1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chúng ta sẽ làm gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Camis_ba, 31/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyen_kien

    nguyen_kien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Phải nói là bạn Camis đã rất có cá tính khi đưa ra những tranh luận như vậy. Nhưng xin thưa, bạn đang dựa vào một vài Th đơn lẻ để rút ra những kết luận rất lớn, và đúng là không theo hướng Chân - Thiện - Mỹ.
    Về thí dụ về lương tâm, thưa bạn, tôi còn có cả những bằng chứng xác thực về những TH nguy kịch, khi mà không có thời gian cho suy nghĩ, người ta phải hành động ngay, đã có bao nguời bố mẹ, không chần chứ, hy sinh tính mạng mình, để bảo vệ con cái. Theo chứng minh(cũng do giáo sư tâm lý học tiến hành), thì hệ thống rìa não nhờ di truyền, đã có những phản ứng đầy tính mẫu tử đó. Người ta kô có TG để suy tính, mà theo bản năng, họ đã hy sinh tính mạng để cứu con cái họ. Phải chăng họ cũng tính toán như thế để rút ra cái lợi lâu dài. Tất nhiên, VD của tôi không hoàn toàn là về đạo đức, lương tâm, nhưng nó cũng đáng để suy nghĩ, phải không bạn.
    Bạn cũng đưa ra TH tệ hơn, một ví dụ mà nếu tôi nhớ không nhầm, là của Cachep. Xin thưa Cachep sau đó đã phải rút lại tô pic này rồi. Và theo tôi, đó cũng là một Th khuyếch trương vô lối.
    Con người, từ thế hệ này sang thể hệ khác, đã sống, tồn tại và trong số lớn TH, họ đã tiến hoá đúng theo tinh thần chân - thiện - mỹ. Và những qui tắc đó tạo nên lương tâm, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác , thông qua chọn lọc tự nhiên. Đó là con đuờng phát triển của phần lớn loài ngưòi tiến bộ.
    Tôi thì tôi nghi, con người đã chết từ khi họ bắt đầu sinh ra. (Các tế bào đã chết dần..)Nhưng đống thời, mỗi tế bào chết lại có tế bào mới sinh ra. Cái chết là tiền để cho sinh. Và với ý nghĩa như vậy, tôi kô quá quan tâm đến cái gọi là bất tử. Con nguời sẽ chết, nhưng những gì những mầm sống học để lại, có nghĩa là họ tồn tại. Mầm sống có thể là đứa con họ để lại cho đời, hoặc sự cứu giúp một sinh linh khỏi cái chết. Cái chết và sống luân chuyển trong những thể xác khác nhau, trên những tế bào của loài người... Vì vậy, chỉ có những hành động hướng đến tính bất tử, tức là hướng về phía sinh. Và những hành động hướng đến tử, tức là chiến tranh, giết chóc...
    KHông có bản thân sự bất tử, vì sống chết luân phiên và ẩn hiện lẫn trong nhau trong bất cứ một sinh vật trong bất cứ lúc nào.Những hành động hướng đến sự sống của một cá thể mà huỷ hoại các cá thể khác là nhưng hành động hướng về phía tử. Ngược lại. Tôi nghĩ chính cái đó là cơ sở cho cuộc sống của loài ngưòi...
    Rất xin lỗi do sự cố máy, nên login dưới nick lạ này.

  2. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    aha. Vẫn chưa được như tôi mong đợi. Tôi mong đợi một sự đả kích còn to lớn hơn. Không có gì làm cho tư duy phát triển nhanh và trở nên sắc bén bằng cách "lắng nghe những đả kích"
    Ta hãy xem lại những gì honghoavi đã viết:
    Hãy xem tôi có thể làm được gì. Tôi xin hỏi bạn 2 câu hỏi. Thứ nhất bạn biết được đức Phật nặng bao nhiêu kí lô không? Thứ 2 bạn biết được trên thế gian này có bao nhiêu con quạ không? Tôi cứ cho rằng ngài sẽ xẻ thịt mình ra cho đến khi không còn gì cả. Thậm chí tính luôn rằng tất cả các con quạ trên đời này đều no bụng. Nhưng điều đó có nghĩa lý gì cơ chứ. Con quạ vẫn sẽ tìm đến con se sẽ một khi nó bị đói. Vấn đề không phải là con quạ "đã no" mà là con quạ "sẽ đói". "Đói" là một từ. Nhưng nó không đơn thuần là một từ. Không một cuốn từ điển nào có thể nói hết được ý nghĩa của nó đâu. "Đói" là một nỗi đau vô cùng to lớn mà những ai chưa trải nghiệm một cách sâu sắc không thể nào hiểu được ý nghĩa của nó (cái này tôi nghe người ta nói). "Đói" có thể đưa lên thành một "phạm trù triết học". Lại cần phải nói với honghoavi thế này. Không hiểu bạn nghĩ gì khi bạn nói rằng bạn "chỉnh xửa" bài viết giúp tôi. Việc bạn làm chỉ có thể gọi là "bổ xung" cho nó mà thôi. Thành thật mà nói, tôi cám ơn bạn. Quả thật là tôi có quên mất phần sau của câu chuyện. Nhưng tại sao tôi quên. Có lẽ là tôi không ấn tượng với nó lắm.
    Để tôi nói cho bạn biết (nếu bạn chưa biết) lịch sử tìm kiếm hạnh phúc của con người. Người ta đã nói, chế độ nô lệ thật là tàn ác, nhưng chính họ cũng nói rằng lịch sử nhân loại cần sự tàn ác đó. Nếu không có nô lệ (điều thật tốt đẹp) sử sách sẽ không có những cái tên như Socrat, Platon, Aristose (điều thật tệ hại). Thử hỏi thời giờ đâu mà các ngài nhắm mắt, chiêm nghiệm về vũ trụ, trên một cái ghế (có lẽ là khá đẹp), trong một vườn hoa (chắc là tươi đẹp). Không có nô lệ, việc của các ngài phải là như sau: Nào nào,Socrat hãy cày mảnh đất chết tiệt này xem, nó cứng lắm đấy. Này Platon, coi nào, chú ở chỗ quái nào mà để trâu ăn lúa thế này. Còn thằng Aristose đâu, đừng ngủ nữa, chú ra xem có con cá nào trong rọ không. haha, không có nô lệ, cũng sẽ chẳng có triết gia.
    Hãy nhìn lại lịch sử thế giới. Liệu ta có thể nói: lịch sử thế giới là lịch sử của những cuộc chiến tranh? Và hãy xem "những người tiến bộ" nói gì. Tôi cần phải đóng ngoặc và in đậm những chữ "những người tiến bộ". Ohh, loại người này có gì khác biệt so với con người xưa nay sao? Oh là la, lẽ nào loài người đã có một sự tiến hóa về mặt sinh học? Nếu vậy chắc tôi phải ngạc nhiên lắm vì theo như tôi biết chúng ta chẳng có khác biệt gì về bản chất so với tổ tiên của chúng ta cách đây (một con số) vạn năm cả. Vẫn đói ăn khát uống. Nếu có khác biệt thì có lẽ là ăn nhiều hơn và uống nhiều hơn (và cũng chắc là ăn ngon hơn và uống ngon hơn). Có lẽ cần phải xem lại cái định nghĩa về "con người tiến bộ" của honghoavi.
    "nhân loại tiến bộ luôn luôn đấu tranh bài trừ bất công, chiến tranh và chết chóc."
    À, vậy ra tôi đọc sai. Không phải là "con người tiến bộ" mà là "nhân loại tiến bộ". Nghe ra, nhân loại tiến bộ thật là cao quí. "bài trừ bất công, chiến tranh và chết chóc". Không hiểu được rằng, các vị "nhân loại tiến bộ" này có ý thức được những gì mình đang nói một cách đầy đủ không? Các vị có biết các vị vinh dự nhận được 2 chữ "tiến bộ" là nhờ đâu không? Đó là nhờ một bóng tối khủng khiếp của thời kỳ nô lệ, đó là nhờ sự kéo dài tưởng như vô tận của "đêm dài trung cổ", đó là là nhờ sự bóc lột con người tàn bạo của các nhà tư sản quý tộc. Không có những cái đó, không có nền văn minh hậu công nghiệp ngày nay đâu.
    Nhưng nói thật, tôi cho rằng các quí vị "nhân loại tiến bộ" rất ý thức được những gì mình nói và làm. Hãy xem nhé. Trong 10 năm trở lại đây, có một sự kiện đầy ý nghĩa xảy ra mỗi năm một lần. Vào một ngày đẹp trời nào đó, các vị nguyên thủ quốc gia ngồi lại với nhau trên một cái bàn bầu dục với vẻ mặt tươi cười hớn hở và bàn về cái gọi là "toàn cầu hóa". Trong lúc đó, có một bộ phận gọi là "nhân loại tiến bộ" đứng bên ngoài, giơ cao những biểu ngữ đại loại như: "Bất công quá", "Đả đảo sự bóc lột" và rất nhiều những thứ tương tự. Với tư cách là một nghiên cứu sinh kinh tế học, tôi có thể khẳng định rằng họ nói hoàn toàn đúng. Khi nền kinh tế toàn cầu mất dần biên giới giao dịch, sẽ là một thuận lợi to lớn cho các tập đoàn tư sản tận dụng nguồn nhân công rẻ của các quốc gia đang phát triển để tích lũy tài sản. Nhưng ta hãy xem mặt trái của vấn đề. Quí vị "nhân loại tiến bộ" ngày nay sợ nhất là gì các bạn có biết không. Có người nói là sợ khủng bố, có người bảo là sợ AIDS, có người nói là sợ "chết cô đơn" nhưng đúng nhất là cái sau đây: họ rất sợ thất nghiệp. Chống toàn cầu hóa không phải là một cái gì đó cao cả. Công đoàn các quốc gia phát triển tổ chức không đấy. Họ sợ việc làm sẽ bị "xuất khẩu" sang các quốc gia đang phát triển vì giá nhân công rẻ mạt. Họ sợ gần chết. Vậy là ta có một bức tranh thật hay ho. Các vị "nhân loại tiến bộ cao cấp" ngồi trong phòng máy lạnh bàn cách kiếm thêm tiền, các vị "nhân loại tiến bộ" không cao cấp hoặc ít cao cấp hơn ở ngoài trời la hét ầm ĩ để bảo vệ cái ví của mình.
    Chính bạn mới phải suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn. Nhưng quả thật tôi có phần khinh xuất. Tôi có nói rằng "phật nói, con người chẳng là gì cả". Thật tình thì tôi có bao giờ nghe phật nói bao giờ đâu. haha. Nhưng chẳng phải tôi có nói rằng: "theo ngôn ngữ phật học, bản ngã, vô ngã chỉ là một phần...." Ý nghĩa đã quá rõ ràng. Cái tôi của mỗi con người là quá nhỏ bé trong vũ trụ bao la này. Nhưng bạn thật gàn. Đạo đức tối thượng là cái gì bạn có biết không? Cái Thiện cao nhất cũng chính là cái Mỹ cao nhất. Hạnh phúc là gì đây nếu như không phải là một sự hoàn thiện hoàn mỹ?
    Nói thật, nếu tôi phải tranh luận với một người nào khác theo kiểu này, tôi sẽ phát ngấy lên mất. Tôi rất thích nghe những phản bác sắc sảo, có lý lẽ vững chắc nhưng như thế này thì thật chán quá.
    Đến đây xin có một số ý kiến to Nguyen_kien
    "bạn đang dựa vào một vài Th đơn lẻ để rút ra những kết luận rất lớn, và đúng là không theo hướng Chân - Thiện - Mỹ."
    Thật ra, tôi chưa có bất kỳ một kết luận nào cả. Trong bài viết đó, tôi không có nhiều kết luận đâu. Câu trả lời cho 3 trường phái về đạo đức mà tôi đưa ra ở cuối bài vẫn còn bỏ ngỏ. Còn về vấn đề hướng tới Chân-Thiên-Mỹ thì tôi không biết gì nhiều đâu. Tôi còn chưa biết CTM là cái gì nữa. Nếu có thể bạn cho tôi biết CTM là cái gì đi. Tôi sẽ vô cùng cám ơn. Tôi đang vất vả khổ sở để hiểu được CTM là cái gì đây.
    "Về thí dụ về lương tâm, thưa bạn, tôi còn có cả những bằng chứng xác thực về những TH nguy kịch, khi mà không có thời gian cho suy nghĩ, người ta phải hành động ngay, đã có bao nguời bố mẹ, không chần chứ, hy sinh tính mạng mình, để bảo vệ con cái. Theo chứng minh(cũng do giáo sư tâm lý học tiến hành), thì hệ thống rìa não nhờ di truyền, đã có những phản ứng đầy tính mẫu tử đó. Người ta kô có TG để suy tính, mà theo bản năng, họ đã hy sinh tính mạng để cứu con cái họ. Phải chăng họ cũng tính toán như thế để rút ra cái lợi lâu dài. Tất nhiên, VD của tôi không hoàn toàn là về đạo đức, lương tâm, nhưng nó cũng đáng để suy nghĩ, phải không bạn."
    Đúng thế, rất đáng để suy nghĩ.
    "Tôi thì tôi nghi, con người đã chết từ khi họ bắt đầu sinh ra.... KHông có bản thân sự bất tử..."
    Không có bản thân sự bất tử? Bạn nói như vậy ư. Tôi không biết có đúng không nhưng nếu nhìn vào những thành tựu khoa học đã có, người ta có thể nói rằng không gì là không thể. Có thể khi đưa ra khái niệm bất tử vào lúc này đây, nó chỉ đơn thuần là một tư duy siêu hình nhưng không ai biết tương lai sẽ ra sao. Nếu con người có thể bất tử, cái gì sẽ chờ đợi họ tiếp theo đây?
  3. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Khạch khạch,
    Theo tôi thì tranh luận kiểu này sẽ kéo rất dài bởi vì có vẻ như mọi người không cùng tranh luận về một vấn đề. Cái ngữ cảnh tranh luận ở đây lúc thì về phật pháp (tôn giáo), lúc thì lại về đạo đức, lúc thì lại về ngôn từ.
    Về tôn giáo, cá nhân tôi nghĩ rằng các câu chuyện kể về phật giáo, thiên chúa giáo, ... đều do người đời sau viết lại nên có nhiều phần hư cấu không đáng tin cậy. Nhưng tôi lại chấp nhận nó như một việc hết sức bình thường bởi tôi cho rằng tôn giáo cố gắng hướng con người ta đến việc thiện, giúp con người ta có một chỗ dựa về tinh thần. Khi tôi nói việc thiện ở đây, tôi có ý rằng, con người thì nên giúp đỡ lẫn nhau, để làm cho cuộc sống trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Về ý chỗ dựa tinh thần thì tôi có ý là khi gặp hoàn cảnh khó khăn, khó suy nghĩ thì con người ta nên hướng suy nghĩ hay hành động về chiều hướng tốt đẹp.
    Về đạo đức, hay lương tâm. Tôi không chắc có hiểu đúng ý bạn Camis_ba hay không nhưng tôi cho rằng bạn đang bàn đến vấn đề giữa đạo đức và lối sống. Tôi thấy rất hay khi bạn cho rằng (hoặc bạn tranh luận về) con người đặt mối quan hệ lợi ích trong cách cư xử với nhau (câu chuyện socola). Tôi cũng đã từng suy nghĩ và sẽ tiếp tục suy nghĩ về điều này. Cái quan hệ giữa các mối quan hệ lợi ích và tôn giáo thực sự xung đột mạnh mẽ với nhau. Quan hệ lợi ích dường như phủ nhận quan hệ đạo đức trong một số trường hợp và ngược lại quan hệ đạo đức phủ nhận quan hệ lợi ích trong một số trường hợp.
    Lấy thí dụ thế này nhé, chắc hẳn các bạn cũng có nghe qua tin về vụ kiện cá Basa của Việt nam và Mỹ. Tại sao Mỹ lại nhập khẩu cá Basa của Việt nam? Có lẽ là do nhu cầu tiêu dùng của người dân, và do lợi ích của việc nhập khẩu (chẳng hạn giá rẻ hơn so với các nước khác hoặc do các công ty khác của Mỹ cung cấp). Vậy tại sao Mỹ bây giờ lại nâng mức thuế lên để hạn chế hoặc cấm nhập khẩu? phải chăng cũng do lợi ích? (thu thuế cao hơn) hay do vì mặt đạo đức hay lợi ích là phục vụ các công ty nội địa? Dường như quan hệ lợi ích chiếm ưu thế trong ví dụ này. Lại lấy một thí dụ khác, tại sao Bill Gates (ông chủ của công ty khổng lồ Microsoft) hàng năm lại làm từ thiện khoảng gần 1 tỷ USD(??? không nhớ chính xác con số). Ngân sách làm từ thiện được chi cho giáo dục, y tế, phát triển cộng đồng, ... Phải chăng đó cũng chỉ là lợi ích cá nhân? hay cái gì khác? Lợi ích cộng đồng? hay là đạo đức? Trong thí dụ này thì cách giải thích về quan hệ đạo đức có vẻ chiếm ưu thế.
    Quay lại chủ để của bài viết là chúng ta sẽ làm gì?. Tôi cũng đã trình bầy quan điểm tương tự trong bài trả lời cho bạn voiconlontalonton. Tôi không biết nhiều về lịch sử xuất phát của loài người cũng như tôi không biết con người sẽ đi về đâu. Nhưng tôi biết chắc một điều là con người sinh ra bởi tình thương của cha mẹ và những người xung quanh, vậy hãy sống và làm với tấm lòng yêu thương người khác. Sống cho bản thân, gia đình và xã hội. Xã hội hy vọng rằng tôi sống tốt đẹp, cha mẹ cũng hy vọng rằng tôi có một cuộc sống tốt đẹp. Nên tôi tự đặt cái bản thân lên trên cái gia đình và xã hội. Nhưng xin các bạn xin đừng hiểu nhầm, "biển vì ở thấp nên mọi con sông đều đổ ra biển", xã hội được đặt sau cùng nhưng cuộc sống của cá nhân là phục vụ cho xã hội.
    Thân mến,
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có nghĩa là bác Camis_ba nói tất cả chỉ quy về lợi ích. Các bác thử xem cái này nhé:
    Vào 1 buổi chiều thu, đang lững thững đi dạo trong công viên, bỗng Trí nghe thấy tiếng gọi từ phía sau:
    - Trí! Trí có phải không?
    Quay mình nhìn lại, Trí thấy người bạn thân từ hồi học cấp III, đang nhoẻn miệng cười với mình. Trí cất lên hỏi:
    - ồ! Bất Tri, bạn đó à?
    - Tất nhiên là mình, chứ còn ai vào đây nữa ?" Bất Tri trả lời rồi hỏi tiếp ?" Dạo nay bạn thế nào?
    - à mình vẫn khỏe.
    - Hiện nay bạn làm việc ở đâu? Bất Tri hỏi tiếp.
    - Mình không làm việc ở đâu cả! Trí trả lời.
    - Thế bạn làm gì?
    - Mình chẳng làm gì cả! mà cũng không phải là không làm gì - ngừng một chút, Trí nói tiếp ?" thực ra mình đang tu hành.
    - Tu hành!!! Bạn nói có thật đó chứ? ?" Bất Tri tròn mắt lên hỏi.
    - Tất nhiên là thật rồi ?" Trí trả lời.
    - Mình nghe bạn bè nói là bạn đi tu, nhưng mình không tin. Hoá ra đó là sự thực ?" Rồi Bất Tri hỏi tiếp ?" Nhưng tại sao cậu lại tu hành?
    - Chuyện kể ra thì dài dòng lắm, từ từ rồi mình sẽ nói cho bạn nghe. Thế bạn đã biết gì về đạo Phật chưa? Trí hỏi.
    - Mình cũng không biết rõ lắm, đại loại đó là thứ tôn giáo với một mớ Tríết lý hoang đường, nhằm ru ngủ, thủ tiêu ý chí đấu tranh của bản thân, tự lừa dối mình ... giống như A.Q vậy.
    - Tại sao bạn lại nghĩ như thế? Trí hỏi.
    - Rõ ràng quá rồi, mình đang sống trong thực tế đây, tất cả đều là sự thực, mắt có thể thấy, tai có thể nghe, tay có thể sờ mó được. Vậy mà họ lại bảo là mộng huyền, là ảo ảnh ... toàn những thứ hoang đường mà người ta dựa vào đó để tự an ủi mình, trước những thất bại trong cuộc sống.
    - Nhưng nếu thực sự là như vậy thì sao?
    - Làm gì có chuyện đó.
    - Nhưng mình lại có đủ căn cứ khoa học để chứng minh rằng những điều đó là đúng. Nghĩa là những cái mà ta có thể biết được bằng mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó đấy là mộng huyền, là ảo ảnh ...
    - Hoang đường, làm gì có chuyện như vậy ?" Bất Tri la lên.
    - Nhưng nếu mình chứng minh được thì sao? Nếu cầu ngay bây giờ, mình có thể chứng minh cho cậu thấy.
    - Thôi không cần! Mà giả sử đúng như bạn nói, bạn có thể chứng minh được những điều đó thì đã sao? Dù nó có là mộng huyền, là ảo ảnh hay không thì cuộc sống vẫn trôi đi như vậy, có gì thay đổi đâu. Dù là giả hay thực thì cũng thây kệ nó, quan tâm làm gì cho mệt xác ?" Bất Tri nói.
    - Đúng vậy! Với những người như bạn, thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì thật. Nhưng với những người như chúng mình, những người tu thì điều đó lại rất quan trọng.
    - Quan trọng như thế nào?
    - Bạn có còn nhớ hồi nãy bạn hỏi tại sao mình lại tu hành không?
    - Nhớ chứ.
    - Bạn có thực sự muốn biết điều đó không?
    - Tất nhiên là muốn chứ.
    - Nếu vậy, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau trao đổi về một vấn đề, hơi ngoài lề một chút, bạn có đồng ý không?
    - Vấn đề gì? ?" Bất Tri hỏi.
    - Từ từ rồi bạn sẽ biết nhưng có một điều bạn phải hứa trước với mình nhé.
    - Điều gì?
    - Trong cuộc trao đổi này, mình sẽ hỏi bạn một số vấn đề và mình muốn bạn phải hứa trước với mình là bạn sẽ trả lời một cách thật lòng những câu hỏi đó. Bạn có đồng ý chứ.
    - Đồng ý!
    - Vậy là được rồi ?" Rồi Trí nói tiếp ?" Bây giờ chúng ta hãy đi tới chiếc ghế đá kia, vừa ngồi vừa từ từ nói chuyện. Vừa nói, Trí vừa chỉ tay vào chiếc ghế đá đặt dưới một gốc cây gần đó.
    Hai người đi tới chiếc ghế đá, ngồi xuống và câu chuyện lại được tiếp diễn. Trí lên tiếng hỏi trước:
    - Bây giờ, bạn hãy nói cho mình biết: ?oMục đích cuộc sống? của bạn là gì?
    - Mình chẳng có mục đích gì cả - Bất Tri trả lời.
    - Nếu vậy, bạn và mình phải ngừng câu chuyện ở đây, không bàn đến vấn đề này nữa.
    - Tại sao vậy?
    - Tại vì, nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu lý do vì sao mình tu hành thì mình sẽ trao đổi với bạn, còn không thì thôi.
    - Nhưng thực sự là mình muốn biết thật mà!
    - Nếu như vậy, bạn không nên trao đổi với mình, nhằm mục đích hơn thua.
    - Nhưng mình đâu có nhằm mục đích hơn thua?
    - Vậy tại sao bạn lại nói dối mình, mặc dù hồi nãy bạn đã hứa với mình là sẽ trả lời thật lòng?
    - Mình nói dối bạn bao giờ?
    - Thì mới nói dối hồi nãy xong, chứ còn bao giờ.
    - Mình nhớ là mình đâu có nói dối bạn đâu?
    - Sao bạn mau quên thế.
    - Vậy bạn nhắc lại chỗ mình nói dối xem nào?
    - Đó là khi bạn nói: ?omình sống chẳng có mục đích gì cả?, để trả lời câu hỏi: ?omục đích sống của bạn là gì? của mình.
    - Nhưng đây là câu nói thực tình của mình mà.
    - Có thực không? ?" Trí hỏi.
    - Thực.
    - Vậy bây giờ mình hỏi bạn: Từ nhỏ đến giờ, bạn có bị bệnh bao giờ chưa?
    - Có.
    - Khi bị bệnh, bạn có đi chữa bệnh không?
    - Có chứ.
    - Vậy khi bị bệnh, bạn đi chữa bệnh, thì chữa bệnh không phải là mục đích của bạn à?
    - Tất nhiên, khi đó thì phải. Nhưng bây giờ thì qua rồi, mình đâu có bệnh đâu?
    - Thế bạn không phải lo kiếm sống à?
    - Có chứ.
    - Không lẽ đó không phải là mục đích của bạn hay sao?
    - ừ nhỉ! ?" Bất Tri suy nghĩ.
    - Rồi bây giờ bạn nói chuyện với mình, không phải với mục đích là để tìm hiểu lý do vì sao mình đi tu là gì?
    - ừ đúng vậy ?" rồi Bất Tri nói tiếp ?" nhưng đó chỉ là những mục đích vụn vặt, tầm thường trong cuộc sống, mà lúc nào cũng có, chứ nó đâu phải là mục đích sống. Mình nghĩ, mục đích sống phải là cái gì đó lớn lao, to tát, cao cả ... kia chứ?
    - Đó là do đầu óc của bạn tưởng tượng qua phong phú mà thôi ?" Trí nói tiếp
    ?" thế bạn không thấy rằng những mục đích tầm thường, vụn vặt đó đã, đang và sẽ lôi kéo bạn, chi phối cuộc sống của bạn hay sao?
    - ế, nghĩ lại thấy bạn nói nghe cũng thấy có lý.
    - Có lý quá đi chứ! Vì nó là sự thật mà - Trí nói tiếp .
    - Nếu như vậy thì có vô số mục đích không thể kể hết ra được. Có mục đích trước mắt, có mục đích lâu dài, có mục đích lớn, có mục đích nhỏ, có mục đích tốt, có mục đích xấu ... ?" Bất Tri nói.
    - Không phải, thực ra chỉ có một mục đích duy nhất mà thôi! ?" Trí nói.
    - Bạn nói nghe vô lý quá, không thể tin được.
    - Được! Vậy bây giờ bạn hãy thử kể ra một vài mục đích của bạn đi, rồi mình sẽ chứng minh cho bạn thấy.
    - Ngay tại đây thôi, mình đã có hai mục đích.
    - Hai mục đích gì? ?" Trí hỏi.
    - Mục đích thứ nhất, là mình đang muốn biết vì lý do gì bạn tu hành. Còn mục đích thứ hai là mình phải đi đến bưu điện để gởi một lá thư về nhà.
    - Vậy bây giờ, mình hỏi bạn nhé, với mục đích thứ nhất, bạn muốn biết lý do vì sao mình tu hành. Vì sao bạn lại có ý muốn như vậy?
    - Vì mình tò mò muốn biết.
    - Nếu bạn không biết được thì sao?
    - Cũng chẳng sao cả.
    - Chưa hẳn như vậy đâu, bạn suy nghĩ lại đi.
    - Nhưng mình thấy đúng như vậy.
    - Nếu vậy, sao bạn không tiếp tục đi bỏ thư, mà lại mất thời gian ngồi đây nói chuyện để làm gì?
    - ừ, mình nghĩ cũng không hiểu nữa.
    - Thực ra, chẳng có gì là khó hiểu lắm đâu, để mình phân tích cho bạn nghe nhé.
    - Bạn nói thử xem.
    - Bạn hãy suy nghĩ kỹ xem, có phải sự tò mò của bạn muốn biết lý do vì sao mình đi tu, phát sinh từ sự không hiểu, sự lạ thường, trong việc đi tu của mình đối với nhận thức của bạn phải không?
    - Phải!
    - Bạn hãy suy nghĩ tiếp xem, có phải tất cả mọi người, khi biết mình đi tu, đều nảy sinh sự tò mò như vậy hay không?
    - Không hẳn như vậy, theo mình thì có một số người nảy sinh sự tò mò, còn một số khác thì không.
    - Vậy sự khác biệt về tâm trạng của hai loại người này khi đó thế nào?
    - Với người không nảy sinh sự tò mò, thì vẫn thấy bình thường, còn với người mà sự tò mò nảy sinh, sẽ cảm thấy một sự thôi thúc, nhè nhẹ nào đó, khi tò mò chưa được thoả mãn.
    - Sự thôi thúc đó làm bạn cảm thấy dễ chịu hay khó chịu?
    - Mình cảm thấy nó hơi khó chịu.
    - Nếu sự tò mò cãng mãnh liệt, thì sự khó chịu càng lớn có phải không?
    - Phải!
    - giả sử, bây giờ bạn đã biết được lý do vì sao mình tu hành, Trí tò mò của bạn đã được thoả mãn, thì khi đó bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
    - Mình sẽ cảm thấy thoải mái.
    - Và sự khó chịu biến mất, có phải không?
    - Phải!
    - Vậy bạn hãy suy nghĩ kỹ lại xem, thực chất mục đích của bạn là muốn biết lý do vì sao mình tu hành, hay vì muốn đạt được sự thoải mái trong tâm hồn, Tríệt tiêu sự thôi thúc, khó chịu trong tâm bạn?
    - Theo mình nghĩ là do cả hai.
    - Có chắc không?
    - Chắc!
    - Bạn hãy suy nghĩ xem, vì mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần, nên bạn đi tìm cách thoả mãn Trí tò mò, hay vì mục đích đạt được sự thoả mãn Trí tò mò, nên bạn đi tìm cách đạt được sự thoải mái tinh thần?
    - Theo mình thì là vì mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần, nên mình mới tìm cách thoả mãn Trí tò mò.
    - Vậy cái nào mới là mục đích chính?
    - Là đạt được sự thoải mái tinh thần.
    - Chắc không?
    - Chắc.
    - Vậy sao hồi nãy bạn nói là cả hai?
    - Tại lúc đó chưa nghĩ ra.
    - Như vậy là bạn công nhận với mình rằng, ở đây mục đích của bạn là đạt được sự thoải mái tinh thần có phải không?
    - Phải!
    - Bây giờ, chúng ta chuyển sang mục đích thứ hai của bạn ?" Trí nói tiếp.
    - Thôi không cần, mình biết rồi ?" Bất Tri chen ngang nói ?" Nó cũng nhằm mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần như trên.
    - Tại sao bạn lại khẳng định như vậy?
    - Đây nhé, bắt đầu từ chỗ mình nảy sinh ra ý định viết thư về nhà cho bố mẹ mình. Khi ý định này nảy sinh, mà mình chưa thực hiện, thì mình cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Do đó mình mới viết thư, để được thoải mái, Tríệt tiêu sự bứt rứt khó chịu đó đi. Nhưng khi thư đã viết xong, thì sự bứt rứt, khó chịu vẫn còn, vì mình chưa gửi đi. Nên mình mới đi gửi thư và gặp bạn ở đây. Nãy giờ nói chuyện bị câu chuyện cuốn hút và Trí tò mò nổi dậy, nên tạm thời mình quên sự bứt rứt, khó chịu đó đi. Chút nữa, khi nói chuyện xong, chắc chắn nó sẽ nổi dậy, cho đến khi mình gửi thư xong mới thôi. Vì vậy, mình mới có thể cả quyết rằng, mục đích này của mình cũng là nhằm đạt đến sự thoải mái tinh thần.
    - ừ, lần này bạn nói chính hợp với ý mình ?" Trí nói ?" và bây giờ, bạn hãy kiểm nghiệm lại xem từ trước tới nay, có mục đích nào của bạn không phải là mục đích là đạt tới sự thoải mái tinh thần không?
    - Không! Xem xét kỹ lại mình thấy tất cả các mục đích của mình từ trước tới nay, chung quy lại cũng chỉ là nhằm đạt tới sự thoải mái tình thần mà thôi.
    - Bạn có thể kể một vài trường hợp cho mình nghe được không?
    - Này nhé, mình nghiệm lại tất cả các mục đích từ trước tới nay của mình, tuy nhiều nhưng chung quy lại thì cũng chỉ là ba loại là danh, lợi và sự thừa nhận tư tưởng của mình. Nếu nói về mục đích thô nhất là lợi, thì có lợi ích vật chất như tiền bạc, của cải, nhà cửa, đất đai ... và lợi ích tinh thần như tình yêu, địa vị, quyền lực ... thì tất cả các mục đích đó cũng chỉ nhằm đạt tới sự thoải mái về tình thần. Còn các mục đích tế nhị hơn như danh vọng, hay sự thừa nhận tư tưởng của mình, rốt lại cũng vẫn nhằm đạt tới sự thoải mái tinh thần mà thôi.
    - Bạn phân tích rất hay. Vậy bây giờ bạn hãy chiêm nghiệm tiếp nhé. Khi mục đích của bạn chưa đạt được thì bạn sẽ cảm thấy thế nào?
    - Mình sẽ cảm thấy khó chịu.
    - Nó vui hay khổ?
    - Tất nhiên là khổ.
    - Như vậy theo dõi tiến trình này ta thấy khi bạn hết cảm giác khổ, cũng là lúc đạt được sự thoải mái trong tâm hồn phải không, vì vậy ta có thể nói mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần cũng được mà nói là mục đích là thoát khổ cũng được, phải không?
    - Phải!
    - Như vậy, thực chất là chỉ có một mục đích duy nhất phải không?
    - Phải!
    - Có chắc không?
    - Chắc.
    - Chưa chắc đâu.
    - Bạn nói khó nghe quá.
    - Không khó nghe đâu, từ từ bạn sẽ rõ.
    - Đâu? bạn thử giải thích xem nào?
    - Vậy bây giờ bạn hãy chiêm nghiệm xem nhé. Theo bạn ngoài hai trạng thái khổ, và thoải mái (vui), có còn một trạng thái thứ ba nào không?
    - Không.
    - Có phải trong thực tế bạn luôn luôn kinh nghiệm là khi sự khổ biến mất, lập tức sự thoải mái thay vào có phải không?
    - Phải.
    - Và bạn chưa hề kinh nghiệm một trường hợp nào, sự khổ biến mất, nhưng sự thoải mái không xuất hiện có phải không?
    - Phải
    - Vì vậy bạn mới cho rằng mục đích thoát khổ và mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần là một?
    - Dĩ nhiên là vậy.
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    - Nhưng theo bạn, trên nguyên tắc tức là theo lý thuyết có thẻ có trường hợp, sự khổ biến mấ, nhưng sự thoải mái không xuất hiện, thay vào đó là cảm giác bình thường, hay không?
    Bất Tri suy nghĩ một lúc rồi nói:
    - Có thể có.
    - Như vậy trong trường hợp này mục đích diệt khổ và mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần có còn là một nữa hay không?
    - Không!
    - Vậy ở đây ta có thể phân làm hai loại là nhằm mục đích diệt khổ, và loại nhằm đạt được sự thoải mái tinh thần, được không?
    - Được.
    - Trong trường hợp thứ nhất, là loại nhằm mục đích diệt khổ, chỉ là nhằm mục đích diệt khổ hơn đn thuần. Còn loại thứ hai thì mục đích diệt khổ hợp nhất với múc đích được thoải mái tinh thần phải không?
    - Phải.
    - Tốt lắm, bây giờ ta sang vấn đề tiếp theo - Trí nói tiếp: Cuộc sống của con người ta, có phải là luôn luôn truy tìm sự thoải mái tinh thần, đạt được bằng sự thoả mãn các nhu cầu phải không?
    - Phải.
    - Vậy nếu múc đích khi đó mà bạn đạt được, phải trả bằng một giá rất đắt về sau này, có thể đó là một sự dày vò, đau đớn về mặt thể xác vô cùng, và bạn biết rõ điều đó sẽ xảy ra một trăm phần trăm thì bạn có còn theo đuổi mục đích đó nữa không?
    - Không.
    - Nhưng nếu mà bạn có vài phần hy vọng tránh được sự trả giá, và sự trả giá cũng không quá đắt, thì bạn có thể vẫn tiếp tục theo đuổi mục đích chứ?
    - Tuỳ tình hình cụ thể, mà mình sẽ cân nhắc.
    - Nhưng bạn sẽ không dứt bỏ nó một cách hoàn toàn, và dứt khoát như ở trên, phải không?
    - Phải.
    - Bạn tin có kiếp sau không?
    - Mình không tin.
    - Nghĩa là bạn cho rằng không có kiếp sau?
    - Phải.
    - Làm sao mà bạn biết rằng không có kiếp sau?
    - Vì đâu có ai chết rồi, mà nhớ lại được kiếp trước của mình được đâu. Ngay như mình đây nếu có kiếp trước thì mình phải nhớ được nó chứ.
    - Như vậy, bạn cho rằng vì không nhớ lại được kiếp trước nên không có kiếp trước, và vì không có kiếp trước nên cũng không có kiếp sau phải không?
    - Phải.
    - Vậy bây giờ mình hỏi bạn nhé, vào một ngày cách đây đúng 10 năm, 9 tháng 20 ngày, trong khong thời gian từ 9h đến 9h30 sáng, bạn đang làm gì?
    - Bất Tri!!!
    Một lúc sau, Trí hỏi tiếp:
    - Thế nào bạn trả lời đi chứ.
    - Mình không nhớ được.
    - Vậy theo lập luận của bạn, thì lúc đó bạn không có phải không?
    - Bất Tri??? - Trí nói tiếp:
    - Thế nào? bạn trả lời đi chứ.
    - Mình không thể trả lời được.
    - Như vậy, không thể dựa vào chỗ là anh không nhớ được chuyện xảy ra vào
    lúc đó để kết luộn là lúc đó không có anh được, phải không?
    - Phải.
    - Và bạn cũng thể căn cứ vào chuyện không thể nhớ được, những chuyện đã xảy ra trong kiếp trước, để kết luận là không có kiếp trước, và kiếp sau được phải không?
    - Nhưng cũng không thể căn cứ vào đó, để khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau được.
    - Mình nó là dựa vào đó để khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau lúc nào?
    - Vậy bạn dựa vào cái gì để khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau?
    - Mình khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau khi nào?
    - Không phải là bạn đang có ý định khẳng định đó hay sao?
    - ý định gì? mình chẳng có ý định gì cả.
    - Vậy là bạn cũng đồng ý không có kiếp trước,và kiếp sau phải không?
    - Mình chẳng đồng ý gì cả.
    - Vậy ý bạn thế nào?
    - Thế theo bạn có kiếp trước và kiếp sau không?
    Bất Tri ngần ngừ một lúc rồi trả lời:
    - Mình cũng không biết nữa.
    - Đó mới là câu trả lời chính xác.
    - Vậy là bạn cũng không biết à?
    - Dĩ nhiên là vậy.
    - Điều đó đi đến cái gì?
    - Rồi bạn sẽ biết - Trí nói tiếp - Bây giờ, ta có thể đưa ra hai giả thuyết. giả thuyết thứ nhất là có kiếp trước và có kiếp sau, và giả thuyết thứ hai là không có kiếp trước và không có kiếp sau được chứ?
    - Được.
    - Trong trường hợp không có kiếp trước và kiếp sau, nghĩa là chết là hết phải không?
    - Phải.
    - Khi đó thì khẻo quá rồi, ta tha hồ theo đuổi mục đích của mình, tốt xấu cũng vậy, khi chết là rũ sạch, phải không?
    - Phải.
    - Còn nếu chết khkông hết thì sao? Nghĩa là có kiếp trước và có kiếp sau, thì ta có thể trốn chạy tội lỗi, trốn chạy khổ đâu của mình bằng cách chết đi được không?
    - Không.
    - phải lắm.
    - Nếu bây giờ, bạn đang theo đuổi một mục đích, và bạn biết một cách chắc chắn rằng có kiếp sau, hơn nữa bạn biết một cách chắc chắn, trong kiếp sau bạn phải chịu khổ đau, một sự đau đớn ghê gớm về thể xác, muốn chết không được, muốn sống không xong, để trả giá cho những gì bạn đã làm trong kiếp này để đạt được mục đích đó, thì bạn có còn theo đuổi mục đích đó nữa không?
    - Dĩ nhiên là không.
    - Nhưng nếu bạn hồ nghi, hoặc không tin có kiếp sau, có sự trả giá như vậy, thì sao?
    - Thì có thể mình vẫn theo đuổi mục đích đó.
    - Mặc dầu trên thực tế có thể xảy ra, nhưng vì bạn không tin, nên bạn cứ làm, và vì vậy thực tế sau này bạn phải chịu quả khổ không mong muốn phải không?
    - Phải.
    - Vậy bây giờ nếu bạn phải lựa chọn một trong hai sự tin tưởng, thứ nhất là có kiếp trước và có kiếp sau, thứ hai là không có kiếp trước và kiếp sau, thì bạn lựa chọn sự tin tưởng nào có lợi cho bạn hơn?
    - Mình sẽ lựa chọn sự tin tưởng vào có kiếp trước và kiếp sau, vì nó có lợi hơn.
    - Tại sao vậy?
    - Tại vì, do sự tin tưởng đó, mà mình tránh làm những việc dẫn đến sự khổ, có thể xảy ra trong kiếp sau. Do vậy, dù có kiếp sau thực, mình cũng chẳng bị sao còn nếu thực sự không có kiếp sau, cũng chẳng hại gì. Còn nếu mình lựa chọn sự tin tưởng không có kiếp sau, thì mình chẳng cần gì phải tránh làm những việc, mà nó có thể dẫn đến quả khổ trong kiếp sau (nếu có). Do vậy, tất nhiên nếu thực sự không có kiếp sau, thì mình chẳng hại gì thật, nhưng nếu mình sai và thực sự có kiếp sau, thì khi đó mình sẽ bị lãnh đủ.
    - Vì thể bạn lựa sự tin tưởng có kiếp sau phải không?
    - Phải.
    - Bạn lựa chọn không lắm - Trí nói tiếp - vậy nếu bạn cần thấy nên tin vào chuyện có kiếp sau, thì bạn có muốn thoát khổ vĩnh viễn không, mặc dù hiện nay bạn không bị khổ?
    - Có chứ, nhưng được không?
    - Chuyện đó để sau hãy bàn, nhưng còn một vấn đề là nếu bạn không tin vào chuyện có kiếp sau, thì bạn có cần tìm cách thoát khổ vĩnh viễn không?
    - Không.
    - Tại sao?
    - Vì chỉ cần chết là thoát khổ vĩnh viễn rồi, còn sợ gì nữa, ta cứ làm những việc gì ta muốn.
    - Đúng vậy đó - Trí nói tiếp - vì vậy chỉ những người nào tin có kiếp sau, tin có địa ngục, có quả khổ của sự làm ác thì người đó mới có ý định tu hành để thoát khổ vĩnh viễn. Còn những người nào không tin có kiếp sau, không tin có địa ngục, không tin có quả khổ của sự Làm ác, thì họ sẽ không tu hành tìm cách để thoát khổ vĩnh viễn. Họ chỉ tìm cách thoát khổ bằng cách truy tìm sự thoải mái tình thần khi đang khổ mà thôi.
    - Bạn nói về kiếp sau, và quả khổ của sự làm ác, thì mình còn hiểu được. Nhưng mình thấy bạn nói về địa ngục, thì địa ngục có gì đang sợ đâu, mình thấy nó mơ mơ hồ hồ thế nào ấy, bạn nói rõ hơn được không?
    - Được chứ, để mình tả cho bạn hình dung về địa ngục nhé.
    - Được bạn tả đi.
    - Bạn đã bao giờ bị đau đến thân xác chưa?
    - Rồi.
    - Đó là lúc nào?
    - Nhiều lắm, giả dụ như cách đây vài tháng, mình bị một cái xe máy đâm phải, rách một miếng da bằng bàn tay, phải khâu mấy mũi.
    - Lúc đó bạn cảm thấy thế nào?
    - Đau đớn lắm.
    - Có khổ lắm không?
    - Khổ muốn chết.
    - Thời gian mà bạn cảm nhận trong lúc chịu đau so với lúc bình thường thế nào?
    - Ôi, nó dài lê thê, gấp mấy lần lúc bình thường ấy chứ lị.
    - Nghĩa là bạn rất khổ phải không?
    - Phải.
    - Vậy mình hỏi bạn, sự đau đớn đó của bạn so với sự đau đớn của các chiến sĩ cách mạng ngày trước, bị địch tra tấn khi bị bắt, nó như thế nào?
    - Sự đau đớn của mình chẳng nghĩa địa gì.
    - Có nghĩa là sự đau đớn của họ là vô cùng khổ phải không?
    - Phải.
    - Bây giờ mình so sánh thế này. Cũng hai người bị tra tấn như nhau, nhưng một người chỉ chịu đựng được 5 phút rồi ngất xỉu. Còn một người phải chịu đựng sự đau đớn trong suốt thời gian 1h đồng hồ, vẫn tỉnh táo, không ngất được, người nào khổ hơn, hay như nhau?
    - Người ngất xỉu ít khổ hơn, còn người tỉnh thì khổ hơn nhiều.
    - Tuy vậy, họ cũng chỉ phải chịu đựng vài giờ, hay bất quá vài ngày, vài tháng, hoặc vài năm. Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng bạn bị như thế này. Người ta cầm dao xẻo từng miếng thịt của bạn trong hàng Tríệu, hàng tỷ năm, mà trong suốt thời gian đó bạn phải tỉnh táo chiu đựng, không thể ngất đi được, bạn thấy thế nào?
    Bất Tri rùng mình nói:
    - Ghê rợn lắm.
    - Địa ngục là như vậy đó, bạn hiểu chưa?
    - Hiểu rồi.
    - Nếu quả thực, sự thực có như vậy, bạn có sợ không?
    - Sợ chứ.
    - Nếu bạn phải lựa chọn tin vào có địa ngục, và tin vào không có địa ngục, thì bạn sẽ lựa chọn sự tin tưởng nào sẽ có lợi cho bạn hơn?
    - Mình sẽ tin vào có địa ngục.
    - Mình và những người tu như mình là như vậy đó, bọn mình tin có kiếp sau, có địa ngục có quả khổ của sự làm ác, do sợ hãi những quả khổ đó, mà bọn mình mới tìm cách tu hành để thoát khổ một cách vĩnh viễn.
    - Mình thấy có cần phải mất công như vậy không?
    - Vì hiện nay bạn không làm ác, thì trong tương lai làm sao có thể chịu khổ được.
    - Cứ cho là trong kiếp này mình nhớ, không làm ác, do vậy một vài kiếp sau mình không chịu khổ. Nhưng khi chết đi, mình sẽ quên hết và do đó lại làm ác, nên tương lai sau này lại phải chịu khổ.
    - Nhưng làm sao bạn lại biết khi chết đi bạn sẽ quên hết.
    - Cần gì nói đến kiếp sau cho xa xôi, ngay trong kiếp này, những lúc ngủ, trong giấc mơ mình vẫn thường quên nên vẫn làm ác đó chứ, còn nói gì đến kiếp sau.
    - Như vậy bạn tu là để giải quyết dứt điểm sự khổ ngay trong kiếp này à?
    - Ngay trong kiếp này, hay một vài kiếp tới.
    - Vậy bạn làm sao để diệt khổ vĩnh viễn?
    - Vấn đề này dài lắm, từ từ hãy bàn. Nhưng bây giờ bạn đã biết lý do vì sao mình đi tu rồi chứ.
    - Biết rồi.
    - Giờ này đã trễ rồi, mình phải đi về, nếu bạn có hứng thú trao đổi tiếp, thì mình hẹn bạn, đúng 13h trưa vào ngày sau đây một tuần, đúng tại chỗ này, chúng ta trao đổi tiếp. Bạn đồng ý không?
    - Đồng ý.
    - Vậy mình về trước, tạm biệt bạn nhé.
    - Tạm biệt.
    Xong hai người tách ra đi về hai hướng khác nhau.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    To camis!
    Tôi không có ý định bắt bạn phải đọc những gì tôi viết đọc hay không đó là quyền của bạn... Tôi chỉ trình bày ý kiến của mình thôi.... Cho nên tôi sẽ không tranh luận với bạn những gì về những gì gọi là quan điểm và "tôi nghĩ"...
    Tôi chỉ tranh luận với bạn những điểm mà cho thấy kiến thức của bạn sai... không thiếu sót mới đúng ví dụ như câu chuyện "con quạ và con se sẽ".
    Chúng ta bỏ qua cái định nghĩa về "đói" cái mà bạn đưa lên thành "phạm trù triết học".... Đúng như bạn nói, không thể nào giúp đỡ như thế... như thế là hão huyền.... vả lại nếu có giúp người ta phải giúp cái cần câu chứ chẳng ai lại cho con con cá....
    Thế nhưng ở phần trên chính bạn đã đưa ra ví dụ sau:
    Có lẽ tự những ví dụ trên của bạn cho thấy bạn không nhất quán trong lập trường của mình. Lý dó là bạn tranh luận chỉ để thắng mà không tranh luận để tìm hiểu vấn đề... điều này dẫn tới "vì mục tiêu bất chấp thủ đoạn"... kể cả cưỡng tình đoạt lý....
    Lần cuối tôi khuyên bạn trước khi chỉ trích một cái gì thì cũng nên bỏ thời gian ra tìm hiểu về nó cái đã.... cũng như chủ nghĩa tư bản lớn mạnh là thế mà vẫn phải lập ra những trung tâm nghiên cứu về TRiết học Mác Lênin và CNXH.
    honghoavi
  7. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Tư duy của đồng chí Camis này thuộc loại dùng cái mà mình biết để nói cái mình cóc hiểu là cí gì . KHiến người tranh luận rơi vào tình thế , rất không muốn nói lại nhưng cũng không thể im lặng trước sự ấu trĩ đó . Thành ra
  8. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Một lập luận khác có phần đối lập của nguyen_kien:
    Tôi rất muốn thay thế 3 chữ CTM của nguyen_kien bằng nhóm từ "hợp lý". Như vậy sẽ là: "Con người đã tiến hóa đúng với một tinh thần "hợp lý" và những qui tắc đó tạo nên lương tâm, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua chọn lọc tự nhiên". Vì thật sự, nhân loại tiến bộ không hẳn chỉ nhờ sự hướng thiện mà là nhờ sự đấu tranh phủ định lẫn nhau. Nếu bạn cho rằng như thế là CTM thì tôi đồng ý hoàn toàn với khẳng định của bạn.
    Một đằng, đạo đức là khách quan, đàng khác lương tâm là yếu tố chủ quan. Đến đây tôi muốn phân tích kỹ lập luận của yu. yu lý luận rằng, "một đứa trẻ chưa đi học cũng biết sợ hãi, xấu hổ, khi nó làm điều sai quấy".
    Không biết tôi có hiểu đúng ý của Yu không. Tôi nghĩ điều mà Yu muốn nói đến là điều sau đây. Những gì yu nói giống thế này: "nhân chi sơ, tính bổn thiện". Tôi sẽ đi sâu vào điều này.
    Có một lần, có một người nói với tôi rằng "NHÂN CHI SƠ, TÍNH BỔN ÁC". Hãy suy nghĩ về điều này.
    Tôi biết, điều tôi vừa nói và sắp nói ra đây có thể gây shock cho một số người. Và tôi chờ đợi một sự phản bác đầy giận dữ. Tôi đã chuẩn bị tinh thần.
    "NHÂN CHI SƠ, TÍNH BỔN ÁC". Có thể một vài người sẽ hình dung ra cảnh tượng sau đây: đó là đứa con của Dracula, với 2 chiếc răng nanh nhọn và trắng. Làm sao một đứa bé mới sinh ra đời có thể là kẻ ác ôn được. Quy trình chứng minh của tôi như sau.
    Khi ta nói đến 2 chữ thiện ác, điều đó ngụ ý rằng, có một ý chí tồn tại. Một thằng điên, tâm thần rất khó nói hắn là một kẻ ác hoặc thiện cả. Hắn hoàn toàn mất ý thức. Một đứa bé cũng vậy, khi nó mới sinh ra, nó hoàn toàn không có một ý thức nào cả, tuy nhiên, đứa bé có một tinh thần tồn tại, luôn sẵn sàng đón nhận những sự vật hiện tượng xung quanh với một xung năng rất lớn và từ đây, ý thức từ từ được hình thành. Trong cái tinh thần sơ khai này, nổi bật hơn tất cả là bản năng sinh tồn. Và như mọi động vật khác, đứa bé là một sinh vật dị dưỡng. Điều này có nghĩa là khi nó muốn sinh tồn, đồng nghĩa với việc nó phải loại trừ một mầm sống nào đó gián tiếp hay trực tiếp. Với những quan điểm đạo đức của phật giáo, đây là một điều ác. Dù là mẹ nó cho nó bú sữa thì cũng thế thôi. Dòng sữa đó có được là từ những protein động vật cả thôi. Vì chắc mẹ của đứa bé không phải một tăng ni, ngày ngày chỉ ăn nấm rơm, tàu hủ.
    Chính với lập luận tương tự, tôi không mấy thích thú khi nhìn thấy những phật tử bình dân, nghĩa là loại phật tử vẫn ngày đêm tụng kinh, sám hối, cầu nguyện, tán dương phật pháp khắp nơi và vẫn ngày đêm ăn thịt cá. Thật là một thứ đạo đức nửa vời, vô duyên. Giống như một người bạn nói với tôi thế này. Tao không sát sinh, tao trả tiền để mua đĩa cơm với một miếng sườn khá thơm ngon.
    Đến đây, xin kể ra một câu chuyện có thật mà tôi là một nhân vật trong câu chuyện đó nên đã tận mắt chứng kiến. Tôi có một người bạn, bố bảo cắt cổ gà cho bố thịt đem cúng. Thằng bạn tôi tuy đã lớn những chưa bao giờ cắt cổ gà. Thế là anh ta lóng ngóng, đi tìm một con dao. Thấy nó cùn quá, anh bèn mài lại cho sắc. Mài xong anh bảo tôi cầm cái đầu gà dùm anh để anh cắt cổ gà. Tôi thấy rõ anh rất căng thẳng. Rồi anh cầm con dao, cứa 3 hay 4 cái gì đó vào cổ con gà, thế mà không đứt tí da nào. Mặt anh ấy xanh lè, anh nhắm mắt lại, cứa thêm 2, 3 phát nữa, cổ gà vẫn như cũ. Anh nhẹ nhàng đặt con gà xuống lại và đi ra sân. Tôi đi theo anh ấy. Anh vững tâm lại rồi cười cười nói với tôi: "Tao có một định nghĩa mới về con người, con người là giống loài kỳ lạ, biết thương yêu một con vật trước khi cắt cổ nó". Tôi cười ầm lên rồi nói, mày xứng đáng là một triết gia.
    Đến đây, còn ai nói "nhân chi sơ, tính bổn thiện" nữa không.
    Với những gì tôi nói, con người hiện ra lù lù là một lũ quái ác. Hãy xem một đoạn phim sau đây:
    Khung cảnh hiện ra là một khu rừng đầm lầy nước đọng cách đây hơn 3 vạn năm, những vị tổ tiên của chúng ta đi đi lại lại trước hang động. Bỗng một con nai chạy qua. Các vị tổ tiên có thể nói rằng mừng hơn bắt được vàng (tuy lúc đó, các vị chưa biết vàng là gì nhưng có biết thì cũng thế thôi, lúc đấy thịt nai là cái quí nhất). Các vị cầm theo gậy gộc, giáo mác, cung tên rượt đuổi con nai kia trối chết. Con nai hoảng loạn, chạy bậy rồi rơi vào một đầm lầy, nó lún từ từ xuống cho đến lúc biến mất hoàn toàn. Các vị tổ tiên vừa tức, vừa tiếc và trên hết là đói. Cả ngày rồi, vẫn chưa có gì cho vào bụng cả. Nhưng bỗng có một con thỏ đi ngang. Một vị tổ tiên thiện xạ bắn chết nó, vì không ai trông thấy, vị tổ tiên này đem giấu vào một nơi và khi thuận tiện thì xơi sống luôn. Vì lửa rất lâu sau mới được phát hiện.
    Chúng ta ngày nay, trên cơ bản, hoàn toàn không có gì khác với vị tổ tiên kia. Nhưng ngày nay, chúng ta có những khái niệm mới mà khi xưa không có chẳng hạn: đạo đức, lương tâm. Giải thích cho điều này thì có 2 vế. Thứ nhất, con người đã phát minh ra ngôn ngữ. Thứ hai, giống như nguyen_kien đã nói, xin nhắc lại: "Con người, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã sống, tồn tại và trong số lớn TH, họ đã tiến hoá theo tinh thần "hợp lý" Và những qui tắc đó tạo nên lương tâm, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác , thông qua chọn lọc tự nhiên."
    Điều này ngầm ẩn một ý nghĩa khác. Các chuẩn mực đạo đức ở thế hệ sau sẽ khác với bây giờ. Vậy tưởng tượng xem, trong 1ooo năm nữa các chuẩn mực đạo đức sẽ như thế nào(hay cho 1 tỉ năm nữa luôn, tuổi thọ mặt trời còn chục tỉ năm nữa mà)
    (còn tiếp)
  9. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Nòi ra thì? bà?o là? xùc phàm hay chì? trìch cà nhĂn nhưng nẮu mẶt sự viẶc mà? nòi 'ùng bà?n chẮt thì? khĂng thĂ? cho là? xùc phàm 'ược . Vì như , mẶt con trĂu thì? khĂng thĂ? thươ?ng thức Ăm nhàc 'ược , và? vì? thẮ chì? cò thf?ng ngu mới 'em 'à?n bĂ?u mà? gĂ?y tai trĂu thĂi . Nay cùfng vẶy , càc vì 'em 'ào PhẶt ra tranh luẶn với mẶt kè? khĂng hiĂ?u thẮ nà?o vĂ? 'ào phẶt thẮ cò phà?i là? nực cươ?i khĂng .

Chia sẻ trang này