1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. leejuhan

    leejuhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    cam on tu van cua bs rat nhieu! nhung hien tai toi dang lao dong tai han quoc ma trinh cua toi thi kg the hieu het duoc vay bs co the cho toi so dt hoac mail duoc kg. ? de toi hieu biet ve them ve benh cua con minh
    chan thanh cam on bs
  2. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Em chào các bác sĩ ah. Em xin được tư vấn ah.
    Em dạo này sau khi ngủ dậy buổi trưa và buổi tối, em thường nhổ ra máu , khoảng 3 phút sau thì hết và nước bọt lại có màu bình thường. Lúc đầu em nghĩ là mình bị chảy máu chân răng nhưng hình như là bị cả 2 ( em nghĩ là họng thì nhiều hơn). Tình trạng này em đã bị khoảng 1 năm rồi, em chỉ sợ là mình bị UNG THƯ THỰC QUẢN mất, huhu. Bác sĩ cho em biết cách chữa với ạ?
    Ah em còn bị cả VMD Ứng 2 năm nay rồi , em cũng súc miệng nước muối thường xuyên rồi mà nhưng họng em vẫn bị như thế ạ.
    Em xin cảm ơn ạ !
  3. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Mến chào bác sỹ
    Tôi có một bé 12 tháng tuổi, nặng 10kg, cháu hay bị sổ mũi, Xin bác sỹ vui lòng cho tôi hỏi :
    1.Việc hút mũi bằng máy tại các phòng khám có cần thiết không, hay là tôi tự hút ở nhà bằng các ống hút là được
    2.Tôi thấy có bán loại máy xông mũi, họng, theo như quảng cáo thì dùng hàng ngày. Vậy có nên mua loại này cho bé dùng không.
    3.Lọ nước biển Sterimar dùng có tốt không, có nên dùng hàng ngày cho bé dù bị hay không bị mũi không ?
    4.Khi bé bị sổ mũi, có thể tự điều trị bằng thuốc gì.
    Xin cảm ơn bác sỹ.
  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn Merryheart!
    Chỉ trừ một trường hợp duy nhất hay gặp ở phụ nữ vào cuối các tuần trăng là tình trạng chảy máu sinh lý; còn lại bất kỳ tình trạng chảy máu dai dẳng, không rõ ràng, từ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bất kỳ vào thời điểm nào trong ngày, ở bất kỳ lứa tuổi nào.... đều cần có sự thăm khám đầy đủ để xác định cho được nguyên nhân để giải quyết triệt để.
    Tại sao vậy?
    Tại vì hệ thống mạch máu của cơ thể có một cơ chế rất hoàn chỉnh để tự hàn gắn, khắc phục các tổn thương gây chảy máu. Nhưng khi đã có tình trạng chảy máu dai dẳng thì có nghĩa là hệ thống ấy đã có sự chuệch choạc nhất định - có thể do nguyên nhân lành tính; có thể do nguyên nhân khó giải quyết hơn - và điều cần thiết là phải xác định cho được sự chuệch choạc ấy bắt nguồn từ đâu (tổn thương tại chỗ hay tổn thương toàn thân).
    Về trường hợp của bạn thì xin báo một tin vui và một tin không được vui cho lắm như sau:
    Tin vui là:
    Bạn không bị UNG THƯ THỰC QUẢN đâu - Ung thư thực quản mà đã có chảy máu thì bạn còn có nhiều triệu chứng khác khó chịu hơn nhiều xuất hiện trước khi có chảy máu cơ.
    Tin không được vui là:
    Nhiều khả năng ban ngày bạn khịt khạc nhiều quá làm vỡ các mạch máu niêm mạc mũi hoặc giả quá trình viêm mũi xoang, khịt khạc dai dẳng của bạn gây tổn thương mạn tính cho các mạch máu nên đến khi ngủ máu rỉ rả đọng lại lẫn đờm và khi thức giấc bạn đã khạc ra.
    Ngoài ra còn có một nhóm các nguyên nhân tại chỗ gây chảy máu tại chỗ và một nhóm các nguyên nhân toàn thân gây chảy máu cả họng và răng nữa đó - nên rất cần thiết là bạn phải đi khám cẩn thận kỹ lưỡng xem nguyên nhân nào để xử trí được kịp thời.
    Bạn có thể đến khám tại một trong các chuyên khoa sau:
    1.Nội khoa - nếu cơ sở Y tế bạn đến khám chưa phân chia chuyên khoa sâu.
    2.Huyết học - nếu bạn đến các cơ sở Y tế lớn
    3.Tai Mũi Họng- khi khám TMH bạn nên khám Nội soi chẩn đoán thì dễ xác định bệnh tích tại chỗ hơn.
    Mong là bạn sẽ thu xếp thời gian và công việc để có hướng xử trí tối ưu!
    Chào bạn t618!
    Điều trị viêm mũi họng trẻ em thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công là quá trình làm thuốc tại chỗ - song hành cùng với việc xác định nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân.
    Thông thường thì trẻ lứa tuổi như cháu nhà bạn hay mắc chứng viêm VA mạn tính : do đó quá trình điều trị cần có kháng sinh toàn thân (mục đích dập tắt các đợt cấp của bệnh và chặn đứng các biến chứng có thể xảy đến). Ngòai ra còn cần một số thuốc khác tùy theo triệu chứng bệnh lý của cháu bé.
    Bên cạnh đó thì quá trình làm thuốc tại chỗ hàng ngày là tối quan trọng.
    Gồm có các quy trình sau:
    1.Giỏ (nhỏ) thuốc mũi đúng cách:
    2.Làm sạch dịch mũi.
    @Cụ thể như sau:
    Cho trẻ nằm ngửa đầu (đầu trẻ ưỡn ngửa mà trẻ vẫn chịu đựng được, không giãy dụa là tối ưu nhất) trên giường, nhỏ mũi bên nào thì nghiêng đầu về bên đó.
    Tùy loại thuốc mà số lần giỏ thuốc trong ngày, số giọt thuốc nhỏ cho mỗi bên mũi trong mỗi lần giỏ thuốc phải đúng theo chỉ định.
    Riêng dung dịch nước muối sinh lý, Natriclorid 9 phần nghìn, nước biển Sterimar thì có thể nhỏ ngày nhiều lần và mỗi lần 4-5 giọt cho mỗi bên mũi. Tối ưu nhất là nhỏ dung dịch nước muối sinh lý trước để làm sạch hốc mũi cho trẻ - sau đó mới dùng đến các thuốc nhỏ mũi có tác dụng điều trị tại chỗ.
    Nếu trẻ lớn thì sau 1-2 phút kêu cháu xì nhẹ mũi từng bên để tống dịch nhày loãng bẩn ra ngoài. Với trẻ nhỏ không biết xì mũi thì cần có dụng cụ hút dịch mũi để lấy sạch dịch nhày bẩn. Bạn có thể dùng loaị bầu hút mũi trẻ em có bán tại các quầy thuốc để thực hiện thao tác này.
    Sau khi làm sạch hốc mũi thì hẵng dùng đến thuốc nhỏ mũi có tác dụng điều trị tại chỗ.
    Bạn cần cho trẻ đi khám một lần để lấy đơn thuốc của BS sau đó về tự chăm sóc cho trẻ và khám thêm một vài lần khác nữa để BS đánh giá kết quả điều trị.
    Bạn có thể mua máy xông mũi về dùng hàng ngày cho trẻ nhưng chú ý là cần có chỉ định đúng của BS về loại thuốc dùng để xông và thời gian một đợt điều trị cụ thể. Không nên tùy ý dùng thuốc và kéo dài thời gian xông mũi quá mức cần thiết mà dẫn đến tình trạng trẻ "nghiện" xông mũi - dừng xông là bị bệnh trở lại và đi đâu cũng phải vận chuyển máy xông đi theo cháu, rất cách rách.
    Khi trẻ bị bệnh không thể tùy ý sử dụng thuốc cho trẻ được đâu - vì cơ thể trẻ nhỏ 10tháng là rất nhạy cảm và tiến triển bệnh rất khó lường trước về mặt thời gian - do đó bạn luôn cần phải có sự thăm khám cần thiết của BS để tránh bỏ sót những nguyên nhân bệnh lý khác hoặc không phát hiện kịp thời tiến triển nặng bệnh.
    Như vậy là tôi đã phúc đáp những câu bạn đã hỏi - có gì chưa thấu đáo, xin bạn cứ tự nhiên đặt vấn đề, tôi sẽ cố gắng phúc đáp đầy đủ và rõ ràng hơn!
    Một số thông tin cùng trao đổi - hy vọng là có thể đáp ứng được nhu cầu cần tìm hiểu của các bạn!
    Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã có lòng tin cậy chúng tôi!
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 08/08/2006
  5. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    em cảm ơn bác sĩ Bách rất nhiều ạ. Em xin vote cho bác 5ngôi sao để tỏ lòng cảm tạ và ngưỡng mộ ạ.
    Chúc bác sĩ ngày càng thành công !
  6. dungndna

    dungndna Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác sĩ!
    Em muốn hỏi một câu hỏi về cái Amidal của em, mong các bác giúp đỡ em.
    Em bị viêm Amidal được 3-4 năm nay rồi, nhưng cái amidal phía bên phải nó tạo thành 2 cái rãnh thỉnh thoảng khạc ra cái bã đậu trắng trắng, khi cho bông vào rãnh này thấy có mùi rất hôi (em cũng đọc nhiều bài trước rồi ), miệng em có mùi hôi khó chịu lắm các anh ạ,nhất là sau khi mình ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng 1 thời gian. Em cũng định đi cắt Amidal rồi nhưng bác sĩ ở viện 103 nói là không phải cắt vì nó chưa to lắm. Em nghe nói là có phương pháp mới là dùng sóng radio hay laze để bịt các cái rãnh nãy? phưong pháp này đã có ở VN chưa ạ? nếu có thì ở đâu ? và chi phí điều trị nhiều không? Em muốn điều trị dứt điểm để khỏi ảnh hưởng đến công việc học hành và giao tiếp, mong các anh giúp đỡ. Em cảm ơn nhiều
  7. leuchong

    leuchong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bác sĩ ơi
    Phiền bác sĩ khám tổng quát cho cả nhà e với
    1. My darling của e: Chán lắm, kính thưa các loại bệnh (xoang này, cao huyết áp vô căn này...) Hút thuốc lá khoảng 7 điếu 1 ngày (nói mãi rùi không chị bỏ, chẳng biết phải làm thế nào vì đã mạnh dạn tuyên bố là thà bỏ vợ chứ không bỏ thuốc ) thường xuyên ho và có nhiều đờm. E đã đưa đi khám và cho uống nhiều loại kháng sinh rùi vẫn không khỏi.
    2. E: Amidan to đùng như 2 quả táo. Mỗi khi thay đổi thời tiết thì đau khủng khiếp, lạc cả giọng. Mỗi lần sưng lại hùng dũng tuyên bố lần này thế nào cũng cắt. Hết sưng thì nhuệ khí lại chạy đi đâu mất. Chán quá.
    3. Con gái e: Do cháu sinh mổ nên thường xuyên viêm họng và VA. Mỗi lần viêm là sốt tới 40 - 41 độ phải đưa vào viện nhi cấp cứu.
    Kính nhờ Bác sĩ:
    1. Tư vấn và cho e biết địa chỉ để e đến khám. (nếu có thể thì doạ cho lão nhà e sợ phải bỏ thuốc đi. VD bác sĩ có thể chẩn đoán 1 bệnh gì đó tên latinh dài vào, miễn là bệnh đó nếu hút thuốc là thế nào cũng chuyển thành ung thư chẳng hạn) Đội ơn bác sĩ nhiều nhiều.
    2. Bác sĩ có thể cho e biết cách điều trị và phòng chống viêm họng, viêm amidan để ko phải cắt được ko.
    Trông tin bác sĩ nhiều nhiều
  8. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    To dungndna!
    Cái Amydal cua bạn nên cắt phéng nó đi !
    Hỏi có phần hơi khó chịu là chả lẽ bạn cứ để nó tồn tại rồi mỗi lần hôn bạn thì người yêu của bạn lại phải bịt mũi nín thở à?
    Khi viêm mạn tính, Amydal có thể to (Viêm Amydal mạn tính quá phát) có thể không to (Viêm Amydal mạn tính thể xơ teo) nhưng cứ gây suy giảm chất lượng cuộc sống thì cần thiết phải xư lý nó.
    Chỉ định để cắt bỏ Amydal gồm có:
    1. Viêm Amydal mạn tính có nhiều đợt cấp tái phát :
    @biểu hiện của đợt cấp tái phát gồm có: nuốt đau, nuốt vướng, sốt, đau rát họng, ho khan hoặc khạc nhày, ăn uống khó chịu, uống thuốc kháng sinh đỡ nhiều hoặc đỡ ít.
    @số lần để có thể cắt bỏ xứng đáng là > 4 đợt mỗi năm.
    2. Viêm Amydal mạn tính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
    @ngủ ngáy, thở hôi, miệng hôi, khạc ra hoặc cậy ra được cục cứng màu trắng dạng như miếng đậu, nói giọng ồm ồm, nuốt vướng, hay bị hóc xương cá tại Amydal,
    @cơn ngừng thở khi ngủ (do người xung quanh phát hiện hoặc do tự bản thân nhận biết: cứ ngủ khoảng 10-15 phút lại giật mình choàng tỉnh giấc, hay giật mình trong khi ngủ, có những lúc mà người xung quanh bảo rằng không thấy bạn thở nữa trong khoảng 5-6 giây)
    3.Viêm Amydal đã có lần bị biến chứng:
    @ Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy quanh Amydal, Apxe quanh Amydal....
    @Biến chứng cơ quan kế cận: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm họng mạn tính, Viêm thanh-khí phế quản
    @Biến chứng cơ quan toàn thân: Viêm cầu thận, Viêm thận, thấp khớp cấp, Viêm cơ tim, Thấp tim..
    @Biến chứng tới sự phát triển cá nhân (đặc biệt là ở trẻ em): chậm lớn, chậm tiếp thu, hay ngủ gà trong lớp học, thiếu tập trung học hành (chủ yếu đây là những hậu quả do trẻ bị thiếu hụt giấc ngủ : trẻ có Amydal to sẽ bị thiếu hụt Oxy cung cấp khi ngủ khiến cho trẻ ngủ không sâu, hệ thần kinh không được nghỉ ngơi khi ngủ mà liên tục phải hoạt động giúp cho bé không bị ngừng thở khi ngủ).
    Chỉ có cắt Amydal mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh của ban.
    Áp lạnh bằng Nitơ lỏng hoặc Co2 lỏng đều chỉ là biện pháp điều trị nhì nhằng có tính chất mỵ dân thôi.
    Cắt Amydal có thể dùng biện pháp Bóc tách bằng dụng cụ chuyên biệt (Slugde; Ancher); có thể cắt bằng dao điện; có thể cắt bằng Coblator (sóng cao tần radiofrequence) hoặc có thể dùng laser (Co2, KTP,...).
    Vậy hy vọng là bạn đã có đủ thông tin cần thiết và giúp ích cho bạn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống!
    Xin chào bạn và cảm ơn bạn đã có câu hỏi dành cho chúng tôi!
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    To leuchong!
    @Bạn:
    Cắt Amydal đi thôi, chẳng cần phải có can đảm quá lắm mới có thể bước chân lân bàn mổ để giải quyết "hai quả táo" không xứng đáng tồn tại trên cõi đời này bởi chúng còn tồn tại sẽ còn tiếp tục hành hạ bạn, đày đọa cổ họng của bạn mỗi khi trở bệnh đó.
    @Cháu bé:
    Bạn rất cần theo dõi điều trị cho cháu bé được chu đáo cẩn thận, vì khi bố mẹ đã có cơ địa kiểu Amyđal to như "quả táo" thì con cái sinh ra cũng hay có "hai quả táo" ấy lắm; ngoài ra VA (Amydal vòm mũi họng) cũng hay có các phản ứng thái quá đối với viêm nhiễm lắm.
    Bạn có thể tìm đọc thêm thông tin về A và VA mà tui đã lần lượt post trước đây trong chuyên mục này. Ngoài ra bạn có thể kiếm thêm thông tin bắng cách gõ các từ khóa: "Viêm VA" "viêm mũi họng" "sổ mũi"....
    @Ông xã:
    1.Bất lực vì ...hút thuốc lá:
    Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng hút thuốc quá nhiều gây ra sự bất lực trong quan hệ vợ chồng. Nghiên cứu này được thực hiện với hơn 8.000 người trong độ tuổi từ 15 đến 60. Theo tính toán, những người hút trên một bao mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị rối loạn ********* cao hơn nhiều so với nhưng người không hút thuốc.
    Các nhà khoa học chứng minh được nguy cơ rối loạn ********* ở những người hút nhiều hơn 20 điếu mồi ngày cao hơn 40% so với những người không hút thuốc. Ở những người càng nhiều tuổi hoặc những người bị bệnh đái tháo đường hay mắc những bệnh tim mạch nguy cơ bị rối loạn chức năng này vì hút thuốc lá càng cao hơn. Nghiên cứu này thêm một lý do khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc. Ở Châu âu, với hy vọng giảm được tối đa số lượng người hút thuốc, các cơ quan chức năng đã yêu cầu nhà sản xuất thuốc lá phải in rõ dòng chữ "thuốc lá - thủ phạm của bất lực" trên mặt các bao thuốc.
    2.Thuốc lá - kẻ thù của mạch máu:
    Anh Trần Văn Sơn người Kiên Giang đi cấp cứu trong tình trạng xuất hiện các điểm hoại tử khô trên ngón tay và chân, vài chỗ mủ chảy ra rất hôi. Các bác sĩ cho biết anh bị viêm tắc động mạch mạn tính do hút thuốc lá.
    Lời khuyên đầu tiên đưa ra là bệnh nhân phải lập tức bỏ thuốc lá. Nhưng chỉ được vài ngày, khi vết mổ tạm lành, các cơn đau dịu dần là bệnh nhân lại tiếp tục hút thuốc. Kết quả là anh Sơn bị cắt cụt hai chân, còn hai bàn tay cũng đang bị đe dọa phải cắt bỏ.
    Bệnh viêm tắc động mạch mạn tính phát sinh do tình trạng viêm nhiễm nặng nề 3 lớp thành động mạch và các tĩnh mạch đi kèm, gây di chứng hoại tử chi, phải cắt bỏ. Buerger là một loại viêm tắc động mạch hầu như chỉ xảy ra với nam giới nghiện thuốc lá. Bệnh nhân thường dưới 45 tuổi. Nghiện và không bỏ được thuốc lá là nguyên nhân làm bệnh rất khó khỏi mặc dù được điều trị tích cực.
    Đau là triệu chứng quan trọng nhất là biểu hiện đầu tiên của tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng chi. Lúc đầu, bệnh nhân có tình trạng đau cách hồi, như chuột rút ở bắp chân, xuất hiện khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Về sau, bệnh nhân đau liên tục không chịu nổi, đau nhiều về đêm, có khi lâm vào tình trạng trầm cảm vì đau đớn.
    Sau giai đoạn cấp là giai đoạn hình thành các mạch máu bàng hệ, đó là các nhánh nối bắc cầu của chính cơ thể. Người bệnh giảm hoặc hết đau nhức, tím tái đầu chi và bệnh có thể tự lành. Tuy nhiên, chu kỳ lành bệnh này có thể bị phá vỡ nếu bệnh nhân tiếp tục hút và gia tăng mức độ hút thuốc lá. Bệnh sẽ tiến triển theo xu hướng nặng dần, khoảng cách giữa các lần lành bệnh ngắn lại, thời gian đau kéo dài ra và tỷ lệ tử vong trong vòng 10 năm tăng gấp 3 người bình thường, nguy cơ phải cắt cụt chân lên đến trên 20%.
    Bệnh Buerger hiện được điều trị bằng cả nội và ngoại khoa. Liệu pháp nào cũng chỉ có hiệu quả nếu bệnh nhân bỏ hẳn thuốc lá. Điều trị nội khoa bao gồm nằm nghỉ tại giường, hạn chế tối đa vận động, dùng thuốc giảm đau (thường không hiệu quả), săn sóc vết thương tại chỗ, dùng các thuốc giãn mạch và làm loãng máu. Điều trị ngoại khoa (cắt thần kinh giao cảm, phẫu thuật bắc cầu động mạch) là giai đoạn tiếp theo, nhưng rất khó thực hiện và không hiệu quả, gần như cuối cùng đều đưa đến cắt cụt chân.
    Viêm tắc động mạch do xơ vữa cũng là hậu quả của thuốc lá
    Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ lớn nhất gây xơ vữa động mạch. Việc giảm hoặc bỏ hẳn thuốc lá sẽ làm giảm rõ ràng nguy cơ phát triển bệnh này. Các nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy, người hút một gói thuốc mỗi ngày có nguy cơ nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành tăng 3-5 lần. Tỷ lệ tổn thương xơ vữa của động mạch vành cũng tăng lên đáng kể ở những phụ nữ trên 35 tuổi có sử dụng thuốc ngừa thai và hút thuốc. Cơ chế gây bệnh chính của thuốc lá là gây nhiễm độc trực tiếp trên lớp nội mạc động mạch do việc tạo thành các chất ôxy hóa.
    Bệnh nhân bị tắc động mạch do xơ vữa thường trên 50 tuổi, tuy nhiên vẫn có những bệnh nhân còn khá trẻ. Trong các mạch máu bị tổn thương có cả các động mạch lớn. Chúng dễ bị phình hoặc bóc tách - một cấp cứu tối khẩn cấp, nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
    Các tổn thương khác có thể xảy ra là tắc động mạch vành, tắc động mạch tạng gây hoại tử ruột (có khi phải cắt toàn bộ ruột non và ruột già), tắc động mạch thận làm nặng thêm tình trạng cao huyết áp có sẵn. Ngoài ra, hút thuốc lá còn là một trong những nguyên nhân chính của tai biến mạch máu não.
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
    3.Hút thuốc lá thụ động có thể gây ung thư vú:
    Chỉ cần hít khói thuốc thường xuyên cũng đủ dẫn tới căn bệnh ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Mức nguy hiểm tương đương với việc hút thuốc lá chủ động.
    "Đã đến lúc phải tăng cường hạn chế khói thuốc lá trong tất cả các môi trường", tiến sĩ Kenneth C. Johnson, Cơ quan Y tế cộng đồng Canada nói.
    Johnson đã tìm hiểu mối quan hệ giữa nguy cơ ung thư vú với hút thuốc lá (cả thụ động và chủ động) bằng cách phân tích 19 nghiên cứu đã công bố trước đó. Kết quả cho thấy, hút thuốc lá thụ động thường xuyên trong một thời gian dài làm tăng bình quân 27% nguy cơ mắc ung thư vú ở những phụ nữ không bao giờ hút. Trong một vài nghiên cứu, nguy cơ này còn lên tới 80-90%.
    Trong 14 nghiên cứu "mối quan hệ giữa hút thuốc bị động với nguy cơ ung thư ở thời kỳ tiền mãn kinh rất rõ rệt, tăng 68% ở những người tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên và lâu dài, mặc dù cả đời không bao giờ động đến điếu thuốc". Nguy cơ này còn lên tới 119% trong 5 báo cáo còn lại.
    So với những phụ nữ không bao giờ hít khói thuốc, những người chủ động hút có nguy cơ gia tăng 46%, thậm chí còn lên tới 108% trong một số nghiên cứu.
    Mỹ Linh (theo Reuters)
    Chắc bây nhiêu đã đủ cho ông xã bạn ớn lắm rồi! Xin chào bạn và cảm ơn bạn đã có câu hỏi cho chúng tôi!
  10. dungndna

    dungndna Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác sĩ về lời khuyên trên. Thực sự là em muốn cắt đi cho nó rảnh nợ,nó hành hạ em khá nhiều rồi, hè vừa rồi em đã dành thời gian để vào Viện 103 để cắt nhưng bác sĩ không cắt.Em cũng nghĩ là nó nên cắt vì đã là một ổ viêm thì để lại có tác dụng gì,trước sau gì cũng cắt, mà không cắt lúc trẻ thì có tuổi cắt sẽ khó khăn hơn phải không anh? Thôi dành khi nào có thời gian thì cắt vậy. mà anh nên khuyên em cắt theo phương pháp nào, có thể cắt ở phòng khám tư được không?sau khi cắt em có thể trở lại học hành sau bao lâu?Em thấy người ta bây giờ cắt là gây mê luôn thì phải.
    Em đang là sinh viên năm thứ 2 của Học viện Quân Y. Topic này rất hay có gì vào đây trao đổi cũng thú vị. cảm ơn anh nhiều

Chia sẻ trang này