1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta nghĩ gì về sự chết

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi phamtrinh64, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ImBigMan

    ImBigMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Việc nói về cái chết là việc không có gì để nói vì những người nói về nó là nói về những điều mình không biết nhưng lại thích nói vì không biết nên mới kích thích trí tò mò.
    Chết không phải là hết, vì có những di sản để lại vẫn sống muôn đời.
    Chết là điểm kết thúc và bắt đầu của một chu trình.
    Chính vì có cái chết nên ta mới sống được. Các bạn thử tưởng tượng nếu đời người không có kết thúc thì con người sẽ ra sao? sẽ chẳng thấy những ngà được sống là hạnh phúc, sẽ chẳng thấy tuổi trẻ là quý giá, sẽ chẳng phấn đấu để để lại cho đời một cái gì sau khi mình sang thế giới bên kia? Sẽ chẳng phải lo nghĩ gì vì mình bất tử và lúc đó sẽ buồn và nhàm chán kinh khủng. Tóm lại không có cái chết, cuộc đời này sẽ là số 0 tròn trình. Cái chấm hết đâu đó của cuộc đời làm cho chúng ta phải sống mãnh liệt hơn, phải làm những việc trong mỗi giai đoạncủa cuộc đời để không phải hổ thẹn nếu không kịp làm trước khi sang thế giới bên kia.
    Cuộc sống này là đẹp lắm, đáng giá lắm. Hãy sống mãnh liệt vào, yêu mãnh liệt vào vì chỉ có một lần và chỉ một lần thôi, không có lần thứ hai đâu.
    Nói đến đây, tớ lại nhớ đến bài Giục giã của Xuân Diệu, chép ra đây để cùng đọc nhé:
    Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
    Em, em ơi, tình non sắp già rồi
    Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
    Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.
    Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới
    Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa,
    Nắng mọc chưa tin, hoa mọc không ngờ,
    Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết!
    Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt:
    Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài
    Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
    Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.
    Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
    Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
    Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
    Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ
    Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
    Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
    Sớm nay, sương xê xích cả chân trời,
    Giục hồng nhạn thiên di về cõi Bắc
    Ai nói trước lòng anh không phản chắc,
    Mà lòng em sao đã chắc trơ trơ?
    --Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
    đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi.
    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
    Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
    Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.
    Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
    Em, em ơi, tình non sắp già rồi...
    Đấy, ý nghĩa của cái "chết" (ở đây là cái chết của tình yêu, cái chết trong tâm hồn thi sĩ) là như thế đấy, không đứng trước cái chết nhất định sẽ đến thì làm sao có được những lời giục giã làm sôi sục lòng người như vậy, phải không các bác.
    cheers
    Được ImBigMan sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 14/07/2007
    Được ImBigMan sửa chữa / chuyển vào 07:12 ngày 14/07/2007
  2. duongmeo

    duongmeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì khi chết con người sẽ giống như đang nằm mơ vậy. Bình thường, khi ta làm điều tốt, khi tâm hồn ta được thoải mái, sảng khoái thì ban đêm ta sẽ có những giấc mơ đẹp, và ngược lại. Khi chết cũng vậy, ta sẽ "sống" mãi trong giấc mơ của mình, trong một thế giới riêng mà do chính ta tạo ra.
  3. neveregret

    neveregret Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    không biết nói các bạn có tin kô nhưng tôi không sợ chết.
    hãy lý giải quá trình của sự sợ hãi:
    ...thường thì chúng ta sợ hãi vì những điều sẽ tiếp diễn sau sự kiện đó.. ví dụ như chúng ta sợ ma, vì khỏang thời gian tính từ lúc ma xuất hiện thì thật ghê sợ. Ví dụ như chúng ta sợ đụng xe hay thương tật vĩnh viễn vì chúng ta nghĩ rắng khoảng thời gian sau đó chúng ta phải ngồi xe lăn, không được tung tăng chạy nhảy, chính những suy nghĩ đó mới làm chúng ta sợ hãi.
    Nhưng cái hết là hết, có nghĩa là không có khỏang thời sau cái chết, điều đó làm tôi cảm thấy thật nhẹ nhàng. Chỉ đơn gian là nhắm mắt lại. Không đau đớn, không có cảm giác ghê sợ.
    Tôi chỉ thật sự sợ chết nếu có ai đó nói rằng tôi sẽ xuống địa ngục và chịu hình phạt này hay hình phạt nọ... chắc chắn lúc đó tôi sẽ không muốn chết.
  4. chieusay81

    chieusay81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thứ ba: Cái chết
    Khi 17 tuổi, tôi đọc một câu rằng: ?oNếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng?. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: ?oNếu hôm nay là ngày cuối của đời mình, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm không?? Và khi nhận ra câu trả lời là ?okhông? ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó.
    Ghi nhớ rằng "một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi" là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời.
    Bởi vì hầu hết mọi thứ - những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại - tất cả đều phù phiếm trước cái chết, để lại những gì thật sự quan trọng. Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để không đi theo tiếng gọi trái tim.
    Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi soi người lúc 7h30 sáng và phát hiện có một khối u trong tuyến tuỵ. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tuỵ là gì. Bác sĩ bảo rằng chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được 3-6 tháng nữa thôi. Bác sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi thứ trước cái chết. Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con trong 10 năm tới trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ổn thoả để cả mọi thứ đều dễ dàng suôn sẻ khi tôi ra đi.
    Cả ngày hôm đó tôi nghĩ đến lời chẩn bệnh. Tối đó tôi lại ngồi khám, người ta cho đèn nội soi vào cổ họng xuống dạ dày và ruột non, lấy kim châm vào tuyến tuỵ để lấy ra một số tế bào từ khối u. Lúc đó tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi kể lại lúc đó khi các bác sĩ soi các tế bào dưới kính hiển vi họ đã bật khóc vì phát hiện ra đây là một trong số rất ít loại u ác tính có thể chữa bằng phẫu thuật. Tôi đã qua phẫu thuật và giờ thì khoẻ rồi.
    Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai có thể trốn khỏi nó. Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc sống. Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống. Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ ?ocái mới? là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy.
    Thời gian của các bạn là có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.
    Khi tôi còn trẻ, có một tuyển tập tuyệt diệu tên là Catelogue toàn trái đất, được coi như cuốn sách gối đầu giường của thế hệ chúng tôi. Một tác giả tên Stewart Brand đã viết cuốn sách này, và ông đã làm cho nó vô cùng sống động bằng những chấm phá lãng mạn của mình trong đó. Đó là những năm cuối thập kỷ 60, khi chưa có máy tính cá nhân, nên được tạo nên hoàn toàn bằng máy chữ, kéo, và máy chụp ảnh polaroid. Nó giống như một Google trên giấy vậy: rất lý tưởng, tràn đầy các công cụ hay ho và ý tưởng vĩ đại.
    Steward và nhóm của ông đã cho ra đời một vài số Catelog toàn trái đất. Số cuối cùng ra vào giữa những năm 70, lúc đó tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở bìa sau cuốn tuyển tập có bức ảnh một con đường ở nông thôn vào một sớm mai, cảnh vật rất thích hợp cho những người thích phiêu lưu tự đi bộ du hành. Ở dưới có dòng chữ: ?oHãy cứ thèm khát và dại dột? (Stay hungry. Stay foolish). Đó là lời tạm biệt của họ trước khi kết thúc. Và tôi luôn ước muốn điều đó cho bản thân. Và bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bước đến những chân trời mới, tôi cũng chúc các bạn như vậy.
  5. deptraix4

    deptraix4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thực sự thì tôi cũng đang ở cái gianh giới của sự sống và cái chết đây. Nếu chết là kết thúc cuộc đời thì dễ quá. Nhưng còn người thân thì làm thế nào?????
  6. conthanbien

    conthanbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    2.880
    Đã được thích:
    2
    Không hiểu cái ranh giới của bác là gì!? Nếu bác lo lắng cho người thân mà phải sống thì ... ặc ặc ặc!
    Nếu bác lo cho bản thân mình mà không muốn chết thì còn có cái cho em nói tiếp!
  7. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Chết dễ,
    Không chọn đường dễ mà chọn đường khó là dại
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã từng nằm trong tạng thái gần chết, rất tuyệt vời,
    hiện tại trên thế giới củng đang có một phong trào tiếp cận cái chết , nhưng cái giá phải trả là sinh mạng của chính mình.
  9. caydan_chapi16

    caydan_chapi16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    0
    Rất đơn giản! chết là hết bạn ơi, hãy sống cho tốt là được đừng chuẩn bị quá nhiều trước khi chết làm gì!
  10. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Chết là gì ư ? Chết là hết, thế người ta mới gọi là chết. Con người được sinh ra là do trời định thì chết cũng là do trời định.
    Muốn hiểu được cái chết thì ta phải hiểu được sống là cái gì.
    Sống không chỉ đơn giản là sự sinh ra và lớn lên của một cá nhân mà phải bắt nguồn từ quá khứ xa lắc, khi trái đất còn ở thởi hồng hoang. Để có được con người hôm nay con người phải trải qua bao thăng trầm của lịch sử . Thế kỷ vừa rồi thôi ta đã thấy bao nhiêu là sự kiện bao nhiêu cuộc chiến tranh, bao nhiêu người chết vì nó và vì bệnh tật nghèo đói. Cuộc sống con người là một cuộc đấu tranh để giành giật sự sống chứ không đơn giản chút nào ! Chúng ta phải đấu tranh với tự nhiên, với bản thân và với cả đồng loại với nhau. Không có chổ nào không có hiểm nguy. Hiểm nguy và cơ hội là song song tồn tại. Hôm nay có thể chúng ta không phải lo nghĩ đối phó gì nhiều, có lẻ là do ta kế thừa những gì mà thế hệ trước đạt được. Tuy nhiên chúng ta bắt đầu lo cho những cái mới, có thể nó chưa xảy ra với ta những mà sẻ xảy ra với nhân loại nay mai. Những người vô trách nhiệm thì họ chẳng phải lo nghĩ gì những bù lại cuộc đời của họ sẻ bị suy tàn dể dàng.
    Động vật cũng có cuộc sống, cuộc sống của chúng cũng là những cuộc đấu tranh còn nghiệt ngã hơn con người.
    Cuộc sống của chúng ta cũng như của động vật nó bao gồm hai yếu tố chính đó là : sinh lý và thực tại ngoại cảnh. Yếu tố sinh lý mang tính di truyền kế thừa từ các thế hệ trước. Yếu tố này sẻ tương tác với ngoại cảnh sẻ tạo nên cuộc sống của cá thể. Yếu tố di truyền nó cũng có hai mặt : nó phát huy hết công năng khi điều kiện ngoại cảnh phù hợp và ngược lại nó cũng là trở lực lớn. Ngoại cảnh và di truyền có sự tác động qua lại, bổ sung chỉnh sửa cho nhau. Một bằng chứng rất cụ thể là : Các cơ phận của cơ thể sẻ bị thoái hóa nếu ta ít sử dụng và ngược lại. Mặt khác, khi thoái hóa nó có thể gây bệnh hoặc ít ra là ta không thể thích ứng với môi trường sống.
    Như vậy sự sống không phải là điều gì quá huyền bí mà là sự đấu tranh lâu dài nhằm ngày càng thích ứng với môi trường. Cá thể nào muốn tồn tại lâu dài thì phải hiểu được những khả năng và hạn chế của mình nhằm luôn luôn tôi luyện, phát huy những khả năng của mình đáp ứng được những diển biến phức tạp của thế giới xung quanh. Sự đánh lừu cơ thể, để cơ thể ngủ yên trong sự an bình giả tạo là một nguy cơ to lớn nay mai. Chúng ta không thể thích ứng với môi trường mới và khả năng diệt vong là cao.
    Lối sống hài hòa với tự nhiên và thế giới xung quanh là một lối sống rất đẹp và rất khôn ngoan. Với lối sống này chúng ta không bao giờ bị bất ngờ trước điều gì. Đây là một lối sống năng động và thân thiện. Khiến cơ thể phát huy mọi khả năng, mọi cơ phận luôn luôn hoạt động nên ta sẻ có một sức khỏe tốt.
    Tôi tiên đoán, với sự phát triển của nhận thức và khoa học kỷ thuật một ngày nào đó con người sẻ đạt được một cuộc sống trường tồn và hạnh phúc.

Chia sẻ trang này