1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chương trình home stay cho sinh viên Nhật và quốc tế. hot hot tham dự đê...

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi sea_breeze, 12/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sea_breeze

    sea_breeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Chương trình home stay cho sinh viên Nhật và quốc tế. hot hot tham dự đê...

    Bọn tớ hiện là du học sinh ở Nhật. Hè này bọn tớ về vn và sẽ tổ chức chương trình homestay cho sinh viên Nhật Bản và sinh viên quốc tế ở Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam Stay Vietnam Feel Vietnam007. Bạn nào ở tại tp và có nhu cầu giao lưu học hỏi tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản thì tham gia cùng bọn tớ nhé. Chương trình đang tìm ng nhận làm host và tình nguyện viên. Ngoài việc dẫn du học sinh và tham wan và du lịch Việt Nam bọn tớ chào đón các bạn sinh viên cùng tham gia đi tour với đoàn.
    Trang web chính thức của chương trình http://cafesg.com. Hân hạnh đón chào
  2. bonmeikei

    bonmeikei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    Mình ở HN liệu có được tham gia ko vậy? Muốn giới thiệu văn hoá VN với người Nhật lắm. hì! Nếu mọi người có qua HN thì cho tớ tham gia với nhé!
  3. meo_munhn

    meo_munhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    Thế kô có ở HN hả anh
  4. CAREMINLOVE

    CAREMINLOVE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chuong trinh nghe thu vi qua nhi. Cho minh tham gia voi. Ban co the noi ro hon ve dieu kien de dang ky lam host va tinh nguyen vien khong ?Thoi gian dien ra chuong trinh nay la khi nao ? Minh rat muon tham gia di tour voi doan de co them co hoi hoc hoi, giao luu !
    Mong hoi am :)
  5. sea_breeze

    sea_breeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là yêu cầu về Host của chúng tôi:
    1 .Có phòng ngủ riêng cho Khách ở trong thời gian homestay.
    2. Có khả năng đưa, đón và tiễn khách từ sân bay về nhà và từ nhà ra sân bay.
    3. Có ÍT NHẤT MỘT thành viên trong gia đình giao tiếp được bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (ko yêu cầu cả hai)
    4. Có tinh thần hợp tác, thân ái, và có lòng quí mến người nước ngoài, có mong muốn giới thiệu văn hoá Việt nam và tiếp thu nền văn hóa mới
    Ngoài ra chúng tôi không có thêm bất cứ yêu cầu gì về phía chủ nhà. Nếu bạn thấy mình hội đủ những tiêu chí trên, xin đừng ngần ngại tham gia cùng chúng tôi.
    Chúng tôi bắt đầu nhận đăng ký từ ngày 15 tháng 5 năm 2007
    Đây là điều kiện tham gia với tư cách host. Bạn có thể đăng kí tham dự với tư cách tình nguyện viên. Điều kiện là có thể giao tiếp Tiếng Anh, nhiệt tình và theo suốt chương trình tham wan của đoàn trong vòng 7 ngày lưu tại Việt Nam.
    Chúng tôi chào đón tất cả các bạn cùng tham gia chương trình. Hãy cùng quảng bà hình ảnh Việt Nam.
    Xin vào website http://www.cafég.com để biết thêm thông tin chi tiết.
  6. toato87

    toato87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Ra Hà Nội chơi đi các bạn ơi, chỉ vô SG thôi thì ngoài Bắc buồn lắm đó.
  7. sea_breeze

    sea_breeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Nếu có cơ hội thì sẽ ra liền đấy. hi vọng là tổ chứ lần sau sẽ có cơ hội ra Bắc. Ng Hà Nội thử đọc các bài viết về Sài Gòn trên www.cafég.com nhé. Chắc bạn sẽ hiểu Sài Gòn hơn
  8. sea_breeze

    sea_breeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    [size=5[B]]Schedule of SFVN 2007 Program for International guests[/B][/size=5]
    SFVN2007 program lasts for a week from August 8th to August 14th. In this program, international guests will come to Vietnam, each will stay with a Vietnamese family and travel around Saigon - the biggest city in Vietnam and many other beautiful sightseeíng to discover ourVietnamese people and country.
    Day 1: August 8th - arrive at Tan Son Nhat international airport.
    - Picked up by host family.
    - Come to host house, introduce yourself to each other.
    - Enjoy a Vietnamese meal with a typical Vietnamese family.
    Day 2: August 9th - travel around Saigon
    - 9 am, have breakfast with host family.
    - Come to Saigon center to have a cup of café in Saigon - a taste of Saigon
    - Wander around District 1, come to see Independent Palace, Historical Museum, Binh Tay market and China Town in Saigon.
    - Meals: Vietnamese tra***ional food such as spring rolls, Pho, goi cuon, bun rieu, banh canh?
    - Have great time with Vietnamese karaoke.
    - Travel around Saigon by night with Saigonese.
    Day 3: August 10th - participate in iSCC program held by VIETCHANH
    Please click here for further information.
    Day 4: August 11th - a day to be a Saigonese
    - 13h, return to Saigon from iSCC
    - 16h, arrive at Hochiminh city National University. Participate in the exchange event with National University?Ts students.
    - 19h, return to your host family or go out with Vietnamese students (enjoy food stands along - streets, game, bar, clubs, chatting and making friends?)
    Day 5: August 12th - visit Mekong Delta
    - Have breakfast with host family.
    - Join in Mekong Delta tour (My Tho city- Vietnam Southern Rivers System, visit floating market and some tropical gardens in this area).
    - Let?Ts go to see how great the largest river in Indochina
    - Return to host family. Have dinner with your host family.
    Day 6: August 13th - visit Cu Chi Tunnel and Saigon suburbs
    - Cu chi is a 200 km tunnel constructed totally by hands, shovels and hoe; and people there had to live underground more than 25 years during Vietnam war. Lets come and have a look.
    - Return to your host house. Have dinner with your family.
    Day 7: August 14th - the last day
    - visit Vietnam war museum and go shopping at Ben Thanh market.
    - Return to host family. Have a farewell party with your host.
    - 11 pm Go to Tan San Nhat airport. Say goodbye to Vietnam.
    During this home stay, it is certainly that you have chance to make friends with Vietnamese and Saigonese youths. With your host family, you will have a clear look at Vietnamese common life to understand more this country.
    Rất chào đón bạn nào biết tiếng Nhật tham gia chương trình nhé. Sv biết tiếng Anh thì nhiều nhưng tiếng Nhật hơi hiếm.
    Các bạn sv có thể tham dự với tư cách tình nguyện viên. Đk ngoại ngữ tốt và theo đoàn suốt tg diễn ra. Hoặc bạn có thể đi theo từng tỏu lẻ: 1.Trại, 2. Mekong Delta, 3. Địa đạo Củ Chi.
    Welcome all of you
  9. trungtruc2005

    trungtruc2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Mình có điểm homestay tại Vĩnh Long và chương trình cụ thể qua bài cảm nhận như sau :
    Lội ruộng - Băng vườn - Leo núi - Vượt Biên - Du kích
    Phần 1 :
    Miền Tây Nam bộ là cái tên chung chỉ xuất hiện sau năm 1975 và với ranh giới hành chính chỉ bao gồm 9 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cửu Long, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang,Minh Hải và Kiên Giang. Sau đó do yêu cầu phát triển tập trung kinh tế trọng điểm từng vùng nên Đồng bằng sông Cửu Long được chia theo 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ.
    Theo bản đồ giao thông đường bộ, khi đi dọc Quốc lộ 1A bắt đầu ra khỏi địa phận Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vào khu vực hành chính tỉnh Long An rồi qua Tiền Giang đến Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và cuối cùng là Đất mũi Cà Mau - khi không đi theo Quốc lộ 1A có 02 hường với hướng thứ nhất sẽ đi xuyên qua Tiền Giang rồi đến Bến Tre sau đó thẳng xuống Trà Vinh qua phà Cổ Chiên tại Thị xã Vĩnh Long và hướng thứ hai sẽ rẽ theo quốc lộ 30 là ranh giới giữa tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp để về tỉnh An Giang rồi qua Kiên Giang.
    Tất cả 09 cửa sông của Đồng Bằng sông Cửu Long đều đổ ra biển nên cả 03 hướng đi như trên đều kết thúc tại một tỉnh thành có bờ biển và rừng sinh thái ngập măn.
    Chúng tôi bao gồm 09 thành viên của nhóm gungcayvn cực nhọc chuyển máy bay, xe ôtô từ Thủ đô Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh cùng Tôi ?" sinh ra ở Cần Thơ, lớn lên ở Đồng Tháp, tuổi thơ không thể nào quên những ngày hè tại quê ngoại Vĩnh Long và hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn ?" và Vuthanhminh ?" quê quán Thành Phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cùng tự vác balô lang thang rong ruổi Miền Tây trong 4 ngày 3 đêm theo 01 hướng đi hoàn toàn khác.
    Với cái nóng xâm xấp 40 độ C vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi khởi hành vào lúc 6 giờ sáng từ một trong những khu phố đông đúc và chật chội nhất Sài Gòn nhắm thẳng hướng quốc lộ 1 về Miền Tây.
    Sài Gòn,nhà cửa, nhà máy, bụi bặm . . . dần dần khuất sau lưng chúng tôi để nhường chỗ cho cây xanh, đồng lúa và mái lá, mái ngói nhấp nhô giữa đồng xanh mênh mông nhưng như thê chúng tôi vẫn vừa đến điểm dừng chân và là điểm bắt đầu của những điều bất ngờ.
    Bất ngờ đầu tiên là tô Hủ tiếu Mỹ Tho tại nhà hàng Ngã ba Trung Lương thuộc điạ phận tỉnh Tiền Giang, sao mà vị nuớc súp Hủ tiếu ngọt thế, ngọt theo 02 nghĩa đuờng và nước xương hầm. Các bạn từ Hà Nội vào cảm thấy lạ nhưng đối với tôi đó là hương vị đầu tiên của miền Tây mà các bạn ấy có được.
    Rẽ phải tại Ngà ba Trung Lương sau khi thưởng thức xong bữa sáng, chúng tôi theo con đường quốc lộ 1A bây giờ đầy nắng và tràn ngập bóng dừa với lúp xúp những căn nhà dưới vườn cây rợp mát, chưa kịp mệt vì ngồi xe gần 90km chúng tôi đến Cầu Mỹ Thuận ?" ngày xưa đến tận bây giờ nó là giấc mơ của miền Tây- băng qua con sông Tiền vừa hiền hòa vừa dữ dội nối liền bờ 02 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long.
    Khi rời miền Tây, một thành viên của nhóm gungcayvn đã phải thốt lên rằng điểm đến xứng đáng nhất của miền Tây là Nhà vườn. Thật vậy, chưa hết chân cầu Mỹ thuận đoàn chúng tôi đã tiến đến gần chân cầu Cần Thơ - dự kiến khánh thành vào cuối năm 2008 ?" và rẽ vào điạ phận huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long tại ngã ba Ba càng hay còn được gọi theo tên củ thời Pháp là đầu lộ 16. Vào lộ 16 (theo phương ngữ của miền Tây) bây giờ là quốc lộ 95 lập tức chúng tôi lặng người vì vẻ đẹp ngút ngàn của ruộng lúa xanh màu mạ non thấp thoáng bóng dừa tại các ốc đảo giữa biển lúa.
    Mười tám cây số đường lộ 16, đoàn chúng tôi đến bến sông Mang thít (tuyến đường tàu cánh ngầm Sài Gòn - Cần Thơ) tại chợ Tam Bình. Với vẻ mặt nông dân miệt vuờn 100%, anh Út - người lái ghe máy đuôi tôm hướng dẫn chúng tôi lần lượt xuống ghe để tiếp tục cuộc hành trình trên sông nước Vĩnh Long. Một bên sông là phố chợ, một bên sông là đường đan bêtông uốn lượng theo bờ sông nên mặt dù là gần đến giữa trưa nhưng chúng tôi không cảm nhận được nhiệt độ lúc này, một ngôi chùa Phật giáo tại ngã ba sông với màu sắc đặc trưng chùa miền Tây hiện ra cũng là lúc xuồng máy của chúng tơi tiến vào Rạch Sấu với hai bên Rạch là hàng dừa nuớc lúc nhô ra lúc lùi vào để xen lẫn vài cái đăng bẫy cá hay những đoạn chà có lưới bao quanh - liệu có nhiều cá không nhỉ, liệu có đủ thức ăn cho gia đình người đặt bẫy cá này trong vài ngày không? Sông nước Tam Bình Vĩnh Long còn có thêm một loại cây sống ven sông nữa đó là Cây Bần ?" khi tôi còn nhỏ, nếu ngày Tết đi ruộng chăm sóc lúa về mê mẩn với vẻ đẹp của hoa Bần mà dại tay hái một vài hoa về thì ôi thôi sẽ bị đòn vì cái tên ?oBần? không đẹp đ1ung không các bạn? Và có phải sông nước Vĩnh long có giống với sông nước Đồng Tháp, Cần Thơ hay An Giang không? Câu hỏi này các bạn sẽ cùng chúng tôi khám phá tiếp ở cuối chuyến đi.
    Một bến sông với một cây cầu dừa nhô ra gần giữa sông bên dưới và một cây cầu tràm cao bên trên là điểm dừng của ghe máy, cô gái miền Tây với nước da trắng đang nở nụ cuời tươi vui với 10 vòng bông bụp đỏ chói tiếp đón và tặng bông chúng tôi tại bến. Bước vào cổng nhà vuờn là gặp ngay Homestay mái lá, giường tre gọn gàng sạch mát chờ đón, rửa mặt bằng nước mưa chứa trong lu hay chậu da bò ?" nhà nào có càng nhiều lu da bò này, nhà đó thuộc hàng Hương quản hay địa chủ ngày xưa, bà ngoại chủ nhà hơn 90 tuổi với mát tóc ngắc bạc trắng không rời chúng tôi nửa buớc từ khi bước vào nhà chính (Nhà ba gian hai chái - đặc trưng mẫu nhà của miệt Vĩnh Long hay Cần Thơ), bà mời chúng tôi dùng đu đủ, xoài, bưởi, chuối. . . ngọt liệm và tươi ngon, Cậu Tám mời chúng tôi ly nước cam ép nguyên chất.
    Vừa rũ sạch bụi đường, chúng tôi đã được thưởng thức bữa cơm trựa với gia đình với hương vị đặc sệt miệt vườn như Cá kho tộ, canh chua bông sua đũa cá bông lau, đậu rồng xào thịt và trứng, lại dùng thêm một suất nuớc cam ép nguyên chất.
    Dưới bóng cây rợp mát mời gọi chúng tôi ngủ trưa nhưng chúng tôi quyết định xuống xuồng ba lá khám phá sinh thái khu Nhà vuờn. Vừa qua khỏi nah2 chính, chúng tôi phải rất khó khăn vuợt qua đám ô rô hắc ám (gai nhọn) và không gian miệt vuờn đã biến chúng tôi thành nông dân đang đi thu hoạch cây trái trong vuờn với xum xuê dâu, chanh, cam, quýt ? và đặc biệt là những buồng dừa nước nặng trĩu lòa xòa hai bên con mương nhỏ của Nhà vuờn Robe và của láng giềng. Chúng tôi có thể tự do hái trái dưới sự hướng dẫn lựa chọn được những trái chín và ngon nhất trên cành.
    Vuợt qua hết những đám dừa nước là cũng vừa bước vào khu chuyên canh trồng bưởi 5 roi, lúc này chúng tôi chuyển lên đi bộ và cũng là nhân cơ hội vào vuờn buởi 5 roi chứ! Bà dì chủ vuờn là người con thứ tư của Bà chủ 90 tuổi mà chúng tôi có nói ở trên, mời chúng tôi 2 trái bưởi chín cây ngọt lịm cùng vài trái quýt đường thơm mát. Rời đó, chúng tôi len lỏi vào những mô những liếp đất trồng chuyên canh cam sành ?" Nhãn hiệu trái cây là thế mạnh của Tam Bình, chúng tôi nghe Nhà vuờn ê a câu hát :
    ?o Cam sành gọt vỏ còn chua ?" Anh thấy em nhỏ anh cua anh để dành?
    rồi hái cho chúng tôi vài quả chín nhưng đâu có chua mà người xưa ví von thế nhỉ?
    ?oAnh ơi! Bao giờ thì đi hết vuờn nhà mình?? một anh bạn trong nhóm hỏi, ?oBao giờ gặp bờ dừa cuối chân trời kia là hết!?. Thật vậy với diện tích chuyên canh 2ha toàn cam sành Tam bình sao đi cho bằng hết khi chúng tôi là những nhân viên văn phòng tay yếu chân mềm nhưng cuối cùng cũng đến đích và còn một quãng đường dài trở lại sau khi ngồi bờ dừa húp lấy húp để những giọt nuớc dừa tinh khiết cho thõa mãn cơn khát của chúng tôi.
    Đường trở về là 600 mét đường bộ loanh quanh trong vuờn mà nếu như không có người dẫn đường thì có lúc chúng tôi tưởng lạc mất lối về. Và trên đường trở vào nhà chúng tôi đã hạ buồng chuối chín bói (đã có trái chín trên cây) rồi thưởng thức ngay tại chỗ hết sạch toàn bộ trái chín có trong buồng.
    Tát muơng bắt cá là việc chúng tôi mong đợi nhất trong chuyến đi này, mặc dù tất cả chúng tôi có nuớc da nếu đặt vào bùn thì không thể nào so sánh được. Các bạn nam đã bắt đầu thu gom nhánh cây, lá chuối tạo hai con đê nhỏ ngăn ngang con rạch nội bộ trong vuờn cam và bắt đầu tát nước, mực nuớc lúc này khoảng ngập ngang bụng, tát lấy tát để, mồ hôi toát ra, tay chân, quần áo, mặt mày lấm bùn. Sau một hồi lâu hò hét cổ động thì mực nước đã vơi đi gần hết chỉ còn lớp bùn nhão và kia rồi, vài con cá sặc rằn phơi lưng vội vã xắn đầu vào bùn mà trốn, a lê hấp các bạn nữ đã vội vàng lao xuống để thu chiến lợi phẩm kẻo mà các anh bạn cuớp hết. Muời hai con người sau một lúc toát mồ hôi đã bắt được gần hơn ba muơi con cá bé nhỏ và gần hơn nữa kg ốc đủ loại. Không ai cho chụp hình mình với vẻ mặt lấm bùn và trở vào con sông trước cửa nhà để đắm mình vào dòng nước mát hiền hoà, các bạn nữ vào bếp phụ giúp gia đình chế biến những chiến lợi phẩm chuẩn bị cho bữa ăn tối nhưng thực đơn được các bạn ấy xem như là một ngạc nhiên cho cả nhóm chúng tôi.
    Trời vừa sập tối, tất cả đã đói meo vì một ngày được thử làm nông dân chính cống, cơm canh đã dọn sẵn. À, một dĩa có chiên tươi, một điã ốc hấp xả khá hoành tráng và còn vài món nữa nhưng không quan trọng vì chúng tôi đã bắt đầu giành nhau từng con cá con ốc và xem xét là đâu là chiến lợi phẩm của mình.
    Khi chiều chúng tôi có hạ một buồng chuối chín bói và thêm vô số kể lá chuối vì tối nay chúng tôi sẽ tự tay làm một loại bánh đặc trưng của Miền tây ?" bánh ít. Bột nếp, nhân đậu xanh, nhân dừa cùng lá chuối tươi hong cho héo là đã có thể có bánh ít măm trong hơn hai giờ nữa. Bà ngoại chậm rãi diễn giải cách nhào bột, bắt nhân , cuốn lá và gói bánh rồi cầm tay từng người hướng dẫn thêm để rồi cuối cùng chúng tôi đã hoàn thành hơn ba mươi cái bánh it1 gồm hai loại nhân khác nhau. Bánh được hấp bằng xửng (nồi hai ngăn) trong vòng một giờ, trong khi đó chúng tôi rảo bước ra đường bêtông bao bọc cù lao không một ánh đèn, không có trăng nhưng chớp nhấy như đèn treo trên những rặng cây kia là gì? Đến càng gần chúng tôi phát hiện đó là những sinh vật nhỏ bé nhưng chúng phát ra ánh sáng và chúng được gọi cái tên là Đom đóm. Co người xem chúng là con sâu nên rất sợ nhưng chúng tôi và anh bạn cháu trai trưởng trong gia đình có chuẩn bị sẵn những vỏ trứng vịt để nhốt những con đom đóm bắt được trên những nhánh cây và như thế chúng tôi có những cái đèn đom đóm xinh xinh và khó quên.
    Trở về nhà Homestay đã quá 22h, chúng tôi cũng rất thầm mệt nên đi ngủ để dưỡng sức cho ngày thứ hai trên miền đất còn quá nhiều điều chúng tôi chưa biết.
    Khi mặt trời chưa ló dạng, tiếng gà gáy đã tan tự bao giờ cúng tôi phải thức rất sơm để tiếp tục hành trình vì hôm nay sẽ đi chợ nổi - chợ chỉ nhóm trên sông và trong khoảng từ 4 giờ đến 8 giờ sáng là tan chợ. Những chiếc xe đạp đã sẵng sàng cho chúng tôi dạo quanh con đường quanh co uốn lượn theo từng khu vuờn mát rượi với đủ loại hoa dại và cây trái lủng lẳng trên cành để tiến ra chợ huyện và lên xe tiến thẳng về phà Trà ôn và Chợ nổi Trà Ôn.
    Mười hai cây số đường hương lộ là đến Phà Trà Ôn, buớc qua phà chúng tôi thuê đò ngang để qua chợ nổi. Sóng nuớc tại ngã sáu sông thật là đã gây cho chúng tôi cảm giác rất lạ nhưng hơi lo lắng vì đò ngang hơi nhỏ. Nhưng khi qua đến chợ thì gần như tan biến trong những chiếc võ lãi chở đầy chôm chôm đỏ tươi, chở đầy bưởi hay khóm. . . và nổi cộm nhất là những hciếc ghe bầu treo lủng lẳng trên một cây tre trước đầu ghe nào là khoai tây, cải bắm, khaoi lang . . , chuíng tôi hỏi anh lái đò thì ra ở chợ nổi có thông tục là ?otreo gì bán nấy:?T. Thật đơn giản! Đi dọc chợ trên đò máy đuôi tôm, chúng tôi bắt gặp một ghe máy với một nồi súp nghi ngút khói và đấy là bún riêu cua. Mỗi thành viên măm hai tô và mua vài chục buởi 5 roi tại chợ nổi và ngạc nhiên nhé, chỉ với ba mươi ngàn chúng tôi đã mua mười bốn trái bưởi 5 roi và sau khi về nhà và thưởng htức chúng tôi đã tiếc tại sao không mua nhiều hơn.
    Hơn 8 giờ chúng tôi trở lại bờ bên kia phà Trà Ôn và rảo bước vào chùa Phước Hậu, một di tích Văn hoá lịch sử cùa huyện Bình mInh tỉnh Vĩnh Long. Chùa nằm cạnh bờ sông đối diện chợ nổi với quang cảnh trang nghiêm nhưng sinh động bởi sóng nuớc lăn tăn. Quay trở vào chính điện, chúng tôi được sư thầy hướng dẫn tham quan về nội thất trong chùa và các vị Phật nhưng nghe nhiều mà chúng tôi không thể nhớ và diễn tả lại cho thật chính xác thuyết minh nên đành hẹn lần sau sẽ cố gắng lắng nghe kỹ hơn. Chuẩn bị chia tay sư thầy và chùa Phuớc Hậu thì sư thầy thông báo hôm nay chùa có bữa cơm chay và mời chúng tôi ở lại nhưng vì còn phải đi vài nơi nữa nên đành từ chối.
    Chúng tôi trở lại huơng lộ và tiếp tục dong ruổi trên con đường ngập tràn hương hoa bưởi vì vùng này là lãnh điạ của bưởi 5 roi mà! Thêm vài cây số, chúng tôi rẽ trái vào con đường chỉ đủ cho hai chiếc xe 16 chỗ ngược chiều để vào sóc của người Khơ me và đương nhiên là sẽ tham quan ngôi chùa cổ Kỳ Sơn. Đến cây cầu xe không thể qua, chúng tôi xuống bộ và rẽ trái vào con đuờng đất với hàng cây thốt nốt dẫn vào chùa.
    Ấn tượng đầu tiên chúng tôi có là ngay cổng chùa là khu lò thiêu của người trong Sóc, cũng hơi lo ngại nhưng cổng chùa đặc trưng của người Khơ me hiện ra trườc mắt là chúng tôi quên đi. Cổng chùa d9ược trang trí họa tiết điển hình của người dâ tộc Khơ me là biểu tượng Af ?" xa - ra và thần rắn chín đầu. Lối chính vào chùa dẫn đến ba khu độc lập bao gồm Học tập, Thư viện và chính điện thờ cúng. Khác với chùa việt, chùa Khơ me là nơi học tập của nam thanh niên trước khi được công nhận là đã trưởng thành nên các sư thầy tiếp đón chúng tôi khá niềm nở và nói chuyện rất rôm rả về lịch sử và tín ngưỡng của người Khơ me. Ngạc nhiên thứ hai là chiếc ghe ngo dài hơn 30mét với 55 chỗ ngồi cho các vận động viên, các thành viên đang hạ thủy ghe để chuẩn bị luyện tập cho mùa đua sắp tới. Chào dân tộc anh em, chào các sư thầy vui tínhm chúng tôi trở lại chợ huyện Tam Bình và ruợt đuổi nhau bằng xe đạp băng băng qua những rặng dừa rì rào trở về nhà Homestay.
    Mọi người ở gia đình đã chuẩn bị thết đãi chúng tôi món bánh xèo nhân tôm và củ hủ dừa. Ly nuớc cam vắt làm dịu đi cơn khát vì la hét đùa giỡn quá sức cả buổi sáng.
    Nghĩ ngơi và thư giãn trên võng dưới rặng tre, khoảng quá 14 giờ chúng tôi khởi hành đi Cần Thơ.
  10. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Rất vui khi gặp được những người cùng một sở thích.
    Tớ là Minh, hiện tại tớ có 1 hệ thống homestay tại Hạ Long, Vĩnh Long, Sa pa, Nha Trang, Hải Dương, Hà Tây. Ngoài các homestay ra thì bọn tớ cũng có các tour homestay với rất nhiều ctrình.
    Nếu có thể kết hợp được với bạn thì tốt quá.

Chia sẻ trang này