1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LionessNT

    LionessNT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi thêm 1 câu nữa là hồi Tết, lúc tai tôi tái chảy mủ, BS (là 1 BS chuyên khoa TMH của bệnh viện tỉnh, đã nhiều lần tu nghiệp ở Thái Lan) có cho thuốc Otifar về nhỏ tai. Tôi đọc thấy thuốc này chống chỉ định với trường hợp thủng màng nhĩ, tôi có gọi điện hỏi lại BS và BS ấy nói k0 sao đâu cứ nhỏ đi, lúc đầu có rát tí nhưng sau hết. Tôi nhỏ vài hôm thấy hết thì ngừng. Vậy xin hỏi có ảnh hưởng gì đến tai k0 ạ?
  2. thenewwind

    thenewwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    1 bên mũi của tôi hay bị dịch như khi cảm cúm.khi ấn vào chỗ đầu mắt thấy phát ra tiếng kêu ọp ẹp .còn bên mũi còn lại thì bình thường .xin hỏi đây là bệnh gì ạ.cảm ơn!
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    thenewwind
    1 bên mũi của tôi hay bị dịch như khi cảm cúm. khi ấn vào chỗ đầu mắt thấy phát ra tiếng kêu ọp ẹp .còn bên mũi còn lại thì bình thường . xin hỏi đây là bệnh gì ạ. cảm ơn!
    @thenewwind
    Nếu chỉ có vậy thì cũng chỉ nói chung chung được như sau:
    Có thể bên mũi chảy dịch của bạn có dị hình cấu trúc giải phẫu (do bẩm sinh hoặc do mắc phải) - có thể bạn có viêm nhiễm trong xoang hàm cùng bên - có thể mũi xoang bên chảy dịch đó có khối chèn ép bất thường (khối u hoặc không phải u).
    Vậy bạn cần đi kiểm tra để Bs có thể nhòm vào trong hốc mũi của bạn (bằng mắt thường hoặc bằng nội soi) để xem xét cái gì đang tồn tại và gây nên khó chịu.
    "ấn vào chỗ đầu mắt thấy phát ra tiếng kêu ọp ẹp ": nếu bạn không thấy thị lực của mình có bất thường gì thì chẳng cần quan tâm đến mấy tiếng ọp ẹp này chi cho mệt - bạn đã ép vô túi lệ và đẩy dồn các cấu trúc nội ổ mắt dịch chuyển chút xíu nên nó có âm thanh vậy thôi.
    LionessNT
    Tôi 32 tuổi, cũng bị VTG mạn tính như bạn Houseman (gần 20 năm rồi), năm nào cũng bị chảy mủ và thủng nhĩ ít nhất 1 lần.
    Những lúc như vậy bác sĩ thường làm thuốc tai, cho uống kháng sinh và để màng nhĩ tự lành.
    Nhưng năm nay, tôi bị thủng nhĩ từ Tết đến giờ mà chưa khỏi, đã được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
    Xin hỏi: ??
    @lioness:
    Màng nhĩ của bạn chưa bao giờ liền lại được cho nên mới có tình trạng chảy dịch tái phát dai dẳng mỗi năm.
    Những đợt bạn dùng thuốc và được BS điều trị làm thuốc tai chỉ có ý nghĩa giải quyết đợt bệnh tái phát - chứ không giải quyết được tận gốc của vấn đề là phải vá màng nhĩ thủng - cho nên khi bị tái nhiễm khuẩn (ở tai, ở mũi họng) là ngay lập tức bạn bị chảy nước tai trở lại sau một vài ngày.
    Màng nhĩ về cơ bản có chức năng:
    Một là: tiếp nhận các sóng âm thanh và biến đổi năng lượng âm thành năng lượng cơ học - để truyền vào trong tới cơ quan biến đổi rung động cơ học thành tín hiệu điện - để hình thành nên các xung thần kinh truyền về não.
    Hai là: phân cách các cơ quan bên trong của tai vốn có chức năng trong quá trình hình thành tín hiệu âm thanh cho não và quá trình giữ thăng bằng của cơ thể. Qua đó màng nhĩ tham gia vào quá trình bảo vệ các cơ quan này, tránh các tác động từ môi trường ngoài.
    Vì vậy, khi màng nhĩ bị thủng và không tự liền lại được thì các chức năng của tai gần như là bị giảm về số 0.
    Về các câu hỏi của bạn:
    1. Có nhất thiết phải phẫu thuật không? (Tình trạng hiện giờ là tai khô, hay bị ngứa 2 vành tai không rõ nguyên nhân mà lúc khám BS cũng chẳng quan tâm đến chuyện ngứa).
    Theo bạn thì có cần thiết phải chấm dứt tình trạng khó chịu:
    chảy nước tai, làm thuốc tai, uống thuốc ?' chảy nước tai, làm thuốc tai, uống thuốc?' chảy nước tai, làm thuốc tai, uống thuốc ?' chảy nước tai, làm thuốc tai, uống thuốc, ?
    và bây giờ đã đến lúc phải giải quyết triệt để không?
    "bị ngứa 2 vành tai ": bạn cần thông báo với Bs về vấn đề này - xem có thể bạn bị nấm tai, viêm tai ngoài (chàm tai ngoài) hay không - nếu bs kiểm tra và nói ok thì sẽ ok.
    2. Có nhất thiết phải phẫu thuật không?
    - Nếu phải phẫu thuật thì thời gian nằm viện là bao lâu?
    - Có phải kiêng khem gì trước và sau mổ?
    - Cách chăm sóc vết mổ tại nhà?
    - Bao lâu thì lành?
    - Liệu sau khi mổ vá màng nhĩ, tai tôi có thể nghe tốt hơn không hay lại càng kém đi?
    Đây là những băn khoăn rất chính đáng của bạn. Vì vậy, những câu hỏi này bạn cần trao đổi trực tiếp với BS của bạn.
    Bạn có quyền được biết cặn kẽ về tình trạng bệnh của mình, về những gì có thể xảy ra, về những gì bạn cần phải chuẩn bị, chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra và những gì bạn phải thực hiện; Bs phẫu thuật viên có nghĩa vụ phải trao đổi cùng bạn về tất cả những điều đó (bạn có thể trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại).
    Bạn có quyền đưa ra những ý kiến, suy nghĩ, băn khoăn, mong đợi của bạn đối với ca phẫu thuật và Bs phẫu thuật viên của bạn có nghĩa vụ phải giải thích cho bạn về những gì có thể đạt được nếu như tiến hành ca mổ, những gì có thể phát sinh trong quá trình phẫu thuật và đối với các tình huống phát sinh đó thì Bs sẽ dự kiến tiến hành tiếp theo như thế nào.
    Nếu những mong đợi của bạn là "thực tế có thể đạt được" và bs của bạn thống nhất, đồng ý, chia sẻ cùng bạn thì bạn có thể yên tâm thực hiện ca phẫu thuật.
    Nếu bs từ chối trả lời hoặc những giải thích của Bs không thỏa mãn ý muốn của bạn thì bạn có quyền từ chối phẫu thuật để chọn một bs khác, một cơ sở y tế khác để thực hiện quá trình điều trị bệnh.
    Vấn đề "thực tế có thể đạt được" là phải dựa trên các kết quả thăm dò cận lâm sàng, đặc điểm bệnh lý cụ thể, yếu tố sức khỏe toàn thân? để đưa ra kết luận vể tổn thương bệnh lý của bạn đã gây ảnh hưởng đến mức độ nào, có thể hồi phục được đến mức độ nào, kết quả phẫu thuật có thể thành công hay không.
    Khi biết rõ được những điều như vậy thì bạn cũng tự xác định được là mình sẽ có thể mong đợi được một thực tế như thế nào về bệnh trạng của mình.
    Còn nếu bạn mong muốn một cái gì đó mà các Bs khẳng định không thể đạt được thì bạn cần cân nhắc lại những mong muốn của mình hoặc bạn cần cân nhắc đi tìm một bs khác, một cơ sở y tế khác, ở Việt Nam hay nước ngoài để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình.
    Bạn hãy mạnh dạn trao đổi cùng BS của mình, trước khi lên bàn mổ, kẻo về sau có điều gì không được vừa lòng thì sẽ mệt mỏi lắm - mệt cho cả bạn và mệt cho cả bs nữa đó.
    3. Hồi Tết, lúc tai tôi tái chảy mủ, BS có cho thuốc Otifar về nhỏ tai.
    Tôi đọc thấy thuốc này chống chỉ định với trường hợp thủng màng nhĩ, tôi có gọi điện hỏi lại BS và BS ấy nói k0 sao đâu cứ nhỏ đi, lúc đầu có rát tí nhưng sau hết.
    Tôi nhỏ vài hôm thấy hết thì ngừng. Vậy xin hỏi có ảnh hưởng gì đến tai k0 ạ?
    Tôi cũng không nắm rõ về Otifar khi bạn chỉ cung cấp đơn độc tên biệt dược. Do tính chất câu hỏi nên tôi đã tra trên mạng và tìm được những thông tin sau:
    Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC
    Trụ sở: 367 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp HCM
    Website: http://www.pharmedicsa.com/
    Tra tìm trong Danh mục Dược phẩm sẽ thấy:
    Otifar
    SĐK: VNB - 0662 - 00 Hộp/1 lọ 8ml

    THÀNH PHẦN
    Mỗi lọ 8 ml chứa:
    - Cloramphenicol 80 mg
    - Dexamethason acetat 4 mg
    TÍNH CHẤT & CHỦ TRỊ
    Do sự phối hợp giữa một kháng sinh phổ rộng Cloramphenicol và một chất kháng viêm Dexamethason, OTIFAR nhỏ tai được dùng điều trị:
    - Tai sưng - ngứa lở, thối tai.
    - Ù tai - tai có mụn, có mủ.
    CÁCH DÙNG
    Nhỏ vào tai mỗi lần 3 giọt, ngày 4 lần.
    Cả hai thành phần dược chất này (Cloramphenicol và Dexamethason) đều không gây nhiễm độc tai trong (ototoxicity) do đó có thể dùng được trong cả hai tình huống: màng nhĩ thủng và màng nhĩ không thủng.
    Tôi khẳng định là:
    BS đã kê thuốc đúng và bạn đã có thể nhầm lẫn trong việc nhớ lại thông tin đã đọc ở đâu đó "đọc thấy thuốc này chống chỉ định với trường hợp thủng màng nhĩ".
    Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ đủ cho bạn. Goog luck!
  4. LionessNT

    LionessNT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn BS Bách.
  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Những điều bệnh nhân Phẫu thuật Nội soi Mũi Xoang cần biết (tiếp)
    Các tai biến gì có thể xảy ra đối với phẫu thuật nội soi mũi xoang:
    Cũng như bất kỳ một loại phẫu thuật nào khác, phẫu thuật Nội soi mũi xoang được tiến hành dưới gây mê toàn thân cũng có những nguy cơ tai biến nhất định; gồm có các tai biến gây mê và các tai biến phẫu thuật; tuy nhiên tỉ lệ mắc tai biến là rất thấp và hoàn toàn có thể tránh được nếu có sự chuẩn bị trước mổ kỹ lưỡng của bệnh nhân và các bs; ca mổ được tiến hành bởi phẫu thuật viên có kinh nghiệm; chăm sóc, theo dõi sau mổ chặt chẽ, đúng đắn.
    Mặc dù tỉ lệ tai biến là rất thấp và không dễ xảy ra nhưng bạn cũng cần được biết trước và hiểu rõ về chúng.
    Tai biến chảy máu
    Trong quá trình phẫu thuật sẽ có một lượng nhỏ máu bị mất đi mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Trong một số trường hợp nhất định thì lượng máu có thể bị mất nhiều hơn, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng sẽ cần đến các biện pháp can thiệp cầm máu cần thiết.
    Sau mổ, bạn sẽ có thể bị rỉ máu với một số lượng ít và sẽ kết thúc trong vòng 24h đầu tiên sau mổ. Một số ít trường hợp, máu giỏ thành giọt liên tục, màu đỏ tươi thì sẽ cần đến sự can thiệp của Bs và có thể bạn sẽ phải chịu đựng can thiệp cầm máu mũi (nhét Merocel, nhét meche, cầm máu bằng đông điện?).
    Tai biến rò dịch não tuỷ
    Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên sẽ phải thực hiện các thao tác tại một vùng nhỏ hẹp, ngay sát dưới phần xương phân cách não với hốc mũi xoang. Nếu phần xương phân cách này bị tổn thương thì sẽ gây tình trạng dịch não tuỷ chảy vào trong mũi. Tai biến này sẽ được xác định ngay trong mổ và sẽ được tiến hành can thiệp bít lấp lỗ dò ngay lập tức. Nếu tình trạng dò dịch não tuỷ được xác định sau khi ca mổ kết thúc thì bạn sẽ cần phải trải qua can thiệp phẫu thuật tiếp theo để bít lấp lỗ dò. Nếu không bít lấp được lỗ dò thì sẽ gây ra tình trạng viêm màng não và gây nguy hiểm cho tính mạng.
    Tai biến mắt
    Các xoang nằm ngay sát với ổ mắt, thần kinh thị giác và ống dẫn nước mắt cho nên có nguy cơ xảy ra tai biến mắt: nhìn mờ, nhìn đôi, sưng nề bầm tím quanh ổ mắt, mất thị lực, chảy nước mắt kéo dài. Một số tai biến nhẹ có thể hết dần sau một vài ngày nhưng một số tai biến sẽ cần phải có can thiệp tiếp theo để tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
    Những khó chịu gì có thể có sau mổ:
    Chảy máu
    Sẽ có một chút máu chảy trong vòng 3 ?" 5 ngày đầu tiên sau mổ, đặc biệt là khi bạn rửa mũi và xoang ?" đây là điều hoàn toàn bình thường.
    Nếu máu ri rỉ hãy làm như sau: ngửa đầu về sau một chút, thở nhẹ nhàng bằng mũi, có thể chấm nhẹ dịch máu chảy ra ngoài cửa mũi - tuyệt đối không được tự nhét bông, gạc, giấy vào trong mũi.
    Nếu không thấy hết thì bạn có thể xịt thuốc xịt mũi gây co mạch tại chỗ, nên dùng là loại Oxymetazoline. Một vài nhát xịt, có lặp lại, sẽ làm ngừng rỉ máu.
    Nếu tình trạng máu ri rỉ chảy không kết thúc thì bạn cần thiết phải thông báo ngay cho BS của bạn.
    Đau
    Bạn sẽ cảm thấy tức nặng trong mũi, vùng các xoang quanh mũi, thậm chí có thể đau nhẹ trong vòng một số ngày đầu tiên sau mổ, cảm giác này giống như là khi bạn có một đợt viêm xoang tái phát.
    Bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của BS. Không được dùng thuốc giảm đau thuộc nhóm không Steroid để tránh nguy cơ chảy máu.
    Mỏi mệt
    Bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi trong tuần đầu tiên sau mổ. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi vì hầu hết các bệnh nhân đều cần ít nhất 1 tuần mới có thể bình phục hoàn toàn. Sang tuần thứ hai sau mổ hầu hết các bệnh nhân đều có thể làm việc trở lại.
    Ngạt mũi và chảy mũi
    Bạn sẽ cảm thấy ngạt mũi, chảy mũi kéo dài trong một vài tuần đầu sau mổ. Tình trạng này sẽ sớm qua đi, bạn có thể thở bình thường sau 2-3 tuần sau mổ.
    Trường hợp nào thì cần tham vấn khẩn cấp BS điều trị:
    ? Sốt cao trên 38,5ºC
    ? Chảy dịch trong loãng như nước liên tục kéo dài
    ? Sưng tấy vùng mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, giảm thị lực tăng dần
    ? Tiêu chảy nặng
    ? Chảy máu rỉ rả không cầm, nhỏ giọt, màu đỏ tươi
    Những gì cần phải tránh sau mổ nội soi mũi xoang ... (còn tiếp)
  6. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Những điều bệnh nhân Phẫu thuật Nội soi Mũi Xoang cần biết
    Trường hợp nào thì cần tham vấn khẩn cấp BS điều trị:
    ? Sốt cao trên 38,5ºC
    ? Chảy dịch trong loãng như nước liên tục kéo dài
    ? Sưng tấy vùng mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, giảm thị lực tăng dần
    ? Tiêu chảy nặng
    ? Chảy máu rỉ rả không cầm, nhỏ giọt, màu đỏ tươi
    Những gì cần phải tránh sau mổ nội soi mũi xoang:
    Xì mũi và làm việc nặng nhọc
    Bạn cần tránh xì mũi, làm việc nặng, bê nâng đồ vật nặng ít nhất là cho đến hết 10 ngày đầu tiên sau mổ để tránh nguy cơ chảy máu. Các bài tập thể dục nặng chỉ nên được thực hiện với mức độ khoảng 50% so với bình thường bạn vẫn thực hiện trong tuần đầu tiên ?" sang tuần thứ 2 bạn có thể nâng dần khối lượng vận động trở về bình thường.
    Các thuốc giảm đau không steroid
    Các thuốc này không nên sử dụng trong vóng hai tuần đầu tiên sau mổ để tranh chảy máu.
    Thuốc xịt mũi có thành phần steroid
    Các thuốc này cũng không được dùng trong vòng hai tuần đầu tiên sau mổ để tạo điều kiện cho niêm mạc mũi và xoang hồi phục về trạng thái chức năng bình thường. BS sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc khi cần thiết.
    Tôi có thể làm gì để tự chăm sóc mình
    Thuốc xịt mũi có chứa muối
    Sau mổ, bạn nên xịt thuốc mũi có chứa muối mỗi 2-3 giờ một lần để tạo điều kiện cho mũi của bạn được giữ ẩm liên tục ?" đây là yếu tố giúp cho niêm mạc mũi chóng hồi phục. Thuốc xịt mũi có chứa muối bạn có thể tự mua tại các quầy thuốc mà không cần đến đơn thuốc.
    Rửa mũi xoang
    Bạn có thể bắt đầu tiến hành rửa mũi xoang ngay từ ngày đầu tiên sau mổ. Một ngày bạn nên tự rửa mũi hai lần. Bs và ytá của bạn sẽ hướng dẫn bạn cách tự rửa mũi.
    Lúc mới đầu sẽ hơi có khó chịu một chút, sẽ có thể có một chút máu ri rỉ chảy. Nhưng sang đến ngày thứ hai trở về sau, mũi của bạn sẽ dần dần dễ chịu hơn, niêm mạc hồi phục nhanh hơn do đã loại bỏ được dần các vảy máu khô, mảnh xương vụn còn đọng lại trong lòng xoang. Quá trình rửa mũi là quá trình quan trọng tác động tới sự thành công của phẫu thuật.
    Tái khám sau mổ
    Sau mổ bạn cần phải tái khám định kỳ theo hẹn của BS. Trong những lần tái khám, Bs sẽ kiểm tra đánh giá tình trạng hồi phục của niêm mạc mũi xoang, sẽ hút bỏ các dịch nhày đọng, vảy máu khô bẩn còn sót, ứ đọng trong lòng mũi xoang.
    Chăm sóc định kỳ sau mổ là một trong những công việc quan trọng để mũi xoang của bạn được hồi phục nhanh hơn, chất lượng hồi phục tốt hơn.

  7. nghichnham

    nghichnham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bác sỹ một trường hợp sau:
    Mama của nghichnham gần đây có biểu hiện giảm thính lực. Khi nói chuyện cùng mọi người, mama hay phải hỏi lại xem đang nói gì (pardon me). Xem TV cũng mở to hơn bình thường.
    Mama nghichnham năm nay 59 tuổi (sn 49), bắt đầu có hiện tượng này khoảng vài tháng gần đây thôi. (Mà mama lại có vẻ kô thích nói về vđề này).
    Tiền sử trong gia đình có ông ngoại bị giảm thính lực nặng, bây giờ cụ 90 rồi, nếu nói chuyện bình thường hầu như kô nghe đc gì, phải nói rất to hoặc cụ phải đeo trợ thính. Máy trợ thính tự kích, rú rít inh ỏi mà có khi cụ đang đeo mà kô nhận ra.
    Vậy xin hỏi bsỹ có lời khuyên gì cho mama của nghichnham kô? Nếu muốn đi kiểm tra thì đến đâu? (ở Hà Nội nhé)? Nên tăng cường ăn gì, uống thuốc gì, tập luyện như thế nào? Nên tránh cái gì?...
    Xin chân thành cảm ơn bác sỹ.
    nghichnham
  8. Lan_than

    Lan_than Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi, em bị viêm xoang rất lâu rồi, giờ chữa cũng đỡ nhiều rồi, nhưng giờ ko ngửi thấy mùi gì là sao????
    Làm sao để thấy mùi lại???
    Cảm ơn các bác nhiều, em thắc mắc lâu rồi, mà ko biết hỏi ai
  9. dell_hn

    dell_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Ở 2 bên cổ tôi ( ngay dưới xương hàm) có 2 hạch, di động được, hạch bên trái sờ thấy đau, hạch bên phải không thấy đau, cả 2 hạch nhìn ở ngòai không thấy,sờ kỹ mới mấy. Xin hỏi các bác sĩ tôi bị bệnh gì?
  10. topgirl1986

    topgirl1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    Em viết bài này cầu cứu các bác sỹ hãy cho e 1 lời khuyên hic...em đang rất chán đời hu hu...
    Em ko phải là bị điếc bẩm sinh, nhưng tai em nghe kém, cả 2 tai ( tai trai nghe rõ hơn tí) nói chung em chỉ nghe đc 70% thôi ạ - tức đứng gần thì nghe rõ ,còn đứng xa pải nói to em mới nghe đc, em đi hoc toàn pải ngồi bàn đầu để chú ý nghe giảng - em pải nhìn mồm thầy cô thì vẫn nghe đc,nhưng khi chép bài, cúi xuống ko nhìn thấy, thì nghe câu đc câu mất, nên suốt mười mấy năm học em toàn phải nhìn vở bạn để chép bài, chán ơi là chán ai nói bình thg ko sao,nói bé là em ko nghe thấy. Em học năm 3 ĐH, năm sau ra trg rồi mà em sợ tai nghễnh ngãng thế nào đi phỏng vấn xin việc hỏng bét mà em cũng là đứa năng động, thông minh nữa, chỉ có nghe kém nên ko phát huy đc hết thôi
    Em đi khám ng ta bảo màng nhĩ tốt ko vấn đề,. tại em bị xoang mũi nên ảnh hưởng đến tai, vì tai mũi họng thông nhau. Em cứ nghĩ thế, nhưng em nhìn lại,. bạn bè nhiều đứa bị xoang,xoang nặng nhưng tai nó có sao đâu. Bố mẹ em bảo hay tại hồi bé em uống nhiều kháng sinh - có khi nào lại do vậy ko ạ ? bé em cứ ốm luôn nên tiêm nhiều lắm ( ko phải loại kháng sinh làm đen răng) hu hu..nếu là do kháng sinh để lại hậu quả thì e còn có cơ hội để chữa ko ạ hu hu... em muốn đi chữa,tốn kém mà chữa đc bố mẹ em cũng sẽ cố gắng, em chỉ sợ mình thế này suốt đời, đôi khi em mặc cảm chả dám nói chuyện nữa ấy hu hu. Xin các bác sỹ hãy giúp e,em phải đi khám ở đâu? Liệu bệnh của em có thể chữa khỏi hẳn, nghe đc như bình thường đc ko ạ. em chán quá !!!

Chia sẻ trang này