1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chúng ta sẽ làm gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Camis_ba, 31/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Khiếp các bác đời là vậy này chỉ khéo gắp lửa bỏ tay người mà thôi...
    Mà này bác là ai thế.... tôi dám cá cái đời là vậy chỉ là nick ảo.... he he he...
    honghoavi
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hihi chào mọi người
    Em rất muốn hiểu người khác và để người khác hiểu mình, như thế chắc sẽ vui hơn vì mọi người sẽ thông cảm lẫn nhau.
    Bác ơi, thế có nghĩa là bác không bàn về những vấn đề mà mình không hiểu sâu ạ, thế khi hiểu sâu về một vấn đề rùi thì bác bàn để làm gì vậy? Em thì dù biết hay không thì em cũng cứ bàn, sai thì sửa việc gì mà sợ.
    Vừa quan sát bài bác kinetic xong
    Phán đoán là xem có nên trả lời không
    Hành động là gửi bài
    Theo em ở giữa đoạn hành động và kinh nghiệm còn cần phải đợi phản hồi của môi trường, cái này phải tuỳ không thể chủ động được, vậy phải làm sao để khâu này ít tác động xấu nhất. Sau đó phân tích rùi mới có kinh nghiệm.
    Theo em tán phét ở đây cũng là hành động, và nó cũng mang lại kinh nghiệm đấy chứ, do vậy cũng phải làm thật nhìu
    Bác kinetic ơi, thế những người thế nào được coi là thành công. Em nghĩ những người thành công thì nên có trách nhiệm với những người đi sau, dẫn dắt họ chứ, mà trên mạng là một điều kiện thuận lợi bỏ qua được nhiều rào cản vật lí. Mà như nào là tán phét vậy bác, em nghĩ là cần phải trao đổi học hỏi lẫn nhau chứ, tiếc là những người đã từng thành công thì chả cần quan tâm đến người khác.
    Còn cái lí luận của bác thì nó không có đích cuối cùng (theo em), mục đích của nó để làm gì vậy bác?
    Em xin được nêu lên suy nghĩ của mình:
    Theo em tại mỗi thời điểm có một hiện tượng xảy ra và kết quả của MỌI nguyên nhân trong quá khứ. Chủ quan hay khách quan cũng chỉ là các thành phần của nguyên nhân và không thể nói cái nào quan trọng hơn được. Giống như một bài toán, nếu thay đổi một vài dữ kiện nhỏ của đề bài thì kết quả có thể sẽ khác hoàn toàn. Do vậy phải thực tế trong từng trường hợp xem lúc đó khả năng nguyên nhân khách quan hay chủ quan có thể tác động lớn hơn để có giải pháp chứ không nên đề cao chủ quan là có thể vượt qua khách quan.
    Cuối cùng em xin được phát biểu: em nghĩ các bác hiểu thế nào thì nói những suy nghĩ của mình ra. Ví dụ như bác đồng tình với đạo phật thì nên nói tôi thấy có những lí do... (nói rõ ra) để sống như thế này... (theo cách của Phật giáo) chứ không nên nói tôi thấy Phật giáo đúng ở điểm này. Vì điểm cần nói là những lí do để có một cách sống như thế, thêm từ Phật giáo vào là thừa. Và Phật giáo cũng rất nhìu nhánh, có khi đối lập với nhau, nói Phật giáo đúng có khác gì bắt người khác cãi với một đống sách đâu, mà lại dễ gây nên định kiến vì nhiều người chưa đọc kinh Phật nhưng lại có những quan niệm về Phật thế này thế kia. Và như thế chính là lỗi của bác đã không để cho người khác hiểu mình.
    Mà em thấy nhiều bác theo chiều hướng thử rùi rút kinh nghiệm. Em nghĩ nếu có điều kiện thì mọi người nên trao đổi với nhau xem đã thử những gì, đã rút được kinh nghiệm gì, từ đó tránh cho người khác không phải thử lại một lần nữa, xét trên xã hội là được rất nhiều lợi ích phải không các bác.
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Hic hic.....
    Chắc phải nhờ các mod set cho voicon cai title.....
    chuyên gia câu bài box hoc thuật...
    Nhưng nghĩ lại thấy bác voi con có những ý kiến tuyệt thật đấy...
    honghoavi
  4. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    hihi cá độ gì ở đây . bác có chút tưởng tượng rồi . Chắc thấy tôi có giọng văn hoặc tư tưởng giống một vài người trong diễn đàn nên bác đoán vậy . Nếu có người nghi ngờ nick này chính là nick ảo của bác thì bác có cần giải thích không hehe. Chỉ có người trong cuộc mới chắc chắn thôi không thì là thánh rồi
    mà đọc bài kenetic thấy cũng hay đó , nên thể hiện bằng suy nghĩ và hành động nhiều hơn là nói .
  5. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Ở trong này, tất cả những bạn nào nói theo dạng lập luận kiểu như :
    " tôi không tin gì cả, không cần biết nguồn gốc tôi là ai, nhưng cứ sống tốt theo lương tâm là đủ "
    Tôi đánh giá những bạn này là suy nghĩ nông cạn, chưa thấu đáo vấn đề.
    Và nếu thực sự bạn suy nghĩ và sống như thế, thì chắc chắn là bạn đã tin 1 trong 2 điều : Hoặc bạn tin có Thượng Đế thưởng phạt, hoặc bạn tin có Nhân - Quả Báo ứng, chỉ có điều, niềm tin ấy tiềm ẩn mà bạn chưa để ý đến thôi.
    Thứ 2, nếu bạn tin rằng bạn chỉ tiến hoá tư súc vật lên thì chắc chắn sẽ có một lúc nào đấy bạn không thể sống tốt, nếu không muốn nói là bạn không bao giờ cần sống tốt. Bởi vì sống tốt để làm gì, nếu chết đi là hết ? Không có ai thưởng phạt, không có nhân quả báo ứng ? Nếu bạn nói sống tốt chỉ vì Lương Tâm là nói dối, vì thực ra đó là do bạn sợ phạm Luật Xã Hội hoặc do bạn Sĩ Diện về Cái Tôi của mình, có nghĩa là do bạn Ích Kỷ, láu cá, thấy rằng lúc đó sống tốt có Lợi cho mình, hoặc ít ra là không có Hại do không phạm Luật thế gian. Chứ trong bóng tối, khi không có ai biết, bạn sẽ dễ dàng làm tội ác, vì đạo đức lúc ấy là Ngu.
    Đến đây, nhất định chúng ta sẽ thấy có người nói rằng. Không bao giờ tôi phạm tội, dù trong bóng tối, dù không ai hay biết, nhưng "Lương Tâm tôi cắn rứt ".
    Vậy xin hỏi bạn Lương Tâm là gì ? Lương Tâm từ đâu đến ? Tại sao Lương Tâm lại " cắn " bạn khi bạn làm tội ác, hoặc thậm chí chí mới có Ác Ý ?
    À như vậy Lương Tâm là những chuẩn mực đạo đức khách quan từ ngoài du nhập vào Hồn ta, chứ không phải tự có sẵn trong Tâm ta.
    Nếu nó có sẵn trong ta thì làm sao một đứa trẻ chưa đi học, cũng biết sợ hãi, xấu hổ, khi nó làm điều sai quấy ?
    Nếu Lương Tâm là do Ta lập nên hay do Xã Hội áp đặt vào thì trong bóng tối, khi không ai biết, khi gặp tình huống mà hành xử theo Lương Tâm bất lợi cho ta, thì tại sao ta không vứt quách nó đi cho rảnh tay, nhẹ đầu, để nó khỏi "cắn" ta ?
    Vậy thì Lương Tâm không phải do ta tạo ra, cũng không phải do Xã Hội áp đặt.
    Lương Tâm có nguồn gốc Siêu Nhiên Ngoại Nhập, được áp đặt trong Tâm ta như một Tấm Gương ,mà dù ghét ta cũng không thể vứt bỏ được, nó có tác dụng làm chuẩn mực cho hành vi của ta và " cắn" ta mỗi khi ta làm bậy để cảnh cáo !
    Tóm lại, tất cả những ai, dù vô tình hay hữu ý sống theo Lương Tâm, thì thực chất, từ trong sâu thẳm tâm hồn, người đó đã tin rằng con người có nguồn gốc từ Thượng Đế hoặc chịu qui luật Nhân Quả Báo Ứng., dù họ không ý thức được điều đó.
    Nếu bạn thực sự không tin vào 2 điều đó, bạn không thể sống theo Lương Tâm được, ít nhất là trong những lúc thử thách gay go sống còn , đe doạ quyền lợi ích kỷ của bạn.
  6. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Thật thú vị. Trước khi bàn luận, tôi có vài lời thế này. Tất cả những ai muốn nói chuyện, tranh luận lên tiếng gì đó ở box học thuật này, cần phải đọc những bài viết như thế này và nếu có viết, cũng hãy viết giống thế này, đừng nói chuyện vô thưởng vô phạt. Nói chuyện vô thưởng vô phạt là biểu hiện của một trí tuệ trị trệ hoặc một tinh thần nghèo nàn. Thà đừng lên tiếng còn hay hơn.
    Chẳng hạn một vài người nói rằng, nên hành động, suy nghĩ hơn là nói. Họ thật sự không hiểu họ nói gì cả. Người ta hành động dựa trên suy nghĩ. Nói là một cách trình bày suy nghĩ, "nói" (hoặc trên diễn đàn này là viết)cũng thường là một cách để hành động đặc biệt là những phát ngôn giàu trí tuệ, hùng biện, biểu cảm luôn làm thích thú những người có trí. Kém trí thì dĩ nhiên không cần bàn.
    Đến đây, tôi phải công nhận rằng Yu nói hoàn toàn có lý.
    Ở bài viết đầu tiên của mình, trong tất cả các lập luận, tôi đều đã bỏ qua một hiện tượng mà tôi gọi là "biến cố khách quan". Đó là cái chết. Nói chung là tôi chấp nhận, mình thất bại trong việc trả lời câu hỏi "chúng ta là ai, từ đâu đến".
    Nhưng hãy xem lại cách trả lời của yu. Bạn theo trường phái nào vậy? Có một thượng đế, thượng đế ấy "đẻ" ra cái luật nhân quả và con người phải luân hồi "một vài vòng" để đến với ngài. Giống như một trò chơi của ngài vậy. Tôi có thể gọi trường phái này bằng một cái tên như sau: "thà tin là có còn hơn là không". Điều này chẳng khác gì một sự mơ hồ còn to lớn và vĩ đại biết bao.
    Bây giờ tôi sẽ có một bước đột phá mới thật táo bạo. "Alalalalala hãy cho ta cuộc sống đời đời" common. Xin chào tất cả các bạn, xin nói cho các bạn biết một điều hay ho, tôi là người bất tử. Và cũng nói luôn cho các bạn biết rằng, tôi đang vô cùng bất hạnh. Nói cho các bạn biết, trước đây, cuộc sống của tôi đầy cảm xúc: tôi biết buồn, biết giận, biết vui, biêt nuối tiếc, biết mong chờ. Nhưng từ khi tôi trở thành bất tử, tôi không biết nuối tiếc là gì cả, tôi cũng không biết buồn, không mong chờ, không thương nhớ. Làm sao tôi phải tiếc nuối đau buồn làm gì. Tôi sẽ sống mãi mãi cơ mà. Vậy nên tôi chẳng có cố gắng, chẳng sợ sệt, chẳng miệt mài chăm chỉ làm gì. Và cuối cùng, tôi cũng chẳng biết vui vẻ hạnh phúc là gì. Cuộc sống của tôi trôi qua chỉ là những thước phim tẻ ngắt. Nắng, mưa, đêm, ngày. Tất cả chỉ có thế. Tôi chỉ còn mong ước được về với chúa. Có lẽ cuộc sống bên ngài sẽ thú vị hơn chăng.
    Nói thật cho các bạn biết, dù có phải chết đi, hay thậm chí là bất tử, người ta cũng vẫn sẽ cầu viện đến thượng đế. Một điều nghe thật phi lý. Có bạn nào có kịch bản khác về sự bất tử không? Đúng ra, tôi không định viết những điều này ra. Tôi muốn để dành trình bày kỹ hơn trong một cuốn truyện mà tôi sẽ viết sau này. Nhưng thôi, viết luôn.
    Đến đây, xin trình bày một số suy nghĩ về "lương tâm".
    Lương tâm là gì? tôi cũng không màng lấy từ điển ra mà dò. Có ai có thì viết lên thử xem. Ví dụ này có thể định nghĩa được đạo đức chăng.
    Trong một cuộc thí nghiệm, đối tượng ở đây là con người và cái người ta muốn biết là hiểu xem, đạo đức hình thành như thế nào.
    Xin lỗi, hôm sau viết tiếp
  7. linhtinh111

    linhtinh111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết về bất tử hay viết về vật vô tri vô giác mà con người thì không phải vậy. Con người thì phải có cảm xúc chứ, cho dù thánh nhân đi họ cũng có niềm vui và nỗi buồn chi khác là sự buồn vui của họ khác với chúng ta. Tôi cho là con người du có bất tử thì cũng phải vui khi giúp đỡ người khác, phải biết hối hận khi đã làm hại (sơ ý thôi) người khác.... Thế thì họ mới có thể bất tử được. Khi họ làm điều thiện thì họ mới có thể bất tử và khi họ làm điều ác thì họ sẽ tắc tử thôi.
    Bạn đề cập đến vấn đề lương tâm ư, thật là khó. Lương tâm đó chính là tâm của mỗi người và sự xác định thiện ác của họ. Một tên giết người hàng loạt khi bị bắt và được hỏi "Tại sao hắn giết người hàng loạt" hắn nói: "ta giết những kẻ đáng chết vì lương tâm ta không cho phép những kẻ ác sống trên đời" Vậy hắn có lương tâm không? những người giết hắn có lương tâm không? Ta nói cả hai đều có lương tâm được không? Các bạn có thể nói cả hai đều không có lương tâm. Nhưng kẻ giết người hắn nghĩ hắn mới là người có lương tâm, hắn phải giết kẻ ác để không cho chúng hại người khác (cũng như quan toà giết hắn để không cho hắn hại người khác). Tất nhiên lương tâm của con người bao hàm rộng hơn nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh là lương tâm của mỗi người thì chỉ có người đó mới biết đúng hay sai, lương tâm đó có được mọi người chấp nhận hay không mà thôi. Vì vậy tôi nghĩ lên đưa ra vấn đề lương tâm mà được xã hội cho là đúng (mơ hồ quá). Ai có ý kiến gì thì viết tiếp đi
  8. AntiKitsch

    AntiKitsch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    không nhất quán khi sử dụng khái niệm "lương tâm " cộng với lỗi phân tích dẫn chứng sai và hơi vội vã kết luận làm cho những gì bác nói trở nên rối rắm.
    Đầu tiên tôi hỏi bác "lương tâm" là cái gì?
    Nó thuộc về phạm vi "đạo đức" hay rộng hơn?
    Theo tôi con người có khả năng lớn nhất là nó tự ý thức được bản thân mình tức là nó có khả năng xác lập mối tương quan giữa nó với thế giới chung quanh. Hệ quả của khả năng này là vô tận, mà trong đó có khả năng tự vấn, khả năng nghi ngờ, khả năng phản bác chính mình hay khác hơn bản thể con người tưởng là một nhưng thực ra là có thể phân chia thành hai hay nhiều hơn nữa trong những hoàn cảnh cụ thể. Cái tôi khác này xuất hiện dưới hình dạng " lương tâm", trong những hoàn cảnh cụ thể liên quan tới hành vi ứng xử ntrong mốt tương quan với xã hội.
  9. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Bài này, tôi muốn được trình bày một vài vấn đề về đạo đức. Đây là bài viết mà với tôi, nó thật thất vọng. Tôi không sáng tạo thêm được gì cả mà hoàn toàn là sao chép các kiến thức của người khác.
    Một tiến sĩ tâm lý học đã làm thí nghiệm sau đây. Ông tập hợp một nhóm thiếu niên từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Ông sắp xếp thành từng cặp ngẫu nhiên và thực hiện một thống kê. Từng cặp một được dẫn đến một cái bàn gỗ. Trên bàn gỗ là 10 thỏi socola. Thí nghiệm như sau: một đứa trẻ sẽ ra quyết định phần socola cho mỗi đứa và đứa kia sẽ là người quyết định có đồng ý hay không. Kết quả, sau khi tất cả các cặp vào phòng thử và đa số ra khỏi phòng với 2 bàn tay trống không. Điều này được làm lại một lần nữa cũng với tất cả các cặp đã làm thí nghiệm nói trên. Kết quả, các đứa trẻ ra khỏi phòng với mỗi đứa 5 thỏi socola.
    Có lẽ mọi người đã hiểu được diễn biến trong căn phòng thí nghiệm kia. Hay các bạn chưa biết sự việc xảy ra như thế nào? Nếu các bạn suy luận, sẽ thấy vô cùng thích thú. Nếu không, đọc luôn những gì tôi viết tiếp sau.
    Đúng vậy, trong lần thử đầu tiên, đứa trẻ quyết định phần socola cho mỗi đứa luôn dành cho mình nhiều socola hơn. Có đứa lấy 6 thỏi, đứa khác 7 thỏi và thậm chí, có thằng nhóc kia gom hết bỏ vào túi. Nhưng những chú có quyền quyết định thì hoặc "say no" hoặc lắc đầu và chấp nhận bước ra khỏi phòng mà không cần thỏi socola nào cả. Rất hay ho, vào lượt thử thứ 2, những đứa ra quyết định thay đổi lập trường. Chúng chia đều. Bây giờ là 5 thỏi socola cho mỗi chú.
    Thật thú vị. Ta có thể kết luận thế này chăng: Công bằng là một thứ mà con người ta ưa thích chỉ vì với nó, ta có được một lợi ích lâu dài, bền vững. Không có khái niệm "lương tâm" nào bàn vào đây cả. Không biết từ đây tôi có thể suy diễn ra rằng: Đạo đức là một tập hợp các cách cư xử mà với nó, con người có một lợi ích lâu dài.
    Không biết định nghĩa về đạo đức của tôi có giống với định nghĩa về đạo đức trong từ điển không. Tuy nhiên, trước đây tôi có đọc một bài, cũng trong diễn đàn này có một định nghĩa nghe còn có phần cực đoan hơn, khủng bố hơn. Đại khái thế này: đạo đức là tập hợp của các phép toán các hàm số gì gì đó phản ánh những nguyên tắc thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của một cỗ máy tự động siêu hạng, hoàn thiện nhất mà vũ trụ từng có. Cỗ máy đó cũng có một tên gọi. Tên là "con người". Cũng xin được giới thiệu luôn tựa đề của topic đó. Tôi nhớ không rõ lắm những nó có mấy chữ "điều khiển học".
    Từ đây, xin hỏi có ai có ý kiến gì về những định nghĩa đạo đức như vừa nêu không.
    Xin phép đưa ra một vài phát biểu có phần quyết liệt hơn.
    Các nhà tâm lý học nghiên cứu và đưa ra một giả thiết là: Tình yêu của người đàn ông với người đàn bà xuất hiện lần đầu tiên ở lục địa châu Phi, cụ thể hơn là "bên kia một dãy núi". Mọi việc là thế này. Người đàn ông có một bản năng là thích "gieo giống". Vào buổi ban sơ, người đàn ông gieo giống xong là "biến" đi lo việc khác hoặc để tìm "mảnh đất mới". Nhưng có một sự kiện đã xảy ra và từ đây, tình yêu xuất hiện. Lục địa châu Phi rơi vào thời kỳ thay đổi khí hậu khiến cho một phần của châu phi lâm vào tình trạng hạn hán. Không măy mắn là tổ tiên ta ở chỗ này. Thế nên nguy cơ của các "sản phụ tổ tiên" là rất lớn. Trước đây, họ được cộng đồng chăm lo vì lương thực còn dồi dào. Vào thời điểm khó khăn thì không phải vậy. Với một bản năng bảo tồn nòi giống, các vị "đàn ông tổ tiên" đã hiểu rằng, mình cần phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn cho "mảnh đất" của mình. Vậy là từ đấy, tình yêu xuất hiện.
    Chưa hết. Sau đây mới là một mũi tên nhọn. Một câu nói mà với tôi, nó là top ten những câu nói hay nhất mà tôi từng nghe (hoặc từng đọc). Thậm chí, theo nhận xét của tôi, nó năm trong top ten những lời nói hay nhất từ cổ chí kim của lịch sử nhân loại. Trong tác phẩm "Ông Hoàng", Machiaveli đã gởi lời đến vị vua của mình như sau; đại khái thế này: "Chiến tranh là một phần tất yếu của nhân loại. Khi người ta sinh ra, mọi của cải đã có sở hữu và không có một gia tài của cha mẹ để lại,người ta có quyền ăn cướp để sinh tồn." Câu nói nguyên văn rất hay, đáng tiếc là tôi không nhớ.
    Vậy điều mà một con người cần phải có, không phải là một tinh thần cao thượng, mà là bắp thịt to. Con người có quyền gây chiến tranh, kẻ mạnh có quyền lấn át kẻ yếu, cá lớn nuốt cá bé. Một thứ đạo lý hợp lẽ phải. Cũng giống như một câu chuyện trong tích phật. Khi con quạ đuổi theo se sẽ bị thương, phật đã chữa lành vết thương cho se sẽ. se sẽ bay đi. Quạ nhìn phật bằng ánh mắt căm hờn và nói. Ngài giết chết tôi rồi.
    Khi bàn về đạo đức, thật là một đề tài bao la rộng lớn mà những gì vừa kể ra chỉ là một phần rất nhỏ. Tuy nhiên lại khá cơ bản. Từ đây, câu hỏi được đặt ra như sau. Đạo đức liệu có phải từ một nơi nào đó bay tới bám rễ vào chúng ta và từ đây mọc ra một cái cây có tên là "lương tâm" hay chỉ đơn thuần là cách cư xử thuận lợi xuất hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của nhân loại (như những ví dụ vừa nêu)? Câu hỏi quá lớn. Cần cả một sự nghiệp lớn lao, thậm chí là vĩ đại để trả lời nó.
    Kinh cựu ước nói rằng, tất cả là do chúa sáng tạo. Vậy đạo đức cũng do ngài sáng tạo. Đạo đức chính là ý chí của ngài đã được sao chép lại trong ý chí của adam và eva. Chỉ vì eva ăn trái cấm mà bao nhiêu tội lỗi trần gian xuất hiện và con người phải khó nhọc quá chừng để tìm về với sự ngây thơ đầu tiên, trả lại chúa những hình hài nguyên thủy. Thật là một tư duy thiên tài, thuần lý
    Còn Phật nói gì: Con người chẳng là gì cả. Con người chỉ là một bộ phận nhỏ nhoi của vũ trụ bao la này. Nói thế cũng chưa đúng ngôn ngữ phật học. Bản ngã, vô ngã gì gì đó đều là một phần, một trạng thái của cái duy nhất, cái vô cùng luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Con người đã bị những chướng ngại, những "danh" "sắc" che mờ tuệ năng mà không hướng đến minh triết-một thứ đạo đức tối thượng.
    (tôi chưa có tài liệu nào của kinh corran, không biết "người đưa tin" Mohamed đã nói gì)
    Một đằng, đạo đức là từ "phương xa" đưa đến, một đằng là từ tự thân mà có. Còn một đằng khác đạo đức có được từ "lý thuyết trò chơi" mà tôi đã cố gắng minh họa trong những phát ngôn ở đầu bài viết. Đâu là chân lý đây?
    Không có ai muốn bàn về sự bất tử sao?
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã định im tiếng nhưng tôi không thể nào im lặng khi thấy Camis đã có những tranh luận - theo tôi - là xuyên tạc. Không đúng với những gì mà con người hướng tới: Chân - Thiện - Mỹ. Tôi không lý tưởng hoá cuộc đời... tôi luôn cho rằng con người cần thực tế, nhưng bạn đừng nhầm lẫn giữa thực tế và thực dụng, nguỵ biện đồng thời gây ra cái nhìn lệch lạc cho nhiều người về Phật giáo.
    Trươc tiên hãy nói về thí nghiệm bạn đã nêu:
    Bạn trích dẫn thì phải trích dẫn cho hết, đừng để người khác phải đi theo chỉnh sửa.... Sau khi cứu con se sẽ thì Đức Phật đã đặt lên bàn cân và cắt thịt của mình bằng với trọng lượng con se sẽ để trả lại cho con quạ.... Câu chuyện này được kể ra không phải để chứng minh cái lý luận phi nhân đạo của bạn đâu mà được mọi người nhắc đến tinh thần vô úy thí (bố thí quên cả mình quên cả người cho và người nhận) trong Phật pháp... câu chuyện đề cao tinh thần yêu thương từ bi của Phật giáo...
    Ai cũng có quyền suy nghĩ ai cũng có quyền bày tỏ tỏ kiến của mình... Nên tôi không cấm bạn ca ngợi cái ong gì đó. Tuy nhiên con người có quyền gây chiến tranh nhưng tôi chưa từng thấy một người nào chuyên đi gây chiến tranh mà hạnh phúc, họ suốt đời sống trong lo sợ và chết chóc và nếu cần chứng minh thì tôi có thể đưa ra một đống sử sách để làm minh chứng. Trong khi mục đích cuối cùng của con người là sống để đi tìm hạnh phúc... hạnh phúc lại không đồng hành với chiến tranh và chết chóc. Rất có thể trong một triều đại một giai đọan nào đó với cường quyền, họ có thể nghĩ như thế nhưng với nhân loại tiến bộ luôn luôn đấu tranh bài trừ bất công, chiến tranh và chết chóc.
    Một lần nữa tôi có lời khuyên với bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói vì bạn đã nói mà không hề biết suy nghĩ. Phật giáo chưa bao giờ và chẳng bao giờ nói rằng "con người chẳng là gì cả". Phật giáo đã và sẽ luôn luôn một tôn giáo nhân bản, tất cả vì con người tất cả cho con người đem lại hạnh phúc cho con người... còn xin thưa đạo Phật chẳng bao giờ đưa ra cái gọi là đạo đức tối thượng... đạo Phật chỉ cho con người con đường diệt khổ để đi đến hạnh phúc.
    honghoavi

Chia sẻ trang này