1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrhien

    mrhien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Các bác sĩ ui cho em hỏi với huhu, tai phải của em hiện nay hoàn toàn ko thể nghe thấy 1 tí tẹo âm thanh nào cả, em đã bị như thế này khoảng 5 năm này rùi ạ nhưng vì tai trái của em vẫn nghe được nên e cứ trù trừ chưa đi khám. Thực ra năm kia em đã đi khám ở viện TMH ở đường Giải Phóng rùi, em thấy người ta cho em nghe = 1 cái ống gì đó gọi là đo âm thanh nhưng bsĩ đó ko nhiệt tình và chỉ đo cho có vẻ là khám thui, lúc về còn đòi tiền nữa và bảo là ko ai hỏi gì thì ko được nói ra... Lúc đó em còn bỡ ngỡ ít va vấp với đời và cũng nghĩ là mất tiền cho được việc nhưng hoá ra chẳng nên cơm cháo gì. Từ đó em ko tin tưởng lắm vào BV nên ko đi khám nữa nhưng giờ thì em lo sợ về sk của em quá, huhu.
    Em thực sự xin lỗi các bác sĩ chân chính về điều em viết ở trên nhưng đó là sự thật đấy ạ, em ko vơ đũa cả nắm đâu ạ. em viết lên đây hi vọng là các bsĩ chân chính cứu giúp em với ạh.
    Ah mà em bị bệnh về mũi nặng có nguy cơ thành xoang, có phải như thế cũng ảnh hưởng đến tai không ạ??? mà sao em nhỏ thuốc mũi Cortiphenicol nhưng sao nó toàn chảy xuống họng đắng ghét thế ạ, có sao ko ạ???
    Các bác giúp em với nhé, em xin chân thành cảm ơn!
  2. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Thực ra thì tôi cũng thấy rất khó khăn và ái ngại khi gõ những dòng chữ này trả lời và tâm sự về một vấn đề nhạy cảm mà bạn MRHien đã bày tỏ sự không vừa lòng. Xin phép các bạn cho tôi được phá lệ một lần duy nhất để thưa chuyện về vấn đề này trong chuyên mục mà tôi luôn muốn nó chỉ là một chuyên mục khoa học thuần túy. Mong rằng mọi bức xúc tương tự, từ nay trở về sau các bạn bày tỏ trong các chuyên mục phù hợp hơn trong diễn đàn Y tế - Sức khỏe.
    Thưa các bạn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng giống như mọi dịch vụ khác (rửa xe, trông xe, gác cổng, osin...) - tức là muốn sử dụng dịch vụ thì phải trả một khoản tiền gọi là phí sử dụng. Nếu như sử dụng các loại dịch vụ khác, người cung cấp dịch vụ luôn có xu hướng kiếm lợi nhuận tối đa, luôn có thể thay đổi chi phí phải trả kiểu " trông mặt bắt hình dong" - người có vẻ giầu giầu thì nói thách thật cao, ai mua hớ thì tự cho là mình rủi ro, đành chấp nhận thiệt thòi - còn ở dịch vụ y tế, cung cấp dịch vụ đồng nghĩa với việc phải cung cấp với chi phí tối thiểu và người sử dụng dịch vụ càng phải trả ít tiền chừng nào thì càng dễ chịu chừng nấy; nếu như phải trả thêm bất kỳ một khoản tiền nào thêm thì ngay lập tức sẽ có vô số thắc mắc lên án kiện cáo ... Đi mua hàng ngoài siêu thị có mấy ai than đắt rẻ mà chỉ than mua được hay không mua được món hàng mình ưng ý; 10 người đi bệnh viện thì 9 người than bệnh viện xuống cấp tất thảy mọi thứ tức là không hài lòng với chất lượng cung cấp dịch vụ và cả 10 người không ai bận tâm chi đến khoản chi phí mình phải trả cho dịch vụ ấy đã không hề có sự nâng lên trong rất nhiều năm qua mặc kệ cho gas, điện, điện thoại, xăng dầu... tăng giá vù vù theo giá cả thị trường thế giới.
    Lấy một ví dụ để so sánh : tường nhà bạn bị mốc, bạn cần thuê một nhân viên đến nghĩ cách giải quyết, bạn có thể ra ngoài chợ trời lao động thuê một lao động thời vụ , cũng có thể đến một công ty xịn để thuê công ty cử người đến làm. Tùy thuộc trình độ của người mà bạn thuê mà công việc có thể trôi chảy hay không trôi chảy, người ta làm được việc thì tốt không được việc thì thật bực mình và nếu người ta còn vòi vĩnh: "bác cho em xin thêm ít xiền" thì có thể bạn còn sôi máu tống cổ ra khỏi nhà. Nhưng sự bực dọc của bạn cũng chỉ có thời hạn và nó sẽ chấm dứt theo ngày tháng. Vậy sao chuyện đã xảy ra cách 5 năm roài mà mỗi lần nghĩ lại bạn lại thấy bực mình?
    Bạn làm một phép so sánh nữa nhé: bức tường mốc của bạn so với sức khỏe của bạn - chất lượng cuộc sống của bạn đang có vấn đề, đang giảm sút thì cái nào quan trọng hơn?
    Bạn có thể sửa chữa một khoảng tường mốc với 20.000đ được không hay với 20.000đ đó bạn chỉ có thể thuê được một lao động thời vụ chất lượng tay nghề à ơi ngoài chợ trời và hậu quả thì bạn lãnh đủ.
    Số tiền 20.000đ đó hiện nay theo quy định của Nhà nước thì nó đang là chi phí cần và đủ để bạn được khám bệnh một lần tại BV TMH và nếu bạn tái khám trong vòng 1 tuần thì bạn sẽ không cần tiếp tục phải trả tiền.
    Số tiền 20.000đ bạn nộp đó, theo quy định của Bộ Y tế, bv chỉ được giữ lại 28 % để: trả lương nhân viên (BS khám bệnh, y tá rửa và chuẩn bị dụng cụ khám, hộ lý, bảo vệ...), khấu hao máy móc thiết bị dụng cụ nhà cửa, điện nước...
    Các bạn cứ so sánh rồi sẽ tự thấy cách đánh giá của mình về dân Y sẽ khác; các bạn sẽ thấy rõ rằng: chất xám và trách nhiệm với công việc đang được xếp ngang bằng hoặc không bằng được so với nhiều thứ.
    Và chính những người đang hàng ngày làm cái công việc xếp hạng một cách vô thức ấy lại luôn đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dịch vụ cả về tay nghề chuyên môn của nhân viên cũng như là thái độ phục vụ của nhân viên.
    Nếu không vì "sự nghiện ngập đối với nghề nghiệp" - tôi dùng cụm từ "nghiện ngập nghề nghiệp" : để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về thế nào là nghiện ngập đối với nghề nghiệp thì xin mời các bạn đọc truyện:"Tiếng gọi nơi hoang dã" của Jack London về chú chó già ốm bệnh thà chết chứ không chịu rời vòng dây kéo xe trượt tuyết ấy sẽ rõ. Nếu không vì sự nghiện ngập ấy thì không một nhân viên y tế công lập nào có thể mềm mỏng nhẹ nhàng mang lại sự thoải mái khi tiếp xúc cho bệnh nhân, không một nhân viên y tế công lập nào có thể tối đến mở sách vở ra, vào Net tìm kiếm thông tin... để nâng cao trình độ chuyên môn để tiếp tục phục vụ bệnh nhân được tốt, mang lại nụ cười cho bệnh nhân khi họ bước chân ra khỏi cổng bệnh viện.
    Các cụ đã có câu: "Đói đầu gối phải bò" và "Đói ăn vụng, túng làm càn" - tránh làm sao được chuyện này chuyện kia như chuyện đã gây cho bạn sự phiền lòng.
    Ngành Y không cho phép như vậy, BV TMH không cho phép như vậy nên bây giờ quay lại đúng chỗ mà ngày xưa bạn đã có va chạm đầu tiên với đời - bạn không thể nào tìm gặp được người nhân viên ấy nữa đâu.
    Bạn MrHien hãy mạnh dạn tin tưởng vào những điều tốt đẹp còn có trong cuộc sống này để đi khám một lần nữa xem sao. Chúc bạn sẽ không phải va vấp thêm nữa!
    Xin chân thành cảm ơn các bạn!
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 30/05/2006
  3. mrhien

    mrhien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Vâng , em cám ơn bác tranxuanbach rất nhiều ạ!
    Thực ra thì em có a kay gì đâu ạ, tại em cứ nghĩ đến vì việc như vậy mà em ko chữa đc bệnh đến nơi đến chốn và đến bi giờ thì nặng hơn mà. nhưng sao bác vẫn chưa giải thích và tư vấn về bệnh của em ạh.???
    Dù sao thì em cũng cảm ơn bác nhiều và em sẽ đến BV để check ạ.
  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Thời tiết Hà Nội mấy hôm nay khó chịu quá - nóng hầm hập đến 39-40 độ mà chẳng có tẹo gió nào. Tối đến Sở Điện lại còn cắt điện luân phiên để tránh quá tải nữa mới lại càng tệ hại. Người lành còn mệt mỏi nữa là các bạn bị Viêm mũi xoang dị ứng - tui rất mong các bạn thông cảm do bận việc riêng nên thời gian này tôi chưa thể trả lời ngay mọi tin nhắn của các bạn được!
    Thực ra thì cách chữa hữu hiệu nhất đối với Viêm mũi xoang dị ứng là phải tiêm giải mẫn cảm khi các bạn và BS tìm được đúng dị nguyên. Nhưng nếu không tìm được dị nguyên thì cũng đành chịu hoặc do lộ trình điều trị kéo dài tới 6 tháng có dư nên cũng có nhiều bệnh nhân bỏ dở. Ngoài ra trong quá trình điều trị vẫn có thể mắc các đợt cấp tái phát trở lại và cần thiết phải dùng thuốc cắt cơn.
    Tui gõ những dòng này nhằm giúp các bạn chưa có điều kiện đi khám và điều trị dứt điểm theo phương pháp giải mẫn cảm, các bạn đang có những khó chịu trong những ngày thời tiết dở hơi này.
    Để giải quyết ổn thoả một cách tạm thời những khó chịu như:
    Ngứa mũi, mắt
    Hắt xì hơi
    Chảy nước mũi loãng
    Khịt khạc đờm nhày
    Đau đầu âm ỉ vùng mặt và gáy, nặng đầu váng vất
    Mệt mệt khó chịu uể oải
    ........
    do viêm mũi dị ứng mang lại thì phải phối kết hợp các biện pháp giải quyết chứ chỉ dùng đơn thuần một thuốc thì sẽ không bao giờ đạt hiệu quả đâu và dừng thuốc là bị tái phát trở lại ngay.
    Thứ nhất phải cắt cơn dị ứng. Để cắt cơn dị ứng thì phải dùng các thuốc đặc trị nhằm cắt ngang các phản ứng của chuỗi phản ứng mà kết cục của nó là tình trạng viêm dị ứng có biểu hiện trên lâm sàng (cụ thể là hình thành nên những khó chịu cho các bạn). Các thuốc đó có thể dùng thuốc có tác dụng toàn thân - có những thuốc dùng theo con đường giết giặc tại chỗ.
    Các thuốc dùng theo tác dụng toàn thân là các thuốc kháng Histamin H1 với một số dược chất thông dụng như: Acrivastine 8mg; Telfenadine 60mg; Certirizine 10mg; Loratadine 10mg; Desloratadine 5mg; Fexofenadine 180mg... (từ các dược chất này có thể mua các thuốc như Telfast, Clarinase, Loratadine, Dazit, Cetrine, Certrizet, Clarityne, Loratine, Semprex, Zyrtec....). Tuỳ theo liều lượng riêng của từng thuốc mà cân nhắn liều dùng cho từng cá thể. Các bạn có thể tham khảo thêm tại các nhà thuốc (đây là nhóm thuốc mà theo Dược điển Mỹ là có thể dùng được mà không cần có đơn của BS trong khi VN mình cần thuốc gì mua được ngay thuốc đó không cần biết BS là ai). Các thuốc này nên dùng trước khoảng 2-3 giờ trước khoảng thời gian mà các bạn cảm thấy khó chịu nhất trong ngày. (VD bạn cảm thấy hắt hơi nhiều nhất là lúc 19h thì dùng thuốc lúc 16-17h là ngon lành chống chọi với cơn khó chịu).
    Các thuốc dùng cắt phản ứng dị ứng tại chỗ mà theo chúng tôi khá ưu việt là thuốc xịt mũi Flixonase của GSK - các bạn có thể xịt ngày hai lần mỗi lần một hoặc hai nhát xịt cho mỗi bên mũi khi mới chớm có biểu hiện ngứa mũi, buồn buồn trong mũi muốn hắt xì hơi... để chặn cơn ngay từ đầu.
    Để thuốc tác dụng có hiệu quả thì bạn phải đảm bảo thuốc được tiếp xúc trực tiếp tới bề mặt niêm mạc mũi khi xịt. Nghĩa là hốc mũi của bạn phải sạch sẽ, không có nhày mũi bám ứ đọng - nếu không, bao nhiêu thuốc các bạn xịt vào sẽ bám hết trên bề mặt của lớp đờm nhày mủ chứ không tác động được tới niêm mạc và khi các bạn xì mũi đi thì thuốc cũng bị xì ra theo không có ý nghĩa gì nữa.
    Vậy làm cách nào để hốc mũi sạch sẽ được - lúc này vai trò của nước muối sinh lý được phát huy tối đa. Nhưng bạn cũng phải nhỏ thuốc đúng cách thì mới có hiệu quả tối đa được. Nhỏ thuốc mũi đúng cách như thế nào: bạn phải nằm ngửa trên mặt phẳng, đầu ngửa cổ ưỡn tối đa - tốt nhất là nằm trên giường và vươn thõng đầu qua thành giường - nhỏ mũi sau cho bạn có cảm giác thuốc đang chảy lên tới gần mắt (chú ý đừng nhỏ ra ngoài mà thuốc chảy ngay vào mắt đó) là ổn. Nhỏ mỗi bên độ 5 giọt thì bạn ngồi dậy từ từ và xì nhẹ mũi bằng cách bịt mũi từng bên, sau đó lặp lại thao tác đó độ 2-3 lần gì đó. Lúc này hốc mũi hai bên của bạn gần như đã được làm sạch.
    Mũi đã được làm sạch rồi thì có thể xịt ngay Flixonase được không? Cũng không nên vội vàng - bạn thử hít nhẹ một lúc xem có bị ngạt mũi không: nếu không ngạt thì xịt Flixonase, nếu có ngạt thì lúc này nên và cần phải mở rộng đường đi cho thuốc tiếp xúc tới mọi bề mặt niêm mạc. Vai trò của các thuốc co mạch, chống xung huyết tại chỗ như Coldi-B; Xylomethazolin, Naphtazolin ... được phát huy hiệu quả là ở đây. Bạn có thể xịt hai nhát xịt Coldi-B cho mỗi bên hốc mũi - chờ cho đến khi thuốc có tác dụng, tức là thấy mũi đã thở thông thông được một chút thì xì nhẹ mũi để tống khứ những tàn tích cuối cùng của đờm nhày rồi xịt Flixonase.
    Vậy tóm tắt tiến trình điều trị để cắt cơn dị ứng như sau:
    Bước một: Chọn mua một loại thuốc chống dị ứng theo đường toàn thân phù hợp với túi xiền của bạn. Uống trước khi có cơn khó chịu khoảng 2-3 h. Uống với nhiều nước.
    Bước hai: Khi chớm có biểu hiện sẽ có cơn khó chịu thì nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 9 phần nghìn theo đúng cách. Xì mũi cẩn thận nhẹ nhàng.
    Bước ba: Thử độ thông thoáng của hốc mũi.
    Bước bốn: Nếu ngạt thì xịt Coldi-B hoặc nhỏ những thuốc gây co mạch tại chỗ, chống xung huyết khác.
    Bước năm: Xịt Flixonase hai nhát xịt cho mỗi bên mũi.
    Vậy phải dùng thuốc trong bao lâu? Các bạn nên dùng thuốc một đợt khoảng 15 - 20 ngày liên tục thì số cơn sẽ giảm đi và mức độ khó chịu của mỗi lần cũng sẽ giảm đi khá nhiều. Nhưng xin nhắc lại là đây chỉ là biệ pháp tình thế và cái căn bản nhất vẫn nên là : đi khám để tìm dị nguyên và tiêm giải mẫn cảm.
    Ngoài việc cắt cơn một cách tạm thời như thế ra thì còn phải hỗ trợ cho mũi xoang chống chọi với các tác nhân gây dị ứng. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm:
    1.Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.
    2.Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với tác nhân được cho là khởi nguồn của mọi khởi nguồn. (VD như tiếp xúc với máy lạnh là ăn đòn thì hạn chế tiếp xúc với máy lạnh)
    3.Rèn luyện khả năng chống chọi và thích nghi của cơ thể: tập thể thao, YOGA, tập khí công ...
    4.Khám TMH để phát hiện và loại bỏ một số yếu tố được coi là gai kích thích đối với viêm mũi dị ứng. (VD như các dị hình vách ngăn mũi; các dị hình khe mũi giữa....)
    5.Tăng cường chế độ dinh dưỡng (nên chọn chế độ ăn giàu vitamin đặc biệt là VitaminC). Trong những ngày đang bị đợt cấp thì nên uống nhiều nước để giúp cơ thể sản sinh ra đủ lượng nước trong dịch tiết của mũi tránh dịch đó có quá nhiều thành phần nhầy mà sinh ra ứ đọng dịch.
    6. Thứ sáu là một phút dành cho quảng cáo:
    Các bạn nên năng tích cực vào chuyên mục này và post câu hỏi khi có khó chịu - chúng tôi sẽ hết lòng tư vấn và giúp đỡ giải quyết những khó chịu của các bạn!
    Câu hỏi:
    Bạn nào có biết về các biến chứng của Viêm mũi dị ứng là gì và cách thức xử trí ra sao ?
    Xin cùng chia sẻ trong chuyên mục:
    "Câu lạc bộ Viêm mũi dị ứng"
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 21:47 ngày 07/06/2006
  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2

    Từ khóa của Viêm mũi dị ứng là:
    Allergic rhinitis
    Từ khóa của viêm mũi xoang dị ứng là:
    Allergic rhinosinusitis
    Mời các bạn gõ trên Google và cùng tìm hiểu !
    Have a nice hot night!

    [​IMG]
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 07/06/2006
  6. nctdentist

    nctdentist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Chào BS Bách
    Bạn đang làm được những việc thực sự có ích cho nhân dân.
    Xứng đáng với lời thề khi chúng ta tốt nghiệp
    Chúc bạn ngày càng làm được nhiều việc có ích ntn nhé
  7. DinhTrongHieuTMH

    DinhTrongHieuTMH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Anh Bách a! em là bác sĩ mới ra trường được 1 năm!!! vì công việc hiện tại không có thời gian để liên hệ học tập!! anh làm và học tại Viện Tai mũi họng, vậy cho em hỏi là Năm 2006 này thì khi nào khai giảng lớp chuyên khoa định hướng Tai Mũi Họng hả anh? thời gian học là bao lâu và học phí là bao nhiêu? em đang định đi học thêm chuyên ngành này! rất mong sự giúp đỡ của anh!
  8. beshert

    beshert Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    664
    Đã được thích:
    0
    thưa bác sỹ , em lại có việc muốn nhờ bác sỹ đây .
    thời gian vừa qua . tai em lại có vấn đề ( có lẽ là do em đi biển ^^ ) , nên tai bên phải sưng tấy . em đi khám lại thì lần này được khẳng định là : viêm tai giữa cấp .
    sau khi được rửa hút và uống thuốc thì có đỡ đau , nhưng 1 tuần sau lại đau lại , phải tiếp tục đi rửa tai . nhưng sau khi rửa tai vẫn ù ù và thi thoảng vẫn đau .
    liệu có cách nào chữa dứt điểm và chấm dứt tình trạng 4-5 ngày phải đi rửa tai 1 lần ?
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn Besher!
    Sau khi đi tắm biển về và bị bệnh như thế thì cần khám chữa cho cẩn thận để xác định xem bạn bị viêm tấy - nhọt ống tai ngoài hay không.
    Tôi tìm lại nhưng chưa thấy, nhưng hình như ngày xưa đã có lần bạn than phiền về ngứa tai, ngoáy tai mãi không khỏi.
    Bạn nên đi khám tại cơ sở y tế tin cậy để được xác định bệnh chuẩn xác và chữa trị cho đầy đủ và triệt để (chúng tôi đã chẩn đoán là Viêm tai giữa cấp đã vỡ mủ thì không bao giờ chúng tôi hẹn bệnh nhân làm thuốc tai 4-5 ngày một lần mà phải là mỗi ngày một lần trong vòng 7-10 ngày và kết hợp uống thuốc, nhỏ thuốc tai mới đảm bảo không bị tái phát).
    Nếu bạn ở Hà Nội thì nhắn qua tin nhắn trên ttvnonline tôi sẽ tư vấn giúp bạn nên đi khám và điều trị cụ thể ra sao, nếu bạn không ở Hà Nội thì cũng qua tin nhắn tôi sẽ gửi cho bạn số đt của tôi - bạn gọi tới và mô tả kỹ lưỡng triệu chứng bệnh (khám bệnh qua điện thoại - Hì), cân nhắc vào các triệu chứng đó tôi sẽ tư vấn giúp bạn có nên đi về Hà Nội để khám không và nếu không cần thì nên điều trị ra sao.
    Nếu đúng là Viêm tai giữa mà gây sưng phồng vùng tai thì thật kỳ lạ - hoặc bệnh rất nặng (bạn không thể uống thuốc suông suông mà khỏi được) hoặc bạn đang bị bệnh của cơ quan khác lân cận vùng tai (tuyến nước bọt mang tai; hạch lympho) - cũng là rất trầm trọng. Rất cần chú ý theo dõi và xử trí cần đúng đắn, đầy đủ đó bạn!
    Chào em Đinh Trọng Hiếu!
    Rất mừng là em có ý thích tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực Tai Mũi Họng và PT Đầu Cổ!
    Trong lời nói đầu của bộ sách Tai Mũi Họng thực hành (xuất bản những năm 1960-1970) - thầy Võ Tấn - GS đầu ngành TMH cùng thời với GS Trần Hữu Tước (nay thầy đang sinh sống tại TP HCM) - đã viết rằng:
    "Mức sống của nhân dân ngày càng cao, tổ chức y tế càng hoàn hảo thì nhu cầu về Tai Mũi Họng cũng tăng. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ rằng từ ngày hòa bình lập lại, số BS và y sĩ TMH đã tăng lên gấp 40 lần so với thời Pháp thuộc, tuy vậy cũng chưa thể đáp ứng kịp thời sự đòi hỏi của bệnh nhân. Số người đến khám bệnh về TMH thường chiếm tỉ lệ cao so với các chuyên khoa khác..."
    Em vừa Tốt nghiệp xong, nếu có đủ điều kiện thì tại sao không ôn tập và thi vào Nội trú?
    Mà thôi, dù sao thì kỳ thi cũng đã diễn ra rồi và em cũng không còn cơ hội để thi được nữa. Em vào học Định hướng rồi khi đủ năm công tác thì nên thi vào Cao học hoặc Chuyên khoa I - có như vậy mới nâng cao được kiến thức, tay nghề giúp ích được cho mình và cho mọi người.
    Trả lời câu hỏi của em:
    Hàng năm Nhà trường có giao cho Bộ môn tổ chức lớp Chuyên khoa Định hướng - cuối khóa học có thi Tốt nghiệp và cấp Chứng chỉ Định hướng Chuyên khoa . Thời gian một khóa học là 6 tháng - Khai giảng vào tháng 10 hàng năm - Bắt đầu nhận hồ sơ từ tháng 9 hàng năm - Bộ hồ sơ bao gồm: Đơn xin học, Công văn cử đi học của cơ quan chủ quản, Giấy khám sức khỏe, Sơ yếu lý lịch, Bản sao Bằng Tốt nghiệp Đại học và Bảng điểm - Học phí của khóa học là 3triệu 600 nghìn đồng. Địa điểm nộp hồ sơ: Văn phòng Bộ môn Tai Mũi Họng - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương số 78 Đường Giải Phóng Đống Đa Hà Nội. Người tiếp nhận hồ sơ: Chị Ánh - Thư ký Bộ môn.
    Một số điều như vậy - mong là đã thỏa mãn yêu cầu tìm hiểu của em. Chúc em khỏe!
  10. beshert

    beshert Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    664
    Đã được thích:
    0
    Chào bác sỹ Bách !
    cám ơn về câu trả lời của anh . đúng là trước đây em cũng đã post 1 bài . em sẽ miêu tả lại cho anh tình trạng của em như sau :
    - hè năm ngoái , tai em bị sưng tấy , sốt , đi khám ở trạm y tế thì chuẩn đoán là Viêm Tai Giữa , sau thời gian uống thuốc thì không thuyên giảm .
    +sau đó em sang bệnh viện khám , được chuẩn đoán là Nhọt trong ống tai , được bác sỹ kê đơn thuốc nói là nếu nó teo thì không cần chích . em khỏi được 1 thời gian thì đến gần Tết bị lại , lần này thì phải chích , nhưng phải đi chích trong 1 khoảng thời gian khá dài cùng với uống thuốc . triệu chứng là sưng , đau và nhức .
    + sau Tết , thi thoảng tai có ngứa em chỉ dùng bông và oxy già để rửa nhưng không thuyên giảm .
    +sau đó , đến hè , thì lại bị đau lại , lần này thì đến 1 bác sỹ có tiếng chuyên ngành này chữa , thì được chuẩn đoán là Viêm Tai giữa cấp . Triệu chứng là: viêm , sưng và đau nhức ( nhưng không dữ dội như khi bị nhọt trong ống tai ) . em đã phải rửa tai trong 3-4 ngày liền kết hợp cùng uống thuốc . cũng đã thấy hết đau , nhưng tai vẫn ngứa và sau đó 4 ngày , lại sưng lại . em quay lại chỗ bác sỹ đó thì bác sỹ nói là cứ 4-5 ngày phải đến rửa tai 1 lần .
    + trong thời gian đó ,em đi Biển , về là em đi rửa tai ngay , nhưng tai vẫn ù và ngứa .
    Mong bác sỹ giúp đỡ .
    Hiện giờ thì em đang ở dưới Hp ,nhưng từ tối nay là em có mặt ở trên HN . EM xin cảm ơn bác sỹ !

Chia sẻ trang này