1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alibaba00

    alibaba00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chào BS. Bách,
    Tôi có cháu nhỏ bị bệnh viêm tai giữa hai bên, nhờ BS tư vấn giúp. Cháu nhà tôi đã được 3 tuổi, cháu bị chậm nói gia đình tôi đã đưa cháu vào Bệnh viện Nhi Đồng I TP HCM để khám (hiện tôi đang ở Đà nẵng). Khám TMH, BS bảo thắng lưỡi ngắn nhưng nằm trong phạm vi cho phép và BS chẩn đóan cháu bị viêm tai giữa hai bên. BS đã kê đơn thuốc sau cho cháu uống:
    1. Cefuxine
    2. Actifed sp
    BS yêu cầu cho uống thuốc liên tục trong vòng 2 tuần lễ và hẹn khám lại sau 1 tháng. Do điều kiện xa xôi, tôi đã về ĐN và cho cháu uống đủ liều, sau 2 tuần khám lại BS ở ĐN, BS này bảo phải uống đủ 21 ngày (!?) và cho uống tiếp 2 loại thuốc trong đó thay thuốc Cefuxine bằng thuốc Augmentine và giữ nguyên thuốc Actifed. BS chỉ định uống 3,5 ngày và hẹn khám lại. Sau 3,5 ngày tôi đến phòng khám BS và BS bảo không cần uống thuốc nữa (!!!???).
    Tôi rất không yên tâm và hoang mang lo lắng không biết con mình đã khỏi hẳn bệnh chưa. Tôi thấy cháu thỉnh thoảng vẫn có triệu chứng ngoáy tai.
    Tôi muốn đo thính lực cho cháu để xác định khả năng nghe nhưng cháu rất hiếu động. Phải cho cháu uống thuốc ngủ mới đo được. Xin BS Bách vui lòng tư vấn giúp dùng thuôc ngủ loại gì và liều lượng bao nhiêu để cho cháu có thể ngủ say để có thể đo được và xin anh vui lòng cho biết điều trị bệnh viêm tai giữa cho cháu như vậy đã ổn chưa ạ.
    Một lần nữa xin cảm ơn sự giúp đỡ của BS Bánh, chúc anh sức khỏe!
  2. mcatwalk

    mcatwalk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Chào B.S Bách
    Mình hiện đang bi viêm xoang + polyp mũi và muốn nhờ bác sĩ tư vấn giùm.
    Mình fát hiên ra bệnh cách đây 2 tháng, đã đi xông 1 đợt và thấy hết. sau đó đi bơi và thấy bị lại. đợt điều tri thứ 2 này đã đi hút, rửa xoang ở phòng khám tư được 20 ngày + uống thuốc theo đơn kê MEDROL, XYZAL, ZINNAT và thuốc kháng sinh nhưng không thấy đỡ. hiện tại bác sĩ ở phòng khám tư kê đơn lại : uống tiếp 3 loại thuốc đầu tiên + xịt Flixonase, ngừng uống kháng sinh. mà làm ở đây cũng tốn kém 1triệu 7 cho 18 ngày vừa qua,đến lúc mình hỏi là bệnh của mình điều trị như thế này bao lâu nữa thì khỏi thì bác sĩ cứ mập mờ, chẳng trả lời.
    Mình thấy lo nên hôm nay mình đến viện TMH tw khám thì bác sĩ ở đó lại bảo là ngưng hết tất cả các loại thuốc lại chỉ dùng thuốc xịt +rửa mũi bằng nước muối và cần fải mổ cắt polyp càng sớm càng tốt( chi fí cho ca mổ là 5 triệu). Nói thật là nếu bác sĩ ở đó chỉ khuyên thế thì còn thấy tin tưởng nhưng đằng này bác sĩ lại đưa card rùi bảo cất đi và về nhà liên lạc lại sau hoặc thứ 2 cứ đến gặp trực tiếp nên mình thấy ko bình thường lắm.
    Hiện tại mình rất confused bởi mỗi người nói 1 kiểu người thì bảo là fải chữa hết viêm thì mới mổ được, người thì bảo fải mổ ngay rồi mới chữa tiếp. Nên mình hi vọng bạn có thời gian thì tư vấn giúp mình.
    Còn 1 việc nữa là cách đây 4 hôm. mình thấy tai bị nhức+ù, khám thì thấy bác sĩ bảo là bị viêm tai giữa cấp do ảnh hưởng của xoang : đã rửa và nhỏ thuốc liên tục đươc 3 ngày và không thấy bị làm sao nữa.liệu có cần fải đi rửa hàng ngày nữa ko?có cần nhỏ thuốc j nữa ko?
    Cảm ơn bạn nhiều!
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2

    To Alibaba00!
    Xin lỗi bạn rất nhiều vì đã không biết trả lời bạn sao cho đầy đủ cặn kẽ!
    Vấn đề sức khỏe của cháu bé như bạn mô tả hiện đang là cả một vấn đề hết sức rộng - với trình độ hiện có của tôi hiện nay, tôi sợ là việc tóm tắt trong một vài ngàn con chữ trả lời bạn thì e sẽ là phiến diện và rơi vào tình trạng thày bói xem voi.
    Để có thể biết thêm thông tin cụ thể kỹ lưỡng thì xin bạn liên hệ (qua thư) với: Tiến sĩ Bác sĩ Cơi hoặc Bác sĩ Lan - Khoa Thính học và Điếc Câm Trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương Số 78 Đường Giải Phóng Đống Đa Hà Nội.
    Tôi xin phép không đưa số điện thoại riêng vì đã rất nhiều người trước bạn đã gọi đến cho các BS vào giờ nghỉ (bất kể giờ giấc đêm hôm..) và làm phiền cho các BS rất nhiều. Mong bạn thông cảm.
    Để có thêm kiến thức để chăm sóc cho cháu được tốt hơn và giúp cho cháu có khả năng tốt trong hòa nhập cộng đồng khi cháu đến tuổi đi học thì xin đề nghị bạn tìm mua sách:
    Thính học ứng dụng - Tác giả: GS.TS Ngô Ngọc Liễn
    hiện đang có bán rất nhiều trên thị trường.
    Một vài điều nhỏ bé như vậy - mong là có thể gợi mở được gì giúp cho bạn và gia đình!
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 04/07/2006
  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Viêm xoang và những điều cần biết
    Đây là một bài viết khá ngắn gọn và cô đọng - tôi copy được từ trang 24h.com - xin mời các bạn cùng tham khảo.
    Viêm xoang là một bệnh thường gặp, hay mắc đi mắc lại và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về viêm xoang sẽ giúp giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra.
    Các xoang mặt được thông với mũi qua lỗ thông xoang. Niêm mạc của xoang rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp lực không khí, áp lực O2 và CO2.
    Nguyên nhân
    Viêm xoang có thể do:
    - Tắc lỗ thông xoang: Do viêm mũi hoặc lỗ thông nhỏ, chất dịch thoát ra không kịp làm cho lỗ thông phù và càng nhỏ thêm.
    - Hệ thống lông chuyển ở mũi kém hoạt động.
    - Tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
    - Do viêm mũi dị ứng, viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...) và bị bội nhiễm, viêm mũi mãn tính gây popyp (thịt dư) mũi, dùng Aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc và làm nặng thêm popyp mũi xoang có sẵn.
    - Do nhiễm trùng từ mũi hoặc từ răng số 5, 6, 7 hàm trên.
    - Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
    - Do một số nguyên nhân toàn thân như: Suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loại hệ thần kinh thực vật.
    Triệu chứng
    Nhóm xoang trước thường cho triệu chứng có mũi, nhóm xoang sau thường cho triệu chứng phía họng.
    Viêm họng cấp sẽ có các triệu chứng thường gặp sau:
    - Chảy nước mũi trong, dịch nhầy hoặc mủ. Nếu chảy mũi mủ, người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi, còn chảy mủ vì viêm xoang hàm do răng người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi.
    - Nghẹt mũi, có thể tạm thời gây mất khứu giác.
    - Có thể đau nhức quanh ổ mắt, nặng mặt, đau nhức một số vùng trên mặt: đau vùng má khi đau xoang hàm, vùng góc trong trên mắt khi viêm xoang sàng, vùng đầu trong lông mày khi viêm xoang trán.
    Trường hợp viêm xoang mãn tính:
    - Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp.
    - Nếu ở nhóm xoang sau: bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
    Điều trị
    - Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây lờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.
    - Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng... Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed... người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
    Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?
    - Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.
    - Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ngoáy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.
    - Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.
    - Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
    - Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
    - Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
    - Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
    - Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.
    Cách xông mũi
    - Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.
    - 15 phút sau hỉ mũi sạch.
    - Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.
    - Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.

    24H.COM.VN (Theo Gia đình xã hội)
  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    BỘ Y TẾ Số: 19/2006/QĐ-BYT
    -------

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập ?" Tự do ?" Hạnh phúc
    ---------------------------------​
    Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2006
    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc ban hành Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú
    -------------------------​
    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
    Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
    Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
    Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này ?oQuy chế đào tạo bác sĩ nội trú?.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 1635/2001/QĐ-BYT ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú bệnh viện. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
    Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các vụ: Khoa học và Đào tạo, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch ?" Tài chính của Bộ Y tế, Hiệu trưởng các trường đại học y-dược và Trưởng các khoa y trong các trường đại học, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo bác sĩ nội trú chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (Đã ký)

    Lê Ngọc Trọng
    --------------------------------------------------------------------------------

    BỘ Y TẾ
    -------

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập ?" Tự do ?" Hạnh phúc
    ---------------------------------​

    QUY CHẾ
    Đào tạo bác sĩ nội trú
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 04/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
    ----------------------------------------​
    Chương I: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
    Điều 1. Mục tiêu
    Đào tạo bác sĩ nội trú (sau đây gọi tắt là BSNT) là loại hình đào tạo sau đại học đặc thù của ngành y tế, nhằm mục đích đào tạo các bác sĩ chuyên khoa có kiến thức khoa học cơ bản vững, kiến thức chuyên ngành hệ thống, kỹ năng thực hành cao, chủ động giải quyết thành thạo những vấn đề chuyên môn cơ bản thuộc chuyên ngành đào tạo.
    Đào tạo BSNT là một trong những phương thức đào tạo những chuyên gia giỏi, nhân tài trẻ của ngành y tế áp dụng cho các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và y học dự phòng.
    Điều 2. Đối tượng
    1. Đào tạo BSNT chỉ dành cho các bác sĩ vừa mới tốt nghiệp hệ chính quy các chuyên ngành y ở một trường đại học y, đại học y - dược hoặc các cơ sở đào tạo khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nguyện vọng được học BSNT, tự nguyện làm đơn xin dự thi và chỉ được dự thi một lần ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
    2. Người nước ngoài muốn học bác sĩ nội trú phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 của Quy chế này và phải được Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giới thiệu.
    Điều 3. Điều kiện dự thi tuyển
    1. Các học viên có đủ các điều kiện sau đây được dự thi tuyển BSNT:
    a) Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành học tương ứng với chuyên ngành xin dự thi và đạt loại khá trở lên.
    b) Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập (trừ lý do sức khoẻ).
    c) Tuổi đời không quá 27.
    d) Có đủ sức khoẻ phục vụ lâu dài trong ngành y tế theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, THCN và DN số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/5/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    2. Một số ngành có yêu cầu riêng về sức khoẻ sẽ do cơ sở đào tạo quy định.
    3. Học viên tốt nghiệp đại học đạt loại xuất sắc, nếu có đủ các điều kiện được nêu trong điểm b), c) và d) khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 được xét miễn thi tuyển.
    Điều 4. Hồ sơ dự thi
    1. Đơn xin dự thi tuyển BSNT ghi rõ chuyên ngành xin học, môn ngoại ngữ xin dự thi và cam kết chấp hành phân công công tác sau khi tốt nghiệp.
    2. Bảng điểm các năm đại học và điểm thi tốt nghiệp.
    3. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học có công chứng, khi được nhập học phải xuất trình bản gốc để đối chiếu.
    4. Lý lịch có xác nhận của trường đại học.
    5. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
    Điều 5. Hình thức đào tạo
    Đào tạo BSNT chỉ có một hình thức đào tạo chính quy tập trung, thời gian đào tạo là 3 năm, học viên phải thường trú tại bệnh viện hoặc cơ sở thực hành khác phù hợp với yêu cầu của từng chuyên ngành để học tập, làm việc thường xuyên (trừ những buổi học tại trường do nhà trường quy định).
    Chương II: TỔ CHỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    Điều 6. Cơ sở đào tạo
    1. Cơ sở đào tạo BSNT là các trường đại học y, đại học y - dược, học viện y ?" dược, hoặc các trường đại học khác được phép đào tạo chuyên ngành y (sau đây gọi chung là trường đại học), kết hợp với bệnh viện, viện nghiên cứu hoặc các cơ sở thực hành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ.
    2. Tiêu chuẩn của một cơ sở đào tạo BSNT:
    a) Có chương trình đào tạo được Bộ Y tế phê duyệt.
    b) Có đủ đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II. Số lượng tối thiểu 3 giảng viên chuyên ngành cho mỗi chuyên ngành đào tạo, và không quá 1/3 là giảng viên thỉnh giảng.
    Mỗi học viên học BSNT phải có một giảng viên đủ tiêu chuẩn nói trên phụ trách trực tiếp. Mỗi giảng viên cùng lúc phụ trách không quá 3 học viên.
    c) Có bệnh viện và cơ sở thực hành đủ các chuyên khoa; đối với các chuyên ngành lâm sàng phải có ít nhất 30 giường bệnh cho mỗi học viên tính chung cho các khoá đào tạo, được Bộ Y tế thẩm định và công nhận.
    d) Có cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ dạy học: phòng thí nghiệm, phương tiện giảng dạy, thư viện có tạp chí chuyên môn, giáo trình, sách giáo khoa.
    Điều 7. Thi tuyển
    1. Việc thi tuyển thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
    2. Trường đại học được phép đào tạo BSNT xây dựng chỉ tiêu cho từng chuyên ngành, kế hoạch thi tuyển, các môn thi, báo cáo Bộ Y tế và công bố rộng rãi ít nhất 3 tháng trước ngày thi.
    3. Mỗi năm chỉ tổ chức thi tuyển một lần.
    Điều 8. Các môn thi tuyển
    1. Môn Khoa học cơ bản;
    2. Môn Khoa học cơ sở;
    3. Môn ngoại ngữ trình độ B: thí sinh được chọn một trong các ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung văn;
    4. Môn chuyên ngành: do cơ sở đào tạo quy định, thuộc chương trình đại học.
    5. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nội dung các môn thi cụ thể, báo cáo Bộ Y tế.
    Điều 9. Hội đồng tuyển sinh
    Hội đồng tuyển sinh BSNT do Hiệu trưởng các trường đại học được phép đào tạo quyết định thành lập.
    Điều 10. Điều kiện trúng tuyển
    1. Các môn thi đều phải đạt 5 điểm trở lên, riêng môn chuyên ngành phải đạt 7 điểm trở lên (thang điểm 10, làm tròn đến 0,5).
    2. Môn ngoại ngữ được dùng để xét chọn khi có những thí sinh bằng điểm nhau, không tính vào tổng điểm.
    3. Tổng điểm 3 môn (trừ môn ngoại ngữ) được xếp theo thứ tự từ trên xuống theo từng chuyên ngành để xét tuyển theo chỉ tiêu đã công bố.
    4. Nếu số thí sinh đạt ít hơn số chỉ tiêu đào tạo thì cũng không lấy thêm.
    Điều 11. Công nhận trúng tuyển
    Cơ sở đào tạo đề nghị danh sách trúng tuyển BSNT, Bộ Y tế duyệt và ra quyết định công nhận trúng tuyển.
    Điều 12. Chương trình đào tạo BSNT
    Khung chương trình gồm 150 đơn vị học trình (ĐVHT), trong đó phần thực hành không ít hơn 50% cụ thể như sau:
    1. Các môn chung (triết học, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học chiếm khoảng 15%.)
    2. Các môn cơ sở và hỗ trợ chiếm khoảng 14%.
    3. Các môn chuyên ngành không ít hơn 50%.
    4. Luận văn khoảng 18%.
    Điều 13. Đánh giá các môn học/học phần
    1. Các môn học có cả lý thuyết và thực hành: Căn cứ vào tỷ lệ từng phần để tổng hợp thành điểm chung.
    2. Các môn chuyên ngành: Điểm lý thuyết và thực hành tính độc lập.
    3. Điểm lý thuyết và thực hành phải đạt từ 6, riêng môn chuyên ngành phải từ 7 điểm trở lên thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm.
    4. Học viên có ít hơn hoặc bằng 1/3 số chứng chỉ không đạt, được thi lần hai; có quá 1/3 chứng chỉ không đạt hoặc có bất kỳ chứng chỉ nào thi lần 2 không đạt, buộc phải thôi học.
    Điều 14. Luận văn
    1. Người hướng dẫn BSNT làm luận văn tốt nghiệp do Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét và quyết định.
    2. Luận văn tốt nghiệp BSNT có tối thiểu 15.000 từ (khoảng 50 trang không kể bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo).
    Điều 15. Thi tốt nghiệp
    1. Điều kiện thi tốt nghiệp: Học viên được dự thi tốt nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo BSNT quy định tại Điều 12 và đạt điểm kết thúc các môn học/học phần quy định tại Điều 13, không vi phạm kỷ luật trong quátrình học tập.
    2. Thi tốt nghiệp gồm bảo vệ luận văn, môn chuyên ngành, môn ngoại ngữ:
    a) Bảo vệ luận văn: Luận văn được trình bày trước hội đồng chấm luận văn trong 20 phút.
    b) Môn thi chuyên ngành: thi lý thuyết và thực hành. Điểm của mỗi phần được giữ độc lập.
    c) Môn ngoại ngữ (trình độ C, có phần ngoại ngữ chuyên ngành).
    Các điểm thi tốt nghiệp đều phải đạt từ 7 điểm trở lên (thang điểm 10).
    3. Hội đồng thi tốt nghiệp:
    a) Hội đồng thi tốt nghiệp gồm 5 thành viên do Hiệu trưởng các trường đại học đào tạo BSNT quyết định thành lập.
    b) Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp thành lập hội đồng chấm luận văn, hội đồng chấm môn chuyên ngành và hội đồng chấm môn ngoại ngữ.
    c) Hội đồng chấm luận văn gồm 5 thành viên có 2 người nhận xét và có ít nhất 2 thành viên không thuộc cơ sở đào tạo.
    Điều 16. Công nhận tốt nghiệp
    1. Danh sách học viên tốt nghiệp BSNT phải trình Bộ Y tế duyệt và quyết định công nhận.
    2. Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Bác sĩ nội trú, bằng Chuyên khoa cấp I và được đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng Thạc sĩ.
    3. Hiệu trưởng các trườngđại học đào tạo BSNT ký bằng tốt nghiệp.

    Chương III: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN
    Điều 17. Nhiệm vụ của học viên
    1. Học viên phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, quy định về đào tạo BSNT, các quy địnhvà quy chế của trường đại học và cơ sở thực hành.
    2. Học viên phải hoàn thành kế hoạch học tập và thi tốt nghiệp đúng thời gian quy định. Học viên có lý do chính đáng có thể được tạm dừng học tập một lần và được bảo lưu kết quả học tập một năm.
    3. Học viên phải thường trú tại viện, bệnh viện hoặc các cơ sở thực hành khác để học tập và làm việc trừ thời gian lên lớp do nhà trường quy định.
    4. Tham gia hướng dẫn thực tập cho các lớp sinh viên khi được phân công.
    5. Sau khi tốt nghiệp học viên phải chấp hành sự điều động công tác của Bộ Y tế theo Điều 87 Luật Giáo dục.
    Điều 18. Quyền lợi của học viên
    1. Học viên được sử dụng thư viện, các tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm để phục vụ học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
    2. Học viên được hưởng học bổng ưu đãi và các khoản phụ cấp khác trong thời gian học tập, được cấp phát phương tiện bảo hộ lao động, được bố trí chỗ ở tại bệnh viện hoặc cơ sở thực hành.
    3. Học viên tốt nghiệp loại xuất sắc được đề đạt nguyện vọng công tác, được xem xét miễn thi tuyển chuyên khoa cấp II nếu có nhu cầu.

    Chương IV: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA GIẢNG VIÊN
    Điều 19. Nhiệm vụ
    1. Giảng viên có trách nhiệm tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu giảng dạy theo nhiệm vụ được phân công.
    2. Hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ học viên học tập theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng.
    Điều 20. Quyền lợi
    Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quy định quyền lợi tương đương của các giảng viên sau đại học (chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, BSNT, thạc sĩ và tiến sĩ) thuộc lĩnh vực y tế.

    Chương V: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
    Điều 21. Trách nhiệm của trường đại học
    1. Trường đại học có đủ điều kiện đào tạo BSNT quy định tại Điều 6 Quy chế này đăng ký mã số đào tạo theo quy định mở ngành đào tạo mới. Trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ đăng ký của cơ sở, Bộ Y tế tổ chức thẩm định và giao nhiệm vụ đào tạo.
    2. Trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo BSNT quản lý toàn bộ quá trình đào tạo theo đúng quy chế.
    3. Trường đại học có trách nhiệm phối hợp với các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác trong quá trình đào tạo, đảm bảo việc thực hành cho học viên.
    Điều 22. Trách nhiệm của viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác
    1. Các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác tham gia đào tạo được trường đại học đề nghị và Bộ Y tế công nhận có trách nhiệm cùng tham gia đào tạo với trường đại học đảm bảo kế hoạch nhiệm vụ được phân công.
    2. Các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác có thể là cơ quan phối hợp với trường đại học trong việc giảng dạy chuyên môn cho học viên khi được yêu cầu.
    Điều 23. Kinh phí đào tạo
    1. Các trường đại học đào tạo BSNT được phép quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo và các nguồn thu khác theo quy định.
    2. Các trường đại học và các viện, bệnh viện và cơ sở thực hành khác tham gia đào tạo BSNT được Bộ Y tế ưu tiên xem xét đầu tưtrang thiết bị, cơ sở vật chấtphục vụ đào tạo.

    Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Điều 24. Điều khoản thi hành
    1. Bộ Y tế quản lý thống nhất việc đào tạo BSNT, giám sát tuyển sinh, quá trình đào tạo và đánh giá các khoá học.
    2. Các trường đại học căn cứ vào Quy chế này có thể cụ thể hoá bằng một số quy định nhưng không được trái với Quy chế và phải được Bộ Y tế phê duyệt trước khi thực hiện.


    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (Đã ký)
    Lê Ngọc Trọng
    Ngày 05/07/2006
    *****************************************************************************************************
    ĐÂY LÀ ĐỊA CHỈ NGUỒN THÔNG TIN :
    http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1456&ID=4499
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 22:40 ngày 17/07/2006
  6. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    XIN GIỚI THIỆU VỚI CÁC BẠN CHÙM ẢNH VỀ QUY TRÌNH CẮT AMYGDAL BẰNG DAO ĐIỆN.
    Đây là hình ảnh Amydal bình thường, không có chỉ định cắt:
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh chuẩn bị PT: BN được gây mê Nội khí quản, nằm ngửa, được đặt dụng cụ banh miệng David - Boyce, 2 PTV và các dụng cụ (ống hút, dao điện, cặp Amydal, vén trụ Amydal..)
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh cắt Amydal bên Phải:
    [​IMG]
    Tiếp tục các ảnh về cắt Amydal bên Phải:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Amydal bên P đã cắt xong, giờ chuyển sang cắt Amydal bên Trái (tùy thuộc theo thói quen, tay thuận của PTV mà có thể cầm dụng cụ sao cho tiện và thoải mái):
    [​IMG]
    Tiếp tục là các ảnh về cắt Amydal bên Trái:
    [​IMG]
    [​IMG]


    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 20/07/2006
  7. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    XIN GIỚI THIỆU VỚI CÁC BẠN CHÙM ẢNH VỀ QUY TRÌNH CẮT AMYGDAL BẰNG DAO ĐIỆN. (tiếp)
    Và đây là hai Amydal đã được cắt xong, lấy ra ngoài và đặt trên bàn dụng cụ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    (Do tư thế bệnh nhân nằm ngửa, PTV ngồi phía trên đầu của bàn mổ nên là tư thế giải phẫu bên phải và bên trái của bệnh nhân cũng là tư thế giải phẫu bên phải và bên trái của PTV và người xem)
    (Các hình ảnh được chụp với sự cho phép của bệnh nhân, PTV chính và phụ - vốn là các cựu Nội trú khóa 26).

    Các bạn có thể thấy rõ là không thấy có chảy một giọt máu nào, hốc mổ rất tốt (không bị đốt điện cầm máu, bóc tách đúng bình diện giải phẫu, không gây tổn thương trụ của Amygdal, không gây tổn thương cho lưỡi gà...).
    Phẫu thuật Cắt Amygdal khẩu cái (Cắt Amydal) bằng dao điện như chúng tôi vẫn đang làm thì bệnh nhân có thể ra về trong ngày (nếu ở tại Hà Nội) hoặc ra về sau 1 ngày nằm viện (nếu bệnh nhân ở tỉnh xa).
    Tuy nhiên có một hạn chế là bệnh nhân cần gần 10 ngày kiêng cơm nóng và thức ăn chua, cay, nóng; từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 sau mổ cẩn theo dõi chặt chẽ diễn biến của sự bong vảy hốc mổ (có thể có chảy ít máu giống như ta bóc vảy vết thương quá sớm). Bệnh nhân cần uống thuốc theo đơn về và cần tuân thủ đúng chế độ điều trị Ngoại trú do BS hướng dẫn.
    Một phương pháp khác là cắt bằng Coblator thì tiến hành cũng tương tự (thay vì hình ảnh của dao điện là hình ảnh của đầu Coblator, mọi dụng cụ khác tương tự), nhưng ưu điểm là gần như loại bỏ hoàn toàn các điểm hạn chế đã nói ở trên của phương pháp cắt bằng dao điện.
    Ngoài ra xin giới thiệu với các bạn ảnh về nạo Amygdal vòm mũi họng (nạo VA) bằng dụng cụ Coblator có hướng dẫn bằng Nội soi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ưu điểm là không chảy một giọt máu và kiểm soát tốt phẫu trường, không bị bỏ sót tổ chức VA (một trong những nguyên nhân gây tái phát bệnh).Bệnh nhân có thể vui đùa gần như là không có chuyện gì xảy ra sau khi phẫu thuật xong.
    Nhược đỉêm là hơi đắt so với nạo thông thường (do giá tiền của một đầu Coblator là khá đắt 135USD và nó rất chóng hỏng (trung bình chỉ dùng được cho khoảng 4-5 bệnh nhân là đã hỏng rồi) - nhưng xứng đáng thực sự như câu các cụ vẫn nói: Tiền nào của nấy).
  8. alibaba00

    alibaba00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chào BS Bách!
    Những thông tin bác đưa lên đây rất hữu ích. Rất cảm ơn bác đã cho mọi người có thêm nhiều thông tin và hình ảnh về amydal. Nhưng có chỉ có ảnh thứ 2 là xem được còn các ảnh dưới không thể thấy được. Xin BS vui lòng kiểm tra và post lại cho mọi người xem với.
    Xin cảm ơn bác nhiều!
    PS: Bác có thể resize lại các tấm hình có kích thước nhỏ hơn 1 tý để tiện đưa lên và thay đổi tên file: thay các ký tự "." và dấu cách " " bằng gạch chân "_" để upload lên không bị lỗi.
    Ví dụ: "1.amydal bthuong.jpg" đổi thành "1_amydal_bthuong.jpg"
    Một lần nữa chân thành cảm ơn bác sĩ Bách!
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn bác đã giúp đỡ về kỹ thuật!
    Nhưng tôi đâu thấy có bị lỗi chi đâu, máy móc vẫn xem được đầy đủ các ảnh đấy chứ!
    Không biết chỗ bác sao chớ, của tui vẫn rõ ràng đầy đủ cả 10 hình mà tui đã upload!
    Tui đặt khung text size cỡ medium xem vô tư, không có chi đâu bác!
  10. vinhvd12

    vinhvd12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Bác Trần Xuân Bách post pài nhầm sân rùi !sân này có phải để kể lể khóc lóc đâu ! đề nghị pác lần sau viết bài sang diễn đàn "chuyện cuối đời nhé"

Chia sẻ trang này