1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng tôi là những bác sĩ nội trú bệnh viện chuyên ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu mặt cổ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranxuanbachthm, 16/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Những câu hỏi về Viêm VA - Chảy mũi kéo dài dai dẳng ở trẻ em ?" Thò lò mũi xanh ở trẻ em​
    What and Where is the adenoid?
    The adenoid is a lump of tissue at the back of the nose above the tonsils. In order to see them, your physician can look through your mouth and view the back of your nose using a mirror, may choose to look with a flexible camera in the nose, or may use an x-ray.
    The adenoid is basically a lymph node. A lymph node contains "lymphocytes", which are cells that help to fight infection. The adenoid is a part of a group of lymph nodes that include the tonsils, found around the back of the throat (known as Waldeyer''s ring). Together, they act to help process infections in the nose and throat.
    The adenoids are normal lymphoid tissues that lie in the back of the nose in the nasopharynx. They are located near the entrance to the breathing passages, where they "sample" incoming bacteria and viruses, and can become infected. Scientists believe they work as part of the body''''''''s immune system by filtering germs that attempt to invade the body and helping in the development of germ antibodies. Because this happens primarily during the first few years of life and becomes less important as we get older, children who must have their tonsils and adenoids removed suffer no loss in their resistance.
    What is adenoi***is?
    Unfortunately, sometimes the adenoid tissue gets infected and the infection can last for weeks or months. This is called adenoi***is. If you have adenoi***is, you may have a runny or stuffy nose, post-nasal drip, headache or cough.
    The most common problems affecting the adenoids are recurrent infections (in the throat or ear) and significant enlargement or obstruction that causes breathing and swallowing difficulties. In adults, enlarged adenoids may be a sign of allergies, although the possibility of a tumor must be considered and may be a reason to remove the adenoids.
    What is adenoid hypertrophy?
    In most children, the adenoid enlarges normally during early childhood, when infections of the nose and throat are most common. They usually shrink as the child gets older and disappear by puberty. However, in some children, the adenoid continues to become larger and block the passage behind the nose. This can result in snoring, breathing through the mouth, and/or a HYPONASAL sound to the speech (sounds like talking with a stuffed nose). Ad***ionally, this can result in OTITIS MEDIA (middle ear infections) because of blockage of the eustachian tube (the tube that connects the ear to the throat).
    Enlarged Adenoids and Their Symptoms
    If the adenoids are enlarged, breathing through the nose may be difficult. Other signs of constant adenoid enlargement are:
    ? Breathing through the mouth instead of the nose most of the time
    ? Nose sounds "blocked" when the person speaks
    ? Noisy breathing during the day
    ? Recurrent ear infections
    ? Snoring at night
    ? Breathing stops for a few seconds at night during snoring or loud breathing (sleep apnea)
    Enlargement of the adenoids is common in children because of their developing immune systems. Sometimes, enlarged adenoids can cause a child''''''''s nose and the drainage system of the ears (Eustachian tubes) to become obstructed and/or chronically infected.
    How is adenoi***is treated?
    Usually adenoi***is responds to antibiotics taken by mouth. If antibiotics fail to get rid of the infection, the adenoid tissue may have to be removed. To ease the situation, your child''''''''s pediatrician may recommend an adenoidectomy.
    When is adenoidectomy (removal of the adenoids) a consideration?
    Some of the guidelines that we follow in order to consider an adenoidectomy are:
    ? Chronic infection of the adenoid (sinus-like symptoms) despite adequate treatment.
    ? Adenoid hypertrophy (enlargement) causing mouth breathing, nasal blockage, snoring, restless sleep.
    ? Recurrent ear infections
    Your doctor may have sent you to an ear nose and throat specialist to be evaluated for removal of the adenoid. This procedure removes enlarged lymphoid tissue from the nasopharynx to restore nasal breathing and removes obstruction from the Eustachian tube area, thereby reducing the likelihood of ear infections. Recent studies indicate an adenoidectomy may be beneficial for some children who experience chronic earaches accompanied by fluid in the middle ear (otitis media with effusion).
    Usually, an adenoidectomy is performed under general anesthesia using a strong light and a mirror inserted into the back of the mouth. The adenoids maybe removed with a curette or microdebrider or burned out with suction cautery. The primary complications include the usual risks of anesthesia, as well as bleeding after surgery.
    The surgery is done through the mouth under a general anesthetic. Many times we use cautery (removal with suction and heat) to perform the surgery, resulting in very little, and many times, no blood loss. This surgery is performed on an outpatient basis and lasts about 20 minutes.
    After Surgery
    There are several post-operative symptoms that may occur following an adenoidectomy. These include but are not limited to:
    ? Swallowing problems
    ? Vomiting
    ? Fever
    ? Throat, neck and ear pain
    ? Velopharyngeal insufficieny (VPI) - incomplete closure of the nasopharyngeal sphineter which allows aspiration into the nose and causes hypernasality.
    ? Hyper nasality - impairment of the soft palate which may cause voice pitch change after surgery
    ? Eustachian tube injury
    ? Occasionally, bleeding may occur after surgery. If you experience any bleeding following surgery, your surgeon should be notified immediately.
    Another complication that sometimes occurs is voice change. The adenoids lie above the soft palate, a structure that helps close the nose during speech. After adenoids are removed, the palate may be temporarily impaired. This can cause the voice to change (hypernasality), and very occasionally, this voice change lasts for a long time. Every patient who is to undergo removal of adenoid tissue is first screened to make sure they are not at an increased risk to have HYPERNASAL speech (sounds like talking through the nose) following surgery.

    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 13/04/2006
  2. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    NHỮNG CÂU HỎI VỀ VIÊM VA
    NHỮNG CÂU HỎI VỀ THÒ LÒ MŨI Ở TRẺ EM
    NHỮNG CÂU HỎI VỀ CHỨNG CHẢY MŨI KÉO DÀI Ở TRẺ EM

    Tại sao cháu uống thuốc hoài mà không hết chảy mũi?
    VA là gì và nó nằm ở đâu?
    VA là Amydal vòm mũi họng. Nó nằm tại vùng vòm mũi họng. Nó khác với Amydal khẩu cái ?" là Amydal mà tự ta nhìn thấy khi soi gương để nhìn vào trong họng. Để quan sát VA thì các BS phải nhìn gián tiếp qua một gương nhỏ luồn sâu vào trong miệng bé hoặc nhìn qua Nội soi (ống mềm hoặc ống cứng) đi theo đường xuyên sâu vào trong lỗ mũi. Ngay gần với VA, ở phía trên ngoài của vòm họng có lỗ loa vòi tai, cửa mở thông thương giữa vòm và tai giữa.
    VA là một tổ chức lympho chứa đựng các tế bào bạch cầu vốn có vai trò trong cuộc chiến chống vi khuẩn. VA là một thành phần của một nhóm các tổ chức lympho được tìm thấy ở quanh họng (trong đó có Amydal khẩu cái) ?" vòng Waldeyer- cùng với nhau chúng làm nhiệm vụ phòng vệ cho mũi và họng, cơ quan đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do vị trí án ngữ đường hô hấp như vậy cho nên VA luôn phải chịu đựng các cuộc tấn công của vi khuẩn và rất dễ bị nhiễm khuẩn.
    VA cũng như các tổ chức lympho khác của vòng Waldeyer có vai trò rất quan trọng trong những năm đầu của cuộc đời và chúng cùng nhau thoái triển dần khi trẻ lớn. Cho đến khi sau tuổi dậy thì thì chúng gần như là teo biến hoàn toàn và chỉ còn lại một phần rất nhỏ. Ở người lớn, một khối tại vòm có thể là VA quá phát, một biểu hiện của tình trạng dị ứng hoặc có thể là một khối u vùng vòm.
    Vậy Viêm VA thì như thế nào?
    Khi VA bị viêm do nhiễm khuẩn thì tình trạng viêm này có thể tồn tại trong vòng một số tuần hoặc một số tháng và thường dẫn đến quá phát tổ chức VA. Nếu bị viêm VA thì bé có thể bị ngạt mũi, chảy mũi, khịt khạc đờm nhày mủ, đau đầu, sốt và ho. Một vấn đề thường gặp nữa là bé sẽ có thể bị nhiễm khuẩn dai dẳng dẫn đến nhiễm khuẩn dai dẳng vùng họng hoặc tai giữa. Và do khối VA quá phát sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn trong khi thở hoặc nuốt - biểu hiện là trẻ ngủ ngáy và có thể có cơn ngừng thở khi ngủ.
    Quá phát VA thì bị sao?
    Ở hầu hết các trẻ em, VA có kích thước khá to khi mà tình trạng nhiễm khuẩn mũi và họng luôn dễ dàng xảy ra. Khối VA sẽ thoái triển dần khi trẻ lớn lên và tiêu biến khi trẻ dậy thì. Tuy nhiên, ở một số trẻ thì VA có tiến tỉển theo kiểu ngày một to hơn lên gây chèn lấp đường thở. Hậu quả là trẻ ngủ ngáy, thở bằng miệng, nói giọng ngạt mũi, viêm tai giữa do làm bít lấp lỗ vòi tai (trẻ đau tai, chảy mủ - chảy dịch tai dai dẳng dễ tái phát), trẻ phải uống kháng sinh kéo dài và thường xuyên.
    Khi VA bị quá phát, thở qua mũi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các triệu chứng và biểu hiện có thể gặp như sau:
    ? Thở bằng miệng thay vì phải thở bằng mũi trong phần lớn thời gian của ngày và đặc biệt là khi trẻ ngủ.
    ? Giọng nói ngạt mũi
    ? Thở có âm thanh phát ra trong suốt cả ngày
    ? Viêm tai giữa tái phát nhiều lần
    ? Ngủ ngáy kéo dài
    ? Có cơn ngừng thở ngắn khi ngủ hoặc thở rất chậm khi ngủ
    Điều trị Viêm VA như thế nào?
    Điều trị Nội khoa:
    Thông thường, Viêm VA đáp ứng tốt với kháng sinh đường uống. Ngoài ra còn cần các thuốc giảm viêm, loãng đờm, nhỏ mũi, nâng cao sức đề kháng, giảm đau, hạ sốt?
    Nếu trẻ bị bệnh kéo dài, hay tái phát và không đáp ứng tốt với điều trị Nội khoa thì chỉ định nạo bỏ VA sẽ được cân nhắc.
    Khi nào thì nạo VA (lấy bỏ tổ chức VA ra khỏi cơ thể)?
    Một số tình trạng sau thì cần phải nạo bỏ VA cho trẻ:
    ? Viêm VA mạn tính và điều trị không có đáp ứng tốt mặc dù đã điều trị đày đủ và đúng phác đồ.
    ? VA quá phát gây nên thở bằng miệng, ngạt mũi, ngủ ngáy, cơn ngừng thở khi ngủ.
    ? Viêm tai giữa mạn tính tái phát dai dẳng.
    Trẻ cần được đánh giá bởi các chuyên gia Tai Mũi Họng trẻ em để có thể tiến hành nạo bỏ VA.
    Nạo bỏ VA là một thủ thuật nhằm lấy bỏ VA đi khỏi vòm mũi họng để phục hồi đường lưu thông không khí bình thường, loại bỏ tổ chức VA gây bít lấp lỗ vòi tai nhờ đó điều trị hỗ trợ cho viêm tai giữa mạn tính. Đặc biệt là trong những trường hợp mà trẻ thấy đau tai, đầy nặng trong tai và khám trong tai thấy có biểu hiện ứ dịch (viêm tai giữa ứ dịch).
    Thông thường thì nạo VA có thể tiến hành trực tiếp mà không cần gây mê (nạo sống) nhưng dễ bỏ sót tổ chức VA do quan sát không được hoặc gây tổn thương cho lỗ loa vòi tai. Nếu sót tổ chức Va thì dễ gây chảy máu sau nạo và trong thời gian xa về sau thì VA tân tạo trở lại. Có thể nạo VA gây mê dưới hướng dẫn của Nội soi sẽ giải quyết triệt để những hạn chế trên
    Một số tai biến có thể gặp như những nguy cơ từ phía gây mê, chảy máu sau nạo, sốt, ù tai đau tai, nuốt đau nuốt vướng.
    Có chuyện gì sẽ xảy ra sau khi nạo bỏ VA?
    Có một số biểu hiện sau khi nạo VA nhưng sẽ hết dần trong vòng một số ngày sau nạo:
    ? Khó nuốt
    ? Nôn
    ? Sốt
    ? Đau cổ, đau họng và đau tai.
    ? Tổn thương vòi nhĩ
    ? Nói giọng vang quá mức so với bình thường (do vòm họng bị trống rỗng đột ngột sau nạo)
    ? Thay đổi độ cao thấp của giọng nói
    ? Chảy máu sau nạo VA: chảy máu này thường được phát hiện sớm và giải quyết đơn giản dễ dàng.

    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 15/04/2006
  3. babefor2

    babefor2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    2
    Con trai tôi 21 tháng, bị chảy nước mũi cả tuần nay, nước mũi màu trắng, trong, tôi có nhỏ mũi bằng NaCl sinh lý hàng ngày, làm vệ sinh hàng ngày nhưng vẫn chưa khỏi. Cháu chơi bình thường ko sốt. 2 hôm rồi có bị trớ sau khi ăn. Hồi 5 tháng cháu bị viêm tai giữa, tôi cũng vệ sinh tai cháu bằng tăm bông tẩm H2O2, tôi nghi ngờ lần chảy nước mũi này có liên quan đến cái tai, có thể tái phát hay gì đó, tuy nhiên tôi chưa có thời giancho cháu đi khám. Xin tư vấn giúp tôi, có đúng là có liên quan giữa chảy nước mũi và viêm tai ko?Tiện thể, có phòng khám tư chuyên khoa T_M_H nào gần khu Đội Cấn, Kim Mã ko? Chỉ cho tôi địa chỉ nhé. Cảm ơn nhiều và rất cần câu trả lời sớm.
  4. beshert

    beshert Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    664
    Đã được thích:
    0
    tai em ... thường xuyên ngứa
    đợt trước em có bị viêm tai giữa , sau khám lại thì bảo là nhọt trong ống tai , trong suốt 1 thời gian dài cứ bị đi bị lại , đi gió lạnh có hơi đau nhức ... bi giờ thì không còn thấy nhọt nữa , nhưng vẫn hay bị ngứa rất dữ nên tai em hay bị xước , dù em đã dùng bông ngoáy có thêm oxy già !
    bác sỹ làm ơn...
  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Xin trân trọng cảm ơn hai bạn đã có lòng tin cậy!
    Da của ống tai ngoài mỏng manh lắm. Chỉ nên dùng Oxy già (H2O2) khi đang cần phải tống khứ những gì đang ứ đọng trong đó ra thôi chứ dùng kéo dài sẽ làm ống tai bị kích ứng và gây cảm giác ngứa. Do đó không được dùng Oxy già thêm nữa các bạn nhé!
    Nếu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thì bạn có thể mua: Chloramphenicol 4 phần nghìn lọ 5ml
    rồi nhỏ tai ngày hai hoặc ba lần; sau đó thấm nhẹ bằng bông để lau dịch thừa chảy ra ngoài chứ tuyệt đối không dùng tăm bông lau sâu vào trong. Khoảng 3-4 ngày sau cảm giác ngứa sẽ hết dần.
    Nhưng nếu quá thời hạn đó, bạn không hết ngứa ngày thì phải đi khám để chúng tôi có thể xem bạn có đang bị nấm ống tai ngoài hay không còn chữa trị kịp thời.
    Sau đây tui xin tư vấn về một vấn đề đơn giản là về chuyện tự lau tai ở nhà bằng tăm bông:
    Ống tai ngoài được lót bởi da có rất giàu các tuyến bã, luôn có xu hướng sinh ra ráy tai và chính ráy tai này là một trong những thành phần bảo vệ cho da của ống tai. Vì vậy lau tai quá nhiều và lại lạm dụng các dung dịch hóa chất thì sẽ làm mất lớp ráy này và khiến cho da ống tai bị phơi trần trước các tác nhân có thể gây bệnh. Nhưng nếu có quá nhiều ráy tai thì sẽ làm cản trở cho quá trình âm thanh đi vào tiếp cận tới màng nhĩ. Vì vậy chỉ nên lau tai ngày một lần sau khi tắm là đủ để làm sạch đồng thời không làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên của da ống tai ngoài.
    Vậy thì lau tai bằng cái gì?

    Hiện tại trên thị trường đang có bán các loại tăm bông lau tai- chúng cứng và thô ráp lắm, chỉ thích hợp khi ống tai ngoài không bị sao. Còn khi ống tai ngoài đang bị bệnh thì phải tự quấn lấy tăm bông để lau.
    Cách thức vê tăm bông lau tai:
    Xé một miếng bông mỏng dẹt, kích thước chừng 2x3 cm. Đặt đầu que vào 2/3 bề rộng của mảnh bông và cuốn chặt sao cho 1/3 bề rộng của bông tạo nên một đầu mềm mại có thể gạt qua gạt lại được. Với tăm bông như vậy ta vừa bảo vệ được màng nhĩ phía sâu bên trong vừa tránh gây kích thích cho ống tai ngoài.
    Với trẻ em thì phải thật sự thận trọng khi lau tai cho bé bởi nếu bé dẫy dụa sẽ có nguy cơ chọc thủng màng nhĩ của bé.
    Ngoài ra khi chuẩn bị bông lau tai chú ý vê bông chặt tay để tránh tuột khi đang lau. Nếu tuột bông trong tai thì dùng một nhíp nhổ lông và nhờ một ai đó cặp nhẹ đầu bông lôi ra ngoài. Nếu người đó không nhìn thấy đầu bông ở đâu thì phải đến BS TMH để gắp bông bằng pince nhỏ; không được cặp mò vì sẽ gây đẩy sâu cục bông vào bên trong.
    Khi lau tai thì phải đứng nguyên một chỗ, không làm bất cứ công việc gì khác, đứng một mình trong phòng thì càng tốt (tốt nhất là lau tai được chọn là công việc cuối cùng của một cuộc tắm mát và được thực hiện luôn trog nhà tắm). Chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp không hay là vừa lau tai vừa nói chuyện cười đùa vừa làm thêm một việc khác; đang lau tai thì bị người bên cạnh đi qua quệt vào tay vào người thế là tăm bông chui tụt vào trong và chọc thủng màng nhĩ gây chảy máu và đau "lộng óc". Sau đó phải điều trị khá lâu và khó khăn thì màng nhĩ mới liền trở lại được.
    Tăm bông lau tai phải được bảo quản khô sạch, không dùng tăm bông bị ẩm ướt để lau tai. Đi tắm ở bể bơi về là phải tắm lại nước nhà mình và lau sạch tai, tránh đọng nước bể bơi trong tai.(Nhọt ống tai ngoài được gọi là "căn bệnh của những người đi bơi"; vành tai rúm ró dạng miếng mộc nhĩ được gọi là "vành tai của những võ sĩ đấu bốc").
    Sau đây là một số hình ảnh về dị vật ống tai ngoài, xin giới thiệu cùng các bạn:
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh các loại nút ráy tai
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh về nút bông bị bỏ quên trong tai
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh các hòn sỏi nhỏ ở trong ống tai ngoài và bên dưới là hình ảnh con gián chui vào trong tai.
    Xin mời các bạn tiếp tục đưa thêm câu hỏi cần giải đáp! Hy vọng là những tư vấn trên sẽ mang lại một số điều hữu ích cho các bạn! Chào thân ái!

    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 16/04/2006
  6. hfamily

    hfamily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bác sĩ.
    Xin được hỏi về trường hợp của tôi như sau.
    Tôi ngoài 30t, nam giới. Thỉnh thoảng khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, hay ngược lại thì phía dưới yết hầu có cảm giác nuốt hơi khó, đôi lúc cảm thấy có đờm vào buổi sáng. Nếu ăn ớt cay, hoặc bạc hà hay rượu thì cảm thấy dễ chịu.
    Ngoài triệu chứng trên thì ko còn biểu hiện nào khác như ho. Không biết có phải do khi bị sổ mũi có đờm tôi ko khạc ra được hết mà nuốt vào giờ nó đọng lại ko.
    Xin bác sĩ tư vấn.
    Cảm ơn
  7. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Xin cảm ơn và chào bạn Hfamily!
    Nếu khó chịu của bạn chỉ có vậy thì không có gì đáng ngại đâu. Tui đoán chắc chỉ là một chút nhạy cảm của cơ thể với sự thay đổi thời tiết thôi.
    Nếu bạn không ngại thì tui xin mách một cách rất thú vị để giải quyết vấn đề của bạn mỗi khi bạn có cảm giác mình đang có gì đó trong cổ họng.
    Đó là:
    Bạn mua ít lá trầu không, lá sả, lá bưởi, lá chanh.. (lá nào cũng được miễn chúng thuộc nhóm có tinh dầu mà bà con nhà mình hay dùng để xông ấy; không nhất thiết phải đầy đủ tất cả đâu )hoặc đơn giản là một lọ dầu gió.
    Bạn cuộn một tờ giấy A4 theo hình chiếc loa mà ngày bé mình hay cuộn và Alô Alô Loa Loa Loa Loa ấy. Chót cùng của chiếc loa giấy bạn cắt một lỗ nhỏ sao cho vừa với lõ mũi mình ấy.
    Bạn rót một cốc nước sôi và xé vụn vài chiếc lá ra và thả vào cốc nước. Hoặc nhỏ hai ba giọt dầu gió vào cốc nước (vài giọt thôi kẻo nhiều quá sẽ gây hại đấy).
    Sau đó nhanh tay úp chiếc loa giấy lên miệng cốc và ghé mũi vào lỗ đã cắt đó để hít thở hơi tinh đàu bốc lên. Chú ý nếu nóng quá thì đừng tiếp tục mà hãy chờ cho nước nguội bớt đi đã.
    Ngoài ra còn một biện pháp khác để rèn luyện cơ thể quen với sự thay đổi nóng lạnh là bằng cách thay đổi luân phiên nhiệt độ của nước tắm.
    Bạn cứ rèn bằng cách đang tắm nước nóng ấm thì nhanh tay quay vòi xối nước lạnh lên người. Thấy chớm chuyển sang lạnh thì lại nhanh tay chuyển sang nước nóng ấm. Làm liên tục một số lần như vậy mỗi khi đi tắm là cơ thể bạn sẽ ngon lành cành đào ngay. Chịu khó rèn luyện như vậy thì về già bạn sẽ giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ nhũn não đó. Chú ý chỉ thay đổi nhiệt độ của nước từ cổ trở xuống thôi, đừng xối lên đầu mà nguy cơ co dãn mạch não đột ngột là nguy hiểm lắm.
    Túm lại là không có gì đáng ngại lắm đâu. Bạn đừng hút thuốc lá và uống rượu nhiều thì OK vô tư.
    Xin chào bạn!
  8. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    http://ykhoa.net/noisoihohap/
    Đây là một trang khá hay về giải phẫu và bệnh lý cơ quan hô hấp nói chung trong đó có Tai Mũi Họng do các BS TP HCM biên tập và sản xuất.
    Rất chi là hay!
    Xin mời các bạn quan tâm ghé qua chơi!
  9. cryriver

    cryriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bác sĩ!
    Em có hiện tượng như sau muốn nhờ bác sĩ giải đáp ạ, thỉnh thoảng sau khi lấy ráy tai em phát hiện ở cây bông lau tai có chớm dính máu, vậy em ko hiểu như thế có phải là dấu hiệu gì ko ạ hay chỉ là do tai em quá "nhạy cảm"?
    Em xin cám ơn bác sĩ !
  10. ktpl

    ktpl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    chào bác sĩ,
    Đọc xong các bài viết của bác em vẫn không biết liệt mình vào loại bệnh gì ...nếu bảo viêm xoang thì cũng không hẳn vì em không bị nhứt đầu . Triệu chứng của em là thế này : cứ trời sắp sửa mưa thì mũi em bắt đầu ngứa và hắt xì liên tục , dĩ nhiên là lúc trời mưa rồi thì càng tệ hơn ....gần như em hắt xì more than 10 times every 1 hour và cả chảy nước mũi trong nữa . Cả 5, 6 năm nay em không có sống trong thời tiết lạnh , tức là chẳng bao giờ nhiệt độ xuống dưới 25 độ C cả nên em cũng không biết là nếu lạnh quá thì sẽ như thế nào (nhưng em vao phòng có air con hơi lạnh thì cũng hơi ngứa mũi ạ . Em chỉ mới bị khoảng 2 năm nay thôi ... nhờ bác sĩ cho em lời khuyên với .... ( em wên nói là bên gia đình bên nội em thì có gần 10 người cũng bị cái bẹnh hắt xì này nhưng ngày trươc em không bị nên chẳng bao giờ quan tâm ...anh chị họ em đi mổ thì 2 năm sau cũng bị lại )
    cảm ơn bác sĩ

Chia sẻ trang này