1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chúng ta sẽ làm gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Camis_ba, 31/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phongdx

    phongdx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Không hi?u bạn na?y du?ng tư? duy lý theo nghifa gi? . Hay la? bạn cóc hiê?u duy lý nó la? thế na?o . Vê? cơ ba?n Chu? nghifa duy lý ( Rationalism ) cho ră?ng nhưfng vuf trụ quan cu?a Phât giáo , Lafo giáo , Thông thiên giáo ... chi? la? nhưfng hoang tươ?ng bịa đặt ... đại đê? thế . Tớ thi? cha? gio?i tâ?m chương trích cú . Nhưng xem ra Đức phật la? ngươ?i duy lý thi? thật ...
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn xong mới biết té ra mình là kẻ ba sạo.... tại mình cũng có một cái topic về Phật giáo. Híc híc....
    Thôi đùa chút với Camis đấy... chứ đúng là Camis không hiểu gì về Phật giáo rồi mà cũng không đọc kỹ những bài viết trong diễn đàn này nữa... Camis về đọc kỹ thêm nhé!
    Xin nói qua một chút... kiến thức cũng có kiến thức cạn cũng có kiến thức sâu... Chưa nghiên cứu kỹ thì đừng nên vội chỉ trích, vì biết đâu cái thấy biết của mình chưa đủ sâu.
    honghoavi
  3. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    to honghoavi
    từ đầu đến giờ, tôi luôn khẳng định một điều, tôi không hiểu tư tưởng của đức Phật. Còn bạn là người hiểu những gì ngài nói ư, nếu đúng như vậy, tôi sẽ ngưỡng mộ lắm và mong muốn bạn có thể cho tôi biết vài điều, tốt nhất là bạn hãy cho tôi biết những gì tôi nói có gì sai hay không, cụ thể là những gì tôi viết sau đây chẳng hạn, hoặc bất kỳ một lời phát biểu nào từng có của tôi. Điều đó đối với tôi luôn là một hứng thú cao độ.
    Như đã nói, phật giáo có thể phát triển một cách rộng rãi đến như vậy chính là nhờ một nền tảng đạo đức cao dày. Theo tôi, chính điều này là một cản trở lớn đối với các quốc gia có hệ tư tưởng có phần xem trọng phật giáo cho đến lúc này đây. Thế giới quan của phật giáo là một thế giới hoàn toàn xa lạ với cuộc sống trần thế và vì vậy, khó có thể hướng dẫn con người hành động thực tế, đẩy xã hội đến một sự trì trệ rất khó cải tạo khắc phục. Dễ thấy rằng các quốc gia châu Á nếu không có được sự du nhập tư tưởng phương tây, giờ này không biết chúng ta thế nào?
    Đứng trên góc độ là một nhà kinh tế học, tôi hết sức phê phán phật học. Cái hệ thống phật tích không bao giờ đưa người ta đến được thế giới siêu phàm mà chỉ tạo dựng một xã hội đạo đức cầm chừng thuận tiện cho cuộc sống đầy đau khổ vì thiếu thốn vật chất, qua đó làm cho xã hội mất sức chiến đấu, hoạt động thiểu năng. Bằng một câu nói Adam Smith đã phủ định hoàn toàn phật giáo: "Mỗi cá nhân hãy sống ích kỷ cho riêng mình, bằng cách đó bạn đã làm cho xã hội này phát triển ". Quá trình lịch sử đằng sau câu nói này còn chứng minh một cách hùng hồn hơn giá trị của nó. Từ đây, kinh tế học phát triển đưa loài người vươn đến những thời đại mới, theo đúng với tiến trình lịch sử.
    Đến đây, tôi dừng lại phần phê bình phật giáo với tư cách là một nhà kinh tế học (từ đầu đến giờ). Sau đây, tôi phê bình phật giáo với tư cách là một nhà sinh học.
    Thật ra, sự thất bại của phật giáo trên phương diện cải tạo thế giới là một điều hiển nhiên. Các đệ tử đầu tiên của đức Phật đã có một kế hoạch vô cùng to lớn: cải tạo loài người sao cho tất cả đều lên "niết bàn", thậm chí sao cho tất cả mọi sinh vật cũng lên niết bàn vì các sinh vật cũng là một hóa kiếp của con người. Điều này chắc chắn không bao giờ xảy ra được với các điều kiện của quá khứ hay hiện tại của thế giới. Đừng nói tất cả thành phật, chỉ một nửa dân số thế giới đi tu, chúng ta có nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng. Khi đó, số phận các nhà sư sẽ thật là bi đát. Nửa trần tục của thế giới sẽ chiến đấu vô cùng khốc liệt vì cái ăn, trong khi các sư sãi ngồi thiền và chờ đợi cái chết, một cái chết lần mòn, mỏi mệt, chán ngán, đó là chết đói. Nói thế còn có phần thương, vì theo tôi, khi đói, người ta cũng chẳng thiền được.
    Haha, tôi nói thế cho vui. Dĩ nhiên là không thể có một chuyện như thế xảy ra nhưng từ sự tưởng tượng hay ho này, sẽ có vô khối những chuyện thú vị để nói.
    Trong "người tình của bá tước Chattery phu nhân", một tác phẩm khá hay mà những người có mặt trong box học thuật này nên tham khảo, có đoạn ngài bá tước nói với nàng Constance như sau: "nếu thực sự có một đấng thượng đế, thì thế nào rồi đây dần dần ổng cũng sẽ loại bỏ khỏi thân xác những khúc bôdô và ống tiêu hóa, để sản xuất ra một bản thể khác, cao hơn và có tinh thần thiêng liêng hơn".
    Thật chí lý. Cũng gần giống những lời phật vậy. Có phải tất cả những điều phật dạy để con người đạt đến cảnh giới bất xuất bất nhập đó chăng. Mọi thứ chỉ còn là một tinh thần tối thượng sau bao năm tháng lần hồi giải thoát. Học thuyết của ngài quá cao vợi nhưng thực tế cho thấy, nó chẳng đi đến đâu cả. Đức Phật xưa kia, sau bao năm tháng hành xác trong rừng sâu, cuối cùng cũng từ bỏ con đường ban đầu mà vạch ra thiên lộ mới. Với ngài, sự hành xác không đưa ngài đến đâu cả. Cơ thể gầy yếu chỉ đưa đến cái chết đau thương chứ chẳng phải sự thần thánh. Đức phật còn thế thì thử hỏi, con đường nào đưa nhân loại trần tục đến với cõi vĩnh hằng đây.
    tuần sau, tôi sẽ tiếp tục phần trình bày và có những liên hệ cụ thể đến Việt Nam
  4. ngophuclong

    ngophuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    ...thế giới và con người hài hoà, nhịp nhàng với cùng một nhịp điệu." Là con người, chúng ta cần phải xác định 3 câu hỏi:
    1. Con người sống vì ai?
    2. Ta có thể giúp gì cho họ?
    3. Bằng cách nào?.."
    Cả 3 câu hỏi trên đều không cần phải trả lời nếu thật sự hiểu về cuộc đời này, đồng thời về con người, đặc biệt là bản thân chính mình.
    Không hiểu các bạn còn nhớ chi tiết Đức Phật đã truyền ngôi cho đệ tử của mình chỉ vì người đó đã cười khi Phật cầm bông hoa sen.!!! Đạo không thể gọi là đạo khi có thể gọi ra tên. ...Ngôn ngữ là một mớ hư ảo khiến con người đắm chìm vào suy nghĩ, trong khi đó bạn vẫn có thể tự tìm được câu trả lời trong chính bản thân mình....
  5. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi không vào thấy các bác bàn luận rôm rả quá.
    Tôi có chút ý kiến thế này.
    Theo tôi , bạn Camis_ba nói về Phật giáo dựa vào kinh nghiệm cá nhân và cách nhìn thực tế. Ví dụ như tôi , tôi gặp một số người theo đạo thiên chúa , tốt có xấu có . Tôi cũng biết bập bõm chút ít về kinh thánh . Nhưng tôi không bao giờ bàn về đạo thiên chúa , vì tôi không thật hiểu biết sâu về đạo đó.
    Với những người không theo đạo Phật , không biết giáo lí rất dễ đi từ tín ngưỡng tới chỗ mê tín mù quáng . Họ cho rằng Phật là vị thần thánh cao siêu mà thường ngày họ ích kỉ , bon chen nhưng chỉ cần cúng lễ , khấn vái Phật là được ban phước lộc . Họ không biết rằng chính lối sống đạo đức , nhân ái ,đem lại sự bình an nơi tâm hồn mới là hạnh phúc thực sự của con người.
    Một số người có quan điểm tiêu cực khi nghĩ mình đến với đạo Phật để đạt được những điều gì đó : trí tuệ , sức khoẻ , thần thông hơn người. Có người tiêu cực kiểu khác , họ thấy một số nhà sư phá giới , vài cư sĩ không đạo đức .v.v.. rồi kết luận luôn đạo Phật là như vậy ! thật hết sức sai lầm .
    Người ta đi học văn hoá , trong lớp còn có người giỏi người dốt . Tu hành cũng thế , có người tu được có người không . Vả lại Phật giáo mỗi nơi một khác . Tôi nghe nói các nhà sư ở đài loan xài giầy Adiđas , không mặc áo vải nâu như bên mình . Trông họ như người thường nhưng là những thiền sư rất giỏi.
    Bàn chút về bài của bác Nhịthapbattu : tu trên chùa hay tu tại gia cũng cốt ở tâm thôi . Tuy nhiên bác không nên nghĩ 2 cái đó như nhau.Trên chùa yên tịnh nghiêm trang dễ tu hành hơn. Ở nhà hàng ngày người ta phải tiếp xúc với đủ loại ồn ào , kích thích , cơm ăn áo mặc , cái tâm nó cũng náo nhiệt theo
    Còn chuyện khi người ta ngộ rồi thì nói ra hay không nói ra là tuỳ , chứ không phải không bao giờ nói ra. Người ta dễ lẫn lộn giữa sự khoe khoang (kiêu mạn) với việc đàm đạo với người khác để hiểu hơn về đạo. Ví dụ như tôi , tôi tự hỏi : không biết mình viết 1 bài dài thế này để làm gì ? có phải để khoe là mình có ít kiến thức về đạo Phật không ? Chưa kể đến kiến thức đó có thể chưa chính xác .
    Chỉ những bậc đã đắc đạo mới có thể tự chứng được sự giải thoát. Còn những người bình thường như chúng ta , còn tuỳ ngộ đến mức nào , nhưng cũng nên trao đổi kinh nghiệm của mình là hơn
    À còn bác Honghoavi với cái topic của bác . Bữa đó tôi vào viết bài rồi không thấy ai vào nữa , cảm giác như bị tẩy chay vậy.Tôi ở nước ngoài,lâu lắm rồi không được đọc kinh đạo Phật .Thành ra tôi nói theo ý hiểu của tôi , chứ chẳng bê từ sách vở gì ra cả. Tôi nói có gì sai các bác góp ý dùm tôi.
  6. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    toàn lý luận củ chuối
    1.quan sát
    2.phán đoán
    3.hành động
    4.có kinh nghiệm
    5.phán đoán tốt hơn
    v.v...
    vậy điều quan trọng là gì , phải làm , làm thật nhiều
    những kẻ được coi là thành công thì chả có thắng nào rỗi hơi như mấy chú ở đây tán phét suốt ngày
    bye
  7. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Anh hàng thịt bàn chuyện cá rồi anh bán cá lại nói về thịt . Người ta mới sờ được cái đuôi voi rồi bảo con voi nó giống cái chổi xể . Nói vậy bạn đừng tự ái , chứ tôi nghĩ ở đây đầy người đọc bài bạn , họ cười khẩy nhưng chẳng nói. Với một người chỉ muốn trình bày quan điểm của mình mà chả phải học hỏi thì đúng là khó khai thị thật .
    Một câu hỏi được khá nhiều người đặt ra là đạo Phật đem lại điều gì tốt đẹp cho con người , hay đơn giản đó chỉ là đạo đức suông ? Họ tìm hiểu xem 1 người theo đạo Phật thì được hưởng " lợi " gì , hay đó chỉ là niềm tin tuyệt đối vào một đấng tối cao nào đó.
    Quan điểm về hạnh phúc của người bình thường thường là chức quyền , tiền của , nhà to , vợ đẹp , chơi bời du hí ..v.v.. Họ cho rằng vật chất đầy đủ là sướng . Và tìm đến các thú vui bên ngoài chỉ vì họ không tìm được sự vui vẻ trong tâm . Để rồi không thấy sự tu hành đem lại những thứ hữu hình đó , họ nghĩ đạo Phật không có " lợi " cho con người và kinh tế xã hội.
    Quan điểm về hạnh phúc của người tu hành. Hiểu đơn giản là sự thanh thản vui vẻ nơi tâm hồn . Khi sống trong sạch không còn ích kỉ , yêu thương giúp đỡ kẻ khác .v..v.. tâm trí sẽ luôn thanh tịnh , và sinh ra trí tuệ , không bệnh tật , trực giác rất mạnh... . Những cái đó không phải là mục đích của tu hành nhưng nếu hiểu theo 1 khía cạnh thô thiển thì có thể coi đó là cái "lợi".
    Mong muốn của Phật là tất cả chúng sinh đều được giải thoát khỏi đau khổ , từ bỏ tham sân si và diệt trừ hoàn toàn sự ích kỉ.
    Mọi cái ác trên đời này đều có nguồn gốc sâu xa từ lòng ích kỉ vậy thì sao có thể cổ vũ cho nó được. Bạn Camis_ba đừng lo kinh tế suy giảm vì đạo Phật . Những người tu hành trên chùa rất ít so với dân số , nên họ chưa cần làm kinh tế để chuyên tâm tu hành . Còn những người tu tại gia hiện nay rất nhiều , ngay cả ở Mỹ và các nước phương tây,và họ đóng góp nhiều cho xã hội . Ít nhất thì họ cũng trở lên sáng suốt thông minh hơn so với trước khi tu hành đấy.
    Vậy thôi tôi xa rời kinh sách quá lâu rồi không dám bàn đến niết bàn với đau khổ nữa . Cái này nhờ bác Honghoavi đấy
  8. NhiThapBatTu

    NhiThapBatTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Cái chính là tu ở đâu đều do mình thôi. Sự khác nhau đó chỉ là hoàn cảnh khách quan. Điều tôi nói ở đây mang tính chủ quan của cá nhân nhiều hơn. Hoàn cảnh khách quan có tác động nhiều điều đó là đúng, tuy nhiên đã xác định rõ ràng con đường rồi thì tự mình phải vượt qua thôi. Ở trên chùa cũng có nhiều cám dỗ lắm !!!
  9. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Có người bảo tôi khó khai thị. Tôi thì muốn xem có thể khai thị cho bạn bằng cách nào đây.
    Cần phải nói rõ thế này, tôi chưa có bất cứ một phân tích nào đối với phật giáo với tư cách là một nhà đạo đức học cả. Hay thú vị hơn nữa là một nhà tâm lý học. Bạn nói chuyện thủ tiêu sự ích kỷ à, bạn chẳng biết điều bạn đang nói gì đâu. Hãy nhìn lại những năm trước đây, chúng ta quyết tâm thủ tiêu sự ích kỷ bằng một hình thái kinh tế lạ lùng: tập trung bao cấp, và cái nhận được chỉ là sự xấu hổ nhục nhã chứ chẳng phải cao đẹp gì. Hoặc hãy xem người Mỹ, một dân tộc thực dụng và họ đã đạt được những gì. Đó chỉ là những ví dụ dễ phân tích mà tôi thấy cần thiết phải đưa ra vì nói chuyện lý luận một số người không hiểu bảo tôi khó khai thị. Có người đọc bài tôi rồi cười khẩy à, tôi cũng chẳng màng. Người khôn thì ít người dại thì nhiều, ta nên chấp nhận.
    Thật ra suy nghĩ của tôi về phật giáo còn rất nhiều, nhưng tôi chưa thể nào trình bày trong một lúc. Do đó, tôi luôn xác định một tư cách trình bày, chẳng hạn một nhà kinh tế học, một con người xác thịt, một nhà đạo đức, một lý thuyết gia hay thậm chí một nhà dự đoán học. Và tôi nghĩ thế này, những ai muốn lý luận phê bình gì đó, cần phải hiểu thật rõ những gì tôi nói, nếu không hiểu thì hỏi, không nói bừa.
  10. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    hì mất thời gian quá , không nói nữa . Bạn muốn nghĩ gì thì nghĩ . Tôi ủng hộ tự do ngôn luận , mỗi người có một con đường riêng , và không áp đặt cho người khác được

Chia sẻ trang này