1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHÚNG TA LÀ NGƯỜI LẬP THẠCH

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi chuottiensinh_84, 21/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    ngày lấy chồng, em đi qua con đê, con đê mòn lối cò về, [​IMG]
  2. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    ôi quê tôi, rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Quay đều quay đều... quay đều, mối tình nghèo đơn sơ... quá.
    Quay đều quay đều... quay đều, thương hoài những vòng xe,
    Thương hoài những vòng xe.

    Lại nhớ....
    Ngày nào tôi lóc cóc chở em qua những đèo dốc. Quãng đường xưa sao quá xa......
    Mỗi đứa 1 nơi.
    Giờ tôi lại một mình.
    Gió nhớ gì, mà ngẩn ngơ ngoài hiên. Mưa nhớ gì mà ngẩn ngơ ngoài hiên. Bao đêm tôi đã... một mình...Nhớ em.
  5. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    các em Lập Thạch nàh mình mong làm quen này:
    http://www.hssv.vnn.vn/ketban/view_kb.jsp?maso=NHV112390195841394
    http://www.hssv.vnn.vn/ketban/view_kb.jsp?maso=NHV112498566331490
    http://www.hssv.vnn.vn/ketban/view_kb.jsp?maso=NHV111614266968610
    http://www.hssv.vnn.vn/ketban/view_kb.jsp?maso=NHV112642602207642
  6. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Cô giáo Đặng Thị Ngọc Lan: ?oNiềm hạnh phúc của tôi là được đứng trên bục giảng ?o
    Là giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy ở một trong số huyện được coi là nghèo nhất của tỉnh Vĩnh Phúc đó là huyện Lập Thạch. Song cô giáo Đặng Thị Ngọc Lan luôn đặt cho mình một cái đích trong suốt cuộc đời dạy học, đó là phải trở thành giáo viên dạy giỏi, có kiến thức, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, trong suốt thời gian đứng trên bục giảng cô luôn phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi.
    Từ khi mới ra trường cô Lan luôn chịu khó học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của các thầy các cô giáo giỏi, tích cực thăm lớp dự giờ, tiếp thu nắm vững những phương pháp dạy học mới và chỉ sau 2 năm cô Lan đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Từ khi có được danh hiệu giáo viên dạy giỏi cô luôn đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để học tập, tự tìm sách báo để cập nhật thông tin. Cô Lan đã tự xây dựng cho mình một tủ sách cá nhân và để tủ sách của mình phong phú có nhiều sách hay, đi đến đâu cô Lan đều để ý và mua những sách tài liệu có liên quan đến bồi dưỡng học sinh giỏi và cho đến nay sau 5 năm tủ sách cá nhân của cô đã có đầy đủ các loại sách tham khảo phục vụ cho bậc tiểu học.
    Không những thế cô Lan còn giao lưu với các bạn là giáo viên các huyện thị khác trong tỉnh thành lập riêng cho mình một ngân hàng đề để giúp cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả cao. Trong quá trình giảng dạy trên lớp cô luôn kịp thời phát hiện ra những học sinh có tổ chất, có năng lực và có động cơ học tập từ đó kịp thời tham mưu cho ban giám hiệu, lập kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng chương trình nội dung kiến thức phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng của học sinh đặc biệt là học sinh giỏi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
    Khi đang dạy tại làng Lê Ba, xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch đời sống của người dân nơi đây rất nghèo khổ, phải đi làm thuê vẫn không đủ ăn, cô đã kịp thời phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi tại ngôi làng này và đã đến tận nhà các học sinh gặp phụ huynh động viên họ cho con đến trường để bồi dưỡng thêm không những không lấy tiền mà còn mua thêm nhiều đồ dùng học tập cho các em và cuối cùng công sức của cô bỏ ra đã được đền đáp. Sau 3 năm tại ngôi làng nghèo khó này đã có 5 học sinh giỏi cấp tỉnh, một điều vốn chỉ tồn tại trong mơ của người dân nơi đây.
    Từ năm 1996 đến nay được về dạy tại trường tiểu học thị trấn Lập Thạch, cô được phân công kèm cặp bồi dưỡng học sinh giỏi. Phát huy năng lực của bản thân, với lòng say mê nghề nghiệp, cô Lan đã say mê nghiên cứu chuyên san, tạp chí giáo dục để cập nhật kiến thức mới, phương pháp dạy mới. Trên lớp cô luôn quan tâm, đổi mới phương pháp phù hợp với từng bài, dạng bài để cung cấp đầy đủ yêu cầu kiến thức kỹ năng hướng dẫn học sinh.
    Cô thường xuyên quan tâm dạy lý thuyết gắn với thực hành và nâng dần các bài tập có tư duy sáng tạo, các bài tập mở rộng để rèn luyện tư duy cho học sinh nhưng không quá nặng làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển động cơ hứng thú học tập giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ để thuộc bài ngay tại lớp.
    5 năm qua với những phương pháp dạy và lòng yêu nghề thành công cứ nối tiếp thành công, cô Lan đã liên tục 5 năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nhưng một thành tích khiến cho nhiều giáo viên phải nể phục đó là số lượng học sinh giỏi do cô Lan bồi dưỡng qua 5 năm đã lên tới 170, trong đó có 5 học sinh giỏi cấp quốc gia, 76 học giỏi giỏi cấp tỉnh, 90 học sinh giỏi cấp huyện.
    Nhiều học sinh của cô tiếp tục phát huy truyền thống đó và đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi tỉnh và quốc gia. Dịp này. cô được trường cử đi báo cáo điển hình tiên tiến cấp tỉnh. Cô tâm sự: ?oỨớc mơ hoài bão của tôi là vẫn tiếp tục được đứng trên bục giảng, tiếp tục phấn đấu để ngày càng có nhiều học sinh giỏi hơn nữa?.
    (nguồn: http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=45&subtopic=142&leader_topic=208&id=BT470552067 )
  7. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Thói quen ăn đất, một hiện tượng văn hóa độc đáo
    --------------------------------------------------------------------------------

    Biểu diễn chế biến đất ăn.
    Tuy chưa tìm được sự lý giải khoa học về thói quen ăn đất có từ lâu đời ở một số vùng tại Việt Nam, nhưng trong cuộc hội thảo ngày 28-6 vừa qua tại Bảo tàng Dân tộc học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là một hiện tượng văn hóa độc đáo và cần được xem như là một di sản văn hóa.
    Ăn đất! Thế nào?
    Tại cuộc hội thảo, cụ Nguyễn Thị Lạc, 81 tuổi, quê ở thị trấn Lập Thạch - Vĩnh Phúc, đã ''''biểu diễn" cách chế biến đất ăn mà cụ vẫn thường làm ở quê.
    Một túi to gồm những miếng đất to nhỏ cỡ ba đốt ngón tay đến bằng lòng bàn tay được cụ Lạc xắt miếng cẩn thận đựng trong ba lô và khệ nệ mang từ Lập Thạch xuống tận Hà Nội. Các miếng đất màu hồng hồng, trắng nâu, trông có vẻ rất ngon mắt. Cùng với đất là các bó lá cỏ tế, lá chè, lá sim, những loại lá có tinh dầu dẫu tươi vẫn cháy và có mùi thơm. Lá cùng rơm mồi lửa được nhét bên dưới kiềng và đất rải ở phía trên (theo GS Lê Nhâm Tuyết, có nơi người ta đào một cái hố nhỏ, bỏ nguyên liệu lá làm "gia vị" bên dưới, phủ đất lên trên; như thế khói mới hun và ngấm kỹ vào đất).
    Cụ Nguyễn Thị Lạc kể: "Tôi ăn đất từ hồi nhỏ. Chẳng có ai bảo cả. Cũng không phải nhân dịp đặc biệt nào mới ăn, mà ăn hằng ngày. Hồi nhỏ, đi chợ thấy người ta ngồi thành từng dãy, bán đất, thấy thèm nên mua ăn. Về sau ăn mãi đâm nghiện, có khi chồng cấm mà đêm thèm quá còn dậy trốn ra đồi đào đất về nướng ăn".
    Có khi đi qua chỗ người ta nung ngói cụ Lạc cũng chợt thấy thèm, ngói lợp nhà ấy thì đúng là không ăn được, nhưng thèm cái mùi hương của nó! Có người cùng quê với cụ, đã đi làm ở Hà Nội bao nhiêu năm, mà thi thoảng thèm quá, lại về xách hai bao dứa mang xuống Hà Nội ăn dần. Lại có người nghiện đất, quyết tâm "cai" bằng cách đem đất về nghiền mịn rồi trộn với mật ăn. Theo cụ Lạc, đó là cách duy nhất để "cai nghiện đất" cho đến nay mà cụ đúc kết được.
    Theo TS. Nguyễn Việt, Giám Trung Tâm Tiền sử Đông Nam Á, tục ăn đất không phải là hiếm. Ở Việt Nam, tục ăn đất có thể có từ thời Hùng Vương. Hiện nay, tục này còn sót lại ở một số dân tộc như người Mãng, Khơ Mú, Ê Đê, Ba Na, và một số vùng như Lập Thạch-Vĩnh Phúc, Nghĩa Lộ-Yên Bái, Mường Nhé- Điện Biên...
    Người Việt cổ vùng Xóm Trại (Lạc Sơn, Hòa Bình), cư dân Mãng ở Yên Bái cũng đã ăn đất. Thậm chí tư liệu về ăn đất còn được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái, nói rằng gói đất là một lễ vật không thể thiếu trong hôn nhân thời Hùng Vương. Trên thế giới, tập tục ăn đất khá phổ biến ở miền Trung châu Phi, thổ dân châu Mỹ, một số nơi ở châu Âu, và cả Trung Quốc.
    Nhà nghiên cứu Lê Nhâm Tuyết trong một tham luận khoa học viết cách đây hơn ba chục năm đã cho biết kết quả chuyến điền dã tại huyện Lập Thạch (Vĩnh Phú - nay tách ra thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ): "Ở cuộc khảo sát điền dã tháng 3-1969, chúng tôi vẫn thấy còn nhiều người "nghiện" món ăn này. Phần lớn những người "nghiện", ngoài các cụ già 60-70 tuổi, còn là đàn ông thuộc lứa tuổi 40-50, đàn bà 30-40.
    Những người "nghiện đất" thường khen là "ngon lắm, thơm, bùi", "như miếng gan lợn", "có thể ăn hàng rổ một lúc". Đàn bà giắt vào cạp váy, cạp quần đem theo ra ruộng ăn, ở nhà để trên đầu giường, ăn đêm, ăn ngày...
    Cụ Nguyễn Thị Lạc đang thưởng thức
    món đất của mình.

    Giáo sư Lê Nhâm Tuyết còn nói rằng xưa kia khắp trong tỉnh Vĩnh Phú phổ biến có nghề buôn bán đất ăn. Có gia đình làm giàu về nghề này...
    Giáo sư Tuyết mô tả cách thức chế biến đất ăn: Người ta dùng những con dao thô, lưỡi sắt dầy, đào lấy đất ở dưới mặt đất chừng15 - 20cm hoặc 4 - 5cm. Đất lấy được có thể tích chừng 5 - 6cm3, có những vệt màu nâu đỏ, mịn, mềm, nặng mùi bùn.
    Đem đất ấy về phơi khô cho bớt mùi bùn, khi đất chuyển sang màu xám trắng thì đặt lên một cái giàn hình vuông đan bằng các cây gỗ nhỏ, đặt giàn này lên mặt hố tròn sâu hơn lòng chảo một ít. Dưới hố đặt những cây cỏ có chất dầu, khi đốt cháy có mùi thơm như cây cỏ tế và cây sim dùng để hun đất.
    Tại sao?
    Về nguyên nhân ăn đất, nhà địa chất học Võ Công Nghiệp và Trần Tân Văn đều cho rằng, người ta ăn đất để bổ sung lượng muối khoáng và nguyên tố vi lượng (chất dinh dưỡng vô cơ) mà cơ thể thiếu. Do đó, điều này đặc biệt dễ thấy ở những người đàn bà đang trong kỳ thai nghén. Khá nhiều nhà khoa học tán đồng cách lý giải này.
    Khoa học thế giới còn nhắc đến một số nguyên nhân khác, chẳng hạn: ăn đất do đói, trong những thời kỳ đói kém; ăn đất để tiêu độc, giải độc, trị đau bụng; nhằm giải toả căng thẳng về thần kinh, tâm sinh lý. Ăn đất có khi như một tín ngưỡng.
    Giáo sư Tuyết cho biết những học giả nước ngoài cuối thế kỷ 19 cũng đã nghiên cứu về tục ăn đất ở Bắc Kỳ. G.Đuy-mu-chiê phát hiện thói quen này và đem mẫu đất đi tận Paris để phân tích. Kết quả là "Chất liệu này có một ít sắt, vôi, a xít phốt pho rích, a dốt và chỉ là...đất sét, sau đó ông kết luận: "Những đất này không thể coi là một thứ lương thực, mà nó tương tự như kẹo bánh, trẻ con, cụ già, đàn bà ốm ưa thích".
    Tiến sỹ Nguyễn Việt (Trung tâm tiền sử Đông Nam Á) và thạc sỹ Nguyễn Thùy Dương (Đại học quốc gia Hà Nội) đã đem những mẫu đất ăn từ Xóm Trại, Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) và từ cư dân Mãng (Yên Bái) đi phân tích để thấy rõ ràng trong chất đất có chứa những vi khoáng quan trọng với sức khỏe con người như sắt, kẽm, canxi, kali, phốt pho,và nitơ.
    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra, chẳng hạn như trong những mẫu đất được phân tích có chứa cả những thành phần độc hại như magne và titanium mà tổ tiên ta vẫn ăn được. Phải chăng những độc tố đó bị vô hiệu hóa trong quá trình chế biến?
    Một hiện tượng văn hóa
    Thực ra, đây là hiện tượng không có gì đáng ngạc nhiên đối với các nhà khoa học và một nhà báo đi tiên phong trong loạt bài viết về hiện tượng này đã thú nhận trong hội thảo rằng, hoá ra anh cứ miệt mài mở một cách cửa đã được mở từ trước đó hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ. Vậy vì đâu mà ăn đất lại luôn ở trong vòng bí mật đến mức khi được "khui ra" lập tức nó trở thành "chuyện lạ Việt Nam"?
    Quan tâm đến tục ăn đất dưới khía cạnh văn hóa, giáo sư Lê Nhâm Tuyết căn cứ vào phong tục thời Hùng Vương để cho rằng ý nghĩa của nó là "thưởng thức hương liệu", ăn đất hun khói cũng tương tự như hút thuốc vậy. Những gì thu nhận được ở cuộc hội thảo mới chỉ nêu lên hiện tượng, cần có những nghiên cứu cụ thể và toàn diện hơn nữa để thấy được bản chất của tục ăn đất vốn rất thú vị này.
    Ông Nguyễn Việt cũng khẳng định: "Cần kể ra cho mọi người cùng biết câu chuyện về ăn đất, xem xét hiện tượng không thể ngăn được này, song phải thấy, đây không chỉ là một thói quen, mà đã thăng hoa lên thành một hiện tượng văn hoá".
    PGS.TS Nguyễn Văn Huy, GĐ bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng cho rằng, ăn đất đã trở thành một hiện tượng văn hoá, và nên được xem như một di sản văn hoá dân tộc.
    ( nguồn: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=81&article=34743 )
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được cuchuoi1984 sửa chữa / chuyển vào 12:55 ngày 01/03/2006
  8. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Hội chọi trâu Hải Lựu, Lập Thạch (Vĩnh Phúc)

    Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Ðà, triều đình nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi rừng Hải Lựu huyện Lập Thạch để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết mổ khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn vinh thờ làm Thành hoàng của làng và Lễ hội Chọi Trâu cũng bắt đầu có từ đó.
    Lễ hội được mở hàng năm vào ngày 17 tháng giêng, nhân dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu ca:
    Dù ai đi đâu, ở đâu
    Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu.
    Từ năm 1947 do chiến tranh chống Pháp ác liệt và nhiều lý do khác, Hội Chọi trâu không tổ chức được. Xuân Bính Tuất ?" 2006, Hội Chọi trâu đã được tổ chức trong hai ngày 16 -17 tháng Giêng (13 ?" 14/2/2006). Hàng vạn người từ khắp nơi trong vùng và nhiều tỉnh thành đã về dự, chứng kiến cuộc so tài của 32 ?oông Cầu? (tên gọi chung cho trâu dự hội), được chia thành 16 cặp đấu vòng loại vào ngày 13/2/2006. 16 trâu thắng ở vòng loại tiếp tục tham gia vòng chung kết được tổ chức vào ngày 14/2/2006. Kết thúc Hội Chọi trâu xuân Bính Tuất ở xã Hải Lựu nãm nay, trâu số 21 của chủ trâu Nguyễn Vãn Khuê đã giành giải nhất đem về cho chủ giải thưởng 15 triệu đồng, giành giải nhì là trâu số 10 của chủ trâu Ðỗ Văn Chính, với 10 triệu đồng giải thưởng; trâu số 22 và 29 đồng giải ba với 5 triệu đồng giải thưởng.
    Nét văn hoá độc đáo của chọi trâu Hải Lựu là: các ?oông Cầu? được các tập thể cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện (mỗi tập thể thường là các xóm, thôn hoặc họ tộc...). Hàng năm, vào khoảng tháng 6-7 các cộng đồng này góp tiền cử người đi Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu... để tìm những trâu khoẻ đẹp mua về, mỗi trâu giá từ 10-15 triệu đồng. Trâu mua về được cả cộng đồng bình xét giao cho một gia đình nuôi dưỡng. Gia đình này phải là gia đình có đủ ông bà, cha mẹ, con cháu sống hoà thuận, hiếu thảo, trên kính dưới nhường, kinh tế khá giả,... nghĩa là một gia đình hội được nhiều tiêu chuẩn văn hóa tiêu biểu của làng quê, các gia đình khác có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu (thường là bột ngô bột sắn, cám gạo...). Trâu được cả cộng đồng yêu quí, vuốt ve, trân trọng như một thành viên và thông qua ?oông Cầu? cộng đồng cũng yêu quí gắn bó nhau hơn.
    Sau gần nửa năm được chăm sóc rèn luyện, trâu nào cũng khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực trước khi vào trận. Vẻ độc đáo ở các Trâu chọi ở Hải Lựu là dùng đầu, sừng và sức khoẻ để tấn công đối phương, dù thắng hay thua không bao giờ trâu tấn công nhau từ phía sau lưng hay mạng sườn, điều này thể hiện tinh thần thượng võ riêng của địa phương.
    Có lẽ Hội Chọi trâu ở xã Hải Lựu là một trong những sự kiện văn hoá dân gian cổ xưa nhất còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, ở đây không có những toan tính của con người, không có tình trạng tiêm thuốc kích thích cho trâu, không có cá cược... Tất nhiên có chuyện mừng vui của cộng đồng khi trâu thắng cuộc, nhưng tất cả các trâu dù thắng dù thua đều là những trâu khoẻ mạnh và ngay sau khi lễ hội kết thúc các ?oông Cầu? đều ?ođược? cộng đồng giết mổ, liên hoan tập thể, ai cũng mong được thưởng thức món thịt trâu ?oquý? để bước vào năm mới có sức khoẻ ?onhư trâu?. Và người Hải Lựu lại chuẩn bị cho việc chuẩn bị kế hoạch cho mùa Hội chọi trâu năm sau.
    [​IMG]
  9. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo về tục ăn đất ở Việt Nam
    --------------------------------------------------------------------------------

    Những người dân ăn đất
    từ huyện Lập Thạch
    (Vĩnh Phúc).
    Hội thảo khoa học với tên gọi ?oThói quen ăn đất ở Việt Nam - Hiện trạng và những kiến giải khoa học? do Trung tâm Tiền sử Đông - Nam Á tổ chức diễn ra hôm nay tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
    Những người dân còn giữ tục ăn đất từ huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) được mời đến hội thảo để trình diễn về phong tục độc đáo này. Đặc biệt, họ sẽ thể hiện ?obí quyết? chọn và hun nướng đất để ăn.
    Hội thảo sẽ giới thiệu những tư liệu gốc về hiện tượng ăn đất từ hàng ngàn năm trước cho đến ngày nay, phân tích các hiện tượng tương tự ở động vật và hiện tượng nghén ăn đất của phụ nữ khi mang thai.
    Một loạt kiến giải khoa học dựa trên cơ sở phân tích thành phần hoá học theo quan điểm dinh dưỡng, y học, cũng như địa chất học và văn hoá học cũng sẽ được trình bày.
    Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, ăn đất và chế biến đất ăn là một tục rất cổ của người Việt. Đất ăn được hun bằng cỏ tế và cây sim trở thành một thứ hương liệu được gọi là " ngói " hay " đá non " và được nhân dân những vùng có tục ăn đất rất ưa thích : người ta mua về làm quà cho nhau, hay đem ra mời khách như mời nhau điếu thuốc miếng trầu.
    Ở vùng đất tổ Hùng Vương còn có tục con gái sau khi về ở hẳn nhà chồng thì được bố mẹ truyền cho nghề chế biến đất ăn.
    ( nguồn: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&Article=34564)
    [​IMG]
  10. cuchuoi1984

    cuchuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Phúc: Tìm thấy một vườn cò
    Một vườn cò rộng khoảng 25 ha vừa được phát hiện tại thôn Dừa Lẽ, xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, bên dòng sông Lô. Theo kết quả khảo sát, vườn có 17 loài như cò lửa, cò xanh, cò ruồi, vạc, diệc xám, cốc đế, diệc sumatra? với hàng nghìn cá thể. Vườn do bà Vũ Thị Khiêm, 60 tuổi, trông giữ hơn 40 năm qua.
    ( nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/05/3B9B024D/ )

Chia sẻ trang này