1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta thoát thai từ đâu ?

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi aovai, 23/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Chăm chỉ đánh máy tiếp đi ao_vai ơi Đang hay mà
  2. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    câu chuyện thật hấp dẫn quá, bạn viết ra đến đâu,tớ ngốn hết luôn. có cách nào để anh em cùng đọc được các tác phẩm của Mun Đa Sép mà không tốn nhiều công sức của các bạn như vậy không nhỉ, ngoài hiệu sách tớ thấy chẳng còn quyển nào. Tớ đề xuất 1 p.a: Nếu các bạn cho phép, anh em đăng kí, nộp tiền, ta phô tô sách hàng loạt cho mọi người cùng thưởng thức những món ăn ngon
  3. aovai

    aovai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    @viethuong279 : tui sẽ cố gắng chăm chỉ, hi hi, cám ơn ông bạn nhắc nhở nhe.
    @takts : đây là loại sách thuộc vào hàng ..."Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm"... Nó kén người đọc lắm. Với lại phải đọc đi đọc lại, mỗi lần đọc lại, tui lại thấy nó có cái mới hơn, hay hơn. (thiệt là may mắn cho tui, được đánh máy lại như vầy). Cho nên tui nghĩ cũng ko cần gấp lắm đâu. Còn nếu muốn đơn giản, thì ta làm sách nói. ai rảnh ngồi đọc, rồi ghi âm lại, vừa nhanh, vừa đơn giản, mà download xuống cũng rất nhanh. Để bữa nào rui rảnh, tui làm thử coi nhe. ( "bữa nào " này coi bộ hơi lâu nhe)
    Còn bi giờ tiếp tục nhe :
    Đức Phật, ngài là ai ?
    Trong các công trình nghiên cứu khoa học mang tính tôn giáo thường sử dụng sách báo khoa học thường thức tiếng Nga hoặc tiếng Anh. Sách báo đó thường do những người có tâm thần (đu-sa) đặc biệt viết, những điều ?onhìn thấy? trong trạng thái bị thôi miên, họ cho là chân lý tuyệt đối. Tiếc thay những người tham thiền và rơi vào trạng thái phấn chấn cao độ chỉ ?onhìn thấy? mỗi một cái mà lại ở các bình diện rất khác nhau, dựa vào các dữ liệu đó rất không chắc chắn. Suy xét như vậy, chúng tôi đã cố gắng dựa vào tư liệu của các bản kinh gốc và trước tác của E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a, người mà ở phương Đông được thừa nhận là Bậc được bí truyền.
    Trở lại nghiên cứu Đức Phật, dẫu sao vẫn có thể kết luận chuyện ngài có mẹ và cha (người Ta-ru) khá là không chắc chắn, còn ý kiến cho rằng, dân thuộc bộ lạc Ta-ru là những người kế tục Đức Phật chắc gì đã là như vậy. Còn nếu dựa vào những hiểu biết của chúng ta về xô-ma-chi và ngoại hình khác thường của Phật, thì không thể loại trừ khả năng Phật đã xuất định từ dưới nước tại một cái hồ gần địa điểm Lum-bi-nhi hoặc Ngài đã ở trên núi gần đó xuống, sau khi đã nhập định trong động. Chúng tôi cho cách lý giải thứ hai đúng hơn, bởi trong tất cả các truyền thuyết về Đức Phật đều có chi tiết khi đã lớn người bắt đầu nhịn ăn, gầy đi và bỏ vào rừng sâu, khi từ đó về với mọi người, Ngài đẹp và khác trước. Không loại trừ khả năng đó hoàn toàn là một người khác, còn mọi câu chuyện về thụ thai trinh bạch đều là bịa đặt.
    Như chúng tôi đã nêu (lạt ma Bôn-pô) trong thời gian 30 000 năm hiện tại trên Trái đất sẽ phải xuất hiện 1002 Phật.
    ?
    Những điều E.P. Bờ-la-vát-cai-a viết về các Đức Phật có thể hiểu theo nhiều cách. Một chi tiết đáng lưu ý là các Đức Phật được gọi là ?ocác nhà Thông Thái lịch sử?, ở một đọan khác (trang 440), E.P. Bờ-la-vát-cai-a viết ?oCác môn đồ nhiệt thành hay những người Thông Thái của chủng tộc thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm cư trú ở dưới đất??. Các khái niệm ?ocác nhà Thông thái lịch sử? và ?onhững người Thông Thái? có lẽ đồng nghĩa. Vậy từ ?ocác môn đồ? cũng đồng nghĩa. Các môn đồ đó là ai ? Trong câu chuyện với các vị lạt ma và đạo sư, chúng tôi hiểu môn đồ là những người sống hàng trăm, hàng nghìn năm và lâu hơn thế trong trạng thái định và định kỳ lại trở lại đời sống bình thường.
    Từ đó suy ra : vị Phật cuối cùng ( và có lẽ cả các vị Phật khác) là môn đồ nhiệt thành đã xuất hiện trên trái đất sau khi xuất định trong Quỹ gen nhân loại. Câu nói của E.P. Bờ-la-vát-cai-a : ?o?Một nhóm gồm chín mười bảy Phật và năm mươi ba ở nhóm khác?? ?" có thể hiểu như trên.
    Chuyện Phật có ngọai hình khác thường có thể lý giải Ngài là môn đồ người Át-lan hoặc môn đồ người Lê-mu-ri (chúng ta cùng nhớ lại câu nói của E.P. Bờ-la-vát-cai-a : ?oCác môn đồ hay các nhà Thông Thái của chủng tộc thứ Ba, thứ Tu và thứ Năm??). Khối kinh nghiệm to lớn của vị Phật cuối cùng, mà trong đời sống trần thế, không có ai dạy Ngài, có thể cắt nghĩa do Ngài đã am hiểu kinh nghiệm của nền văn minh người Át-lan và người Lê-mu-ri.
    ?
    Cuối cùng E.P. Bờ-la-vát-cai-a gần như nói thẳng Phật là đại diện của chủng tộc thứ Tu, tức Ngài là người Át-lan (trang 280, 281) : ?o? những đường nét và kiểu tính cách được cho là của những vị khổng lồ của chủng tộc thứ Tu? các vị Phật đó, mặc dù đã bị đôi tai dài trễ xuống, cách vẽ tượng trưng làm biến dạng??.
    Mặt khác, không lọai trừ những câu nói của E.P. Bờ-la-vát-cai-a có thể được diễn giải hoàn toàn khác và ý kiến cho rằng, logic của chúng tôi yếu họăc chúng tôi xuyên tạc các sự kiện. Nhưng tất cả các nhà họat động tôn giáo ở phương Đông đều biết về các môn đồ nhiệt thành và thậm chí, như họ nói, vẫn gặp gỡ họ. Sự thật về sự hiện hữu hiện tượng xô-ma-chi ở phương Đông khó bác bỏ. Phật có ngoại hình khác biệt cơ bản để thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước. Phật nắm một lượng kinh nghiệm to lớn? và v.v? Dù vậy vẫn có một lượng thông tin kha khá cho thấy rằng, logic mô tả trên đây có thể tồn tại dưới dạng giả thuyết.
    Nhưng nếu chúng tôi lấy giả thuyết đó làm cơ sở, thì cũng phải lấy giả thuyết về sự tồn tại Quỹ gen nhân loại làm nền tảng. Liệu cái đó có tồn tại thật không ? Chẳng nhẽ song song với chúng ta dưới mặt đất và dưới nước còn có thế giới của những người thuộc các nền văn minh khác nhau ở trạng thái định ? Nhẽ nào Phật đã từ dưới đó đi lên mặt đất ra mắt dân chúng ?
    Tổng kết phần nghiên cứu trình bày trong chương này, chúng tôi cố gắng có một kết luận sơ bộ trả lời câu hỏi : Vị Phật cuối cùng và người có con mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng là ai ?
    Kết quả phân tích ngoại hình của hai vị cho phép nhận định : vị Phật cuối cùng ở giữa người hiện đại và người có hình hai con mắt trên các đền chùa Tây Tạng. Có cả sự thay đổi liên quan tới quá trình chuyển từ đời sống nửa trên cạn nửa dưới nước lên sống trên cạn : thay vì cái mũi hình van (như lỗ thở của loài cá heo) là cái mũi bình thường, không còn mang. Ngoài ra, trong sách của E.P. Bờ-la-vát-cai-a viết rằng : sống trong những căn nhà dưới đất có các môn đồ của chủng tộc thứ Ba (người Lê-mu-ri), chủng tộc thứ Tư (người Át-lan) và chủng tộc thứ Năm (nền văn minh của chúng ta).
    Xuất phát từ các nhận định trên, có thể phỏng đoán vị Phật cuối cùng là người Át-lan, còn người có hình vẽ hai con mắt trên các đền chùa Tây Tạng là người Lê-mu-ri hoặc Lê-mu-ri ?" Át-lan.
    Vậy người Lê-mu-ri và người Át-lan là ai ?
  4. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Ông chủ topic này lười ghê
    Post tiếp đi nào
  5. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Đề nghị bạn ao_vai post tiếp đi lười quá Bao giờ mới đc đọc tiếp đây ???????????
  6. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    tớ vừa mua cuốn "trong vòng tay Sambala".
    thật quá lạ thường
    nhất là khi suy tưởng về không gian, thời gian cong, cũng như các chiều thời gian.
    nếu đó là sự thật thì quả là phi thường, và nên cảm nhận bao la vô tận thế giới nội tâm sao đây?
    quá đỗi phi thường, nhưng không phải xa lạ.
    tớ rất muốn được đọc thêm về Mun Đa Sép để hiểu và chia sẻ nhiều hơn. hiện giờ tớ chỉ tìm thấy duy nhất quyển này ngoài hiệu, các bạn, ai có những thông tin, tác phẩm khác xin cùng được chia sẻ, để cùng nhau hiểu thêm thế giới Mun Đa Sép.
    nếu cần, ta sẽ phô tô cả bộ cho những bạn khác có nhu cầu đọc.
    xin chia sẻ.
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    giá có cả cuốn của Blavatskaia thì hay nhỉ.
    Bạn có cuốn Trong vòng tay Sambala thì có thể gõ lên đây cho mọi người cùng đọc được không? Tớ cũng rất quan tâm đến những quyển sách như thế này. Có lẽ bắt đầu từ khi đọc quyển Tây Tạng.
  8. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    bạn nào thực sự có nhu cầu, điện cho tớ-0915321679, tớ đi phô tô hộ cho. tớ ở Hà Nội. tớ không có thời gian để post bài dài lên đây. đó là 1 tác phẩm thú vị
  9. lsb108

    lsb108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    đã từng đọc một cuốn của lão này, phần tiếp theo của "chúng ta thoát thai từ đâu"
    mới đọc thì thấy đầy hứng thú. Đọc đến gần hết thì tự nhiên thấy nhảm nhí chưa từng thấy.
    Ai muốn đọc cuốn :bức thông điệp bi thảm của cổ nhân thì giả đây 32k, tiền mua sách, có khuyến mãi một ly nước mía. khuân nhanh lên, kẻo hết.
  10. NicholasChan

    NicholasChan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    mình đang cần 2 cuốn sách " trong vòng tay Sambala " , và " chúng ta thoát thai từ đâu " của ông ê rơ nơ mun đa sep này nhưng kiếm hoài ko có ,ai có cho mình mượn photô nhé , là người nghiên cứu Huyền học nên mình muốn biết ông ta đã biết gì về cái xứ Tây Tạng- nơi mệnh danh Địa Linh của Thế Gíơi này , và cũng là nơi có ngọn PoTaLa ( Phổ Đà Sơn ), tương truyền là trú xứ của Đức Quan Thế ÂM Bồ Tát ( Avalokithesvara )..
    mình ở tphcm , http://360.yahoo.com/nicholas_chan17

Chia sẻ trang này