1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chương trình Nội suy toàn diện nhất: DT - Sau 1 năm ra bản 2.0, nay đã có bản 3.0 - download now

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi ductuan84, 16/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ductuan84

    ductuan84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Chắc bác này chưa tính điều tiết lũ bao giờ ! Nội suy Z ~ F ~ V, q ~ f1, q ~ f2 , ...
  2. thorn_bird318

    thorn_bird318 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Mình băn khoăn không biết làm thế nào mà Hoàng tốt nghiệp ra trường được nhỉ?

    Năm sau Hoàng mới tốt nghiệp.
    Được Grinfilldo sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 26/06/2007
  3. ductuan84

    ductuan84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Trong chương trình đã có hướng dẫn cách sử dụng rồi đó. Để chuột vào các vị trí có comments.
  4. ductuan84

    ductuan84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Chương trình có 4 mục nội suy tuyến tính, 1 mục nội suy phi tuyến. Sau đây mình trình bày cách xử lí phần phi tuyến như sau:
    Đã biết 3 điểm để nội suy (theo yêu cầu nhập vào) là (x1, y1), (x2, y2), (x3, y3).
    Chương trình coi đường cong đi qua 3 điểm trên để nội suy là đường parabol dạng y = ax2 + bx + c. Phương trình này có 3 ẩn cần tìm là a, b, c.
    Phương trình này đi qua 3 điểm trên nên 3 cặp giá trị toạ độ (x1, y1), (x2, y2), (x3, y3) là nghiệm của phương trình parabol. Thay các cặp giá trị này vào ta được hệ 3 phương trình 3 ẩn. Giải hệ phương trình này ta được a, b, c.
    Khi đã tìm được phương trình đường cong đi qua 3 điểm trên, chương trình nội suy các giá trị nằm trong nó bằng cách thay giá trị đó vào phương trình đường cong, sẽ tìm được giá trị cần nội suy.
    Các giá trị thực tế nhập vào thường có đặc điểm x1 < x2 < x3 và y1 < y2 < y3 hoặc ngược lại và các giá trị này cách khá đều nhau.
    Do vậy tuỳ 3 giá trị nhập vào, chường trình sẽ kiểm tra nếu nội suy đường cong có chính xác không. Nếu không chính xác chương trình sẽ tính nội suy theo đường thẳng. Khi đó giá trị cần nội suy nằm trong khoảng nào thì chương trình sẽ nội suy cho khoảng đấy. Các giá trị cần nội suy mà nằm ngoài khoảng nội suy sẽ ko đảm bảo được độ chính xác nên tránh nội suy các giá trị ngoài khoảng tra.
    Phương pháp nội suy được hiển thị ở phía bên trên, bên phải.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
  6. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    @danggiaothong: Tuan vừa mới tốt nghiệp ra trường. Ở cấp đại học trường ĐH TL, sinh viên mới chỉ học nội suy tuyến tính, còn nội suy phi tuyến chủ yếu là đọc thêm, hoặc khi làm NCKH, ĐATN.
    Các phương pháp nội suy cơ bản có thể tìm thấy trong các cuốn sách Phương pháp tính bán rất nhiều ở ngoài hàng sách.
    Bạn Tuan mới chỉ biết đến nội suy theo đường cong ptrình bậc 2. Trong khi có rất nhiều phương pháp nội suy theo hàm số khác, nội suy đa thức (Lagrange), nội suy spline...
    Nội suy đa thức rất dễ tính và ứng dụng rất nhiều. Nếu ta vẽ đường tần suất đi qua các điểm chấm lý thuyết trên giấy tần suất, kết quả nội suy đa thức sẽ cho đường cong trơn tương đối hoàn hảo (dĩ nhiên vẫn cần 1 thủ tục kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu ra để đảm bảo giá trị ứng với P nhỏ lớn hơn giá trị ứng với P lớn). Nếu dùng nội suy ptrình bậc 2 không thôi sẽ cho nghiệm sai lệch rất lớn.
    Ở đây bạn ductuan mới chỉ gói gọn phạm vi chương trình trong việc nội suy dữ liệu đặc tính hồ chứa... Còn như có bạn nào nói vui ở trên, nội suy "độ cao địa hình" chẳng hạn, chắc với moduyn bạn ductuan viết thì chưa làm được.
    Trong box Thuỷ Lợi trước đây chừng 3 năm có bài viết của thuc2009 trao đổi về vấn đề này rồi.
    Có lẽ bạn danggiaothong chỉ muốn trêu bạn ductuan là quảng cáo hơi quá thôi.
    Được canhsatday sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 30/06/2007
  7. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa download và sử dụng chương trình của ductuan bao giờ nhưng mình nghĩ là ý tưởng của Tuan rất hay (chỉ phiền là mình nhớ hồi xưa Tuan muốn kinh doanh moduyn này). Nếu ductuan làm nó free (full version) cho các bạn sinh viên khác thì quả là một điều tốt đẹp.
    Nếu ductuan cần đoạn code VB viết về nội suy đa thức, bạn cứ pm vào nick này của mình. Mình viết nó cách đây 7 năm rồi nhưng thỉnh thoảng mình vẫn paste nó vào macro excel dùng cho bài tập của mình.
  8. ductuan84

    ductuan84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác nhiệt tình góp ý. Chuyện mình có ý định kinh doanh thì hoàn toàn sai lầm, mình không bao giờ có ý định đấy cả. Đến các phần mềm như office còn mấy ai mua nữa là mấy cái lặt vặt này. Nếu kinh doanh thì mình chẳng đưa lên đây làm j`.
    Mình ngồi làm cái này cũng xuất phát từ quá trình làm đồ án của mình, thấy các chương trình hiện có ko được tiện lợi, ko đáp ứng được nhu cầu nội suy hàng loạt như cả cột hoặc hàng cùng lúc.
    Hiện nay mình cũng đang nghĩ hướng phát triển tiếp cái này, mỗi năm sẽ có 1 bản mới do vậy mà bản NoisuyDT3-trial (có đầy đủ tất cả các mục) này sẽ có hạn sử dụng 1 năm để mọi người luôn dùng bản mới nhất thôi. Hết hạn thì vào trang web lớp 44C1 download bản mới nhất (http://44c1.co.nr ).
    Điều này cũng xuất phát từ bản 2.0 năm ngoái mình làm khá vội, chưa chỉnh sửa nhiều, mắc một số lỗi nhưng nhiều người vẫn đang dùng cái đấy mà ko biết đến cái 3.0 mới này.
    Còn cái NoisuyDT3-full và cái NoisuyDT3-trial không khác nhau gì cả, trừ cái NoisuyDT3-full không hạn chế thời gian sử dụng. Nhưng điều này cũng không mấy ý nghĩa khi 1 năm lại có bản mới với nhiều cải tiến, bổ xung.
    Bạn nào thích cái NoisuyDT3-full thì cứ gửi messenger cho mình, mình gửi cho. (Cũng chẳng khác gì cái NoisuyDT3-trial cả).
  9. fox_seven

    fox_seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Bạn Tuấn làm ơn cho tớ cái pass to ko sử dụng được
    hiện tại đang làm về thuỷ năng muốn làm 1 chương trình để tính toán mà chưa biết bắt đầu từ đâu, ai rành về lập trình làm ơn giúp mình nhé
  10. ductuan84

    ductuan84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Cái này làm gì có pass gì đâu, sử dụng bình thường mà. Nếu vướng mắc gì bạn nói rõ thêm được không.

Chia sẻ trang này