1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chúng ta sẽ làm gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Camis_ba, 31/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    chúng ta sẽ làm gì?

    Bài viết này có tính chất là một câu trả lời cho câu hỏi tôi đã đặt ra ở tên topic. Lẽ ra tôi muốn viết luôn trong topic "một con người nên làm gì" nhưng trong đó có quá nhiều bài vớ vẩn, chẳng để làm gì cả.

    Một lần nữa tôi quay lại với những gì tôi đã nói: Là con người, chúng ta cần phải xác định 3 câu hỏi:
    1. Con người sống vì ai?
    2. Ta có thể giúp gì cho họ?
    3. Bằng cách nào?

    Thật ra, đây là một cách đặt câu hỏi sao cho thuận tiện. Đúng ra, nên trả lời những câu hỏi của yu. Tuy nhiên, Vì tôi không trả lời được và tôi tin rằng cũng chưa có ai trả lời được. Riêng các câu trả lời của yu, tôi không tin nếu không muốn nói rằng tôi phản đối. Tiếc là yu không hiểu vì lý do gì không muốn đối thoại nữa. Bạn luôn như thế và tôi bắt đầu nghi ngờ về cái mà bạn thường phát biểu: tinh thần tranh luận khoa học.

    Để tiếp tục phần trình bày của mình, tôi sẽ chứng minh một điều. Sau các câu hỏi "chúng ta là ai" "chúng ta từ đâu đến" "chúng ta đi về đâu"; các câu hỏi của tôi sẽ là cơ bản nhất ngõ hầu giúp chúng ta tìm kiếm cái gọi là "ý nghĩa cuộc sống". Như tôi đã nói: Con người sinh ra không phải từ cõi cô độc. Vậy cuộc sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi chúng ta phân biệt, độc lập một cách tương đối với các cá thể "cùng loài" trong môi trường.
    Từ chứng minh trên, tôi đưa ra một hệ quả của nó. Nếu mỗi cá thể là phân biệt, là độc lập; hơn nữa có nguyên tắc tồn tại. Vậy đạo đức là vô vàn, không có khuôn mẫu chung. Nhiệm vụ của chúng ta sẽ là: hiểu mình là ai, dưới góc độ là một cá thể trong cộng đồng. Quá trình này vô vàn khó khăn dễ dẫn đến các kết quả không mong muốn đòi hỏi chúng ta phải có một ý chí to lớn. Tất cả chỉ vì thiếu thông tin, thiếu kiến thức. Và vào lúc ban đầu, hầu hết những kẻ tìm kiếm đều rơi vào tình trạng phi cá nhân hóa. Họ lao vào tìm kiếm thông tin, kiến thức. Và nếu kiên trì, chúng ta sẽ tìm về với chính chúng ta. Con người sẽ nhận được món quà to lớn từ thượng đế. Từ đây, một cuộc sống có ý nghĩa thực sự bắt đầu.

    Dĩ nhiên, tất cả sẽ không đi đến đâu nếu có những yếu tố ngẫu nhiên có thể phá hỏng mọi cố gắng của con người. Mọi thứ đều có thể cứu vãn ngoại trừ: "cái chết". Nếu bàn tiếp mọi việc khi có "yếu tố khách quan" này, chúng ta sẽ húc đầu vào một mớ bòng bong không cách nào gỡ ra nổi. Hãy bỏ qua nó, nhưng có lẽ tôi sẽ không loại bỏ hoàn toàn. Tôi sẽ lấy ra một "định đề": "cuộc sống hữu hạn". Và điều suy ra là: công cuộc tìm kiếm bản ngã phải tích cực, chủ động. thời gian hoài phí chỉ chứng tỏ: chúng ta là kẻ hèn nhát và ngu ngốc.

    Tôi nhắc lại, chúng ta phải tích cực và chủ động. Vậy thì hãy lạc quan và tin tưởng. Có điều chắc chắn là "có còn hơn không"; "vui tươi hay hơn là u sầu". Chẳng việc gì chúng ta phải làm cho mọi việc thêm khó khăn.

    Kết luận: Chúng ta phải liên tục hoạt động. Mọi thứ sẽ sáng tỏ theo nguyên tắc thử và sai. Hành động phải theo sau suy nghĩ. Vì chẳng có gì là chắc chắn. Đó là con đường khôn ngoan, thiết thực nhất. Đó là điều chúng ta tâm niệm và hành động theo.
  2. phongdx

    phongdx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Cái na?y nha? Phật gọị la? tính "tự ngaf" . CÓ điều lâ?n sau viết cậu nên viết cho trong sáng một téo , chứ thú thực một thă?ng không dốt nát như tớ cufng cóc hiê?u cậu muốn gi? ơ? cái topic na?y .
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi bác Camis_ba cái, bác nói không trả lời được các câu hỏi của bác yuyu và không tin là trả lời được, làm sao bác lại nghĩ là không thể trả lời được, thế bác có tin là có câu trả lời không? Giống như dù con người có tìm ra thuyết tương đối hay không thì nó vẫn tồn tại vậy.
    Bác viết: Vậy cuộc sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi chúng ta phân biệt, độc lập một cách tương đối với các cá thể "cùng loài" trong môi trường. Tại sao lại như vậy, ý nghĩa khi đó là gì?
    Bác viết: có điều chắc chắn "có còn hơn không" nhưng sau lại viết không có điều gì chắc chắn, vậy là thế nào? Chúng ta phải liên tục hoạt động, vậy đứng yên có phải là hoạt động không? Ý của bác là tất cả cuối cùng đành phải trông chờ vào may rủi có phải không?
  4. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Đừng viết kifu nĂy. NĂ chẳng cho mọi người biết thĂm cĂi gĂ cả. Chẳng cĂ Ăch gĂ Y 'Ăy.
    Bạn 'Ă viết ra vĂi dĂng như vậy, sẽ lĂ hay hơn nếu bạn cho người khĂc biết (Y 'Ăy lĂ tĂi) bạn khĂng hifu ch- nĂo. Vấn 'ề khĂng phải lĂ tĂi viết trong sĂng hay khĂng trong sĂng. Khả nfng di.n 'ạt của tĂi nĂ cĂ thế thĂi. VĂ c' nhiĂn lĂ tĂi mu'n người khĂc hifu 'ược mĂnh nĂi gĂ. Nhưng thĂi, cĂ gĂ bạn cứ viết ra vĂi cĂu hỏi, nếu bạn mu'n (Y 'Ăy nghĩa lĂ mu'n trao '.i, học hỏi)
    to VoiconlontalĂntn
    Trư>c khi trao '.i v>i bạn, tĂi mu'n nĂi, tĂi thĂch cĂch 'ặt vấn 'ề của bạn.
    TĂi xin nĂi v>i bạn thế nĂy, hi?n nay, tĂi chưa tin vĂo cĂc lời giải 'Ăp về Ă nghĩa cuTc s'ng mTt cĂch cơ bản nhất như Yu 'Ă 'ặt ra vĂ kiến thức của chĂng ta chưa lĂ bao nhiĂu cả. Vậy lĂm sao tin 'ược bất kỳ mTt cĂu trả lời nĂo. CĂ tin vĂo mTt trường phĂi nĂo chfng nữa, ch? lĂ mTt cĂch thuận ti?n cho cuTc s'ng mĂ thĂi. Vấn 'ề bạn hỏi lĂ cĂ cĂu trả lời khĂng, nĂi thật v>i bạn, tĂi cũng khĂng biết chắc chắn, nhưng tĂi tin lĂ cĂ, nếu khĂng thĂ thật lĂ bậy bạ.
    CĂ cĂn hơn khĂng, 'Ă lĂ 'iều duy nhất, chắc chắn 'Ăng cho 'ến lĂc nĂy, những cĂi khĂc ch? lĂ chĂn lĂ tương ''i theo thời gian hay nĂi rằng, 'Ă lĂ mTt cĂch thuận ti?n '<nh nghĩa cho mĂi trường mĂ trong 'Ă chĂng ta hoạt 'Tng. Bằng chứng thĂ rĂ rĂng, tất cả từ xưa 'ến nay, 'ều thay '.i. [/QUOTE]
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cái cậu voiconlontalonton này là chuyên gia câu bài... hết biết.
    honghoavi
  6. phongdx

    phongdx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Nói một hô?i đê? tra? lơ?i cho câu ho?i Chúng ta pha?i la?m gi? ?la? to?an bộ cái kết luận na?y . Cơ ma? nó chuối vi? tớ thấy đô?ng chí nói ra thi? có ve? lấy cắp ý tươ?ng cu?a Phật giáo dưng cái ma? đô?ng chí rặn ra lại la? một đống $#%@ cha? ra sao ca? .
  7. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Ồ, có người bảo tôi lấy cắp tư tưởng của phật giáo. Nói không sợ mọi người cười, tôi chẳng biết chút gì tư tưởng của ngài cả. Vậy ra những gì tôi nói giống phật nói ư, thế thì thật hân hạnh cho tôi.
    Thật ra thì thế này, tôi cũng có nghe nói một chút về tư tưởng và thế giới của ngài, trong đấy, có quá nửa là tôi không tham thấu nổi, một số thì cực lực phản đối, viết vài dòng ra cho vui.
    Theo tôi, đức phật là một người duy lý. Ngài là người duy lý nhất mà tôi biết. Có một cái gì đó giống như các triết gia vô xỉ xưa kia. Khi Ethirus nhìn những bông hoa đẹp, những cô gái đẹp, cây đàn lia và những âm thanh véo von của nó, ông nói rằng, đó là ảo giác, không có thực. Một số kẻ thì chỉ cầm một bao bố lăn ra đường phố và nói, chỉ cần cho tôi nước uống và ánh mặt trời, tôi là người hạnh phúc.
    Nói thật, tôi không cảm tình mấy với phật giáo, theo cái cách mà nó ảnh hưởng đến con người cho đến lúc này đây, còn về tư tưởng của nó, hãy bàn sau đã.
    Thử hỏi triết lý sống của ngài đã làm gì được cho thế gian này. Có chăng là một đống chùa chiền, vô số các kinh kệ cùng các truyền thuyết truyền miệng. Đạo đức của ngài rộng lớn lan tỏa khắp nơi nhưng đến lúc này, có mấy người trong chúng ta là tín đồ thuần khiết của ngài. Tất cả các vị cứ bô bô nói về tư tưởng của ngài ở khắp nơi (nhất là trong cái diễn đàn này) chỉ là những kẻ ba sạo không hơn không kém.Ngoài các vị "chân sư" tu luyện trong các chùa chiền, (tôi phải nhấn mạnh 2 chữ chân sư vì theo như tôi biết, có khá nhiều sư ăn thịt chó, thậm chí tôi đã thấy 1 sư đi suzuki sport, 2 sư khác tập tạ), một số ở các đỉnh núi cao ngâm mình trong các dòng sông huyền bí quanh năm lạnh lẽo, tôi cho rằng tất cả những tín đồ khác của phật giáo chỉ là những kẻ nửa vời, vô duyên, cũng trần tục xấu xa như ai. Phật sẽ xót xa biết mấy khi ngài thấy vài cảnh sau đây: Nam mô ai di đà phật, mong ngài phù hộ cho con phát tài. Nam mô, mong ngài cho con đầu tư trúng quả. Lạy quan thế âm, cho con lấy được chàng... tệ nhất là số sau đây: đó là những kẻ hô hào là "người hiểu biết" tư tưởng của ngài ba sạo với nhau bao nhiêu thứ mà mình chẳng hiểu tí gì hay có khá hơn là hiểu mơ hồ.
    Tôi có nghe nói rằng, những đệ tử của đấng Amanda đã thảo ra hàng hà sa số những kinh kệ dùng để rao giảng pháp lý (số là tôi có xem Tây Du Ký nên biết được). Họ nói rằng với mớ kinh kệ này có thể siêu thoát cho mọi người. Họ nói rằng, phật pháp là vô biên và với những kinh kệ họ soạn ra, những kẻ dù là ngu ngốc nhất cũng hiểu được tư tưởng đức Phật.
    Đến đây, tôi phải nghiêm túc hơn một chút.
    Theo tôi, đạo phật là một tôn giáo bình dân ra đời trong một hoàn cảnh dân số tăng cao cùng với một chế độ phong kiến phát triển. Nếu không, sẽ không bao giờ có chuyện một hoàng tử sống cả thời thơ ấu cũng như thiếu niên trong nhung lụa, ra ngoài đường gặp bao người khổ nạn để rồi bật khóc và từ bỏ tất cả đi tu. Giả sử phật được sinh vào thời hiện đại ngày nay, tôi cam đoan rằng, ngài sẽ đăng ký học một lớp quản trị kinh doanh, sau đó ngài mở một công ty phần mềm (bill gate), hoặc lập một website nào đó (yahoo), hoặc một chuyên viên đầu cơ (Soros), đại loại là một việc gì đó để kiếm thật nhiều tiền. Này, đừng có cười nhé, tôi dám cam đoan lời mình nói đấy. Tôi nghĩ thế này, Đức phật sẽ kiếm thật nhiều tiền và người sẽ hy sinh tất cả thậm chí cả sinh mạng của mình của tìm thật nhiều tiền, sau đó dùng tất cả làm từ thiện. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào điều đó. Một con người nhân hậu như ngài chỉ có thể làm như thế để không cảm thấy tủi hổ cho bản thân.
    Xin quay trở lại cái mà tôi đã nói:"một tôn giáo bình dân". Sao tôi lại dám nói thế nhỉ? Tư tưởng của phật mà tôi dám gọi là "bình dân". Tôi thì không biết nhiều về tư tưởng của ngài đâu. Bình dân ở đây là tôi muốn nói đến cách mà nó tồn tại và phát triển. Vì rằng thế này, trong những điều mà các đệ tử của ngài ghi chép lại (không biết trong chúng ta ai có ai có không) hẳn là không nhiều người hiểu được đâu. Vậy bằng cách nào mà phật giáo lại lan tỏa rộng khắp đến thế. Thế là các học trò của ngài đã sáng tạo ra bao thứ: địa ngục, thượng giới, đức thiên hoàng, Đường Tăng, quỷ sứ, dạ soa...và vô số các điển cố điển tích( tiêu biểu nhất là cái điển tích mà tôi đã kể cũng như mọi người đã biết về một vị hoàng tử xưa kia) rồi dùng nó để rao giảng phật pháp (hoặc có thể gọi là maketting phật pháp nếu có thể nói vậy). Cứ để nguyên si mấy thứ như "vô danh", "vô sắc","niết bàn"... như thế thì chẳng đi đến đâu cả. Như vậy làm sao mà siêu thoát cho hết thảy chúng sinh đây. Rõ ràng, các học trò của ngài đã rất khôn ngoan, biết rút kinh nghiệm từ những người đi trước. Thật ra, cái cách dùng truyền thuyết, điển tích để truyền bá tôn giáo đã ra đời từ lâu đời trong các đạo giáo ấn độ xưa kia. Điệu múa siva, truyền thuyết haruman...là những ví dụ. Các điển tích này mang đầy màu sắc tôn giáo, huyền bí. Riêng các điển cố điển tích của phật giáo, chúng ta thấy đậm chất dân dã, bình dị. Số là phật giáo không phát triển mạnh ở Ấn Độ, quê hương của ngài Cồ Đàm mà lại đâm cành nảy nhánh dữ dội ở Trung Hoa. Nơi đây, không khí tôn giáo không huyền bí và âm u như Ấn Độ. Vậy nên để dể bề du nhập vào dân chúng, nơi mà người thông thái quá ít để hiểu được một cách sâu sắc tư tưởng của ngài, các đệ tử của đức Phật (cần phải nói rõ là các vị theo phái Đại Thừa) ở Trung Quốc đã "sáng tác" các "tác phẩm" mang nặng màu sắc trần tục, gần gũi với dân chúng. Tất cả đều đề cao đạo đức con người. Cũng cần nói rõ hơn là bản thân tư tưởng phật giáo gần gũi với con người rất nhiều, hơn là các triết lý của Upanisat
    Tất cả những điều tôi nói cho đến lúc này về phật giáo để chứng minh một việc sau đây. Phật giáo phát triển mạnh mẽ đến như vậy chưa hẳn là do tư tưởng cao thâm của nó, mà bằng một nền tảng đạo đức sâu sắc. Thật đáng buồn thay, theo tôi, đây là một điều không tốt chút nào cho đến lúc này đây.
    Xin lỗi, tôi phải về nhà không viết tiếp được, hôm khác viết tiếp.
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác honghoavi này, sao bác lại bảo em chuyên gia câu bài được nhỉ . Thực sự thì em vẫn đang đi tìm một câu trả lời thôi, vẫn đang đi tìm, và sẽ không dừng lại. Câu bài không sao miễn là đạt được mục đích, he he.
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế em nghĩ không cần phải độc lập hay phân biệt với các cá thể cùng loài mà là ta nhận biết được cá thể khác. Cũng giống như không biết trắng thì không biết ngoài đen ra còn có màu khác, không biết khổ thì không biết sướng phải không bác, phải có cái gì đó làm nền để mình nhận ra chính mình, có phải thế không bác.
    Vậy chúng ta sống với chính bản thân mình để làm gì, và làm thế nào để sống với chính bản thân mình.
  10. NhiThapBatTu

    NhiThapBatTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bàn thêm về Phật giáo !
    Thứ nhất những sự tích đều là do người đời sau thêu dệt nên chứ không phải là Đức Phật truyền dạy.
    Thứ hai những điều cấm kỵ trong giới luật là do các tăng ni lúc mới đi tu thường hay phạm phải. Ví dụ lúc đầu người chỉ khuyên bảo là nên ăn đồ chay, chứ không nghiêm cấm ăn thịt.
    Thứ ba cái gọi là "chân tu" hay đã đạt đến cõi "Niết Bàn" đó là do khả năng "ngộ" của mỗi người. Bởi vì Đức Phật đã chết cách đây rất lâu rồi và người không thể chứng cho ai là thành Phật hay không. Thứ nữa, người đã từng nói thành Phật hay không là do khả năng "ngộ" của mỗi người. Cái đó thì chỉ có chính người đó mới biết. Mà một ai đã đạt đến trình độ đó rồi thì sẽ không bao giờ nói ra. Đơn giản vì họ sẽ không khoe khoang, còn những người tự cho mình là "chân tu" hay đã đạt đến cõi "Niết Bàn" đó chỉ là kẻ tầm thường hoặc là ngộ nhận.
    Một cái hiểu lầm đáng tiếc trong tư tưởng đạo Phật đó là đi tu để thoát khỏi bụi trần. Điều này cũng là do chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa lời nói của Đức Phật. Người chỉ bảo là con người phải tu hành để làm việc thiện không nên làm việc ác, chứ đâu bảo phải xây chùa rồi ẩn mình tu hành cả chục năm xa lánh cuộc đời. Tu ở đâu thì cũng là tu cả, cốt là ở cái tâm, cái ý và hành động của con người. Đâu nhất thiết cứ phải lên chùa cầu kinh niệm phật mới là đi tu.
    Sự ra đời của Phật giáo nói cho đúng ra tức là Một quá trình tìm hiểu những câu hỏi chúng ta đang thảo luận : chúng ta là ai ? ... Đó là một sự tiến hoá tất yếu. Không sớm thì muộn điều này cũng xảy ra.
    Vấn đề phát triển của Phật giáo không nằm ở chỗ bình dân hay không. Điểm cơ bản là con người luôn cần có một điểm tựa về mặt tâm linh, đối với thế giới Phương Tây thì chủ yếu là Thiên chúa giáo, vùng Tây và Trung Á có Đạo Hồi, vùng Đông và Đông Nam Châu Á có đạo Phật ... Đó là một thực tế khó thay đổi dù trình độ khoa học có phát triển cao như hiện nay. Điển hình là có các nhà khoa học tầm cỡ hàng đầu thế giới vẫn tin vào chúa Giesu, tin vào Đức Phật. Đó là một điều rất khó lý giải !!!
    Về mặt tư tưởng của Phật giáo, nhiều câu nói mang tính triết học sâu sắc, hàm chứa rất nhiều ý nghĩa, có thể nói là rất cao siêu đến nỗi nhiều khi người bình thường nghe mà chẳng hiểu gì.
    Triết lý trong Phật giáo chịu ảnh hưởng của triết học Phương Đông nói chung đó là thường đưa các nhận xét tổng quát mà ít khi giải thích cặn kỹ nguyên nhân cụ thể. Vì thế làm người đọc khó hiểu đó là cũng bình thường thôi.

Chia sẻ trang này