1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta nghĩ gì về sự chết

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi phamtrinh64, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phamtrinh64

    phamtrinh64 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nghĩ gì về sự chết

    Chúng ta nghĩ gì về sự chết
    con người không tránh khỏi sự chết
    yêu một người , sẽ chết trong lòng một ít
    Trong cơ thể mỗi ngày cũng có từng tế bào phải chết
    Và ta .....rồi sẽ chết
    Vậy mỗi người chúng ta có chuẩn bị gì khi mình phải chết không ?
  2. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Hii, câu hỏi thiệt buồn cười?
    Chả ai muốn chết cả (trừ những người mà người ta gọi là có...nhân cách tự tử gì đó, có xu hướng tự tử... hoặc một vài thành phần bất hảo, coi nhẹ cái chết.....cũng nhiều nhiều lắm)
    Theo Freud thì bản năng Chết của con người cũng khá mãnh liệt!
    Tớ chỉ thấy người già cũng rất sợ chết. Khi họ không thể cưỡng nổi tuổi già....và cưỡng lại cái chết, họ hình như cũng rất sợ ( sợ hoàn toàn theo nghĩa bản năng).
    Mình còn thấy ( và nghe nói) trước khi chết, hầu như ai cũng rơi nước mắt. Những giọt nước mắt cuối cùng trong đời người này người ta lý giải là vì quá sợ cái chết thì phải! Không biết ngu ý vậy có đúng không?
  3. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Tại sao con người lại có tâm lý sợ chết như vậy, tui cũng sợ.
  4. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Thì nói rùi đó thôi! Đó là bản năng mà!
  5. semde_vn

    semde_vn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Ko nên làm j trái với lẽ tự nhiên, cụ trang đã dạy như vậy, vợ chết mà cụ vẫn gõ bồn mà hát, thế mới là người hiền`.
    Các bác lí giải sao về những cái chết oai hùng của ng` + sản ko chỉ trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh ở VN mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới như mặt trânh phía đông thời WW2, hay cái chết đã đi vào huyền thoại của CHE
    Con người muốn vươn tới sự vĩnh cửu, và sự ko tồn tại của con người sẽ tồn tại mãi mãi..
    Nếu nghĩ đc vậy thì phải hiểu những giọt nước mắt kia mang tính lí trí nhiều hơn là bản năng, có thể họ thương những ng` ở lại,..
  6. Silentmoon

    Silentmoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Theo quan niệm của Phật giáo thì " Ðã là người, ai cũng phải chết. Chưa hề có một vị vua, một triều đại, một chế độ hay một chủ nghĩa nào muôn năm cả. Tất cả đều phải chết.
    Thái độ của con người đối với cái chết, nói chung, là sợ hãi, coi nó như một điều xấu ghê gớm nhất, và cố tìm đủ mọi cách để xa tránh, để trốn thoát, nhưng chưa hề có ai thành công. Cái chết luôn đè bẹp hữu hiệu tất cả những nỗ lực chống lại nó. Biết bao nhiêu nỗ lực của con người tìm thuốc trường sinh, để trốn thoát hoặc để chống lại cái chết, cuối cùng chỉ là công dã tràng. Có thành công thì chỉ là kéo dài tuổi thọ một vài năm, nhiều lắm cũng chỉ được chục năm là cùng. Nói chung, chẳng ai muốn chết cả, ai cũng muốn sống hoài sống mãi, nhưng đó chỉ là một khát vọng chưa bao giờ được thỏa mãn. Nghĩ thế, ta thấy Tạo Hóa thật là oái oăm: một đằng thì đặt nơi con người một khát vọng sâu xa là muốn sống mãi, một bản năng tự vệ để bảo tồn sự sống rất mạnh, nhưng đằng kia lại để cho cái chết luôn luôn toàn thắng, khiến cho cơn khát đó của con người dường như vô phương cứu chữa. Một cơn khát không có thứ nước nào thích hợp uống cho đã khát...
    Người Phật Tử coi cái chết là một trong 4 khâu của định luật "thành, trụ, hoại, diệt". Bất cứ sự vật nào thuộc thế giới hiện tượng, nghĩa là có hình có tướng, đều phải trải qua bốn giai đoạn của hiện hữu: Thành (từ chưa có trở nên có), Trụ (tồn tại một thời gian), Hoại (bị hư hoại, yếu dần, suy thoái), và Diệt (cuối cùng bị tiêu diệt, mất đi, không còn tồn tại nữa). Chết chính là khâu cuối cùng của 4 giai đoạn hiện hữu trên cho mọi vật sống, mọi chúng sinh, là giai đoạn từ có trở về không.
    Ðịnh luật "thành, trụ, hoại, diệt" là định luật phổ quát tuyệt đối cho tất cả mọi sự vật vô thường (hay thay đổi) trong thế giới hiện tượng: Theo định luật này, phàm cái gì có sinh thì phải có diệt, chỉ những cái không sinh mới không diệt thôi. Hễ cái nào đã từng sinh ra, nghĩa là trước chưa có mà sau lại có, ắt thuộc loại bất tất, vô thường, hay thay đổi, mà thay đổi tức là phải "thành, trụ, hoại, diệt", nghĩa là cuối cùng phải bị hủy hoại, tiêu diệt, chết. Không thể có sinh mà không có tử, cũng như không thể có tử mà trước đó đã không sinh. Vì thế, Phật Giáo không thể chấp nhận một linh hồn đã được sinh ra mà sau đó lại tồn tại vĩnh cửu, hay một thể xác sống lại để rồi tiếp tục sống mãi. Nếu có một linh hồn bất tử, thì linh hồn đó ắt phải có từ trước muôn đời không do ai sinh ra cả. Mà hễ do một nhân duyên nào sinh ra, ắt phải có ngày hủy diệt..."
    Được Silentmoon sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 02/06/2006
  7. lamhai_2006

    lamhai_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Sự chết ư ?
    Theo mình ai rồi cũng sẽ chết , có những cái chết không biết trước và những cái chết có dự tính , có những cái chết không mong muốn nhưng phải đối diện .... Bạn muốn biết mình phải chuẩn bị thế nào trước cái chết ư ? Mình là người ham sống vô cùng nhưng mình cũng là người sẳn sàng chuẩn bị cho sự chết vì biết đâu được có 1 chiều nào đó....điều ấy sẽ đến . ......Thế là mỗi ngày mình luôn phải hoàn tất công việc ....không chờ ngày mai... hoặc trước khi đi xa ....mình luôn chuẩn bị phần hồn lẫn phần xác... Mình là thế ....bạn thì sao ?
  8. ban_than_men_cua_toi

    ban_than_men_cua_toi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Cái chết đa số ai chả sợ, nhưng tuỳ thuộc hoàn cảnh và điều kiện và tính cách con người nhiều khi người ta cũng ko sợ chết. Ví dụ như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc hay tử vì đạo, hay làm ăn thất bát, phá sản, bị người yêu, người thân ruồng bỏ...
    Chứ đến tử tội ra pháp trường còn phải tè ra quần đó thôi
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    chết là chấm hết, tôi không tin vào thế giới bên kia.
    với tôi, cuộc sống là một cuộc chiến bất tận. Làm việc, đóng góp cho bản thân và xã hội thì đó là chiến đấu, cái chết chính là sự hi sinh, do đó ai cũng hi sinh trong cuộc chiến này, có điều phải chiến đấu làm sao để sự hi sinh là đáng tự hào, đơn giản thế thôi.
  10. minchu_benho

    minchu_benho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2004
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Theo em thi` nen chet'' bot'' cho do chat dat'' vi` dat'' lien` chi chiem'' 1/4 dien tich'' qua dia cau` thui ma`

Chia sẻ trang này