1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta là cháu ngoại của Hùng Vương?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thubayonline, 05/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    ai bảo rằng trên trống đồng không có chử Khoa đẩu? ai bảo rằng chử khoa đẩu chỉ phát hiện một vài nơi? và ai bảo rằng chử khoa đẩu chỉ là võ đoán của một công giáo sư, chưa có bằng chứng kết luận?
    cái link tôi đưa ra chưa bạn nào đọc thì phải?
    http://www.truongdinh.edu.vn/knowledge/view/469/Chu-Viet-co-chu-Khoa-Dau.tde
  2. ironfoot

    ironfoot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    0
    Như post trên m đã viết có điều ở TQ lại tuyên bố phát hiện dấu tích chữ khoa đẩu được viết trên đất đá cách đây 4000 năm. -> Một số bạn đang rất hạnh phúc tuyên bố vì thấy chữ có dạng thức giống chữ Khoa đẩu xuất hiện ở VN -> người Việt ta sáng tạo ra chữ viết cho cả người TQ đó! Chữ khoa đẩu có hình thức giống với chữ phạn cổ. Được các dân tộc Bách Việt dùng. Nói như bạn Bha trước đây, cũng như kinh dịch ta ko thể vơ vào là của nước mình.
    Chữ khoa đẩu theo như m biết chỉ thấy xuất hiện trên trống đồng ở Lũng cú, mà nếu xác định niên đại sau mốc 2000 năm thì đó chính là thời điểm Bắc thuộc rồi!
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    như vậy chuyện chúng ta có chử viết riêng của mình có thể khẳng định được hay chưa? chử chung của người Bách Việt hay chử riêng của chúng ta không phải là điều quan trọng vì lịch sử chúng ta đã thừa nhận tổ tiên chúng ta thuộc chủng Bách Việt rồi
  4. ironfoot

    ironfoot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    0
    Còn về nhà việc dịch chữ khoa đẩu tại VN: nếu nói bằng chứng xác thực nó là 1 thứ ngôn ngữ thì chưa có tài liệu chính thống đâu. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền là 1 nhà giáo già, ông nghiên cứu và "khu biệt" ra các chữ ra sao chưa ai biết. Mình đã từng làm về dịch tự động, mình biết rằng có 1 thuật toán dựa trên xác xuất xuất hiện của các ký tự -> để xác định xem liệu đoạn văn bản chưa biết đó có phải là ngôn ngữ hay không. Ngoài ra còn 1 việc khó hơn nhiều nữa là xác định được ngữ pháp (Bác xuyền chưa đưa ra)
    Mẫu chữ mà bác Xuyền lấy làm đầu vào cũng không được khu biệt rõ nguồn gốc: xuất hiện trong những mẫu vật ở niên đại nào. -> chính vì thế nó chưa được công nhận chính thức, các bài viết về chủ đề này cũng chỉ dùng những từ "tin rằng" và "cho rằng".
    :) Dù sao thì như bạn May đã nói việc chữ Khoa đẩu do người việt sáng tạo ra hay không? Nó xuất hiện thời kỳ nào không ảnh hưởng tới chuyện Văn Lang đã được gọi là Nhà nước hay chưa. (Cái định nghĩa này có trong sách học thời phổ thông rùi thì phải. Nhưng mà cũng ko nhớ nữa. thôi thì chờ bạn may có thời gian viết tiếp nha).
    Tớ đành phải giải thích thêm mấy câu. Mod Anx hỏi thêm ji nữa thì hỏi trực tiếp nhà nghiên cứu là bác Bha đây nhé hoặc trao đổi riêng với tớ qua PM. Tớ đã kêu dừng viết rồi mà lại viết thêm mấy bài này nữa, thấy tội lỗi quá [:D]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Chắc chắn là có chữ viết rồi (thứ mà ta đang dùng để trao đồi với nhau ở đây cũng chính là chữ viết riêng của chúng ta đây thôi ;)) ), nhưng nó do ta sáng tác ra hay không và vào thời điểm nào mới là vấn đề. Câu này bạn hỏi những nhà nghiên cứu lớn nhé. Tớ không biết để khẳng định hay phủ định.
  5. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Tiếp tục ôn lại kiến thức lịch sử nhé các bạn! :)

    2. Tiền đề kinh tế - xã hội thời kỳ Hùng Vương:

    - Kinh tế: sự phát triển nghề luyện kim, mà đỉnh cao là nghề đúc đồng đã tạo nên một cuộc cách mạng, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế và làm chuyển biến cơ cấu xã hội. Sản phẩm thặng dư xuất hiện, nhưng chưa đủ thừa thãi đến mức dẫn đến chế độ tư hữu ruộng đất. Chế độ công hữu ruộng đất vẫn tồn tại bền vững, dù đã bắt đầu hình thành tư hữu và tích tụ tư hữu tài sản.
    Công xã thị tộc chuyển sang chế độ công xã nông thôn, ở đó, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu chung, nhưng được phân phối cho các thành viên cày cấy (chỉ được chiếm hữu và sử dụng, không được định đoạt).

    - Xã hội: dựa vào các tài liệu mộ táng đã có, mà có thể thấy xã hội bắt đầu có những biến chuyển, bắt đầu xuất hiện các gia đình nhỏ - đơn vị tư hữu và tích tụ tư hữu.
    Tuy nhiên, do kinh tế chưa thật sự phát triển đến mức đột phá (để chuyển sang chế độ tư hữu ruộng đất) nên quá trình phân hóa xã hội diễn ra chậm chạp, không sâu sắc. Xã hội chưa phân hóa giai cấp. Nói cách khác, xã hội Việt Nam thời Hùng Vương mới ở thời kỳ cuối của chế độ công xã, chưa bước sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ (và chưa bao giờ thật sự có xã hội chiếm hữu nô lệ).
    Dù sao trong xã hội đã có phân hóa giàu nghèo. Có điều, lớp người giàu sang vẫn chưa hoàn toàn tách biệt và đối lập với những người lao động. Bằng chứng là những mộ có nhiều hiện vật chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và thường có công cụ sản xuất trong đó.
    Hai lớp người đối kháng trong xã hội:
    + Lớp người thống trị: Hùng Vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Bồ chính, Quan lang, Mỵ nương...
    + Lớp người lao động: thần bộc nữ lệ hay nô tì...

    =>
    Như vậy, các tiền đề vật chất này chưa dẫn đến sự đòi hỏi cấp bách phải ra đời ngay của nhà nước, tuy nhiên, cũng đã đặt nền móng cần thiết cho sự ra đời nhà nước (kinh tế phát triển, có mầm mống tư hữu, có phân hóa xã hội).

    Bên cạnh đó, xã hội Việt Nam là một xã hội điển hình của một xã hội "kiểu Châu Á", tức là có nhu cầu lớn lao đối với công cuộc trị thủy - làm thủy lợi
    (do nằm gần lưu vực các con sông lớn và có nền nông nghiệp lúa nước) và yêu cầu tự vệ (các tài liệu khảo cố cho thấy tỉ lệ vũ khí trong các hiện vật thời Đông Sơn tăng vọt so với trước: lên trên 50%, các kiểu dạng vũ khí trở nên đa dạng, phong phú. Các cuộc chiến đấu chống giặc Man, Ân, Hồ Tôn... cũng được nhắc đến trong các truyền thuyết dân gian).
    Do đó, việc hình thành Nhà nước thời kỳ Hùng Vương là hoàn toàn có khả năng.


    Một số nguồn tham khảo
    :
    1. Hoàng Xuân Chính. Báo cáo khai quật đợt 1 di chỉ Lũng Hóa. NXB KHXN.H.1968.
    2. Chử Văn Tấn. Phân hóa xã hội thời Hùng Vương, Hùng Vương dựng nước, tập IV. NXB.KHXH, H 1974.
    3. Trịnh Sinh, Hoàng Sĩ Hồng. Vài nhận xét về Làng cả. Tạp chí Khảo cổ học số 4/1980.
    4. Vũ Quỳnh, Kiều Phú. Lĩnh Nam chích quái. NXB Văn hóa. H, 1960.
    5. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Vinh. Lịch sử Việt Nam, tập I. NXB. Đại học và trung học chuyên nghiệp, H.1985.
    6. Thư tịch cổ của Trung Quốc chép về tình hình nước ta trước thời Bắc thuộc:
    - Giao châu ngoại vực kí (thế kỷ IV dẫn lại trong Thủy kinh chú);
    - Quảng Châu kí (thế kỷ V dẫn lại trong Sử kí sách ẩn)
    7. Lĩnh nam chích quái;
    8. Các thư tịch cổ khác: Việt sử lược, Đại việt sử ký toàn thư...

    (Còn tiếp)
  6. nguyensg32

    nguyensg32 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    T1
  7. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Ô topic này không cho sửa bài ah? @-) Đang định sửa lại bài cho dễ đọc. Hôm qua mải làm một số việc linh tinh cùng lúc :">, viết bài khô như ngói.b-(
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Công nhân rằng có chữ Khoa Đẩu trên một số trống đồng, mà trống có chữ này lại nằm sâu tận đâu Hòa Bình, Thanh Hóa lận. Hỏi bạn chứ thế trống đồng ở vùng Lưỡng Quảng có chữ Khoa Đẩu không ? Hơn nữa trong 1 trăm cái trống đồng thì đâu chỉ vài chiếc (cứ cho là chục chiếc đi) có chữ trên. Như thế không thuyết phục cho lắm. Các nhà sử học nhà ta đã cố gắng vượt qua khúc mắc này, thậm chí né tránh, thành ra viết sử mà cứ hùng hồn như kiểu nói lấy được vậy ! So sánh với bây giờ thì chữ tàu không phải là quốc chữ của VN nữa rồi, song vẫn thấy nó trên khoảng 30-40% sản phẩm của VN, hơn hẳn chữ Khoa Đẩu trên trống đồng. Vấn đề đứt gảy văn hóa như thế nói lên điều gì ?

    Người Bách Việt đã tràn xuống phương nam, do nhiều lý do (chống phương bắc hiếu chiến, tẩy chay văn hóa, nhất là văn hóa gốm sứ và chữ viết...). Tại sao ở phía bắc và phía nam Bách Việt tồn tại chữ viết mà Bách Việt lại chưa định hình ? Hẳn có lý do gì đó. Những chiếc trống đồng có chữ Khoa Đẩu là một sự lai căng giữa Bách Việt và dân bản xứ ở VN, vì họ chống phía bắc nên không sử dụng chữ Hán trên bảo vật của họ, còn phía nam, họ cần cư trú nên phải kết hợp (còn hạn chế) với bản địa. Điều này cũng chứng tỏ niềm tự hào của họ về đồ đồng.

    Nếu thời Hùng Vương có nhà nước thì công cụ gì giúp họ điều hành nhà nước ? Công cụ điều hành NN hiệu quả nhất chính là văn tự. Chính văn tự đã giúp người Hán tổ chức NN và điều hành NN hiệu quả. Bách Việt, tuy có giai cấp nhưng không có văn tự nên chỉ như những bộ lạc, văn hóa ở mức hình tượng mà chưa tiến lên BIỂU TƯỢNG.
  9. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    đầu tiên ông bảo trên trống đồng không có chử Khoa đẩu, đến khi tôi đưa ra bằng chứng ông lại cố tình lập lờ. Ông bảo Bách việt không có văn tự vậy thì cái chử Khoa đẩu trên trống đồng và một số tài liệu khác nó được gọi là gì hả?
    ông có biết thời mã Viện đánh Hai Bà Trưng thì ông ta đã tận diệt văn hóa Bách Việt như thế nào không? ông ta phá hủy tất cả các tàn tích về văn hóa Bách Việt đặc biệt là chử Khoa Đẩu và mang về trung quốc hàng ngàn chiếc trống đồng. Sau đó đến Sĩ Nhiếp ông ta để truyền bà văn hóa và chử Hán đã hủy bỏ gần như là tất cả các dấu tích của chử Khoa Đẩu, rồi các thế hệ sau tiếp tục trong 1000 năm thử hỏi làm sao chử Khoa Đẩu và văn hóa Bách Việt còn tồn tại?
  10. kyoko211

    kyoko211 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2009
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    7
    Nói chung cái sự 1000 năm Bắc thuộc nó làm mất mát nhiều thứ. Đơn cử như triều Lý - Trần, văn thơ ầm ầm, võ công tung tóe mà chỉ cần có chưa đầy 20 năm, các bợn Khựa đã đập cho tan nát sạch, nói gì đến khoảng thời gian gấp hơn 50 lần kia.

Chia sẻ trang này