1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHÚNG TA LÀ NGƯỜI LẬP THẠCH

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi chuottiensinh_84, 21/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chuottiensinh_84

    chuottiensinh_84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2003
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    CHÚNG TA LÀ NGƯỜI LẬP THẠCH

    xin chào mọi người, hôm nay tôi mới có dịp vào bõ của chúng ta
    thật sự tôi cảm thấy vô cùng bất ngờ và cũng cảm thấy zất hạnh phúc, khi húng ta có 1 bõ riêng của vĩnh phúc.Đã có lần tôi định mở bõ vĩnh phúc, nhưng không có đủ tài năng và lòng nhiệt tình nên bó tay.........được gặp những người đồng hương quả thật là hạnh phúc. Chân thành cảm ơn những người đi trước


    Tôi là nGười LẬP THẬCH, và cho xin hỏi, có ai ở LẬP THACHchụng ta cùng làm quen nhes
  2. Lapthach

    Lapthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Chào bác,
    Rất vui được làm quen với bác, em cũng dân Lập Thạch đây.
  3. Lapthach

    Lapthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Chào bác,
    Rất vui được làm quen với bác, em cũng dân Lập Thạch đây.
  4. Lapthach

    Lapthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    LÊ HỘI CHỌI TRÂU XÃ HẢI LỰU HUYỆN LẬP THẠCH
    Hải Lựu là một xã nhỏ của huyện lập thạch, vùng quê này đang lưu giữ một lễ hội văn hoá lớn, đậm đà bản sắc dân tộc - đó là Lễ hội Chọi Trâu.
    Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu huyện Lập Thạch để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn vinh thờ làm Thành hoàng của làng và Lễ hội Chọi Trâu cũng bắt đầu có từ đó.
    Tương truyền lễ hội có từ thế kỉ thứ hai trước công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà ,triều đình nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu Lập Thạch để tổ chúc đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng của làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
    Lễ hội được mở hàng năm vào ngày 17 tháng giêng, nhân dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu ca:
    Dù ai đi đâu, ở đâu
    Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu.
    Từ Năm 1947 do chiến tranh chống Pháp ác liệt và do nhiều lý do khác, lễ hội Chọi Trâu không tổ chức được. Sau 45 năm gián đoạn, năm 2002 lễ hội được khôi phục. Năm 2004, lễ hội được tổ chức trong hai ngày 16 -17 tháng Giêng GiápThân. khoảng hơn 3 vạn khách từ khắp nơi trong vùng và các tỉnh phụ cận là Phú Thọ, Tuyên Quang đã về dự, chứng kiến cuộc so tài của 24 ?oông trâu? được chia thành 12 cặp đấu vòng loại, 12 trâu thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng loại thứ hai, 3 trâu thắng ở vòng loại thứ ba sẽ đấu vòng tròn để tranh giải nhất nhì...
    Trước ngày lễ hội xã Hải Lựu cử một đoàn người lên tế lễ tại Đền Hùng. Đêm trước lễ hội là lễ tế Thành Hoàng làng, cả xã đêm ấy như không ngủ, sau lễ tế Tổ trang nghiêm cả làng uống rượu, ca hát, cùng bàn chuyện làm ăn trong năm mới, cùng chuẩn bị cho trâu vào xới chọi ngày mai,và trong sâu thẳm mỗi con người nông dân bình dị đều giành giờ phút thiêng liêng để nghĩ về tổ tiên về quá khứ xa xưa oai hùng....
    Nét văn hoá độc đáo của chọi trâu Hải Lựu là: các ?oông trâu? được các tập thể cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện (mỗi tập thể thường là các xóm, thôn hoặc họ tộc...). Hàng năm, vào khoảng tháng 7-8 các cộng đồng này góp tiền cử người lặn lội lên tận Tuyên Quang, Hà giang, Lai Châu...để tìm những trâu khoẻ đẹp mua về, mỗi trâu giá từ 10-12 triệu đồng. Trâu mua về được cả cộng đồng bình xét giao cho một gia đình tiêu biểu nuôi dưỡng, gia đình này phải là gia đình có đủ ông bà, cha mẹ, con cháu sống hoà thuận, hiếu thảo, trên kính dưới nhường, kinh tế khá giả,... nghĩa là một gia đình rất văn hóa, các gia đình khác có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu (thường là bột ngô bột sắn, cám gạo ...). Trâu được cả cộng đồng yêu quí, vuốt ve, trân trọng như một thành viên và thông qua ?oông trâu? cộng đồng cũng yêu quí gắn bó nhau hơn.
    Sau gần nửa năm được chăm sóc rèn luyện, trâu nào cũng béo tốt, tràn đầy sinh lực trước khi vào trận. Nét đẹp văn hoá nữa là Trâu chọi bao giờ cũng đấu nhau bằng lối đối mặt dùng sừng và sức khoẻ để chọn thế võ tấn công đối phương, dù thắng hay thua không bao giờ trâu tấn công nhau từ phía său lưng hay mạng sườn, điều này thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
    Có lẽ chọi trâu ở xã Hải Lựu là một trong những lễ hội văn hoá dân gian cổ xưa nhất còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ ở đây không có những toan tính thái quá của con người, không có trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược... Tất nhiên có chuyện mừng vui của cộng đồng có trâu thắng cuộc, nhưng tất cả các trâu dù thắng dù thua đều là những trâu khoẻ mạnh và ngay sau khi lễ hội kết thúc các ?oông trâu? đều ?ođược? cộng đồng giết thịt, liên hoan tập thể, ai cũng mong được thưởng thức món thịt trâu quí và mong một năm mới có sức khoẻ ?onhư trâu?. Mọi người vừa vui bên mâm cỗ, vừa bàn đến những miếng võ đẹp của trâu... và rồi lại tiếp tục bàn việc giữa năm, cộng đồng cử người đi tìm mua trâu mới chuẩn bị cho mùa chọi năm sau.
  5. Lapthach

    Lapthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    LÊ HỘI CHỌI TRÂU XÃ HẢI LỰU HUYỆN LẬP THẠCH
    Hải Lựu là một xã nhỏ của huyện lập thạch, vùng quê này đang lưu giữ một lễ hội văn hoá lớn, đậm đà bản sắc dân tộc - đó là Lễ hội Chọi Trâu.
    Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu huyện Lập Thạch để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn vinh thờ làm Thành hoàng của làng và Lễ hội Chọi Trâu cũng bắt đầu có từ đó.
    Tương truyền lễ hội có từ thế kỉ thứ hai trước công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà ,triều đình nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu Lập Thạch để tổ chúc đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng của làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
    Lễ hội được mở hàng năm vào ngày 17 tháng giêng, nhân dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu ca:
    Dù ai đi đâu, ở đâu
    Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu.
    Từ Năm 1947 do chiến tranh chống Pháp ác liệt và do nhiều lý do khác, lễ hội Chọi Trâu không tổ chức được. Sau 45 năm gián đoạn, năm 2002 lễ hội được khôi phục. Năm 2004, lễ hội được tổ chức trong hai ngày 16 -17 tháng Giêng GiápThân. khoảng hơn 3 vạn khách từ khắp nơi trong vùng và các tỉnh phụ cận là Phú Thọ, Tuyên Quang đã về dự, chứng kiến cuộc so tài của 24 ?oông trâu? được chia thành 12 cặp đấu vòng loại, 12 trâu thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng loại thứ hai, 3 trâu thắng ở vòng loại thứ ba sẽ đấu vòng tròn để tranh giải nhất nhì...
    Trước ngày lễ hội xã Hải Lựu cử một đoàn người lên tế lễ tại Đền Hùng. Đêm trước lễ hội là lễ tế Thành Hoàng làng, cả xã đêm ấy như không ngủ, sau lễ tế Tổ trang nghiêm cả làng uống rượu, ca hát, cùng bàn chuyện làm ăn trong năm mới, cùng chuẩn bị cho trâu vào xới chọi ngày mai,và trong sâu thẳm mỗi con người nông dân bình dị đều giành giờ phút thiêng liêng để nghĩ về tổ tiên về quá khứ xa xưa oai hùng....
    Nét văn hoá độc đáo của chọi trâu Hải Lựu là: các ?oông trâu? được các tập thể cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện (mỗi tập thể thường là các xóm, thôn hoặc họ tộc...). Hàng năm, vào khoảng tháng 7-8 các cộng đồng này góp tiền cử người lặn lội lên tận Tuyên Quang, Hà giang, Lai Châu...để tìm những trâu khoẻ đẹp mua về, mỗi trâu giá từ 10-12 triệu đồng. Trâu mua về được cả cộng đồng bình xét giao cho một gia đình tiêu biểu nuôi dưỡng, gia đình này phải là gia đình có đủ ông bà, cha mẹ, con cháu sống hoà thuận, hiếu thảo, trên kính dưới nhường, kinh tế khá giả,... nghĩa là một gia đình rất văn hóa, các gia đình khác có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu (thường là bột ngô bột sắn, cám gạo ...). Trâu được cả cộng đồng yêu quí, vuốt ve, trân trọng như một thành viên và thông qua ?oông trâu? cộng đồng cũng yêu quí gắn bó nhau hơn.
    Sau gần nửa năm được chăm sóc rèn luyện, trâu nào cũng béo tốt, tràn đầy sinh lực trước khi vào trận. Nét đẹp văn hoá nữa là Trâu chọi bao giờ cũng đấu nhau bằng lối đối mặt dùng sừng và sức khoẻ để chọn thế võ tấn công đối phương, dù thắng hay thua không bao giờ trâu tấn công nhau từ phía său lưng hay mạng sườn, điều này thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
    Có lẽ chọi trâu ở xã Hải Lựu là một trong những lễ hội văn hoá dân gian cổ xưa nhất còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ ở đây không có những toan tính thái quá của con người, không có trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược... Tất nhiên có chuyện mừng vui của cộng đồng có trâu thắng cuộc, nhưng tất cả các trâu dù thắng dù thua đều là những trâu khoẻ mạnh và ngay sau khi lễ hội kết thúc các ?oông trâu? đều ?ođược? cộng đồng giết thịt, liên hoan tập thể, ai cũng mong được thưởng thức món thịt trâu quí và mong một năm mới có sức khoẻ ?onhư trâu?. Mọi người vừa vui bên mâm cỗ, vừa bàn đến những miếng võ đẹp của trâu... và rồi lại tiếp tục bàn việc giữa năm, cộng đồng cử người đi tìm mua trâu mới chuẩn bị cho mùa chọi năm sau.
  6. Lapthach

    Lapthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    BÁNH NẲNG, BÁNH GẠO RANG
    Bánh Nẳng Lập Thạch
    Vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.
    Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng,lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.

    Hiếm có nơi nào báng Nẳng khéo hơn, ngon hơn vùng chợ Tràng.

    Bánh gạo rang cũng làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mõ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng dâm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.

    Ngày xưa vào kỳ tiệc làng, dân Tiên Lữ làm bánh gạo rang để cúng thần và làm quà biếu đặc sản của địa phương.
  7. Lapthach

    Lapthach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    BÁNH NẲNG, BÁNH GẠO RANG
    Bánh Nẳng Lập Thạch
    Vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.
    Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng,lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.

    Hiếm có nơi nào báng Nẳng khéo hơn, ngon hơn vùng chợ Tràng.

    Bánh gạo rang cũng làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mõ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng dâm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.

    Ngày xưa vào kỳ tiệc làng, dân Tiên Lữ làm bánh gạo rang để cúng thần và làm quà biếu đặc sản của địa phương.
  8. tuoiyeu

    tuoiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn
    tui tìm được đồng hương rồi, quê ngoại tui cũng ở Lập Thạch đấy
    nhưng mà tui ko biết nhiều về LT các bác có thể giới thiệu cho tui về cảnh đẹp LT đc ko ?
    đưng cho là tui mất gốc nhé..................
  9. tuoiyeu

    tuoiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn
    tui tìm được đồng hương rồi, quê ngoại tui cũng ở Lập Thạch đấy
    nhưng mà tui ko biết nhiều về LT các bác có thể giới thiệu cho tui về cảnh đẹp LT đc ko ?
    đưng cho là tui mất gốc nhé..................
  10. thaothucsg

    thaothucsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng là người Lập Thạch đây. Tuy rằng không phải sinh ra và lớn lên ở Lập Thạch nhưng tôi có rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ của mình ở Lập Thạch nơi ông bà nội tôi đã sống. Rất vui được làm quen với các bạn, mình đang công tác tại Tp.HCM.
    Bạn muốn tìm hiểu về Văn hóa Vĩnh Phúc thì vào đây nhé: http://www.vinhphuc.gov.vn/gioithieu/gtvp/vanhoa/index.html

Chia sẻ trang này