQLC nguỵ đổ 2 tiểu đoàn xuống huyện Triệu phong phía sau của ta để cắt đường tiếp tế( về sau 2 tiểu đoàn này gần như bị xoá sổ), đồng thời hoả lực không quân/pháo binh dựng thành hàng rào lửa phía sau để ngăn chặn việc tiếp tế của ta, tại thành cổ có lúc mỗi ngày ta bổ xung 100 tay súng mỗi ngày nhưng cũng không đủ thay thế tổn thất, thành cổ mỗi bề khoảng 500 mét đã hứng chịu hoả lực khủng khiếp của cả đôi bên. sau 81 ngày đêm phòng ngự, ngày 15 tháng 9 ta rút khỏi thành cổ về bên kia sông Thạch hãn. Đến đây Nguỵ cũng không đủ sức tấn công tiếp và ta cũng cố giữ, đồng thời vào mùa mưa nên việc tấn công rất khó khăn, cuộc chiến giằng co đến tháng 1 năm 1973, quân nguỵ mở cuộc tấn công lớn với khoảng 100 xe tăng và thuỷ quân lục chiến lấn chiến cảng Cửa việt bị ta đẩy lùi thì hiệp định Paris có hiệu lực
    size=4]
    Thần Tiễn
    [/size=4]
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Hay đấy.
    Tôi đọc thấy hình như là thành cổ Quảng trị có tí xíu mà Mỹ đổ số bom đạn tương đương với số chúng dùng trong chiến tranh thế giới lần thứ II thì phải!!!
    Nói chung là chiến thuật quân sự chỉ là phụ, thời thế chính nghĩa mới là chính. Năm 1972 ta có dốc hết sức, vận dụng hết tài quân sự cũng không giải phóng hoàn toàn được. Còn đến năm 1975 cho dù bọn chúng có thành công ở cố thủ Xuân Lộc cũng sẽ không thọ mấy. Nếu 100.000 quân không qua được Xuân Lộc thì sẽ có 1 triệu quân, nếu cần!!
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Hay đấy.
    Tôi đọc thấy hình như là thành cổ Quảng trị có tí xíu mà Mỹ đổ số bom đạn tương đương với số chúng dùng trong chiến tranh thế giới lần thứ II thì phải!!!
    Nói chung là chiến thuật quân sự chỉ là phụ, thời thế chính nghĩa mới là chính. Năm 1972 ta có dốc hết sức, vận dụng hết tài quân sự cũng không giải phóng hoàn toàn được. Còn đến năm 1975 cho dù bọn chúng có thành công ở cố thủ Xuân Lộc cũng sẽ không thọ mấy. Nếu 100.000 quân không qua được Xuân Lộc thì sẽ có 1 triệu quân, nếu cần!!
  10. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Về ý nghĩa của trận chiến quảng trị và của năm 72 nói chung theo tôi nếu nói là sai lầm của ta về chiến lược chưa hẳn đã đúng, tuy nhiên về mặt chiến thuật thì có nhiều điều đáng nói, ta rút ra nhiều bài học, bài học đó đã giúp ta rất nhiều trong năm 1975, lại nói năm 72 ta có thể giải phóng miền nam là không chính xác, tôi chưa nghe ai nói ta có dự định thế. Năm 72 mục tiêu của ta nôm na là ?oTiêu diệt một bộ phận quan trong chủ lực địch, chiếm lấy một vài thành phố thị xã tại Miền nam, dành ưu thế trên bàn đàm phán tại paris
    Tôi không đồng ý với ý kiến của tinvitxauxa là ?othực tế đã chứng minh, cách đánh thuyết phục và hiệu quả nhất của ta là chiến tranh nhân dân, quân du kích, biệt động nằm vùng nổi dậy kết hợp với bộ đội chủ lực?. Ngược lại theo tôi thực tế mậu thân 68 cho thấy nếu muốn dành thắng lợi quan trọng, thì phải tấn công giải phóng được các thành phố, thị xã, nếu chỉ làm chủ vùng nông thôn thôi thì chưa đủ, muốn vậy thì phải đánh bại được chủ lực của địch, Nếu không đánh bại được chủ lực địch thì chẳng quần chúng nào nổi dậy được muốn vậy thì ta cũng phải sử dụng chủ lực với đầy đủ các yếu tố cấu thành như xe tăng, pháo binh, công binh, hậu cần, phòng không. Thực tế năm 72 chẳng có cuộc nổi dậy nào của quần chúng cả, quần chúng chỉ bỏ chạy khỏi nơi giao tranh mà thôi. Năm 75 thực tế chỉ có ở đồng bằng sông cửu long khi sài gòn đã đầu hàng thì bộ đội địa phương kết hợp với du kích, quần chúng tấn công lực lượng còn lại giải phóng địa bàn, còn ở buôn ma thuật, Huế, đà nẵng, miền Trung, Bộ đội địa phương chỉ giữ vai trò hỗ trợ tấn công, giữ địa bàn sau giải phóng khi chủ lực rút đi, quần chúng chỉ...hoan hô khi bộ đội vào thành phố mà thôi. Đòn đánh bại chủ lực địch sẽ là yếu tổ quyết định, kết hợp bộ đội địa phương và quần chúng nổi dâỵ giải phóng địa bàn. Nếu chỉ có dân quân, bộ đội ĐP, vài đơn vị chủ lực nhỏ lẻ với quần chúng thì thực tế đến trước năm 1972 ta chẳng giải phóng được một chi khu, thị xã nào ở miền nam cả. Một mục tiêu mà năm 72 ta mong muốn là thử nghiệm khả năng tác chiến của chủ lực ta so với chủ lực nguỵ có hoả lực mỹ yểm trợ và nhận thấy chủ lực ta với chỉ ngang ngửa thôi, Sau trận thượng đức (Quảng nam) tháng 8-11/1974, sư 304 của ta đánh bại cuộc phản công của nguyên một sư dù nguỵ nhằm chiến lại Thượng đức với điều kiện không có hoả lực mỹ ta mới rút ra nhân xét chủ lực ta đã có khả năng tác chiến HƠN chủ lực nguỵ Các nhà sử học đánh giá rằng nếu không có 68 thì không có 72, không có 72 thì không có 75.
    .
    Nên nhớ rằng năm 72, lần đầu tiên trong chiến tranh đánh mỹ, ta chủ động mở 3 chiến dịch quy mô bằng quân chủ lực, tác chiến binh chủng hợp thành cấp quân đoàn tấn công các thành phố thị xã, trước 68 ta chỉ chống càn, đánh lại các chiến dịch do mỹ/nguỵ mởhoặc tiêu diệt một căn cứ rồi rút, không giữ được, năm 68 thì chủ yếu dùng đặc công biệt động, một số đơn vị chủ lực cấp Trung đoàn, một vài sư đoàn kết hợp tấn công với nổi dậy, năm 1971 đánh lại cuộc tấn công Lam sơn 719 của nguỵ sang đường 9 ?" Nam Lào
    . Tuy nhiên sử dụng chủ lực thế nào thì là cả một câu hỏi lớn chưa có tiền lệ, nếu tác chiến theo kiểu Liến xô hay TQ thì ta không đủ sức, hoả lực về Xe tăng, Pháo ta thua xa về số lượng so với Nguỵ ( Chưa nói Mỹ), Về không quân cơ bản là không có gì. Nếu đánh theo kiểu chiến tranh quy ước thông thường thì chắc chỉ vài giờ là ta hết sạch xe pháo.
    Thực tế cho thấy năm 72 việc tác chiến binh chủng của ta có hợp nhưng chưa thành. Ví dụ
    - Xe tăng của ta do không có điều kiện huấn luyện kỹ, ít kinh nghiệm tác chiến nên khi xung trận thì xếp hàng dọc chạy nhanh bỏ lại bộ binh phía sau, xe tăng chiếm được mục tiêu nhưng địch thấy xe tăng không có bộ binh đi cùng chuyển sang phản kích nên ta thiệt hại đáng kể, mặt khác ta chưa có chiến thuật sử dụng xe tăng thích hợp với đối thủ có ưu thế tuyệt đối về không quân, nhiều đơn vị xe tăng bị không quân địch bắn cháy sạch khi đang trên đường chiếm lĩnh trận địa.
    - Phòng không chưa bảo vệ được đội hình chiến đấu, nhất là hậu phương chiến dịch làm việc tiếp tế hậu cần vô cùng khó khăn, giai đoạn đầu khi bộ binh tiến nhanh vào Quảng trị thì phòng không, nhất là tên lửa không theo kịp
    - Công tác công binh chưa chuẩn bị tốt, ta có pháo lớn, xe tăng nhưng không có đường để đưa vào vì ta toàn đóng quân trong rừng, không có đường.
    - Hậu cần trong điều kiện bị đánh phá ác liệt đã không đảm bảo được yêu cầu chiến dịch, Ta không chiếm được huế một phần rất quan trọng là thiếu gạo và đạn
    Tuy nhiên năm 72 lần đầu tiên trong chiến tranh chống mỹ ta chiếm được 2 thị xã là Lộc ninh và Đông Hà. Việc ta sử dụng xe tăng quy mô lớn và tập chung hoả lực pháo là bất ngờ lớn, đặc biệt là giai đoạn đầu. giúp ta dành được các thắng lợi quan trọng, pháo ta tập trung hoả lực bắn mãnh liệt vào các căn cứ dọc giới tuyến suốt đêm 30/3/72 làm sư 1 nguỵ khiếp đảm, tháo chạy. Các đòn đột kích mãnh liệt của xe tăng vào Đông Hà, TX quảng trị giúp ta chiếm được 2 thị xã này nhanh chóng, tại Dakto-Tân cảnh xe tăng ta vượt qua được tuyến ngăn chặn dẫn bộ binh xông vào hầm chỉ huy của Lê Đức Đạt sư trưởng sư 22 Nguỵ làm sư đoàn này chạy tan tác, sau năm 1972 mới tái lập được. Đồng thời ta cũng nhận thấy sức mạnh của các quân đoàn chủ lực (Ở quảng trị là bộ tư lệnh B.70 tương đương cấp quân đoàn, ở tây nguyên là B.3 , năm 75 chuyển thành quân đoàn 3, ở miền đông thuộc bộ tư lênh miền sau tháng 4/1974 thành lập quân đoàn 4). Sau năm 1972 ta thành lập 4 quân đoàn và năm 1975 đều có mặt trong chiến dịch giải phóng sài gòn. Trước năm 73 khi có chiến dịch lớn ta tập trung các sư đoàn lại trong một bộ TL mặt trận, hết chiến dịch thì giải tán vì ta chưa đủ sức duy trì đơn vị cấp quân đoàn
    Trận chiến khốc liệt năm 72 cũng để lại dấu ấn khiếp đảm trong quân đội nguỵ về mức độ khốc liệt khi đụng độ với chủ lực ta, đây cũng là một lời lý giải tại sao quân nguỵ lại ồ ạt tháo chạy khi năm 75 ta dùng chủ lực đánh mạnh
    Năm 72 ta vượt qua hoà hoãn Xô - Mỹ ( Nixon thăn LX, ký hiệp định STAR II), Mỹ-Trung (Nixon thăm TQ có mặc cả với TQ về vấn đề VN, Đài loan) để tấn công theo ý định của mình không phụ thuộc vào nhịp độ viện trợ của LX, TQ cũng như tác động của các hoạt động ngoại giao của các nước lớn. Thực tế Kissinger thừa nhận trong hồi ký đã tác động rất nhiều đến LX để qua LX ép ta xuống thang khi quân nguỵ đang đà thua tại chiến trường năm 72 nhưng rất thất vọng khi thấy Ông LĐ Thọ ?oKhông có biểu hiện gì là đã nhận được các chỉ thị từ Moscow?. Trong một cuộc gặp riêng khi Kissinger đề cập đến vần đề này, ông Thọ đã nói thẳng ?oNếu ông muốn bàn về vấn đề VN thì hãy bàn với chúng tôi tại đây chứ không phải bàn với ai ở nơi khác?
    size=4]
    Thần Tiễn
    [/size=4]

Chia sẻ trang này