1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuna_hn

    thuna_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0

    Hu, hu. Hôm nào tôi cũng mong ngóng bs trả lời với đầy hy vọng có một "tia sáng" nào đó! Bây giờ nghe bs trả lời mà tôi tuyệt vọng quá thui! Nhưng dù sao tôi rất cám ơn bs, ít ra tôi biết được có những bác sĩ tận tình tìm hiểu và trả lời cho những thắc mắc của tôi! Rất mong bác sĩ Bách và nhiều bs trẻ khác giữ nguyên được lòng nhiệt tình cho đến mãi sau này cả khi các bs đã trải qua nhiều năm công tác!
    Một lần nữa cám ơn bs tranxuanbachtmh!
  2. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Xin trân trọng giới thiệu cùng bà con cô bác và quý vị một bài viết của BS Trần Thiện Tư - TT Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP HCM.
    **************************@**************************​
    Điều trị tại chỗ viêm mũi dị ứng bằng thuốc Corticosteroids​
    BS. Trần Thiện Tư
    Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng Cán bộ Y tế

    1. Mở đầu:
    Glucocorticosteroids (steroids) được xem là thuốc khá hiệu quả trong điều trị viêm mũi: dị ứng và không dị ứng. Tác dụng trong mũi của thuốc dựa trên tác dụng tại chỗ mà việc dùng một lượng thuốc tương đương như vậy theo đường uống không có hiệu quả bằng.
    Đưa thuốc steroids vào dùng tại chỗ ở mũi là một tiến bộ lớn của y học. Thuốc này trước đây được xem là thuốc không quan trọng, giờ đây là thuốc quan trọng nhất trong điều trị các thể trung bình và nặng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng thường xuyên và viêm mũi thường xuyên không do dị ứng ở người lớn.
    2. Cơ chế tác dụng:
    Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh và rộng rãi. Dùng steroids tại chỗ ở mũi có tác dụng:
    1. Giảm sự tổng hợp cytokine loại Th2, và có thể do tác dụng này đưa đến.
    2. Giảm kháng thể ở tế bào Langerhans.
    3. Giảm mast cell ở biểu bì.
    4. Giảm tế bào ái toan ở niêm mạc mũi.
    5. Giảm các tế bào progenitor lưu thông.
    3. Thuốc và cách dùng thuốc
    Steroids cho vào mũi sẽ được niêm mạc mũi hấp thu vào máu, các phân tử này khi đến gan sẽ bị mất tác dụng. Do đó steroids cho vào mũi không gây tác dụng phụ như steroids uống hay chích. Beclomethasone dipropionate được dùng từ năm 1974 là nhóm steroids mới đầu tiên được dùng có kết quả tốt ở mũi. Sau đó các loại thuốc khác như Funisolide, Budesonide, Triamcinolone acetonide và Fluticasone propionate được dùng tiếp theo. Các loại thuốc này dường như không khác nhau nhiều lắm về hiệu quả tốt của chúng và các tác dụng phụ của chúng đối với cơ thể.
    Điều trị tại chỗ bằng cách bơm vào một lượng thuốc dưới dạng khí dung hay trong các lọ thuốc được bơm ra mỗi lần một lượng thuốc cố định dưới áp suất giúp thuốc phân tán tốt trong mũi. Các loại thuốc này rất thuận lợi là chỉ cần dùng một liều duy nhất trong ngày. Rất ít khi cần dùng đến hai lần một ngày (trường hợp dị ứng nặng).
    4. Tác dụng điều trị:
    Viêm mũi dị ứng theo mùa:
    Các triệu chứng giảm bớt sau khi dùng thuốc khoảng 12 giờ và tác dụng thuốc có hiệu quả tối đa sau 2 đến 4 ngày. Dùng steroids bơm vào mũi có hiệu quả giảm bớt các triệu chứng trong đa số bệnh nhân, nhưng cũng như các loại thuốc chống dị ứng khác, đáp ứng điều trị này cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ dị nguyên trong không khí.
    Điều trị tại chỗ cần phối hợp thêm các thuốc nhỏ mắt (có thuốc kháng histamine hoặc cromoglycate, không dùng steroids nhỏ mắt trong trường hợp này). Thuốc steroids bơm vào mũi còn có tác dụng giảm các phản ứng của phế quản đối với dị nguyên và có tác dụng làm bớt các triệu chứng của bệnh suyễn trong mùa này.
    Viêm mũi dị ứng thường xuyên:
    Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường xuyên đáp ứng rất tốt bằng steroids dùng tại chỗ ở mũi. Cũng vậy, người bị viêm mũi thường xuyên không do dị ứng cũng như polýp mũi điều trị cũng rất có kết quả với thuốc này.
    Lý do chính của một số người dùng steroids tại chỗ không đạt kết quả là vì mũi bị nghẹt nhiều, thuốc không đến được những nơi bị viêm hốc mũi. Trong trường hợp này, dùng steroids uống hoặc chích trong một thời gian ngắn rất có hiệu quả. Tuy nhiên cũng có một số ít bệnh nhân bị viêm mũi thường xuyên không do dị ứng không đáp ứng với điều trị bằng steroids. Xét nghiệm trong mũi có nhiều bạch cầu ái toan cho dự đoán được điều trị kết quả tốt. Trái lại, xét nghiệm trong mũi nhiều bạch cầu đa nhân trung tính có thể cho dự đoán trước là bệnh nhân điều trị bằng steroids không kết quả.
    Trong bệnh viêm mũi thường xuyên và polýp mũi, cần 2 đến 4 tuần điều trị mới đủ để đạt được kết quả. Trong các trường hợp mạn tính này, bệnh có thể tiếp tục thuyên giảm nhiều tuần hay nhiều tháng sau khi ngưng dùng thuốc.
    Khi các triệu chứng đã giảm bớt, liều thuốc dùng có thể điều chỉnh tùy theo sự đáp ứng về lâm sàng, mục đích là dùng liều thấp nhất nhưng vẫn cho kết quả tốt. Điều trị có thể tạm ngưng một tháng mỗi năm ở người lớn và một tháng mỗi 6 thángở trẻ em, tiếp tục dùng thuốc trở lại khi các triệu chứng bệnh tái phát.
    5. Hướng dẫn cho người bệnh
    Cần hướng dẫn cho người bệnh biết là dùng thuốc không có kết quả ngay tức khắc mà cần phải có thời gian và cần phải dùng liên tục. Người bị viêm mũi dị ứng cần dùng thuốc ngay khi có triệu chứng đầu tiên.
    Sự phân tán thuốc đều trong mũi rất quan trọng, do đó nên dặn dò người bệnh bơm thuốc vào mũi khi mũi hết nghẹt.
    6. Tác dụng phụ
    Có một số người không dung nạp steroids, nên hỏi kỹ bệnh sử và cẩn thận trong khi dùng thuốc. Khi bơm thuốc vào mũi lần đầu có thể gây chảy mũi và ngứa mũi, điều này không quan trọng. Các triệu chứng này do phản ứng quá mạnh của niêm mạc nhiều hơn là do phản ứng phụ thật sự.
    Các thuốc steroids mới dùng tại chỗ ở mũi, đúng liều không gây phản ứng phụ toàn thân dù thuốc được hấp thu vào máu. Tuy nhiên, khi bệnh nhân dùng steroids theo các cách khác (uống, thấm qua da hoặc chích), lượng thuốc hấp thu vào máu sẽ tăng thêm. Steroids khi bơm vào mũi sẽ hấp thu nhiều hơn khi hít vào từ miệng. Thuốc được hấp thu qua niêm mạc mũi nhiều hơn (20 đến 50%) trong khi hấp thu qua đường thở phía dưới chỉ khoảng 10 đến 20%.
    Các phản ứng phụ khác của steroids có thể có là khô niêm mạc phần trước mũi, xì mũi ra vảy có thấm máu, chảy máu mũi có thể xảy ra nhưng rất ít khi diễn tiến nặng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung của người bệnh. Giảm liều thuốc,dùng các thuốc mỡ thoa mũi và thay đổi dạng thuốc dùng (từ bột sang nước hay ngược lại) có thể làm giảm các triệu chứng này.
    Nhiều loại steroids mới dùng thường xuyên một cách rộng rãi trong 20 năm nay không gây viêm mũi teo, một vài trường hợp thủng vách ngăn mũi do dùng steroids đã được công bố và các triệu chứng viêm nhiễm do vi trùng, siêu vi, vi nấm cũng không bị thường xuyên hoặc nặng hơn.
    7. Ủng hộ hay chống dùng steroids tại chỗ ở mũi:
    Hiệu quả rõ rệt của steroids dùng tại chỗ ở mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng mọi người đều công nhận. Hạn chế chính của thuốc này là mình nó không điều trị được dị ứng ở mắt đi kèm (phải dùng thêm thuốc nhỏ mắt chống dị ứng) và kết quả điều trị chậm. Do đó steroids đượx xem là thuốc thường xuyên dùng hàng ngày điều trị bị viêm mũi.
    Cũng có người không thích dùng steroids, nhưng steroids dùng tại chỗ ở mũi qua 20 năm cho thấy thuốc này cũng an toàn như nhiều thuốc điều trị bệnh mũi khác.
    8. Dùng cho trẻ em:
    Dùng liều người lớn cho trẻ em hai lần mỗi ngày có một số trường hợp thấy trẻ em chậm phát triển trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên dùng liều một lần mỗi ngày vào buổi sáng thì không thấy hiện tượng này. Viêm mũi dị ứng theo mùa ở trẻ em dùng được steroids bơm vào mũi trong thời gian bệnh. Tuy nhiên, thuốc này không phải là thuốc điều trị chủ yếu cho trẻ em bị viêm mũi dị ứng suốt năm.
    9. Dùng cho phụ nữ mang thai:
    Theo nguyên tắc, không có thuốc nào được xem là an toàn tuyệt đối 100% khi dùng cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên tắc được nhiều người chấp nhận là:
    1. Hạn chế tối đa dùng thuốc cho phụ nữ có thai
    2. Dùng thuốc tại chỗ an toàn hơn là dùng thuốc uống hoặc chích.
    3. Chọn các loại thuốc không hại cho thai nhi được dùng từ lâu tốt hơn là chọn các loại thuốc mới.
    Do đó đối với phụ nữ mang thai, khi bị viêm mũi dị ứng, thuốc điều trị tại chỗ ở mũi đầu tiên là dung dịch nước muối và cromoglycate. Nếu bệnh không khỏi dùng steroids bơm vào mũi theo đúng liều qui định. Điều trị này trong thời gian qua đã không gây quái thai hay tác dụng có hại nào đáng kể.
    10. Kết luận:
    Vai trò của steroids dùng tại chỗ ở mũi rất quan trọng trong điều trị viêm mũi dị ứng và không dị ứng ở người lớn và ngay cả ở trẻ em (tuy rằng ở trẻ em không phải thuốc là quan trọng nhất như ở người lớn). Các thuốc mới (như Fluticasone propionate, tên thượng mại là Flixonase chẳng hạn) rất tiện dụng, mỗi ngày chỉ dùng một liều duy nhất vào buổi sáng, đảm bảo kết quả kéo dài suốt ngày và người bệnh không lo bị các phản ứng phụ do dùng steroids uống hoặc chích như trước đây. Điều trị chủ yếu viêm mũi dị ứng, ngay cả polýp mũi là steroids tại chỗ (bơm vào niêm mạc mũi). Phẫu thuật polýp mũi chỉ thực hiện trong những trường hợp sau khi dùng steroids tại chỗ không kết quả hay trường hợp polýp mũi quá lớn.
    Tóm lại
    - Các thuốc corticosteroids mới trị viêm mũi rất có hiệu quả mà không gây ra các triệu chứng phụ toàn thân như các loại thuốc uống hoặc chích.
    - Thuốc này giải quyết tốt viêm mũi dị ứng, nhưng cần dùng thêm thuốc chống dị ứng tại chỗ ở mắt khi có dị ứng mắt kèm theo.
    - Hầu hết bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường xuyên và bị polýp mũi dùng corticosteroids rất có kết quả, nhất là đối với bệnh nhân có lượng bạch cầu ái toan trong mũi cao.
    - Dùng corticosteroids một thời gian dài 2 đến 3 tháng điều trị viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm gì đáng kể.
    - Chỉ nên dùng corticosteroids thường xuyên ở trẻ em bị viêm mũi dị ứng suốt năm trong những trường hợp nặng, không giảm với các phương tiện khác.
    - Dùng corticosteroids kéo dài có thể gây chảy máu hoặc xì mũi ra vảy có thấm ít máu. Nhưng trong thập niên hiện nay, việc dùng corticosteroids rộng rãi không thấy tổn thương niêm mạc mũi đáng chú ý.
    http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ttyh/bshkhkt/dieutriviemmui.htm
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 24/09/2006
  3. thanhlong1

    thanhlong1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chào anh. Em năm nay 22 tuổi, em bị chứng nghẹt mũi kéo dài(lúc nào cũng nghẹt).Trước em bị vẹo vách ngăn và đã phẫu thuật nhưng vẫn không hết.
    Đi khám thì mỗi nơi nói 1 kiểu viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch...
    Đi khám của bác Duyền đã nghỉ hưu bên bv t-m-h thì bác sĩ bảo do cuốn mũi phình đại.Bác sĩ khuyên em đi phẫu thuật cắt cuốn mũi nhưng em không biết tại sao trước khi phẫu thuật vách ngăn sao họ không phát hiện ra nhỉ mà sao bây giờ lại phải phẫu thuật tiếp . Em cũng không biết cắt xong có hết không hic.Thực sự em không biết làm sao bây giờ, dạo này toàn mất ngủ do ngạt mũi và hay chán nản.Mong anh cho em lời khuyên. Cảm ơn anh!
  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Xin mời bạn thanhlong_1 và các bạn quan tâm tham khảo bài báo nghiên cứu khoa học của BS. Phạm Kiên Hữu - Bộ môn Tai Mũi Họng Truờng ĐH Y - Dược Tp HCM.
    ********************@*****************

    152. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi chỉnh hình cuốn mũi dưới trong điều trị chứng nghẹt mũi do viêm mũi quá phát
    * Phạm Kiên Hữu*
    Toàn văn (PDF)
    http://tcyh.yds.edu.vn/2004/2004%20Tap%208%20So%203/new_page_6.htm
  5. thanhlong1

    thanhlong1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Vâng em cảm ơn anh quá.Mong là đợt này đi mổ sẽ hết hẳn.Chúc anh mạnh khoẻ!
  6. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Vô tình đi lang thang tôi bắt gặp câu hỏi của một bạn trên diễn đàn.
    Tuy rằng bạn không hỏi chúng tôi nhưng vì đây là một vấn đề liên quan đến đặc thù chuyên ngành nên tôi xin mạn phép anh chị em bè bạn copy sang đây để gọi là có một vài lời sàm tấu.

    **************************************************​
    http://www.ttvnol.com/f_69/807654.ttvn
    Chào bác sĩ!
    Em thật là khổ với cái cổ của em. Không biết em bị như thế nào mà cổ của em sưng lên, trong cổ có những lỗ nhỏ mà thức ăn có thể vào tận trong đó(ko biết có đúng ko).
    EM nghĩ là mình bị viêm cổ họng nhưng em chưa thấy ai bị như em bao giờ.
    Em rất thích hát nhưng mỗi lần hát em lại không tự tin vào cổ họng của mình vì càng lúc những lỗ đó lại to ra và thức ăn vào nhiều hơn.
    Không biết có cách nào có thể chữa được không. Em thật đau khổ quá.
    Xin bác sĩ hãy giúp em!

    ************************************************​
    http://www.ttvnol.com/f_69/807654.ttvn
    "....cái này lên đây hỏi ko hợp đâu. Tốt nhất em đến BV nơi gần nhất khám đi. Ai lại bệnh tật mà lại đi hỏi những nơi ko chuyên môn như thế này chứ. Đến BV gấp đi. "
    ***********************************************

    Về câu chuyện có một lỗ ở cổ và thỉnh thoảng có đùn ra thức ăn thì không phải là một chuyện đùa mà bạn đó bị một căn bệnh có tên gọi là: Dò cung mang (Branchial cleft) - một căn bệnh do rối loạn trong quá trình các cung mang khép lại với nhau để tạo nên cổ ở thời kỳ bào thai.
    Bình thường thì các cung mang khép kín lại với nhau để tạo nên một cái cổ kiêu ba ngấn xinh đẹp quyến rũ - nhưng do một bất thường nào đó mà quá trình khép kín đó bị gián đoạn và có một đường dò thông thương từ họng (phần lòng ống mà khi ta nuốt, thức ăn và nước uống trượt qua để xuống dưới thực quản) đi ra ngoài và đục một lỗ trên da cổ. Do đó, mỗi khi bạn đó nuốt , thức ăn đọng lại một chút và khi nào đường ống đó đầy thì thức ăn sẽ đùn ra ngoài. Chúng tôi đã gặp một số bệnh nhân mà khi họ uống sữa chúng tôi thấy từng giọt sữa tong tong chảy ra từ miệng lỗ dò - rất khổ.
    Có thể chưa có gì xảy ra nhưng với tình trạng như vậy thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao - và với một môi trường đầy rẫy vi khuẩn như họng thì là gần như 100%. Khi bị nhiễm khuẩn - nhẹ thì sẽ sưng tấy nóng đỏ đau vùng quanh lỗ dò, nặng hơn thì sẽ bị viêm tấy tạo ổ ápxe vùng cổ và dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết.
    Điều trị căn bệnh này chỉ có một cách duy nhất là phẫu thuật mổ lấy bỏ đường dò cung mang đó đi.
    Để tham khảo thêm thông tin thì xin mời các bạn đọc thêm bài ở địa chỉ sau: Congenital Malformations of Neck
    http://www.emedicine.com/ent/topic323.htm
    *************************************
    Còn câu chuyện thứ hai về hỏi thông tin sức khỏe ở một nơi không chuyên môn thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để theo thời gian - chuyên mục " BÁC SĨ NỘI TRÚ TAI MŨI HỌNG - PHẪU THUẬT ĐẦU MẶT CỔ ( RESIDENTS OF OTORHINOLARYNGOLOGY - HEAD AND NECK SURGERY " ) sẽ trở thành một nơi có chuyên môn, xứng đáng là một địa chỉ tin cậy, có giá trị khoa học chân chính để các bạn tham khảo về thông tin Y học Chuyên ngành TAI MŨI HỌNG - PHẪU THUẬT ĐẦU MẶT CỔ.
    Rất mong có được sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn!

    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 23:08 ngày 01/10/2006
  7. thanhlong1

    thanhlong1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chào bác sĩ, hôm nay lại làm phiền anh và mong anh giải đáp giùm em. Em đã đi khám nhiều nơi thì có nơi họ bảo là viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi và em cũng bị cả rối loạn thần kinh thực vật(bệnh đổ mồ hôi tay chân). Em cảm thấy khổ nhất là nghẹt mũi, lúc nào cũng nghẹt một bên và quanh năm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Anh cho em hỏi là bệnh nào ảnh hưởng đến nghẹt mũi nhiều nhất( vì có bác sĩ bảo là rối loạn thần kinh giao cảm cũng dẫn đến nghẹt mũi vì không co được mạch) để em chữa bệnh cho khỏi.Xin cảm ơn anh vô cùng!
    Được thanhlong1 sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 07/10/2006
  8. thha9

    thha9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Tớ bị nghẹt mũi độ khoảng 1 tuần, chỉ rửa bằng nước muối sinh lý; đã khỏi. 4 ngày nay lại bị bán tắc vòi nhĩ, nay đã uống Amoxicilin 0,5g x 2 V/ngày và Prednisolone 5mg x 3V/ ngày. Nhưng 3 ngày rồi không đỡ. Nhờ các Bác cho ý kiến tư vấn. Xin cám ơn nhiều.
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    @ Thanh long!
    Vấn đề của bạn khá nan giải đó nhỉ - viêm mũi dị ứng, quá phát cuốn mũi, viêm mũi vận mạch, rối loạn thần kinh giao cảm - sao mà nhiều thứ bệnh quá vậy.
    Nhiều khả năng bạn bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn thần kinh giao cảm mà gây nên tất cả mọi khó chịu đang có.
    Cũng khó điều trị lắm nhưng để điều trị triệu chứng (điều trị phần ngọn) thì bạn nên cắt cuốn mũi bên bị ngạt mũi nhiều hơn đó đi. BS sẽ xem xét là cuốn mũi của bạn quá phát phần xương cuốn, phần tổ chức dưới niêm mạc hay cả hai để có cách thức phẫu thuật hợp lý.
    Còn về phần điều trị nguyên nhân (phần gốc) thì bạn thử qua khám Chuyên khoa Thần kinh xem sao - cũng khó giải quyết đó.
    Một vấn đề cần làm là bạn phải năng luyện tập thể thao, tránh những kích thích thần kinh không đáng có (không nên quá lo lắng về bệnh ngạt mũi vì đây không là bệnh năng đâu...) và không nên lạm dụng thuốc, chất kích thích. Tập thể thao nhiều vào bạn à - sẽ ổn thỏa ngay, còn thì ít tập luyện thì cơ thể không khỏe được đâu.
    @tha9!
    Bạn đi khám lại ngay đi- đừng để bệnh tiến triển thành viêm tai giữa thanh dịch mà mệt đó!
  10. hoanglam2003

    hoanglam2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Kính chào BS!
    Tôi có con trai 3T, SN đúng ngày khai giảng (05/9/2003) rất đẹp trai và thông minh nhưng rất nghịch và hơi bướng.
    Gần đây tôi để ý khi xem ti vi cháu hơi nghiêng cổ, tai trái hướng về phía ti vi mặc dù cháu gồi thẳng đối diện với ti vi.
    Tôi nghĩ có 2 nguyên nhân:
    1. Mắt cháu có vấn đề (lác) nhưng đã được loại trừ (Tôi có anh bạn là BS đang công tác tại viện mắt TW)
    2. Tai cháu có vấn đề: Nghe kém bên tai trái.
    Tôi soi đèn pin kiểm tra: Xin mô tả hiện tượng
    - Ống tai ngoài thẳng, khô, không có dịch.
    - Có ráy tai nhiều nhưng chưa đầy bít hết lỗ tai, vẫn còn lỗ nhỏ
    3. Tiền sử cháu đã dùng kháng sinh để điều trị bệnh viêm họng (Amoixilin), điều trị đau bụng kiết lị (Bitophen??) theo toa của BS viện Nhi TW.
    Vậy xin BS tư vấn giúp:
    1. Có đúng tai trái cháu nghe kém do ráy tai đầy hay do dùng kháng sinh?
    2. Nếu do ráy tai thì có cần thiết phải đến BV để lấy ra không (vì lấy ráy tai cho trẻ con cực kỳ khó khăn, tôi không dám tự lấy cho cháu)? Hay để nó tự đẩy ra ngoài? Tôi cũng có đọc một tài liệu nói rằng ráy tai sẽ tự đẩy ra ngoài.
    3. Nếu nghe kém do dùng kháng sinh thì có biện pháp nào khắc phục.
    Tôi rất băn khoăn vì nếu để lâu thì sợ ảnh hưởng cả tai và mắt của cháu.
    Mong BS bớt chút thời gian lên mạng và tư vấn giúp, mặc dù tôi biêt thời gian này BS đang ôn thi tốt nghiệp BSNT. Chân thành cảm ơn!

Chia sẻ trang này