1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuông nguyện hồn ai - Hemingway

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 26/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. primerose

    primerose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Điều tôi yêu quý và ngưỡng mộ Hemingway còn là tình yêu cuộc sống vô bờ, khát vọng hạnh phúc trong tình cảnh tuyệt vọng, khẳng định con người có khả năng và cần phải luôn luôn vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt và bi thảm nhất. Tư tưởng đó phần nào được thể hiện trong ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ: Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục (The man can be destroyed but he cannot be defeated)...
    Còn Robert Jordan trong CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI có lúc tự bảo: "Thế giới này là một nơi tốt lành và nếu cần phải đánh nhau vì nó cũng được, tôi không muốn từ giã nó"
    và cho rằng thế giới này thật đẹp đẽ và để cho anh chiến đấu.
    Không chỉ có Jordan, mà cả El Sondo, người du kích già cũng sẵn sàng đón cái chết như một viên thuốc ngủ. Trước khi ngã xuống, El vẫn tin tưởng mãnh liệt vào cuộc sống:
    " Chết không sao cả nhưng sống là cả một cánh đồng lúa dạt dào trong nắng sớm. Sống là con chim ưng trên bầu trời. Sống là một vò nước giữa bụi bặm trong buổi đập lúa khi hạt lúa rơi và trấu bay tơi tả. Sống là cưỡi trên lưng một con ngựa, khẩu súng trường cài bên dưới yên dưới một bên chân, sống là một ngọn đồi, một thung lũng, một dòng suối cây mọc hai bên bờ thung lũng và khắp trên những ngọn đồi xa.."
    Tiễng chuông nguyện hồn ngân lên khi chiều tà buông xuống. Tiếng chuông ngân nga nguyện cầu cho ai? Cho tất cả ai sống dũng cảm và chết vinh quang.
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Em Primerose ơi, bàn ra ngoài chủ đề cũng chẳng sao. Cứ coi như topic này là để dành cho Hemingway. Hà hà, mà em đọc nhiều tác phẩm của Hemingway thế không biết.
    Về truyện ngắn Hạnh phúc ngắn ngủi, tớ nghĩ chỉ đơn giản thế này thôi. Anh chồng MacCombo vốn là một kẻ hèn nhát, không chỉ trong chuyện săn sư tử mà cả trong quan hệ vợ chồng. Vì thế nên anh ta vẫn tiếp tục cố gắng duy trì quan hệ vợ chồng ấy trong khi biết mười mươi là vợ ngoại tình. Và chừng nào anh ta còn hèn nhát thì khi đó anh ta còn có một cuộc sống gia đình êm ấm với người vợ xinh đẹp nhưng lăng loàn. Nhưng khi anh ta trở nên đột ngột dũng cảm thì cũng có nghĩa là cái thế cân bằng mỏng manh trong gia đình thượng lưu ấy không thể tồn tại và cô vợ sẽ không thể sống như trước được. Thế nên cô ấy tương một viên đạn vào đầu đức ông chồng đẹp trai, tốt bụng và đáng kính ấy thì cũng hợp lẽ thôi. Có thể hành động đó là có ý thức. Có thể là cô ta không hoàn toàn ý thức được hành động đó, nhưng hành động đó lại được điều khiển bởi cái động cơ bên trong, bởi cái vô thức (kiểu Freud?). Mà phụ nữ thì trực giác bén nhạy lắm, hơn nữa hành động của họ thường do trực giác điều khiển nhiều hơn là đàn ông. Một tai nạn tuyệt hảo. Đó là phân tích theo khía cạnh tâm lý nhân vật.
    Nhưng nếu phân tích theo khía cạnh xã hội thì tớ lại hiểu như sau.
    Trong cái thế giới thượng lưu thực dân thuộc địa bần thỉu, ngột ngạt và giả dối mà vợ chồng MacCômbô sống thì sự bỉ ổi, hèn nhát và đĩ thoã đã trở thành các tiêu chuẩn sống rồi. (Đó là cái xã hội mà đám đàn ông tiêu khiển bằng cách bắn giết động vật còn đám phụ nữ thì cảm thấy không bõ với số tiền bỏ ra nếu họ chưa được ngủ với thằng cha thợ săn da trắng). Trong xã hội ấy, người ta làm quen với những thứ bẩn thỉu ấy, vẫn ghê tởm chúng nhưng lại cảm thấy an toàn với chúng bởi vì chúng chính là những giá trị nền tảng tạo thành cái xã hội mà họ thuộc về. Và khi có một kẻ cố tình hay vô tình vượt ra ngoài ranh giới an toàn đó như MacCômbô đã làm thì kẻ đó đã đe doạ sự tồn tại của chính hắn và những thể chế mong manh được xây dựng trên những thứ rác rưởi, bẩn thỉu (cụ thể ở đây là gia đình MacCômbô), do đó hắn phải bị loại bỏ, phải trả giá cho sự vi phạm này.

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    À mà Tequila và Primerose viết hay thật đấy. Tớ rất thích những con người như Jordan, El Sondo. Yêu vô cùng cuộc sống nhưng sẵn sàng chết nếu cần thiết mà không hề bi luỵ, đòi hỏi gì cả.
    Đúng, con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục. Những chiến sỹ cộng hoà thất bại thảm hại ở Tây Ban Nha, ông già đánh cá thua cuộc trong cuộc chiến đấu với con cá mập, anh chàng nhà văn trong "Tuyết trên đỉnh Kilimanjro" chấp nhận một cái chết cô đơn, hay ngay cả anh chàng MacCômbô dám sống "người" hơn trước khi nhận được viên đạn vào sọ từ tay bà vợ.
    Tất cả bọn họ rất khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự thất bại. Nhưng trong sự thất bại ấy lại lấp lánh một vẻ đẹp khó quên.
    Và có lẽ cả trong cái chết của Hemingway cũng có một vẻ đẹp như vậy khi ông quyết định nã súng vào đầu, giã từ hết thảy vinh quang và tiền tài. Nhưng như Nietzche nói "Người ta có thể chết để trở thành bất tử".

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  4. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Cháu đọc Hemingway rất ít(toàn truyện ngắn)nhưng cũng xin gop vài lời, mong các bác thông cảm cho những ý kiến vội vàng.
    Hemingway kết thúc tác phẩm của mình bằng sự thất bại: cái chết của Mắc Cômbơ, Jordan, của một đấu sĩ..(cháu không nhớ tên), những cái chết vô nghĩa trong một xã hội không đẹp đẽ. Hemingway chấp nhận nó, ông thừa nhận nó và chắc cũng đau khổ với nó. Cháu đọc Pautopxki và thấy vẻ đẹp lấp lánh trong những kết thúc, cho dù nhiều kết thúc không có hậu. Nhưng đọc Hemingway, cháu lại thấy một vẻ trần trụi, thực tế như không thể khác được. Một cái chết không giống thật của Mắc Cômbơ cũng làm người ta phải thừa nhận là nó là thật, hiển nhiên. Cái chết là một mất mát, tan biến nhưng cháu lại không hề thấy điều đó ở truyện của Hemingway. Cái chết của Mắc Cômbơ chính là Mắc Cômbơ. Tồn tại và không tồn tại, cháu không thấy sự khác biệt ấy, do đó cháu đọc đến cuối mà ngỡ như là chưa bao giờ đọc đến đoạn Mắc Cômbơ chết mà mới chỉ đọc đến đoạn Mắc Cômbơ đi săn. Hay như trong truyện ngắn "truyện lạ ở vùng Alpes", một anh chàng đi chôn cất chính người vợ của mình, cháu chỉ còn để ý đến mỗi điều ấy. Tất cả những lời nói của nhân vật, của câu truyện cứ lằng nhà lằng nhằng để rồi cháu chẳng hiểu gì cả. Cuối cùng cháu chẳng hiểu cái gì, chẳng biết anh chàng kia có đau khổ hay không và chẳng thấy cô vợ chết đi còn ảnh hưởng tới điều gì không nữa.
    Nhưng không phải kết thúc của Hemingway không đẹp đẽ. Nó đẹp theo một cách rất riêng. Không lấp lánh, không mơ màng và lãng mạn mà đẹp một vẻ rất thực tế. Mắc Cômbơ và anh chàng đấu sĩ chết trong một thời khắc oai hùng của cuộc đời, chết theo cách của một con sư tử mà Mắc Cômbơ giết. Robert Jordan cũng vậy. Họ có một cái chết vinh quang và phải như vậy, không thể khác được. Điều này cháu không diễn đạt ra được. Có khi cháu đọc không nhiều và vốn sống còn quá ít ỏi nên không hiểu sâu sắc được mà chỉ cảm được nó như thế. Xin nhờ tới bác nào đồng quan điểm với cháu mà nói hộ vậy.
    Hemingway viết nhiều về thất bại và cái chết nhưng cháu chắc chắn một điều rằng Hemingway rất yêu vẻ đẹp của cuộc sống. Vùng sa mạc Châu Phi, rừng núi Tây Ban Nha, Dãy Alpes tuyết phủ và đấu trường đẹp mê hồn. Những nhân vật của ông đã chết ở đó, cái chết dữa những vẻ đẹp và có khi vì thế cái chết đó sẽ đẹp.
    Viết đến đây, cháu lại dật mình và tự hỏi liệu rằng những nhân vật ấy có thất bại và chết vô nghĩa không? Ừ, đúng là không. MC chết khi đã vinh quang, Jordan chết khi xong nhiệm vụ. Chỉ có điều, họ chết và bắt buộc phải chết. Lại nhớ một đoạn của bộ phim giải cứu binh nhỉ Ryan, người lính đưa ống ngắm lên, lẩm bẩm:"tôi không phải mẹ anh" rồi bóp cò và một người lính khác ngã xuống. Đối với Hemingway, nó chỉ đơn giản như thế, người ta phải chết và thế là chết, chết vì chẳng còn điều gì để sống.
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  5. lifeisbluela

    lifeisbluela Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    tequila oi
    Em duoc tang mot cuon tuyen tap truyen ngan câu Hemingway va khong the doc duoc het ca cuon truyen vi khong the tim thay cai hay trong do.Sao anh viet ve tac pham cua ong ay co ve hay the?lam on noi ro hon ve nhung tac pham cua tac gia nay duoc khong?
  6. primerose

    primerose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ bác VNHL đã có lời khen nh­­­­­­­­­­­­­­­ưng mà em chẳng dám nhận là viết hay đâu. Th­­­ực ra thì không phải em đã đọc nhiều tác phẩm của Hemingway đến thế đâu. Em mới chỉ đọc đầy đủ trọn vẹn mấy truyện : Chuông nguyện hồn ai, Hạnh phúc ngắn ngủi của Macomber, Giã t­­­­­­­­ừ vũ khí.
    Ông già và biển cả thì em đọc tóm tắt và các trích đoạn tiêu biểu nh­­­­­­­­­­­­ưng được nghe phân tích nhiều về tác phẩm này.
    Những truyện còn lại của Hemingway thì em chỉ đọc tóm tắt hoặc được nghe phân tích thôi nh­­­­­­­­­ưng cũng có đôi chút hiểu và cảm nhận về các sáng tác của nhà văn này. Tuy nhiên em thấy gia đình nhà Hemingway toàn người tài năng mà bất hạnh quá nhỉ, t­­­­ừ đời ông, cha cho tới con, cháu đều chịu bao khỏ đau.
  7. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Xin góp một tí xíu về truyện "Hạnh phúc ngắn ngủi của Mắc Cômbơ". Ở đây có một chút sự "lêch" trong tên của truyện ngắn đôi khi có thể dẫn đến việc hiểu nhầm của người đọc.
    Tên của truyện ngắn này dịch chính xác ra phải là "Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Mắc Cômbơ" . Ở đây bản dịch đã cắt hẳn hai chữ "cuộc đòi" làm cho ý của tác giả bị đổi đi khá nhiều. Cái ngắn ngủi ở đây không phải là cái hạnh phúc mà ( có vẻ như ) Mắc Cômbơ có được vào thời điểm bắn được con thú dữ, mà là cái cuộc đời "hạnh phúc" ( dường như hơi mỉa mai) của ông ta. Cả cuộc đời "hạnh phúc " trước đó cho đến lúc chết của ông ta dường như được thu hẹp lại và phản ánh vào trong truyện ngắn này, trong cái khoảng thời gian ngắn ngủi của ông ta trong cuộc du hí với bà vợ của mình.
    Tôi không dám nói nhiều thêm về truyện ngắn này bởi có nhiều bạn đã viết rất hay ở trên. Chỉ xin góp thêm một chút nho nhỏ , và cũng xin nói thêm là , văn của Hemingway là thứ văn tiết kiệm đến từng chữ, mỗi chữ của ông đều mang giá trị truyền tải thông tin rất lớn, ngay cả đầu đề. Nên có lẽ một cái tên bị hiểu sai cũng làm giảm phần nào đó sự cảm nhận đối với tác phẩm chăng?
    pagoda - V@

    V@
    [/size=4
  8. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Vô cùng cực kỳ cám ơn bác Pagoda!
    Đúng là cái tiêu đề chính xác đã mở ra một vài con đường mới mẻ hơn. Tảng băng của bố Hemingway này công nhận là rắn thật, càng húc vào càng chỉ thấy đầu mình ong ong u u...

    Tequila sunrise

  9. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    1/ Thêm một tị nữa về Hemingway có đuợc không ạ. Tôi khoái ông già và biển cả. Tôi khoái nhất là cái hình ảnh cuối cùng , cái bộ xương con cá và nhứng khách du lịch đi qua ngắm nghía. He he, có vẻ như đôi khi công trình của cả một đời người trưóc mắt người khác lại chỉ là một bộ xương khô nhể :-)
    2/ Mới đây, tui có đọc một tập truyện ngắn của Hemingway do Phan Quang Định dịch có tên là " Thế giới đàn ông không có đàn bà".Lúc đầu tui không biết nguyên tác, đọc vào thì thấy chi chít đàn bà con gái trong đó, chả hiểu cái gì cả. Cái ông Phan Quang Định này dịch thì hay, nhưng dịch tên sách thì dở tệ
    Thực ra tên của tập truyên này là " Men Without women", có lẽ nên dịch là "Những gã đàn ông thiếu phụ nữ" hay "..thiếu đàn bà" thì dễ hiễu hơn. Chứ như thế kia , không sai nhưng mà tối nghĩa tệ :-).

    V@
    [/size=4
  10. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cho tiny góp mấy lời mí.
    Tequila ạ, theo tiny biết, nói "tảng băng trôi" không phải là để nói đến quy mô tác phẩm hay số lượng tác phẩm của Hemingway. Tảng băng trôi là một hình ảnh ẩn dụ để diễn tả một lý thuyết/phong cách sáng tác của Hemingway.
    Nôm na thế này: cứ nhìn vào một tảng băng trôi: có 10 phần thì chỉ có 3 phần nổi trên mặt nước và nhìn thấy được; còn 7 phần (tức là phần lớn của khối băng) thì chìm dưới mặt nước và không thấy.
    Hemingway viết văn thế nào? Cái phần lộ ra trên câu chữ chỉ là cái phần nổi trên mặt nước ít ỏi giống như 3 phần của tảng băng kia thôi. Còn ý nghĩa sâu xa của nó - tức là cái 7 phần chìm - thì tuỳ từng người nhận ra hoặc không nhận ra. "Ông già và biển cả" là một điển hình cho cách viết này. Phân tích cụ thể thì xin nhường lời cho các bạn.
    Cho nên không ngạc nhiên khi có nhiều người nói đọc Hemingway rất khó hiểu, khô khan, hay đại loại thế. Là bởi vì có lẽ họ mới chỉ thấy cái vỏ xù xì bên trên bề mặt mà chưa thấy phần chìm chăng?
    Vui vẻ!
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong

Chia sẻ trang này