1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    cryriver
    Xin hỏi bác sĩ dạo này họng em hay bị ra đờm, như thế có phải là triệu chứng của việc cơ thể đang bị bệnh ko ạ?
    to cryriver:
    Khi mũi xoang bị bệnh ( cấp tính hay mạn tính; đợt cấp của tiến triển mạn tính - do vi khuẩn, virus hoặc yếu tố dị nguyên gây kích thích niêm mạc) thì bao giờ cũng gây tăng xuất tiết dịch.
    Dịch xuất tiết nhiều, loãng thì sẽ chảy ra ngoài qua lỗ mũi trước mà nôm na ta gọi là bị thò lò mũi, phải xì mũi và lau bằng khăn giấy.
    Nhưng nếu dịch nhày , quánh, bội nhiễm vi khuẩn sinh mủ thì dịch sẽ bám rất dính với niêm mạc của mũi xoang và dần dần chảy xuống họng qua cửa mũi sau và vòm mũi họng - khiến cho ta luôn miệng khịt khạc, khạc nhổ dai dẳng liên miên cả ngày hoặc tập trung trong một thời khắc nhất định (thường là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy).
    Để điều trị triệu chứng thì bước đầu tiên là ta cần phải rửa sạch dịch mũi, tăng cường khả năng tự dẫn lưu dịch của niêm mạc mũi xoang, giảm sự xuất tiết dịch và tiêu diệt nguyên nhân gây viêm nhiễm.
    Có thể là bây giờ bạn đã khỏi triệu chứng khó chịu - nhưng xin lần sau khi mới chớm bị tái phát thì bạn nên đi khám sớm để có thể xây dựng chế độ điều trị triệt để ngay từ đầu, như thế sẽ giúp cho quá trình điều trị được đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.
    Xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin cậy chúng tôi!
    dongphuonggiaochu
    Xin hỏi bác sí: Mấy năm gần đây, khi tôi đi ngủ mà nằm nghiêng thì thỉnh thoảng bị chảy nước dãi, lúc ít lúc nhiều. Cũng có thời gian ko bị, nhưng sau lại bị lại. Không biết đấy là bệnh gì, và cách chữa thế nào. Mong các bác sĩ giải đáp. cảm ơn rất nhiều
    To dongphuonggiaochu:
    Thực ra thì tôi cũng không rõ triệu chứng bạn mô tả thì nên quy vào cái bệnh lý gì cho được thỏa đáng.
    Vậy nếu bây giờ bạn vẫn còn khó chịu thì xin mời bạn kể thêm những triệu chứng gì khó chịu khác nữa hoặc bạn thu xếp được thời gian đến Khoa U bướu B1 BV TMH TƯ 78 Giải Phóng Hà Nội thì tôi sẽ thăm khám, đánh giá bệnh trạng thực tế và hội chẩn cùng sư phụ và các đại ca của tôi để tìm ra căn nguyên gây khó chịu và xây dựng phương sách chiến đấu.
    Xin trân trọng kính mời bạn !

    immortelle
    Em mổ tai cách đây 2 năm rùi, cô giáo em cũng mổ tai, cô bảo nếu bị gây mê sau thì trí nhớ bị giảm sút nhiều và tầm phải 4 đến 5 năm sau mới khôi phục. có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này hok bác. đúng là em cảm thấy trí nhớ của em có vấn đề thật sau khi mổ.
    hình như hôm mổ bác Chử Bình ở Việt Nam Cu Ba chạm vào dây thần kinh cân bằng của em hay sao ấy ah. lúc nào cũng có cảm giác nôn nao.
    To immortelle
    Đúng là Gây mê để phẫu thuật thì cũng có những biến chứng và suy giảm chức năng đối với một số cơ quan nhất định - mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào loại thuốc gây mê, phương pháp gây mê, loại phẫu thuật đã được áp dụng đối với mỗi bệnh nhân , thời gian phẫu thuật, thể trạng và cơ địa của bệnh nhân ... nhưng quá trình chịu ảnh hưởng phụ của các thuốc gây mê chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn ( đơn vị tính bằng ngày).
    Khi thuốc đã được thải trừ hết ra khỏi cơ thể qua gan, dịch mật, thận, hô hấp thì cơ thể sẽ nhanh chõng trở lại trạng thái bình thường - tức là bạn sẽ lại tiếp tục là bạn như ngày xưa khi chưa biết gây mê là như thế nào.
    Vấn đề cảm thấy trí nhớ suy giảm thì bạn nên đi khám kiểm tra tại chuyên khoa thần kinh xem có bệnh lý gì khác nữa không, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập, phương pháp học ... cho phù hợp với thời gian hiện tại xem sao - tôi tin là sẽ ổn.
    Mổ tai cũng có những nguy cơ nhất định về chuyện đụng chạm gây tổn thương cho dây thần kinh số 7 - là dây thần kinh chi phối vận động cho các cơ bám da mặt (biểu lộ cảm xúc của khuôn mặt) và một số cơ quan khác - dây 7 không có liên quan gì đến sự điều chỉnh thăng bằng của cơ thể. Điều chỉnh thăng bằng của cơ thể là do dây thần kinh tiền đình ( một phần của dây thần kinh số 8) - dây này chỉ có thể bị tổn thương khi bạn đặt một quả bom TNT đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ngày xưa vào hốc mổ tai và kích hoạt mà thôi.
    Do đó nếu có bị tổn thương dây thần kinh trong mổ thì bạn chỉ có thể bị tổn thương dây 7 - sẽ bị méo xệch khuôn mặt xinh xắn dễ thương và đáng yêu, mắt cùng bên tai đã mổ bị chứng "nhắm mắt lộ lòng trắng" - chứ không bao giờ bị tổn thương dây tiền đình được đâu. Để xác định được nguyên nhân gây nôn nao thì bạn đi khám hoặc là chuyên khoa TMH ( phân khoa Tai-Thần kinh) hoặc là chuyên khoa Thần kinh, qua đó sẽ xác định được bệnh lý cụ thể và cách giải quyết cụ thể.
    Do đó bạn không nên lo lắng vô cớ mà thêm khó chịu tâm lý nữa nhé!
    ngocnghech82
    CAcbací ơi, cho em hỏi cácbác sĩ có tư vấn về vấn đề phẫu thuật thẩm mĩ xương mặt ko nhỉ ( cụ thể là phẫu thuật gọt cằm, mài xương gò má, đập hàm í)
    to ngocnghech82
    Vấn đề này quả thực chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm - vì tất cả những tên phẫu thuật bạn nêu ra nếu thực hiện được thì làm thay đổi 180 độ một khuôn mặt của bất kỳ ai - tức là so với chứng minh thư hay các loại ảnh thẻ khác thì sau ca mổ bạn sẽ là một người khác hoàn toàn.
    Tôi không rõ là pháp luật nước ta có cho phép thực hiện trên người bình thường hay không và có cơ sở y tế nào đã thực hiện loại phẫu thuật này hay chưa. Ở miền Bắc, thì bạn thử liên hệ tại BV Quân y 108 hoặc BV RHM TƯ, khoa PT tạo hình BV Saint Paul, khoa PT tạo hình BV Việt Nam CuBa xem sao.
    Ở BV TMH TƯ chúng tôi mới chỉ thực hiện những PT trên đối với BN bị biến dạng khuôn mặt do chấn thương mặt, do mất tổ chức trong phẫu thuật điề trị bệnh lý Khối u mà thôi.
    Nếu bạn có thông tin gì mới xin cho phép chúng tôi cùng được trao đổi với bạn - chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
  2. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Tôi bắt đầu dịch một số bài về Bệnh lý Khối u và Ung thư vùng Đầu Cổ và Tai Mũi Họng theo kiểu patient''''s informations lấy từ một số trang web hay, có giá trị.
    Đầu tiên tôi chọn dịch về bệnh lý Ung thư thanh quản và ung thư hạ họng. Xin mời các bạn cùng xem và đóng góp ý kiến! Tôi xin chân thành cảm ơn !
    ******************
    Phát hiện sớm ung thư thanh quản và ung thư hạ họng
    Khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng có hiệu quả điều trị được cao hơn, nhiều trường hợp cho phép bảo tồn được gần như toàn bộ chức năng của cơ quan.
    Triệu chứng:
    Các bệnh nhân bị bệnh ung thư thanh quản và ung thư hạ họng có thể bị các triệu chứng sau đây (dù rằng không phải tất cả các triệu chứng đều có trên bệnh nhân, thậm chí không có và các triệu chứng này cũng có thể là do bệnh lý khác gây nên). Nếu bạn có những khó chịu như vậy thì điều cần thiết là phải đi khám TMH và kể cho BS của bạn được biết.
    Khàn tiếng, thay đổi giọng nói bất thường
    Hạch cổ to lên
    Xuất hiện khối vùng cổ
    Nghẹt thở, thở khó, thở có tiếng rít (đặc biệt là khi hít vào)
    Đau họng kéo dài dai dẳng, hoặc có cảm giác có vật gì đó mắc trong họng
    Nuốt vướng, nuốt khó kéo dài không giảm
    Đau tai, đau lan lên tai khi nuốt
    Cảm giác bị hóc, đau nhói khó chịu kéo dài
    Thở khó kéo dài
    Sụt cân nguyên nhân không rõ ràng (dù vẫn ăn uống bình thường)
    Mệt mỏi kéo dài
    Nếu bạn có những khó chịu trên, đặc biệt là khi chúng tồn tại dai dẳng hoặc tăng nặng dần lên, trong quá khứ hoặc hiện tại bạn có hút thuốc lá, thuốc lào, xìgà, uống rượu? thì cần đi khám BS TMH ngay.
    Tất nhiên cũng có rất nhiều các nguyên nhân khác có thể gây nên những triệu chứng bệnh lý như vậy. Có những nguyên nhân bệnh lý ung thư và những nguyên nhân bệnh lý không ung thư, điều đáng nói ở đây là khi đi khám đúng chuyên khoa và xác định được rõ ràng cho phép ta loại trừ được nhóm bệnh lý ung thư hoặc có thể phát hiện được sớm ngay từ đầu nhóm bệnh lý ung thư để điều trị được kịp thời....

    Nguồn: www.plwc.org
    People Living With Cancer
    http://www.plwc.org/portal/site/PLWC/menuitem.6067beb2271039bcfd748f68ee37a01d/?vgnextoid=4717ea7105daa010VgnVCM100000ed730ad1RCRD&vgnextfmt=cancer
    (Còn tiếp - Xin mời các bạn cùng xem và đóng góp ý kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn!)
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 08/03/2007
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Nhắc lại Giải phẫu: Thanh quản là gì? Hạ họng là gì?
    The Larynx, commonly called the voice box, is a tube-shaped organ in the neck that is important for breathing, talking, and swallowing.
    It is located at the top of the windpipe or trachea.
    The front walls protrude from the neck to form what most people call the Adam''''s apple.
    During breathing, the larynx opens like a valve to allow air to pass into the lungs.
    The larynx contains the vocal cords that vibrate to make sound for speech production.
    The epiglottis sits on the top of the larynx and acts as a cover to protect the larynx and prevent food from entering the airway. Cancer can develop in any of these three parts of the larynx:
    Glottis. Middle section that holds the vocal cord
    Supraglottis. Area above the vocal cord
    Subglottis. Area below the vocal cords, which connects the larynx to the windpipe
    The Hypopharynx (also called the gullet) is the lower part of the throat and surrounds the larynx.
    The pharynx (throat) is a hollow tube about 5 inches long that starts behind the nose (nasopharynx) and ends at the level of the larynx (laryngopharynx).
    It is continuous with the esophagus (the tube that goes to the stomach).
    Cancers of the larynx and hypopharynx and their treatments can have a significant impact on talking and eating.
    Cancer occurs in the larynx and/or hypopharynx when cells become abnormal and multiply without control or order. These abnormal cells invade nearby tissue and sometimes spread to other parts of the body through the bloodstream and lymphatic system. The mass of extra tissue, called a tumor, can be benign or malignant.
    Benign tumors are not cancerous and usually can be removed without growing back. Malignant tumors are cancerous and can invade and damage the body''''s healthy tissue and organs.
    Nguồn: www.plwc.org
    People Living With Cancer
    http://www.plwc.org/portal/site/PLWC/menuitem.6067beb2271039bcfd748f68ee37a01d/?vgnextoid=4717ea7105daa010VgnVCM100000ed730ad1RCRD&vgnextfmt=cancer
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 01:41 ngày 10/03/2007
  4. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Phải chi có cái hình minh hoạ thì hay biết mấy . Nếu quá bận không thể dịch toàn bộ thì bạn có thể chú thích mấy cái thuật ngữ Y khoa hộ cho người ngoài ngành bớt bối rối . Ví dụ: Larynx (thanh quản) ...
    Thân ái
    u?c ndungtuan s?a vo 12:21 ngy 10/03/2007
  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Sơ lược nhắc lại Giải phẫu (Thanh quản là gì? Hạ họng là gì?)
    Thanh quản (larynx) , còn được gọi là hộp phát âm, là một cơ quan có dạng hình ống thắt hẹp ở giữa, nằm ở vùng giữa cổ, có vai trò quan trọng trong phát âm, hít thở và nuốt (trong ăn và uống). Thanh quản tiếp nối với khí quản ở phía dưới, qua đó thanh quản đóng vai trò như một chiếc van để không khí từ môi trường ngoài đi xuống khí quản để vào phổi.
    Thành trước của thanh quản trồi nhô lên ở giữa cổ, tạo nên một gồ, thường rất rõ ở nam giới, đó là yết hầu hay còn gọi là quả táo Adam.
    Thanh quản được che chắn ở phía trên cùng bởi sụn nắp thanh môn hay còn gọi là sụn thanh thiệt (epiglottis), cấu trúc này có hình một chiếc lá có cuống , nhiệm vụ che đậy thanh quản khi nuốt, giúp cho thức ăn và nước uống chui xuống thực quản chứ không đi vào đường thở. Khi vừa ăn uống vừa cười đùa thì dễ bị sặc, đó là do nắp sụn này đóng mở không hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ bị dị vật đường thở, một cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, tuyệt đối tránh vừa ăn vừa nói chuyện ồn ào và cười đùa.
    Thanh quản được chia ra làm ba tầng:
    Tầng thanh môn ( Glottis): Đây là tầng giữa, có hai dây thanh gắn vào. Dây thanh là cơ quan có chức năng phát ra âm thanh. Ung thư tại tầng này sẽ gây khàn tiếng và khó thở, thở rít.
    Tầng thượng thanh môn (Supraglottis): Đây là tầng trên cùng của thanh quản, phía trên mức hai dây thanh.
    Tầng hạ thanh môn (Subglottis). : Vùng phía dưới hai dây thanh, nới kết nối giữa thanh quản và khí quản.
    Hạ họng (Hypopharynx) là vùng thấp nhất của họng và bao quanh thanh . Họng (pharynx , throat) là một cơ quan có hình ống, dài chứng 5 cm, bắt đầu từ họng mũi (vòm mũi họng - nasopharynx) và kết thúc ở vị trí tiếp giáp, bao quan thanh quản . Hạ họng tiếp nối với thực quản ở phía dưới.
  6. nhanquangcao

    nhanquangcao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bác sỹ. Bệnh của em thì em miêu tả ở đây http://www9.ttvnol.com/forum/SucKhoe/893734.ttvn
    Xin bác sỹ dành chút thời gian để đọc, em muốn hỏi bác sỹ về cái mũi của em, nói chung là em không ngửi được mùi gì cả, bây giờ em nên đi khám ở đâu để biết được nguyên nhân và cách điều trị. Bác sỹ có thể tư vấn giúp em được không ạ. Em cảm ơn bác sỹ nhiều !
  7. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Xin lỗi các bạn!
    Có những ranh giới về sự tôn trọng cần phải có giữa người với người - những lúc mà tôi cảm thấy dường như mình đang không được tôn trọng cho lắm từ phía người đối diện thì tôi thường im lặng, ngoảnh mặt đi đến một chỗ khác để tránh những xung đột không cần thiết phải để nó xảy ra.
    Tôi có thể có nhiều hoặc có ít thời gian, nhưng xin phép được không trả lời những câu hỏi dạng như trên.
    Xin thành thật cáo lỗi cùng các bạn !
  8. honeybubba

    honeybubba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Bác sĩ ơi, mong bác sĩ tiếp tục post bài và chia sẻ hiểu biết cùng mọi người. Em thấy chuyên mục này của bác sĩ vô cùng bổ ích.
  9. saddamhussein1

    saddamhussein1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    CHuyên mục quá hay, mong bác sĩ tiếp tục post bài
  10. nhanquangcao

    nhanquangcao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bác sỹ, với câu hỏi của em như trên thì có gì mà bác sỹ bảo là không có những ranh giới về sự tôn trọng cần phải có giữa người với người ???
    Em không hiểu, em kể bệnh của em tất tần tật để bác sỹ có cái nhìn tổng quát và có thể bệnh này nó liên quan đến bệnh kia nên em cần 1 lời khuyên, 1 lời tư vấn của bác sỹ, vậy mà đáp lại lời của em, bác sỹ trả lời như vậy.
    Nếu bác sỹ cảm thấy không tôn trọng chỗ nào thì cứ nói thẳng để em và mọi người còn rút kinh nghiệm. Tất nhiên, đây là diễn đàn, bác sỹ có quyền trả lời hoặc không trả lời các câu hỏi của mọi người nhưng em nghĩ cần đưa ra lý do chính đáng.
    Dù sao cũng rất cảm ơi bác sỹ về những bài viết, những lời tư vấn rất bổ ích cho mọi người trong TOPIC này.

Chia sẻ trang này