1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuong trinh sat hach Ky su CNTT theo tieu chuan Nhat Ban

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi luanvn, 14/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luanvn

    luanvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Thân gửi các anh chị sinh viên khoa CNTT !
    Đang chuẩn bị triển khai chương trình Sát hạch Kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản (sẽ thi vào đầu tháng 10/2003) và lớp ôn tập, luyện thi vào trung tuần tháng 7/2003. Đây là các thông tin để các anh chị tham khảo về chương trình sát hạch.

    Các anh chị có thể truyền đạt giúp các thông tin về kỳ thi đến những bạn bè, người thân quen có mong muốn lấy chứng nhận kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản trong đợt này hoặc muốn học ôn tập để chuẩn bị kiến thức.






    Ngày mai bắt đầu một ngày mới.
  2. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    I. Phạm vi nội dung sát hạch buổi sáng
    Thời gian làm bài: 80 câu trong 150 phút
    Nội dung cụ thể như sau:
    A. Cơ sở khoa học máy tính
    I. Lý thuyết thông tin cơ bản
    a) Chuyển đổi và biểu diễn dữ liệu: Chuyển đổi cơ số, biểu diễn số, biểu diễn ký tự, phương pháp tính và độ chính xác, phương pháp gần đúng và phương trình, xác suất và thống kê, các vấn đề tối ưu.
    b) Thông tin và logic: Các phép toán logic, logic tân từ, lý thuyết mã, chuyển trạng thái, độ phức tạp tính toán, dung lượng thông tin?.
    II. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
    a) Cấu trúc dữ liệu:
    - Danh sách, (xếp) chồng, (xếp) hàng, cây(nhị phân)?.
    - Băm- Hash (caculation of storage location, collision handling)?.
    b) Giải thuật:
    -Các kiểu giải thuật khác nhau (sắp hàng, tìm kiếm, đệ quy, BNF, Polish notation,?.)
    B. Hệ thống máy tính
    I. Phần cứng
    a) Thiết bị thông tin: Kiểu và tính chất của các thiết bị bán dẫn và mạch?
    b) Kiến trúc bộ xử lý: Địa chỉ, bộ lệnh, hiệu năng /cấu trúc/phương pháp/ tính chất của các bộ xử lý ?.
    c) Kiến trúc bộ nhớ: Bộ nhớ cache, dung lượng bộ nhớ, cấu trúc và tính chất bộ nhớ,?
    d) Bộ nhớ Auxiliary (phụ, ngoài): Kiểu và tính chất của các phương tiện, thiết bị lưu trữ phụ, ngoài?.
    e) Kiến trúc và thiết bị vào/ra: Kiểu và tính chất của các giao diện và /ra, thiết bị ngoại vi, thiết bị truyền thông?.
    f) Kiểu máy tính và đặc điểm kiến trúc: Cấu trúc, kiểu và tính chất của hệ thống máy tính
    g) Hệ thống nhúng: Các thành phần cấu thành và đóng gói, thiết kế logic, thiết kế mạch, logic điều khiển?.
    II. Phần mềm cơ bản
    a) Các hệ điều hành: Lưu trữ ảo, đa lập trình, quản lý lưu trữ, chức năng/ kiểu loại/ tính chất của các hệ điều hành?
    b) Quản lý tệp: Các kiểu tổ chức tệp, phương pháp truy cập, kiểm tra loại trừ, xử lý khôi phục,?
    III. Cấu hình hệ thống và logic kiến thiết
    a) Công nghệ cấu hình hệ thống: Logic kiến thiết và các chế độ xử lý của các hệ thống khách/ nguồn phục vụ và các hệ thông khác.
    b) Hiệu năng của hệ thống: Tính toán và thiết kế hiệu năng, chỉ số hiệu năng, đánh giá hiệu năng, ứng dụng của lý thuyết xếp hàng?
    c) Độ tin cậy của hệ thống và hiệu quả chi phí: Tính toán và thiết kế độ tin cậy, chỉ báo về độ tin cậy, đánh giá độ tin cậy, hiệu quả chi phí?.
    IV. Ứng dụng của hệ thống
    a) Ứng dụng mạng: Web, internet, intranet, extranet, truyền thông di động, hệ thống vệ tinh,?
    b) Ứng dụng cơ sở dữ liệu (CSDL): Data warehouse, data mart, data mining?
    c) Quản lý nguồn dữ liệu: IRDS- information Resouce Dictionary System, meta data, repository?.
    d) Hệ thống đa phương tiện: Trí tuệ nhân tạo, nhận dạng, AR/VR/CG, tác tử(agent), ứng dụng đa phương tiện?
    C. Phát triển và vận hành hệ thống
    I. Phát triển hệ thống
    a) Ngôn ngữ: Cấu trúc chương trình, kiểu dữ liệu, bộ xử lý ngôn ngữ, phân tích cú pháp, kiểu, tính chất của các ngôn ngữ?.
    b) Gói phần mềm: Phần mềm bảng tính, phần mềm nhóm, phần mềm middleware?.
    c) Môi trường phát triển: Công cụ phát triển, EUC-End User Coputing, EUD-End User Development?
    d) Phương pháp phát triển: Mô hình qui trình, phương pháp phát triển phần mềm?.
    e) Phương pháp phân tích yêu cầu và thiết kế: Biểu đồ DFD, ERD,UML, thiết kế hướng đối tượng, thiết kế dựa vào qui trình, thiết kế dựa vào dữ liệu, thiết kế modun, thiết kế vào/ ra, thiết kế giao diện?
    f) Phương pháp lập trình, kiểm thử và xem xét: Các phương pháp lập trình, kiểm thử và xét duyệt?..
    g) Quản lý phát triển: Kế hoạch dự án, các phương pháp dự toán, kế hoạch/ quản lý/ đánh giá chất lượng, quản lý tiến trình, quản lý cấu hình, kế hoạch và quản lý nhân sự, quản lý tư liệu, tổ chức đội ngũ phát triển và trách nhiệm của họ, kiểm định hệ thống?
    h) Sử dụng các nguồn tài nguyên bên ngoài: Khoán ngoài, tích hợp hệ thống
    II. Vận hành và duy trì hệ thống
    a) Vận hành hệ thống: Kiểm soát rắc rối của hệ thống, nâng cấp vận hành, công cụ vận hành, quản lý tài nguyên, chi phí, người dùng, phương tiện và thiết bị?
    b) Duy trì bảo dưỡng hệ thống: Các hình thức bảo dưỡng, hợp đồng bảo dưỡng
    D. Công nghệ mạng
    I. Công nghệ mạng
    a) Các giao thức và kiểm soát truyền tin: Kiến trúc mạng, các giao thức truyền thông và giao diện, các tầng của OSI?
    b) Mã hoá và truyền tin: Kiểm soát lỗi, điều biến, mã hoá các hệ thống multiplexing, các phương pháp trao đổi, các phương pháp truyền?
    c) Mạng: Lan, Wan, công nghệ Internet, luật liên quan đến mạng, các dịch vụ viễn thông?
    d) Thiết bị truyền thông: Thiết bị ghép nối các LAN-LAN, thiết bị ghép nối mạng điện thoại, thiết bị truyền/ trao đổi, phương tiện truyền thông?
    e) Phần mềm: Quản lý mạng, hệ thống điều hành mạng?.
    E. Công nghệ CSDL
    I. Công nghệ CSDL
    a) Mô hình CSDL: Các mô hình CSDL, phân tích, chuẩn hoá, thao tác trên CSDL?( dạng chuẩn thứ nhất, dạng chuẩn thứ hai và dạng chuẩn thứ ba)
    b) Ngôn ngữ CSDL: SQL,?.
    c) Quản trị CSDL: Kiểm soát và khôi phục CSDL, quản lý giao dịch, CSDL phân tán, chức năng và tính chất của hệ quản trị dữ liệu
    F. Bảo mật và chuẩn hoá
    I. Bảo mật
    a) Bảo mật: Mật mã, xác thực, kiểm soát truy nhập, quản lý an toàn, biện pháp bảo mật, virut máy tính, bảo vệ tính riêng tư?
    b) Quản lý rủi ro: Các loại rủi ro, phân tích rủi ro, biện pháp chống loại rủi ro, quản lý nội bộ?
    c) Hướng dẫn: Chuẩn về biện pháp đảm bảo tính an toàn hệ thống thông tin, hướng dẫn quản lý phần mềm, chuẩn ngăn chặn virut máy tính,?
    II. Chuẩn hoá
    d) Chuẩn hoá về qui trình phát triền và giao dịch: ISO 9000, SLCP-ICF98,?
    e) Chuẩn hoá về cơ sở cho hệ thống thông tin: OSI, IEEE, EDIFACT, OMG, CORBA, RFC,?
    f) Chuẩn hoá về dữ liệu: Các bộ mã ký tự, mã vạch, định dạng?.
    g) Các tổ chức tiêu chuẩn: Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế trong và ngoài nước.
    G. Tin học hoá và quản lý
    I. Chiến lược thông tin
    a) Quản trị kinh doanh: Chiến lược quản lý nghiệp vụ, tổ chức thực hiện, tiếp thị, khoa học hành vi, lý thuyết hệ thống.
    b) Chiến lược tin học hoá: Hệ thống thông tin các cơ quan, khái niệm về tin học hoá, cái tiến/ phân tích/ thiết kế hiệu năng.
    II. Kế toán
    a) Kế toán tài chính: Chuẩn kế toán, báo cáo tài chính, kế toán tồng hợp, khấu hao.
    b) Kế toán quản lý: Điều hoà vốn, chỉ số tài chính, chi phí, cho thuê và đi thuê, thuế?
    III. Kỹ nghệ quản lý
    a) Hệ thống IE và OR: Phương pháp phân tích, đường cong OC, sơ đồ kiểm tra, vấn đề tối ưu, phương pháp thống kê,?
    H. Sử dụng hệ thống thông tin
    I. Hệ thống kỹ nghệ
    - Hệ thống kiểm soát sản xuất, kế hoạch sản xuất, kế hoạch và quản lý tiến trình, kế hoạch nhu cầu vật liệu?
    II. Hệ thống thương mại
    - Hệ thống kế toán, tài chính, nhân sự, hệ thống hỗ trợ bán hàng, hệ thống OA, POS, hệ thống phân phối, hệ thống tài chính, hệ thống liên xí nghiệp?
    I. Các điều luật và qui định có liên quan
    III. Truyền thông thông tin
    - Luật hoạt động viễn thông?
    IV. Quyền sở hữu trí tuệ
    - Luật copyright (bản quyền), luật phát minh sáng chế, luật bản quyền công nghiệp?
    V. Người lao động
    - Luật lao động...
    VI. Quan hệ giao dịch
    - Hợp đồng, bán phần mềm, cạnh tranh không lành mạnh...
    VII. An toàn, bảo mật
    - Tính pháp lý của sản phẩm, phòng ngừa truy nhập bất hợp pháp?
    VIII. Khác
    - Luật hình sự, luật thương mại, giữ sổ đăng ký điện tử, công khai thông tin, hệ thống chứng nhận,?
  3. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    II. Phạm vi nội dung sát hạch buổi chiều
    A. Sát hạch kỹ sư Công nghệ thông tin cơ bản
    Thời gian làm bài: làm 7 câu trong số 13 câu hỏi, trong 150 phút
    Kiến thức và kỹ năng thực hành trong các lĩnh vực sau:
    I. Phần cứng
    - Biểu diễn số, biểu diễn ký tự, biểu diễn hình ảnh và tiếng nói, bộ xử lý, bộ nhớ, thiết bị vào/ ra, thực hiện các phép tính, hệ thống địa chỉ, thực hiện qui trình vào/ ra, cấu hình hệ thống?
    II. Phần mềm
    - Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm đóng gói, chức năng của hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, bộ xử lý ngôn ngữ, thực hiện chương trình...
    III. Giải thuật
    - Xếp thẳng, tìm kiếm, xử lý chuỗi ký tự, xử lý tệp, các dạng đồ hình, đồ thị, tính toán số?
    IV. Cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu
    - Cấu trúc dữ liệu cơ sở, kiểu và tính chất của các phương tiện lưu trữ, các phương pháp tổ chức tệp, kiểu và tính chất của CSDL, ngôn ngữ CSDL, xử lý dữ liệu sử dụng SQL?
    V. Mạng truyền thông
    - Truyền dữ liệu, kiểm soát truyền tin, TCP/ IP, LAN, WAN, Internet, thư tín điện tử, WWW,?
    VI. Công nghệ xử lý thông tin
    - Hiệu năng của hệ thống, tính tin cậy của hệ thống, quản lý rủi ro, an toàn bảo mật, chuẩn hoá, qui hoạch?
    VII. Thiết kế chương trình
    - Qui trình phát triển hệ thống thiết kế trong, thiết kế chương trình, thiết kế có cấu trúc, thiết kế modun, tài liệu thiết kế chương trình?
    VIII. Xây dựng chương trình
    -Các ngôn ngữ lập trình(C, COBOL, hợp ngữ, C+Java, Visual Basic, Perl), viết chương trình, môi trường phát triển, phương pháp kiểm thử?
    B. Sát hạch kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm
    Thi viết 6 câu trong 120 phút, sau đó 1 câu trong 60 phút
    Kiến thức và kỹ năng thực hành trong các lĩnh vực sau:
    I. Kỹ nghệ phần mềm
    - Xác định yêu cầu cho mô hình và phần mềm cần xây dựng, kỹ thuật thiết kế phần mềm, các mô hình lập trình, kiểm thử phần mềm và chất lượng, môi trường phát triển phần mềm?
    II. Giải thuật
    - Giải thuật xếp thẳng, tìm kiếm, đối chiếu, nén dữ liệu, quản lý bộ nhớ,? giải thuật tính toán số, giải thuật với các đại lượng tính toán lớn, giải thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giải thuật đối với các bộ xử lý ngôn ngữ, giải thuật cho việc soạn thảo liên kết?
    III. Các kỹ thuật cấu hình hệ thống
    - Xử lý tập trung, xử lý phân tán, khách chủ, mạng nội bộ, và các cấu hình hệ thống có độ tin cậy tăng, tính toán dung lượng, kiểu và việc tính toán các tham biến hệ thống, tích hợp hệ thống?
    IV. Phát triển hệ thống
    - Thiết kế trong (thiết kế vào/ra, thiết kế dữ liệu, chia các phần và sử dụng lại, xem xét lại thiết kế,?), thiết kế và phát triển chương trình (chuẩn tạo chương trình, các kỹ thuật chia modun, thiết kế modun, các kỹ thuật lập trình, xem xét lại mã nguồn,?), kiểm thử (kế hoạch kiểm thử, kỹ thuật kiểm thử, thiết kế thử nghiệm, thực hiện thử nghiệm?.),?
    V. Mạng truyền thông
    - Các hệ thống sử dụng mạng truyền thông, các kiểu mạng, các kỹ thuật truyền dữ liệu, giao thức mạng, kiến trúc mạng, công nghệ Internet, vận chuyển trên đường truyền thông, quản lý mạng?..
    VI. Cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu
    - Quản lý nguồn thông tin, mô hình dữ liệu, chuẩn hoá hệ thống quản lý CSDL, ngôn ngữ CSDL, kiểu CSDL, thiết kế CSDL, tạo lập và vận hành CSDL?
    VII. An toàn thông tin
    - Quản lý an toàn, kiểm tra truy cập, mật mã, xác thực, bức tường lửa, các biện pháp an toàn, các biện pháp bảo mật, các biện pháp tích hợp, qui định về an toàn, bảo mật?
    VIII. Đánh giá hệ thống
    - Đánh giá yêu cầu phát triển hệ thống, các điều kiện để vận hành hệ thống, tính nhất quán chung của hệ thống, tỷ trọng hoạt động của các tài nguyên phần cứng.
  4. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    I. Xuất xứ của hệ thống sát hạch kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản
    Hệ thống sát hạch kỹ sư công nghệ thông tin được công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực, lần đầu tiên đề cập tới ở Việt Nam vào đầu năm 2001, trong quá trình chuẩn bị xúc tiến để triển khai chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực CNTT.
    Đây là một phần của nội dung của ?oSáng kiến chuẩn hóa kỹ năng CNTT của Châu Á? do Chính phủ Nhật Bản đề xuất tại cuộc gặp gỡ giữa các Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN và ba nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vào tháng 10/2000. Hệ thống này- hướng tới việc công nhận lẫn nhau về các chuẩn mực CNTT của mỗi nước và tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu giữa các tổ chức, những người làm việc trong lĩnh vực CNTT tại các nước Châu Á, trong đó có Nhật Bản. Thực tế, Nhật Bản đã tiến hành công nhận lẫn nhau theo hệ thống chuẩn kỹ năng CNTT với một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc... Vì thế, việc công nhận tương ứng lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực đang trở thành khả thi. Để hỗ trợ việc hình thành hệ thống sát hạch CNTT ở Việt Nam, phía Nhật Bản hỗ trợ cung cấp bí quyết, các tiêu chuẩn kỹ năng (phiên bản tiếng Anh) và có sự hướng dẫn, huấn luyện cần thiết trong quá trình học.
    Việc công nhận chuẩn kỹ sư đã được ký kết bằng văn bản vào tháng 7/2002 giữa Trung tâm VITEC (thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc) theo sự uỷ nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ với Trung tâm JITEC (Nhật Bản) công nhận tương đương giữa chuẩn kỹ sư CNTT ở Việt Nam và chuẩn kỹ năng Kỹ sư CNTT cơ bản đang được áp dụng trong hệ thống sát hạch hiện nay ở Nhật Bản.
  5. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    II. Tổ chức sát hạch CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đà Nẵng
    Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đà Nẵng (Softech) đã được chọn làm một trong ba trung tâm cùng tổ chức kỳ sát hạch kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản trong đợt tháng 10/2003. Là một đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực CNTT của Đà Nẵng và khu vực miền Trung, Softech có đầy đủ các điều kiện cần thiết về trình độ quản lý, nhân lực và cơ sở vật chất để tổ chức các kỳ sát hạch CNTT đảm bảo các yêu cầu khắt khe.
    Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 120/2000/QĐ-UB ngày 08/11/2000 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, tên giao dịch quốc tế là Danang Software Park, gọi tắt là Softech. Trụ sở chính đặt tại tòa nhà số 15 Quang Trung, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
    Mục tiêu của Trung tâm là trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong việc đào tạo lập trình viên theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển sản xuất phần mềm và cung ứng các dịch vụ về công nghệ thông tin tại Việt Nam và trên thế giới.
    Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đà Nẵng (Softech) hiện là trung tâm có cơ sở vật chất hiện đại nhất khu vực miền Trung và có thể sánh ngang với các trung tâm công nghệ thông tin ở hai đầu đất nước. Nguồn nhân lực CNTT được quy tụ từ nhiều nguồn thông qua chính sách tuyển dụng và chiêu mộ nhân tài. Với các điều kiện về nhân lực và vật lực, Softech Danang có rất nhiều ưu điểm của một Trung tâm sát hạch:
    -Softech có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, sát hạch CNTT: cơ sở hạ tầng mạng hiện đại với đường truyền Internet tốc độ cao, máy tính cấu hình mạnh, hệ thống phòng ốc đạt yêu cầu.
    -Softech có kinh nghiệm và tiềm lực trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin: đào tạo Lập trình viên quốc tế, Kỹ thuật viên quốc tế, Chuyên viên công nghệ mạng cao cấp theo giáo trình và phương pháp đào tạo của Aptech, Ấn Độ; đào tạo Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước cho các cơ quan, tổ chức theo chương trình 112 của Thành phố Đà Nẵng.
    -Softech nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Đà Nẵng, là khu vực phát triển về văn hóa, chính trị và kinh tế của khu vực miền Trung. Phương tiện giao thông thuận lợi. Các thí sinh có nhiều điều kiện để tham quan các thắng cảnh, các di tích lịch sử của Đà Nẵng, Quảng Nam, và Huế.
  6. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    III. Giá trị của việc sát hạch kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản
    Xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng và năng lực của cán bộ CNTT là một nhu cầu bức bách trong thực tế phát triển nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam. Vì vậy, mô hình sát hạch kỹ sư CNTT theo các chuẩn kỹ năng CNTT được công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực do Nhật Bản đề xuất, đã kịp thời được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ để triển khai trong nước.
    1) Mục tiêu của việc triển khai hệ thống sát hạch CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản
    -Có một thước đo với những tiêu chí cụ thể để đánh giá khách quan trình độ kiến thức và kỹ năng của những người làm việc trong công nghiệp CNTT hoặc trong các hoạt động ứng dụng CNTT.
    -Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa việc đào tạo và sử dụng nhân lực CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.
    -Tạo điều kiện tiếp thu sử dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến của thế giới về CNTT, hỗ trợ hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực CNTT.
    -Khuyến khích những người đang và sẽ làm việc trong công nghiệp CNTT ứng dụng vận hành các hệ thống thông tin hoàn thiện thêm năng lực của mình để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế.
    2) Kết quả sát hạch có ý nghĩa
    -Khi tuyển dụng kỹ sư, mỗi quốc gia (ví dụ Nhật Bản) có thể sử dụng kỳ thi sát hạch kỹ sư CNTT như một tiêu chí để đánh giá khách quan trình độ năng lực của các kỹ sư CNTT ASEAN.
    -Các công ty đang triển khai các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài (ví dụ như các công ty Nhật Bản) có thể giảm bớt chi phí tuyển dụng kỹ sư CNTT tại chỗ.
    -Kỳ thi sát hạch kỹ sư CNTT sẽ cho phép các công ty của các nước ASEAN hợp tác qua lại lẫn nhau hoặc hình thành việc kinh doanh được dễ dàng hơn.
    -Các kỹ sư CNTT ở mỗi nước có thể dùng chứng chỉ này để chứng minh năng lực của họ khi tìm kiếm việc làm ở nước ngoài hoặc ở các công ty liên doanh với nước ngoài.
    -Bộ Tư pháp Nhật Bản đã chuẩn y các điều kiện giảm nhẹ về việc xét cấp visa nhập cảnh Nhật Bản đối với những người có chứng chỉ sát hạch CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
    3) Chứng nhận thành công kỳ sát hạch
    Thí sinh thành công kỳ sát hạch được Nhật Bản công nhận và những người được cấp chứng nhận này sẽ có nhiều cơ hội tốt để học tập và làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản và trong nước.
    Các thí sinh đỗ sát hạch ?oKỹ sư CNTT cơ bản? sẽ được Bộ KH&CN cấp chứng nhận công nhận lẫn nhau với Nhật Bản. Danh sách các thí sinh này sẽ được chính thức công bố sau khi kỳ thi được tổ chức.
  7. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    IV. Đối tượng dự thi sát hạch
    Kỳ sát hạch kỹ sư CNTT gồm hai loại hình ứng với trình độ năng lực của những người làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Đó là:
    a) Sát hạch kỹ sư công nghệ thông tin cơ bản Fundamental Engineer (FE) theo tiêu chuẩn kỹ năng kỹ sư CNTT cơ bản của Trung tâm JITEC (Nhật Bản).
    b) Sát hạch kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm Software Engineer (SE) theo chuẩn kỹ năng kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm của Trung tâm JITEC (Nhật Bản).
    1) Trình độ kỹ sư CNTT cơ bản
    Làm việc ở vị trí của người ?oKỹ sư CNTT cơ bản? là tham gia vào việc thiết kế chương trình và lập trình dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật bên trong theo các dự án phát triển hệ thống thông tin và đảm đương được các công việc sau:
    -Sử dụng kiến thức cơ bản về CNTT để góp phần thực hiện các dự án phát triển hệ thống thông tin.
    -Tạo biểu thiết kế chương trình dựa trên các chỉ tiêu thiết kế bên trong đã cho, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư bậc cao hơn.
    -Lập trình dựa trên kiến thức về cả thuật toán cơ bản và cấu trúc dữ liệu.
    -Kiểm thử các chương trình đã được tạo ra.
    2) Trình độ của Kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm
    Làm việc ở vị trí của ?oKỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm? là tham gia phát triển phần mềm theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật bên ngoài của các dự án phát triển hệ thống thông tin và đảm đương các nhiệm vụ sau:
    -Trao đổi với các những người đề ra chỉ tiêu kỹ thuật bên ngoài, tạo ra các bản thiết kế bên trong và thiết kế chương trình phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật.
    -Xây dựng các chương trình hiệu quả dựa trên kiến thức tiên tiến về thuật toán và cấu trúc cơ sở dữ liệu
    -Thực hiện kiểm thử bộ phận, kiểm thử tích hợp cho các chương trình
    -Huấn luyện các kỹ sư CNTT cơ bản về phát triển phần mềm.
    3) Đối tượng dự thi sát hạch
    a) Mọi cá nhân đều có thể đăng ký tham dự sát hạch theo một trong hai loại hình ?oKỹ sư CNTT cơ bản? hoặc ?oKỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm?
    b) Trong mỗi đợt sát hạch, thí sinh chỉ được quyền đăng ký tham dự một loại hình duy nhất.
  8. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    V. Thông tin về đợt sát hạch tháng 10/2003
    Thời gian: Cả ngày chủ nhật, 05-10-2003; sáng từ 9h00 đến 11h30 (150 phút), chiều từ 13h30 đến 16h00 (150 phút).
    Địa điểm tổ chức sát hạch: Tại 03 địa điểm ở Đà nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chi tiết xem tại mục VII tài liệu này.
    Ngôn ngữ sát hạch: đề thi song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
    Hình thức sát hạch: trắc nghiệm trên giấy.
    Đăng ký dự thi sát hạch: Người có nguyện vọng dự thi sát hạch CNTT vào tháng 10-2003 cần nộp đủ hồ sơ gồm:
    - 01 Phiếu đăng ký tham dự sát hạch CNTT (theo mẫu kèm theo) đã được điền đầy đủ và ký tên
    - 02 ảnh cá nhân cỡ 4x6
    - Phí đăng ký và tổ chức sát hạch (gọi tắt là phí sát hạch): 250.000 đồng/ người
    trước 17h00 ngày 26-9-2003.
    Trên cơ sở xem xét các trường hợp cụ thể, có thể ưu tiên giảm không quá:
    a) 50% phí sát hạch cho các đối tượng đang là sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học viên Softech-Aptech theo giấy xác nhận và đề nghị của khoa/ trường/ tổ chức.
    b) 10% phí sát hạch từ người thứ 2 trở đi, 20% từ người thứ 5 trở đi và 30% từ người thứ 10 trở đi cho các đối tượng đăng ký dự thi theo đơn vị, nhưng không phải là sinh viên như nêu trong mục a)
    c) 20% phí sát hạch cho các đối tượng đăng ký dự thi loại hình ?oKỹ sư CNTT cơ bản? từ lần thứ hai trở đi, nhưng không phải là sinh viên như nêu trong mục a)
    Địa điểm đăng ký: Chi tiết xem tại mục VII tài liệu này.
    Thông tin và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc chuẩn bị tham dự sát hạch kỹ sư CNTT cơ bản có thể liên hệ tại các địa điểm đăng ký
    Ghi chú: Những người không tham dự đợt sát hạch CNTT tháng 10-2003, nhưng có nguyện vọng tham dự đợt sát hạch dự kiến tổ chức vào mùa xuân năm 2004, vui lòng điền vào phiếu đăng ký và gửi về các địa điểm trên.
    VI. Thông tin về các kỳ sát hạch trước
    Cho đến nay có 03 đợt sát hạch CNTT được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh.
    Đợt 1: tháng 07/2001
    Đợt 2: tháng 07/2003
    Đợt 3: tháng 01/2003
    1) Đợt 1
    Đây là đợt sát hạch thử nghiệm theo loại hình kỹ sư CNTT cơ bản vào tháng 7/2001 với mục tiêu thu thập thêm thông tin về hiện trang năng lực của đội ngũ cán bộ CNTT Việt Nam. Nếu tính tới việc các thí sinh hoàn toàn chưa chuẩn bị gì trước khi dự thi, thì tỷ lệ 6.6% thí sinh thi đỗ sát hạch của đợt này cao hơn so với tỷ lệ tương ứng tại một số nước trong khu vực, và bằng hơn một nửa tỷ lệ đỗ sát hạch kỹ sư CNTT cơ bản trung bình hàng năm hiện nay tại Nhật Bản, là một kết quả tương đối khả quan đối với Việt Nam.
    2) Đợt 2
    Đợt sát hạch Kỹ sư CNTT cơ bản tháng 7/2002, một năm sau khi hệ thống sát hạch kỹ sư được giới thiệu và triển khai tại Việt Nam kết quả có 12.3% thí sinh thi đỗ sát hạch, đạt tỷ lệ tương đương như ở Nhật Bản.
    Một xu hướng chung có thể nhận thấy trong 2 đợt sát hạch là tỷ lệ thí sinh Việt Nam vượt qua được bài thi buổi sáng về các kiến thức CNTT cơ bản (14% và 18%) thấp hơn so với tỷ lệ tương ứng ở Nhật Bản (29% và 47%). Chính điều này dẫn đến kết quả cuối cùng của các thí sinh Việt Nam chưa cao như mong muốn, mặc dù tỷ lệ thí sinh Việt Nam vượt qua được bài thi buổi chiều về kỹ năng thực hành (73.5% và 67.6%) lại cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng ở Nhật (66.8% và 43.2%). Ngoài ra, mặc dù các thí sinh rất có năng lực về giải thuật, lập trình nhưng vẫn cần phải được củng cố và bổ sung thêm về hệ thống và quản lý, đặc biệt là về kỹ nghệ phần mềm, và hệ thống thông tin...
    Trong giai đoạn hệ thống mới bắt đầu triển khai, số lượng thí sinh đã lên đến vài trăm người so với vài ngàn người một năm dự thi sát hạch tại Nhật Bản vốn được thiết lập trên 30 năm. Điều đó nói lên rằng, tiềm lực về CNTT của Việt Nam lớn và đang ngày càng cần đến việc chuẩn hoá.
    3) Đợt 3
    Đợt sát hạch Kỹ sư CNTT ngày 26/01/2003 với 108 thí sinh. Trong đó, 12 thí sinh dự thi loại hình Kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm SE và 96 thí sinh dự thi loại hình Kỹ sư CNTT cơ bản FE. Loại hình Kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm SE có số lượng đăng ký ít chỉ chiếm 11.11%. Tỷ lệ đạt của SE qua từng bài thi tương đối tốt, với tỷ lệ đạt bài thi buổi sáng là 25% và bài thi buổi chiều là 66.67%. Tuy nhiên tỷ lệ thành công (đánh giá trên cả hai bài thi của mỗi thí sinh) của SE vẫn đang ở mức thấp là 8.33%.
    Loại hình dự thi Kỹ sư công nghệ thông tin cơ bản FE được nhiều bạn lựa chọn vì tính chất kiến thức nền tảng và tổng quát của bài thi, số lượng dự thi FE chiếm 88.89%. Tỷ lệ đạt trong bài thi buổi sáng kiểm tra kiến thức CNTT cơ bản là 17.71% và tỷ lệ đạt qua vòng thi buổi chiều là 37.50%.
    Xu hướng các thí sinh Việt Nam thành công qua bài thi về kỹ năng thực hành vẫn thể hiện rõ qua tỷ lệ thành công của đợt 3 là 40.47% trong khi tỷ lệ thành công trong bài thi buổi sáng là 18.52% vẫn ở mức khiêm tốn như những đợt sát hạch trước.
    VII. Liên hệ
    1) Ms. Hoàng Thị Hồng Hạnh
    E-mail: hanhhth@dsp.com.vn hoặc softech-aptech@dsp.com.vn
    Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đà nẵng
    Bộ phận Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Softech-Aptech
    Tầng 5, số 15 Quang Trung, Thành phố Đà nẵng
    Điện thoại: 0511-810583 - 0511-810535/ Fax: 0511-810278
    Website: http://www.dsp.com.vn
    2) Ms. Nguyễn Minh Hà
    Trung tâm sát CNTT và Hỗ trợ đào tạo (VITEC)
    Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc
    Tầng 4, số 97 Trần Quốc Toản, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Điện thoại: 04-9425416/ Fax: 04-9425417
    E-mail: vitec@itprog.gov.vn.
    Website: hhtp://www.vitec.org.vn
    3) Ms. Bùi Thị Xuân, E-mail: buithi_xuan@yahoo.com
    Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin
    Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
    244 Điện Biên Phủ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Điện thoại: 08-9320450/ Fax: 08-9320450
    E-mail: vtnguyen@hochiminhcity.gov.vn
    Website: hhtp://www.hochiminhcity.gov.vn
  9. gianglt

    gianglt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Hãy download phiếu đăng ký tại địa chỉ này
    http://www.dananginfo.com/files/pdk.doc
    Chúc thành công
  10. TieuNgao

    TieuNgao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    To gianglt : Có CNTT, vậy có thể có chương trình sát hạch về ngành ĐIện tử Viễn thông phải không anh gianglt ?

Chia sẻ trang này