1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

    CHUYÊN MỤC NÀY XIN TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG VÀ PHẪU THUẬT ĐẦU MẶT CỔ.
    Chúng tôi là một nhóm các BS Nội trú Bệnh viện Chuyên ngành Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ xin phép được lập nên chuyên mục này nhằm đem những kiến thức mình đã được học và thực hành hàng ngày góp phần phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân bằng cách tư vấn cách thức giải quyết các thắc mắc của các bạn trên cơ sở khoa học rõ ràng và chuẩn mực theo đúng xu hướng phát triển của chuyên ngành trên thế giới. Nếu có những điều vượt quá tầm hiểu biết của chúng tôi thì trên cở sở hàng ngày tiếp xúc với các GS; PGS; TS đầu ngành TMH và PT Đầu Mặt Cổ của Miền Bắc, chúng tôi sẽ nhờ cậy tới sự giúp đỡ của các thầy cô để cố gắng đưa tới các bạn những thông tin khoa học nhất.
    Vậy kính mong sự giúp đỡ của quý vị:
    1. Chỉ post vào đây những thắc mắc thực sự cần tới sự tư vấn chuyên môn của chúng tôi.
    2.Không post những mách nước theo kinh nghiệm truyền miệng dân gian.
    3.Không post những bông đùa làm loãng môi trường khoa học và đi ngược lại mục đích, tôn chỉ hành động của chuyên đề.
    4.Xin các bạn đọc toàn bộ những hỏi đáp đã có trước đó để vừa nâng cao kiến thức cho mình vừa để biết là mình sẽ cần phải hỏi thêm những gì, kể thêm những gì ... giúp cho chúng tôi được biết rõ ràng cặn kẽ về những khó chịu của các bạn và đưa ra được lời tư vấn xác đáng, không bị rơi vào tình trạng tư vấn chung chung.
    5.Các bạn không là BS thì xin không đưa ra tư vấn về mặt biện pháp giải quyết cụ thể cho người khác đang có khó chịuvà cần một lời tư vấn chính xác.
    CHÚNG TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ GIÚP ÍCH CHO CÁC BẠN!
    HÀ NỘI, NGÀY 16-3-2006
    CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG BÁC SĨ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN CHUYÊN NGÀNH TAI MŨI HỌNG VÀ PHẪU THUẬT ĐẦU MẶT CỔ
  2. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    HÓC XƯƠNG CÁ CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI ĐƯỢC KHÔNG?
    Trong đời ai mà chả có lần hóc xương cá, dân gian còn có bao nhiêu bài chữa mẹo dành cho hóc xương cá vẫn còn lưu truyền đến ngày nay như ăn rau, nuốt cơm cục, gõ đũa cả trên đỉnh đầu, uống ực một ngụm nước to.... Giá trị thực sự của các bài chữa mẹo ấy như thế nào? Nếu bị hóc xương cá thì bạn có làm theo các bài chữa mẹo ấy không?
    Xin kể với các bạn một ca bệnh hy hữu mà bản thân tôi đã được kinh hoảng trải nghiệm. Mong rằng khi đọc xong, các bạn sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân khi bị hóc xương cá.
    Đó là một buổi trực tại bệnh viện trong một ngày thứ 7 cách đây gần 3 tuần. Khoảng 15h chiều, chúng tôi nhận được giấy mời hội chẩn của Bệnh Viện Việt Đức: trong đó mô tả có 1 bệnh nhân đang nguy kịch bởi máu đang trào ra rất nhiều từ hai mũi và miệng. Do thông tin cung cấp không đầy đủ nên tua trực xác định đây là một ca chảy máu mũi thông thường và với một ca như vậy thì chỉ cần một tay lơ mơ mới vào nghề TMH chưa được 5 năm như tôi là giải quyết ngon lành. Và tôi hăm hở mang bộ đồ nghề nhét meche mũi đi lên Việt Đức với ý đồ làm xong việc sẽ nán lại một chút xem các ông bạn của tôi cùng học Nội trú đang làm ăn như thế nào (ý đồ vậy chứ thực ra cũng khó gặp chúng nó lắm vì có lẽ đã trở thành lối mòn rồi nên dân Ngoại khoa vẫn nhìn bọn TMH với nửa con mắt rằng chúng bay chỉ có biết mỗi chuyện cắt Amydal và móc họng con nhà người ta mà vẫn thu được tiền).
    Trên đường đi, tranh thủ khai thác bệnh sử tôi được biết sự thể là như vầy:
    Bệnh nhân nữ khoảng 55 tuổi quê ở Nghệ An cách đó 1 ngày có nôn ra một ít máu ít thôi và có cảm giác vướng vướng trong họng. Đến Khoa TMH Nghệ An khám, cô con gái kể cách đó 4 ngày, bệnh nhân có bị hóc xương cá, đã ăn một miếng cơm cục to để xương trôi đi rồi sau đó đã ăn uống trở lại bình thường như không có gì xảy ra. Khoa TMH Nghệ An chẩn đoán theo dõi dị vật thực quản cổ xương cá ngày thứ 5 (trên phim cổ nghiêng không thấy có hình ảnh dị vật cản quang, không dày phần mềm trước cột sống cổ, không có hình ảnh mức dịch-khí, không mất chiều cong sinh lý của cột sống cổ) và quyết định Nội soi thực quản ống cứng kiểm tra. Nhưng khi ống nội soi đi qua cung răng thì đã thấy trong hạ họng đọng máu đỏ tươi, hút sạch lại thấy ri rỉ chảy ra. Các BS TMH Nghệ An ngừng soi và chuyển ra BV TMH TW với chẩn đoán Dị vật thực quản ngực xương cá ngày thứ 5 có biến chứng Rò vào cung động mạch chủ ngực.
    Tại BV TMH TW, qua khai thác bệnh sử, chụp lại XQ cổ nghiêng và ngực thẳng nghiêng (không thấy gì bất thường) và soi thanh quản hạ họng gián tiếp qua gương thấy có máu đỏ tươi đọng ở xoang lê hai bên, các BS tua trực một vài ngày trước tua của tôi (đấy là theo sự khẳng định từ phía Việt Đức) đã thống nhất với chẩn đoán của TMH BV Tỉnh Nghệ An và gửi bệnh nhân lên Việt Đức để can thiệp do tổn thương mạch máu lớn nguy cơ tử vong bất kỳ lúc nào.
    Tại Việt Đức trong khi đang được tiếp nhận tại Khoa Khám bệnh thì bệnh nhân đột ngột nôn ào ra máu đỏ tươi lẫn máu cục và dịch dạ dày, đồng thời bệnh nhân có biểu hiện tiến triển rất nhanh đến tình trạng sốc mất máu. Tua trực của Việt Đức chẩn đoán: Sốc mất máu do dị vật thực quản ngực ngaỳ thứ 5 gây rò cung động mạch chủ ngực. Những ca bệnh như thế này thì Việt Đức đã gặp nhiều lắm và hầu như là phương thức giải quyết đã được chuẩn hóa thành quy trình rồi nên qua thống nhất ý kiến tua trực đi đến quyết định: Mở ***g ngực kiểm tra, phục hồi động mạch tổn thương và nội soi thực quản ống mềm gắp dị vật. Ca mổ được tiến hành bắt đầu từ 9h sáng.
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    HÓC XƯƠNG CÁ CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI ĐƯỢC KHÔNG?
    Tại Việt Đức trong khi đang được tiếp nhận tại Khoa Khám bệnh thì bệnh nhân đột ngột nôn ào ra máu đỏ tươi lẫn máu cục và dịch dạ dày, đồng thời bệnh nhân có biểu hiện tiến triển rất nhanh đến tình trạng sốc mất máu. Tua trực của Việt Đức chẩn đoán: Sốc mất máu do dị vật thực quản ngực ngaỳ thứ 5 gây rò cung động mạch chủ ngực. Những ca bệnh như thế này thì Việt Đức đã gặp nhiều lắm và hầu như là phương thức giải quyết đã được chuẩn hóa thành quy trình rồi nên qua thống nhất ý kiến tua trực đi đến quyết định: Mở ***g ngực kiểm tra, phục hồi động mạch tổn thương và nội soi thực quản ống mềm gắp dị vật. Ca mổ được tiến hành bắt đầu từ 9h sáng.
    Nhưng điều oái oăm đã xảy ra khiến Việt Đức không xác định được phương hướng giải quyết tiếp. Đó là khi mở ***g ngực tìm từ ngoài tìm vào thì ***g ngực hoàn toàn bình thường, bộc lộ động mạch chủ ngực thì hoàn toàn bình thường, không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ tổn thương mạch máu. Nội soi ống mềm tìm từ trong lòng thực quản tìm ra không thấy có dị vật, không thấy có tổn thương niêm mạc. Trong khi đó bệnh nhân vẫn liên tục chảy máu ra ngoài từ miệng và mũi (bệnh nhân mở ***g ngực nên được nằm ngang trên bàn) với số lượng rất nhiều và tốc độ rất nhanh khiến nội soi gặp rất nhiều khó khăn (chỉ xác định được vị trí rỉ máu ở ngay sát phía trên của miệng thực quản, không biết ở chỗ nào chính xác nên dù đã sử dụng clamp mạch máu kẹp qua nội soi vẫn không cầm được máu - một y tá đã được giao nhiệm vụ cầm ống hút để cứ 15-30 giây lại hút sạch máu trong khoang miệng và họng của bệnh nhân tránh cho máu chảy ra bàn mổ ); huyết áp bệnh nhân luôn có xu hướng tụt rất nhanh và cho đến lúc 14h chiều thì đã được truyền 4lít rưỡi máu (khoảng 18 đơn vị máu) và không rõ chính xác số lượng đơn vị Plasma. Kíp mổ đã mời hội chẩn BS cọc I và đi đến quyết định mời TMH đến giải quyết tình trạng chảy máu đồng thời giải thích tính chất nguy kịch của bệnh nhân cho người nhà.
    Với lượng thông tin như vậy thì tôi xác định sơ bộ là tổn thương gây chảy máu tại hạ họng và nhiều khả năng là ở đáy xoang lê. Nghĩ vậy rồi tôi hoảng thực sự bởi trong đêm mùng 1 Tết Âm lịch vừa rồi, thầy của tôi là BS Nguyễn Đình Phúc, cựu Nội trú TMH khóa 2, trực Thường trú đã được mời đến bệnh viện giải quyết một ca bệnh chảy máu ở vị trí gần tương tự, bệnh nhân vẫn còn cười nói vô tư và thầy đã phải làm suốt từ 8h tối đến 2h sáng mới cầm máu xong và giải quyết xong nguyên nhân trong điều kiện có đầy đủ dụng cụ cần thiết và có tới 3BS khác trong tua trực cùng tham gia huống hồ tôi kinh nghiệm còn quá ít ỏi, bệnh nhân đang sốc mất bù, thân cô thế cô lại chỉ có bộ dụng cụ nhét meche mũi (nay đã trở nên vô dụng) thì làm ăn được gì, lỡ bệnh nhân chết trong khi tôi đang loay hoay lần mò trong vũng máu thì có lẽ sẽ trở thành ám ảnh suốt đời mất. Móc ĐT ra tìm thì tôi lại không có số của BS trực cọc I và II của mình (tôi trực cọc III là cấp thấp nhất trong các BS tua trực), bí nước tôi gọi cho thầy thì không thấy thầy trả lời máy dù chuông reo rất lâu, tôi đành gọi cho một đàn anh Nội trú TMH trên tôi 11 khóa thì anh khuyên tôi nên quay trở lại BV TMH và mời cọc I đi. Nhưng lúc đó thì ôtô đã bắt đầu đỗ vào trong khuôn viên của BV Việt Đức rồi, tôi báo cáo với anh như vậy và xin ý kiến là tôi sẽ vào xem, bộc lộ điểm chảy máu bằng bộ dụng cụ Soi treo vi phẫu thanh quản trong khi đó anh liên hệ với thầy và tua trực giúp. Được sự nhất trí với phương hướng giải quyết tạm thời như vậy của Đại ca nên tôi ôm khư khư bộ dụng cụ nhét meche mũi (đã trở nên thừa vì sợ mất dụng cụ của BV thì đền ốm) đi vào phòng mổ Việt Đức. Tại cửa phòng mổ tôi thấy có một tốp rất đông người nhà bệnh nhân đang ôm nhau khóc lóc, tình cảnh này tôi đã gặp nhiều lần tại đúng vị trí này khi tôi còn là SV đi học Ngoại khoa ở Việt Đức nên cũng không sốc nhưng thực sự là rất e dè lo lắng nhỡ bệnh nhân chết trên tay mình thì đau đớn cho họ và cũng dằn vặt cho mình lắm lắm.
  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    HÓC XƯƠNG CÁ CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI ĐƯỢC KHÔNG?
    Tại cửa phòng mổ tôi thấy có một tốp rất đông người nhà bệnh nhân đang ôm nhau khóc lóc, tình cảnh này tôi đã gặp nhiều lần tại đúng vị trí này khi tôi còn là SV đi học Ngoại khoa ở Việt Đức nên cũng không sốc nhưng thực sự là rất e dè lo lắng nhỡ bệnh nhân chết trên tay mình thì đau đớn cho họ và cũng dằn vặt cho mình lắm lắm.
    Bước chân đầu tiên khi vào tới phòng mổ là tôi nhìn thấy cảnh tượng khoảng gần 20 BS và y tá đang chờ TMH, bệnh nhân đã được đóng vết mổ mở ***g ngực và đang lòng thòng khá nhiều dẫn lưu cùng các loại đường truyền, máu bệnh nhân vẫn chảy ra ngoài bàn mổ dù chị y tá đã hút luôn tay. Câu chào đón của Việt Đức đó là: "Em làm được gì thì làm, không làm gì thì bệnh nhân sẽ chết, làm thì may ra bệnh nhân có cơ may sống sót, nếu bệnh nhân sống thì em thành anh hùng, nếu bệnh nhân chết thì cũng không ảnh hưởng gì đâu vì đã giải thích kỹ lưỡng cho người nhà về tình trạng nặng bệnh, người nhà đã hoàn toàn chấp nhận và thông cảm với trở ngại đang vấp phải từ phía bệnh nhân của các BS rồi".
    Tôi chưa bao giờ phải gánh một gánh nặng trách nhiệm tới mức đó bao giờ và lúc này lại chỉ có một mình thì bố tôi cũng không gánh nổi. Tôi quay ngoắt ra ngoài và nói:'' Cọc I giao cho em nhiệm vụ đi nhét meche mũi và đã dặn nếu là chảy máu mũi thì làm, không phải là chảy máu mũi thì thì đi về. Em thấy đây không phải là trường hợp chảy máu mũi nên em xin phép em về báo cáo lại cọc I".
    Ngay lập tức, tôi bị nói gần như tát nước vào mặt rằng:" Cậu đi hội chẩn cái kiểu ******** gì thế? Cậu có làm không thì bảo ? Cho tôi liên hệ ngay với cọc I của cậu? Tại sao cọc I của cậu lại cử một Nội trú năm cuối đi hội chẩn ca này? Nội trú năm cuối của TMH thì làm được cái kít gì mà cũng bước chân vào đây?"
    Máu nóng dồn hết lên mặt, cảm giác Nội trú TMH bị coi thường quá đáng, tôi căng giọng:" Trong tua trực thì cọc I có quyền phân công nhiệm vụ cho các cọc khác, cọc I giao em đi thì em đi chứ em thích quái gì những trường hợp mà tất cả các cọc ở Việt Đức của các anh chị đã bó tay như thế này. Còn anh chị muốn liên hệ với cọc I TMH thì để em tìm đã".
    Tôi đi tìm số DT theo kiểu bắc cầu, gọi thông báo tình hình và xin ý kiến về dự định tôi sẽ làm như đã xin ý kiến đại ca của tôi lúc ở trên xe ôtô, đồng thời xin cọc I liên hệ với thầy Nguyễn Đình Phúc đến làm ca này; sau đó tôi chuyển máy cho cọc I của Việt Đức. Sau khi hai vị trưởng tua trực trao đổi ý kiến với nhau xong thì tôi được cọc I Việt Đức nhỏ nhẹ (cọc I bao giờ cũng nhỏ nhẹ hơn những cọc khác) rằng trong khi cọc I của em cho người đi mời thầy Phúc thì em vào làm theo những gì em dự định làm đi, cố sao cầm máu cho bệnh nhân để nâng huyết áp lên đã.
    Tôi vào xin bộ dụng cụ Soi treo vi phẫu của vùng thanh quản để làm thì họ không có. Chuyển sang xin ống nội soi thực quản ống cứng để cốt sao bộc lộ được vùng hạ họng thanh quản thì họ cũng không có. Hai loại dụng cụ hữu ích nhất để làm thì không có, tôi bí quá nghĩ bụng: Đúng là các cụ chí lý khi gọi tình cảnh này là "Chó cắn áo rách". Nhìn quanh tôi thấy có chiếc vén lưỡi dùng trong các trường hợp đặt ống Nội khí quản, mừng rỡ túm lấy làm thì đèn của nó không sáng. Tôi điên tiết quạu cọ: "Đèn tối om thế này thì các anh chị đặt Nội khí quản kiểu gì? ". Cả phòng mổ cười ngất rằng họ nhắm mắt cũng đặt được ống nội khí quản cho nên sáng tối đối với họ không quan trọng lắm. Tôi dùng đèn trần để làm thì ánh sáng của nó tòe loe tóe loét trên một diện rộng chừng màn hình TV 24inch trong khi miệng của bệnh nhân vén hết cỡ cũng chỉ rộng khoảng đường kính của chiếc lon bia hộp. Tôi xin đèn Clar thì họ không có, xin đèn đầu thì họ bảo chỉ có phẫu thuật mạch máu mới có và phải chờ đi lấy . Mượn bộ nội soi ống mềm để tìm trên màn hình thì camera bị trục trặc, họ sửa thế nào thì sửa nó vân không cho tín hiệu ra monitor, họ phải cho người đi vào kho tìm thay camera khác. Tôi đành gọi lấy dùng tạm chiếc đèn ắcquy dự phòng sự cố mất điện của họ để dùng. Xin ống hút nhỏ đường kính 4mm để làm thì họ cũng không có, họ chỉ cố ống hút đường kính cỡ ngón tay cái mà thôi.
    Vậy đành phải làm bằng những thứ gì mình có thôi. Tôi hút sạch máu, vén lưỡi tìm lấy bỏ hết máu cục máu đọng thì thấy hạ họng có hai clamp mạch máu bằng kim loại, mỗi bên một cái. Máu cứ ràn rụa trên bề mặt niêm mạc hạ họng và dâng lên rất nhanh khiến cho tôi không kịp quan sát, Tôi gọi 2 Nội trú Ngoại vào và yêu cầu chúng nó phụ cho tôi: một thằng cầm đèn, một thằng giữ vén lưỡi cố định ở vị trí mà tôi giao cho nó. Một tay tôi cầm ống hút một tay tôi cầm pince mạch máu dài khoảng 30cm vừa hút tìm vừa vén niêm mạc thành họng sau đồng thời nhăm nhăm sẽ cặp ngay nếu thấy điểm chảy. Tìm kỹ bên phải không thấy. Tìm sang bên trái thì thấy máu cứ đùn xối xả từ xoang lê bên phải sang bên trái và không quan sát được gì cả. Quay trở lại tìm kỹ hai ba lần vẫn không thấy bên phải có điểm chảy. Tôi dừng lại, ngửa đầu bệnh nhân hết cỡ, đặt và cố định vị trí dụng cụ đưa cho mấy bạn kia giữ rồi tìm lại. Bên phải không thấy gì, bên trái thì máu cứ ràn rua ràn rụa rất khó chịu vì nó không cho người ta có đủ thời gian quan sát. Tôi nâng hết cỡ ống hút lên để vén niêm mạc ra phía trước, hạ pince vén hết cở niêm mạc xoang lê ra sau thì phát hiện thấy máu phụt phụt ra từ niêm mạc thành bên ngoài xoang lê (T) tại vị trí ngay sát sạt đáy xoang lê theo nhịp mạch đập, thả trùng tay xuống thì không thấy tia máu phụt nữa mà máu cứ đùn lên rất nhanh từ đáy xoang lê. Dùng pince cặp thì máu lại đùn ra ở bên cạnh, cặp lại thì máu lại đùn ra từ vị trí khác nữa đồng thời tổ chức niêm mạc mủn nát nằm lại giữa hai mỏ pince. Kiểu chảy máu khó chịu này giống hệt như đường ống nước đi ngầm trong tường bị vỡ, làm ngấm nước cho cả một mảng tường và nó phụt ra ở bất kỳ một kẽ nẻ nào có ở trên tường. Tôi đặt lại cái vén lưỡi, ép sát và nâng nó lên trên ra trước thì thấy máu ngừng chảy. Cân nhắc tính chất mủn nát của tổ chức xung quanh điểm chảy, tôi không dùng pince nữa mà cứ ngồi ôm cái vén lưỡi giữ cho máu không chảy nữa. Ngay lập tức, huyết áp bệnh nhân lên ngay và duy trì được ở mức bình thường một cách ổn định. Lúc đó là 16h, tin tôi đã khống chế được tình trạng chảy máu một cách dù là tạm thời loang ra rất nhanh các phòng mổ khác và các BS Ngoại khoa đổ xô lại, nhờ tôi chỉ cho điểm chảy máu mà mấy tiếng đồng hồ trước đó họ loau hoay không sao tìm được. Họ nhìn xong bắt đầu chất vấn tôi là bước tiếp theo sẽ làm gì chứ chả lẽ cứ ôm khư khư mãi như vậy. Tôi nói:" Em chỉ biết bước tiếp theo là mở cạnh cổ, bộc lộ mạch máu và tìm xem nó chảy ở đâu thì buộc lại vì tính chất chảy của động mạch bị tổn thương là đã quá rõ ràng". Họ nói luôn:" Vậy thì em làm luôn đi, bọn anh phụ cho em".
  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    HÓC XƯƠNG CÁ CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI ĐƯỢC KHÔNG?
    Lúc đó là 16h, tin tôi đã khống chế được tình trạng chảy máu một cách dù là tạm thời loang ra rất nhanh các phòng mổ khác và các BS Ngoại khoa đổ xô lại, nhờ tôi chỉ cho điểm chảy máu mà mấy tiếng đồng hồ trước đó họ loau hoay không sao tìm được. Họ nhìn xong bắt đầu chất vấn tôi là bước tiếp theo sẽ làm gì chứ chả lẽ cứ ôm khư khư mãi như vậy. Tôi nói:" Em chỉ biết bước tiếp theo là mở cạnh cổ, bộc lộ mạch máu và tìm xem nó chảy ở đâu thì buộc lại vì tính chất chảy của động mạch bị tổn thương là đã quá rõ ràng". Họ nói luôn:" Vậy thì em làm luôn đi, bọn anh phụ cho em".
    Tôi choáng vì mở cạnh cổ dẫn lưu ổ áp xe của vùng cổ tôi đã được chứng kiến chứ chưa tự làm bao giờ. Còn mở cạnh cổ, bộc lộ rộng rãi tìm vị trí tổn thương mạch máu thì tôi mới chỉ đọc lướt qua chứ chưa bao giờ được chứng kiến đừng nói chi đến làm. Máu me tùm lum tôi không ngại nhưng đụng chạm vào vùng cổ thì tôi không thể điếc không sợ súng như họ được.
    Các cấu trúc của vùng cổ là rất bé nhỏ và chức năng chi phối của chúng là rất tinh vi, chỉ cần kéo căng dãn quá mức thôi chứ chưa nói đến làm đứt đã gây tổn hại cho cơ quan được chi phối và làm giảm sút chất lượng cuộc sống đi nhiều lắm rồi nên phẫu thuật Đầu Mặt Cổ là phẫu thuật vừa phải đảm bào giải quyết bệnh tích vừa phải đảm bảo duy tri được chức năng cơ quan. Phải hiểu rất kỹ về giải phẫu và chức năng sinh lý của các cấu trúc vùng cổ, phải phụ thật nhiều và làm quen dần từng bước một mới dám hiên ngang tự mình vung dao kề cổ bệnh nhân. Tôi mới chỉ phụ được ít ca, hiểu biết chưa sâu nên tuyên bố: " Em chịu không làm được, tạm thời em cứ giữ thế này để khống chế nó đã còn các anh gọi cọc I bọn em cho xe đón thầy em đến nhanh chừng nào thì bệnh nhân tốt chừng ây". Họ một mặt làm theo tôi đề nghị, một mặt họ thúc giục tôi: " Đã có hướng giải quyết thì giải quyết nhanh giúp họ giải phóng bàn mổ đi vì ca mổ đã kéo dài quá lâu rồi và còn rất nhiều bệnh nhân khác đang chờ". Lúc đó thầy tôi đang ttrên đường đến rồi nên tôi càng vững dạ...cóc thèm làm, kệ cho các ông nói ngọt nói nhạt chứ kỳ thực là tôi cóc dám làm.
    Khi thầy Phúc đến là 16h40, sau khi đánh giá vị trí điểm chảy, thầy chỉ đạo và hướng dẫn đường đi nước bước cho kíp phẫu thuật mạch máu của Việt Đức mở bộc lộ động mạch cảnh ngoài, bộc lộ rộng rãi lên trên và xuống dưới, mở rộng ra xung quanh tìm thì phát hiện ra có một ổ hoại tử của cổ bên ăn dò vào xoang lê (T) và ăn dò vào động mạch giáp trên. Tìm kỹ lưỡng không thấy còn xương cá, nhiều khả năng nó chỉ là một xương răm rất nhỏ (vì niêm mạc xoang lê không có vết tổn thương) đã bị hoại tử hoặc do áp lực của dòng máu nó đã bị đẩy bật vào trong họng và bệnh nhân đã nuốt đi mất. Đến đây thì kíp phẫu thuật mạch máu đã có thể tự giải quyết được vấn đề. Đến 17h thì tôi đã rút bỏ được cái vén lưỡi ra ngoài, xoa bóp cánh tay mỏi nhừ vì co cơ tĩnh suốt gần một giờ đồng hồ. Dân tình Việt Đức ngỏ lời mời dân TMH đi uống bia mừng thành công nhưng thầy tôi bận xin khất đến hôm khác dù họ đã mời đi mời lại. Người nhà bệnh nhân cả nam lẫn nữ mừng quá cũng ôm nhau khóc nức nở. Thầy trò chúng tôi ra về và được dân Ngoại khoa nể phục lắm - điều đó ve vuốt lòng tự ái của tôi rằng từ nay Nội trú TMH chắc sẽ không còn bị coi thường nữa. Thời gian thầy trò chúng tôi làm việc cộng lại chỉ bằng 1giờ và giải quyết ngay vấn đề trong khi họ mất 7giờ chỉ để đi tìm điểm chảy máu mà không ra. Vấn đề là ở chỗ họ không quen với kiểu chảy máu trong một khoang chật hẹp của riêng TMH và PT Đầu Mặt Cổ và tuy không phải là vỗ ngực tự khen mình đâu nhưng đúng là chúng tôi cũng có thế mạnh riêng mà thiên hạ không nên quá coi thường.
    Tổng cộng bệnh nhân đã truyền 45 đơn vị (mỗi đơn vị là 250ml) gồm 23 đơn vị Plasma và 22 đơn vị máu, ngoài ra chưa tính đến số lượng Ginger lactate, Gluose, NaCl trong khi tổng lượng máu trong cơ thể bệnh nhân ước chừng 16 đơn vị máu.
    Chẩn đoán sau mổ là : Sốc mất máu trên bệnh nhân dị vật hạ họng xương cá ngày thứ 5 biến chứng hoại tử thành bên hạ họng gây rò vào động mạch giáp trên bên trái.
    Sau một thời gian được các Cao thủ Gây mê Hồi sức bệnh viện Việt Đức điều trị, bệnh nhân đã thoát được tình trạng rối loạn đông máu sau mổ và đã ra viện cách đây ít ngày.
    Lan man qua một ca bệnh kinh hoàng như vậy. Mong các bạn khi bị hóc xương thì đừng làm gì cả mà hãy đến ngay với dân TMH chúng tôi. Một khi xương đã cắm thì càng nuốt cơm cục, miếng hoa quả to...càng gây hại do đẩy sâu mảnh xương lẩn sâu vào trong niêm mạc hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng. Các bạn đến với chúng tôi sớm ngay sau khi hóc xương thì việc lấy xương ra sẽ trở nên là một việc đơn giản và không cần phải lên Việt Đức. Xin chào các bạn!
    Chúng tôi là những bác sĩ Nội trú Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ
  6. red_79

    red_79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [Kính chào bác sĩ, tôi có con gái cháu được 29 tháng, nặng 12,5 kg.Cháu ho khoảng 20 ngày đi khám bs nhi chuẩn đoán bị viêm amiđan hai bên cho uống Ceiixime 200 ngày 3/4 viên x 2 lần,bricanyl ngày 5mlx2, và thuốc chông viêm.Nhưng tôi muốn hỏi Bs là uống thuốc kháng sinh trên có nặng quá không , tôi đinh thay bằng thuốc zithromax có được không ạ ?
    Xin chân thành cảm ơn bác sỹ, tôi cung mong BS cho tôi một số kinh nghiệm trong việc dùng thuốc cho trẻ.
  7. MrKien_Trung

    MrKien_Trung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    1.714
    Đã được thích:
    0
    [Kính chào bác sĩ, tôi có con gái cháu được 29 tháng, nặng 12,5 kg.Cháu ho khoảng 20 ngày đi khám bs nhi chuẩn đoán bị viêm amiđan hai bên cho uống Ceiixime 200 ngày 3/4 viên x 2 lần,bricanyl ngày 5mlx2, và thuốc chông viêm.Nhưng tôi muốn hỏi Bs là uống thuốc kháng sinh trên có nặng quá không , tôi đinh thay bằng thuốc zithromax có được không ạ ?
    Xin chân thành cảm ơn bác sỹ, tôi cung mong BS cho tôi một số kinh nghiệm trong việc dùng thuốc cho trẻ.

    Em lad Dược Sỹ có trả lời được không???
    Thứ 1, viện Nhi Thuỵ Điển nổi tiếng là kê thuốc quá mạnh, nên bác NÊN HOI Ý KIÊN NGƯỜI THÂN LÀ THẦY THUỐC sau khi khám ở đó.
    Thứ 2, Có điên mới uống Ceiixime 200 *3-4viên/ngày. Hoạt chất của cái này tôi nghĩ là Cefixime 200mg, cái này giỏi lắm uống 1 viên thôi. Người lớn thì 2 viên. Đây là 1 kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, Con bác mới có gần 3 tuổi, tốt nhất không nên dùng loại thuốc viên mà nên dùng loại Siro. Thuốc kháng sinh Siro rất có uy tín trên thị trường có cùng hoạt chất vơi loại thuốc mà BS kê cho con Bác là Siro Cifex - Hãng Dược Phẩm Aegis - Do công ty Hapharco phân phối. Loại này bán đầy ngoài chợ thuốc, giá khoảng gần 80k/lọ.
    Zithromax - Hoạt Chất là Azithromycine, đây cũng là một loại KS tương đối mạnh nên bác cũng không cần SD đâu bác ạ. Bác nên nghe theo em BÁc nhé.
  8. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Thân gửi bạn Red 79!
    Cũng mong được giúp đỡ cho bạn và cháu bé nhưng do không được khám cụ thể nên chúng tôi không thể đưa ra ý kiến như bạn đề nghị. Vậy nếu tình hình cháu bé không có tiến triển tốt thì đề nghị bạn cho cháu bé đến khám tại Khoa Khám bệnh hoặc Khoa TMH Trẻ em B3 Bệnh viện TMH TW số 78 Giải Phóng Hà Nội để chúng tôi có thể thăm khám và qua đó sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc cụ thể được chính xác. Chào thân ái!
    Thân gửi bạn Mr Kiên-Trung !
    Mong là bạn sẽ đọc lại và tôn trọng những đề nghị của chúng tôi về mục đích, tôn chỉ hành động của chuyên mục này!
    Pháp luật không cho phép một Dược sĩ được quyền kê đơn hay ra một chỉ định dùng thuốc cụ thể dưới bất kỳ một hình thức nào; không cho phép một BS được quyền bán thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên do ý thức thực hiện pháp luật của nhiều người không tốt nên đã xảy ra tình trạng BS thì đi bán thuốc còn Dược sĩ thì lạm quyền kê đơn. Bản thân chúng tôi khi chưa thăm khám trường hợp cháu bé cụ thể này thì cũng thận trọng không đưa ra một lời khuyên dùng thuốc cụ thể. Vậy mong bạn dược sĩ không nên dùng danh từ chợ thuốc để tự hạ thấp uy tín nghề nghiệp của chúng ta.
    Trong lời thề Y học, chúng tôi đã từng thề thì có một điều là: không được phép hạ thấp uy tín của đồng nghiệp. Việc Bệnh viện Nhi Quốc gia dùng thuốc như thế nào thì có các BS tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật khi ký tên mình vào tờ đơn thuốc quyết định cho bệnh nhi dùng các thuốc cụ thể với những liều lượng cụ thể. Vậy kính mong bạn sẽ không làm hoang mang những bạn khác khi họ đọc những thông tin do bạn đưa ra.
    Mong rằng bạn trên tinh thần những người làm khoa học Y học chân chính sẽ thông cảm với những ý kiến đề nghị tới bạn của chúng tôi! Xin chân thành cảm ơn!
    KÍNH MONG CÁC BẠN KHÁC KHI QUYẾT ĐỊNH VIẾT TIN TRẢ LỜI TRONG CHUYÊN MỤC NÀY THÌ XIN ĐỌC KỸ MỤC ĐÍCH, TÔN CHỈ HÀNH ĐỘNG CỦA CHUYÊN MỤC ĐỂ CHUYÊN MỤC TRỞ THÀNH MỘT NƠI THAM KHẢO THÔNG TIN KHOA HỌC CHÂN CHÍNH VỀ CHUYÊN NGÀNH TAI MŨI HỌNG VÀ PHẪU THUẬT ĐẦU MẶT CỔ! CHÚNG TÔI RẤT MONG ĐƯỢC CÁC BẠN GIÚP ĐỠ!
    Chúng tôi là những BS Nội trú bệnh viện Chuyên ngành Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ!
    duchieu2911 thích bài này.
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Mọi thắc mắc cụ thể về các khó chịu vùng tai, mũi, xoang, cổ, mặt, họng như khàn tiếng, nuốt vướng, đau họng, rát họng, thở rít, hóc xương, sặc, ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, đau tai, nghe kém, chảy dịch tai, ngạt mũi, chảy mũi, xì máu mũi, khạc máu, đau mặt, đau mũi, ho, các rối loạn cảm giác vùng cổ và họng, khối u vùng cổ... xin gửi ở chuyên mục này:
    CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG BÁC SĨ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN CHUYÊN NGÀNH TAI MŨI HỌNG VÀ PHẪU THUẬT ĐẦU MẶT CỔ.
    Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
  10. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Thành thật xin lỗi bà con cô bác anh chị em!
    Lập nên chuyên mục này mà chúng tôi đã chưa thông báo đầy đủ về bản thân được kỹ lưỡng và chi tiết khiến cho một số bạn hiểu nhầm.
    Chuyên mục này được thành lập với mục đích tư vấn vì khoa học chân chính. Chúng tôi không làm vì mục đích lợi nhuận. Chúng tôi không quảng cáo cho các phòng mạch tư. Hiện tại có rất nhiều phòng khám tư nhân có trang thiết bị cực kỳ hiện đại và xịn hơn rất nhiều so với các cơ sở công lập, tuy nhiên chúng tôi không làm công việc quảng cáo ấy, kể cả quảng cáo cho phòng mạch mà một số đại ca của chúng tôi tham gia cộng tác.
    Các bạn thắc măc rằng BS Nội trú Bệnh viện là như thế nào? Tại sao các bạn vẫn chỉ nghe nói đến Thạc sĩ, Tiến sĩ, Chuyên khoa I, Chuyên khoa II.
    Xin được thưa rằng:
    Bác sĩ Nội trú Bệnh viện là một hệ Đào tạo Sau Đại học của ngành y được thực hiện trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Hệ Đào tạo này đã được thực hiện tới khóa thứ 30. Mục đích ban đầu là Đào tạo Đội ngũ cán bộ kế cận cho Trường Đại học Y Hà Nội và Các Bệnh viện Trung ương, cho nên những cựu BSNT các khóa đầu tiên giờ đang là những GS, PGS, TS đầu ngành. Các đây một số năm, Bộ Y tế có chủ trương lập nên một hệ Đào tạo Nhân tài chuyên sâu giống như các lớp Tài năng của các Bộ khác. Nhưng khi tham khảo ý kiến các chuyên gia Cố vấn nước ngoài thì họ bảo : tại sao phải vẽ vời như vậy khi mà các anh đang có hệ đào tạo Nội trú đã có bề dày thành tích gần 30 năm qua. Vì vậy Bộ quyết định chính sách đối với Hệ Đào tạo Nội trú Bệnh viện như sau:
    1. Về mục đích đào tạo:
    Đào tạo BSNT BV là nhằm đào tạo đội ngũ kế cận thuộc các chuyên khoa sâu cho Trường Đại học Y Hà Nội và Các BV TW. Tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành trong các chuyên ngành mũi nhọn nhằm tiến kịp với xu thế phát triển của Y học Thế giới.
    2. Về tiêu chuẩn thi tuyển:
    Hệ Đào tạo BSNT BV chỉ cho thi tuyển những Đối tượng có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
    Thứ nhất: Vừa Tốt nghiệp ĐH trong cùng năm tổ chức thi tuyển với bằng Tốt nghiệp loại Khá, Giỏi, Xuất sắc trong tất cả các Trường Đại học Y trên toàn quốc.
    Thứ hai: Không bị kỷ luật gì từ cảnh cáo trở lên
    Thứ ba: Tuổi không quá 27.
    Thứ tư: Môn thi tuyển chuyên ngành phải đạt 7d trở lên cả Lâm sàng và Lý thuyết trong kỳ thi hết học phần thời kỳ học Đại học.
    Thứ năm: Có đủ sức khỏe.
    Mỗi chuyên ngành được phân bố chỉ tiêu đào tạo và công bố cho thí sinh biết trước khi thi ít nhất 2 tháng. Tổng chỉ tiêu đào tạo hằng năm của cả 30 chuyên ngành là 50 chỉ tiêu.
    (tức là mỗi chuyên ngành trung bình chỉ được tuyển gần 2 chỉ tiêu mỗi năm)
    3. Về tiêu chuẩn Trúng tuyển:
    Hệ Đào tạo BSNT BV chỉ xét trúng tuyển những Đối tượng có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
    Thứ nhất: Lấy đủ số chỉ tiêu theo điểm số từ cao xuống thấp cho tới khi đr chỉ tiêu phân bố cho chuyên ngành. (Điểm bài thi tính theo đơn vị 0,25đ).
    Thứ hai: Điểm môn thi chuyên ngành không dưới 7. Các điểm thi các môn khác không dưới 5đ.
    Thứ ba: Không vi phạm Nội quy thi tuyển.
    4.Về môn thi tuyển:
    Gồm 4 môn: Toán Thống kê Y học; Ngoại ngữ (theo trình độ B); Môn cơ sở (Giải phẫu; Sinh lý; Mô-Phôi thai học) , Môn thi chuyên ngành.
    5. Quyền lợi của học viên:
    Một là: Được miễn học phí (250.000đ/1tháng) trong cả khóa học 3 năm.
    Hai là: Được trợ cấp của Bộ Y tế 227.000đ/1 tháng trong suốt khóa học 3 năm.
    Ba là: Được phân phòng ở Nội trú tại Bệnh viện.
    Bốn là: Sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận tất cả các Bằng Tốt nghiệp sau:
    (1) Bằng Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Bệnh viện
    (2) Bằng Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa
    (3) Bằng Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I
    6. Nghĩa vụ của học viên:
    Một: Điểm sàn được tính là đã thi đỗ trong tất cả các kỳ thi của khóa học là 6đ. Riêng môn chuyên ngành là 7đ (ở tất cả các chứng chỉ: Lý thuyết, tay nghề, Lâm sàng của tất cả các phân môn chuyên khoa nhỏ của chuyên ngành)
    Hai: Phải có mặt tại bệnh viện 24/24 giờ. Nhà trường và Bộ Y tế cử cán bộ đi điểm danh bất ngờ nếu vắng mặt 3 lần sẽ bị đuổi học.
    Ba: Không được sinh con trong khóa học. Ai vi phạm sẽ bị đuổi học ngay.

    Sơ bộ về chúng tôi như vậy để các bạn không nghi ngại về tay nghề chuyên môn và Y đức của chúng tôi.
    Mong rằng các bạn sẽ tiếp tục giúp đỡ để chuyên mục sẽ là ngôi nhà của những người cần thông tin khoa học TMH và PT Đầu Mặt Cổ.
    Xin chân thành cảm ơn!

Chia sẻ trang này