1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta nghĩ gì về sự chết

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi phamtrinh64, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đấy cái nhân và quả là cũng từ đấy. Nhờ cái nhân là cái mà ta hoạt động ngày hôm qua mà ta có cái quả là cái ta của ngày hôm nay. Nó liên tục đấy chứ, có phải chết là hết đâu.
  2. VitaminG85

    VitaminG85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Mỗi khi nghĩ đến cái khoảnh khắc cuối đời, tự nhiên em thấy quý giây phút lúc này nhường nào :) Sợ nhất là sự tan biến, em hy vọng con người có linh hồn thật :)
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tan biến ư??? Phản khoa học!
    Hãy nhớ câu: Vật chất không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi! Nó luôn phải cân bằng!
    Thân!
  4. duythao49mn3

    duythao49mn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Haaaaaa! Chắc là cậu đang sợ mình sẽ ra đi mà chưa làm được gì cho đời hay sao....!?
    Tôi thì không sợ cái chết sẽ đến với mình, vì tôi cần sống để cống hiến sức lực của mình cho gia đình và làm giàu cho đất nước chứ?
    Đừng sợ nó nhé!
    Hãy đón nhận tất cả những gì mà cuộc sống dành cho ta!
    Haaaaaaaaaa!
  5. freemind

    freemind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Người Hy Lạp sớm suy nghĩ về cái chết nên có 1 triết gia điều chế ra một bài thuốc trị chứng sợ chết rất hiệu nghiệm. Nó gồm có mấy mệnh đề sau ( mình nhớ ko chính xác lắm ):
    - Khi bạn đang còn sống, bạn không bị chết. Do Vậy CÁI CHẾT KHÔNG TỒN TẠI (với bạn).
    - Khi bạn sắp chết, tức là bạn chưa chết. Do vậy cái chết vẫn không tồn tại.
    - Nếu chết thì cũng không còn ý thức về cái chết. Hoặc giả người chết đó cũng không còn là bạn nữa. Do vậy cái chết vẫn không tồn tại với bạn.
    TÓM LẠI BẠN KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI SỢ CHẾT VÌ BẠN CÓ BAO GIỜ CHẾT ĐÂU

    hIHII, NGỤY BIỆN QUÁ !!
  6. chau1986

    chau1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Quá đúng chứ nguỵ biện cái gì? Nếu bạn chết thì ai chết?
    Nếu bạn là chủ thể của hành động (trạng thái) chết, có nghĩa là bạn không chết.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cũng giống như sự sống, sự *chết* cũng có bắt đầu và kết thúc. Sự *chết* bắt đầu từ khi *sự sống* hình thành. Sự *tồn tại* là bao gồm cả *sự sống* và *sự chết*. Ta đang *sống* tức là cũng đang *chết*. Giống như bạn của ngày hôm qua đã không phải là bạn của ngày hôm nay. Từ đó mới sinh ra cái thời gian. Ôi thời gian! Ta đang *chết* cũng như ta đang *tồn tại* hay *đang sống*. Nhưng việc *sống* đó diễn ra như thế nào? Không thể biết.
    Ta không thể đoán được tương lai, vì không có ai ở tương lai nói cho ta biết. Ta không liên lạc được với người đã chết. Hay đúng hơn là không có cấu tạo cơ quan cảm thụ nào cảm thụ được người chết. Có nguỵ biện không các bạn?
  8. freemind

    freemind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Ngụy biện ở chỗ người ta hy vọng dùng cái lý (logic) để chế ngự nỗi sợ chết. Trong khi đó nỗi sợ thì không bắt đầu từ cái lý. Nỗi sợ chết bắt nguồn từ bản thể.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cãi chày, cãi cối tí cho vui. Hì hì.
    Mọi cái bản thể sinh ra đã có cái lý của nó. (Tự nhiên mà).
    *Sợ chết* sinh ra từ cái tồn tại. *Sợ chết* tức là sợ *không tồn tại*, cũng là sinh ra từ cái *lý* của sự tồn tại.
    *Bản thể* sinh ra từ sự tồn tại, tức là nó sinh ra từ sự *sống* và *chết*. *Sống* ở đây có thể hiểu là cái khả năng hướng về tương lai, *chết* là khả năng lùi vào dĩ vãng. *Hấp hối* chỉ cái *hiện tại*, chuyển giao giữa hai cái *sống* và *chết*. Như vậy ta đang *tồn tại* là đang *hấp hối*, *sống* và *chết* liên tục. *Sống* và *chết* là thuộc tính của *thời gian*.
    Khi ta *chết* tức là ta lại vẫn đang *sống* nếu thời gian còn tồn tại và cả không gian cũng tồn tại.
    Vậy nên sợ *chết* nó lại là sợ không được *sống* và *chết*. Mà *không được sống và chết* chỉ có thể khi mà chưa từng có *cái bản thể* đó trên đời hoặc không có *không gian và thời gian*. Hê hê!
  10. chau1986

    chau1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Nỗi sợ cũng bắt nguồn từ nhận thức nữa, nếu tin rằng chết ko phải là hết thì dần dần người ta cũng không sợ chết. Thường thì con người có thể hiểu cái lí, nhưng trong vô thức, con người ta vẫn thấy nó bất bình thường và không chấp nhận, nên họ vẫn không chấp nhận sự thật.
    Diễn đạt thêm cái vô lí ở trên, vì con người ta thường hiểu chết là trở nên không tồn tại, nếu có một cái gì chết, tức là trở thành không tồn tại.
    Một cái không tồn tại thì không thể diễn đạt được, vì nói một cái gì đó đã có nghĩa là có tồn tại. Nếu hiểu tôi trở thành trạng thái chết, tương đương với tôi không tồn tại, điều này nói ra đã mâu thuẫn. Nếu tôi không tồn tại, thì tôi, chủ ngữ ở đây ám chỉ đến cái gì? Làm sao lại có một cái gì đó không tồn tại được???
    Hiểu điều này thì sẽ không sợ chết nữa
    Được chau1986 sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 06/10/2007

Chia sẻ trang này