1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chương trình từ thiện Box Du lịch "Sưởi ấm mùa đông": Do các nhóm Box Du lịch phối hợp thực hiện

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi LastWalkman, 29/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heo-map

    heo-map Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    1
    Chiều thứ 6 tuần này, BTC cần các tình nguyện viên giúp soạn, phân loại quần áo và đồ tài trợ tại 58 Triệu Việt Vương, các nhà/ nhóm thông báo các bạn đến giúp nhé.
    Tks
  2. toiyeu.vietnam

    toiyeu.vietnam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    2
    @LastWalkman nếu cần vận chuyển bằng xe máy thì alo mình !

    @heo-map 10/12 nhà Tự Do đi Mộc Châu nên chưa qua phận loại cùng được, ngày mai nhà sẽ sang phân loai đồ và đóng gói, các nhóm/nhà cần sự hỗ trợ nhân lực vận chuyển hay đi nhận đồ quyên góp liên hệ mình nhé !
  3. s123456

    s123456 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Cuối tuần này nhà Nesat đi Mẫu Sơn mất rồi
  4. sweetiury

    sweetiury Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2008
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mình xin được ủng hộ 300k, đã chuyển vào tk VCB của bạn Hảo.

    Cảm ơn các bạn vì chương trình ý nghĩa này @}
  5. heo-map

    heo-map Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    1
    Ước mơ trong bão
    Truyện ngắn của Chu Thanh Hương về trường vùng cao.
    Giải nhì cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi, chủ đề Ước mơ xanh.

    Cô giáo Hoa vươn vai nghe khắp người nhức mỏi, xương cốt cứ kêu răng rắc. Mới ngoài ba mươi nên cô còn trẻ trung khỏe mạnh, chỉ tại hôm qua mải dọn dẹp, gân cốt vận động quá độ nên giờ mới đau mỏi thế này. Song thay vì ngồi than thở, cô nhanh nhẹn đứng dậy mở toang mọi cánh cửa của gian phòng để ngắm nhìn nơi ở mới.

    Phòng của cô là một gian nhà nhỏ được xây bằng tường gạch mộc. Đơn sơ giản dị, nhưng giữa khung cảnh bốn bề là đồi núi, rừng cây và nhà sàn của đồng bào dân tộc nó vẫn trở nên nổi bật. Căn phòng nằm dưới chân đồi, nhìn chênh chếch lên ngôi trường mà từ giờ cô sẽ gắn bó. Gọi là trường nhưng thực chất đó chỉ là dãy bốn phòng học nằm liền nhau được dựng bằng tường mộc và mái ngói.

    Tại khu vực vùng cao, vùng sâu này, khi mà đời sống của đồng bào dân tộc còn rất khó khăn thì chuyện dành thời gian cho con cái học hành là dường như không tưởng. Dù hầu hết các học sinh đều được tài trợ sách vở và miễn mọi khoản tiền học phí, đóng góp, nhưng địa thế vùng sâu vùng xa khó đi, nhiều lúc các em không thể trèo đèo lội suối vượt mấy cây số đường rừng để đến lớp. Ngôi trường được mở ngay tại bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các em đến trường. Vậy mà cũng chỉ có hơn bốn mươi học sinh chia vào bốn lớp học ghép từ lớp một đến lớp bảy.

    Cô giáo Hoa từng dạy ở trường huyện. Ở đó, sáng sáng cứ bảy giờ là trống trường đánh tùng tùng, các em học sinh ngồi tăm tắp trong lớp chờ thầy cô. Còn ở đây thì khác hẳn, cùng bắt đầu học từ bảy giờ sáng, nhưng các em đến rải rác mà không bao giờ bị trách phạt. Bởi trước khi đến trường, các em còn phải giúp mẹ gánh nước, giúp bố nhặt củi, hoặc cây cầu độc mộc vắt qua suối, qua sông bỗng dưng bị nước cuốn đi…

    Còn rất nhiều điều khác biệt giữa ngôi trường phố huyện và bốn phòng học xếp san sát nhau trên đỉnh đồi kia. Nhưng học trò thì ở đâu cũng là học trò. Chỉ cần ngồi vào lớp học thì các em đều ý thức học tập và nghịch ngợm “nhất quỷ nhì ma” như nhau. Thậm chí, tại phố thị, các em học sinh thường bị phụ huynh đốc thúc học hành, nài ép đến trường. Còn ở vùng sâu vùng xa này, cuộc sống đơn thuần dựa vào lao động chân tay nên nhiều cha mẹ muốn con mình ở nhà để thêm người lao động. Họ quan niệm rằng học thêm cái chữ rồi lại cắm đầu vào nương rẫy thì có giải quyết được gì đâu. Để các em nhỏ được đến trường, các cấp chính quyền và thầy cô đã phải nỗ lực giải thích, vận động đồng bào hiểu được sự quan trọng của việc xóa mù chữ, tiếp thu kiến thức. Vì vậy, khi đến trường, các em đều tự nguyện và phải cố gắng nhiều. Thế nên có quan trọng gì chuyện đến sớm hay muộn, miễn sao mỗi lần đến trường, các em có thể tích lũy thêm cho mình chút kiến thức, hiểu biết thêm về cuộc sống là quá đủ rồi.

    Đó là những điều mà cô Hoa học được khi rời trường huyện về dạy tại một ngôi trường vùng sâu vùng xa. Lúc đầu cô khá lúng túng khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn về điều kiện sinh hoạt lẫn ứng xử với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng sau một thời gian sinh sống gần gũi với đồng bào, nhận ra được những điều tốt đẹp của bà con thì càng ngày cô càng gắn bó và yêu quý những ngôi trường vùng cao.

    Lần này, cô giáo dạy tại bản Năng đã đến tuổi về hưu nên cô Hoa được phân công thay thế. Thầy cô giáo ở vùng sâu vùng xa cũng khác mọi người. Nếu tại các huyện thị, thầy cô chỉ cần dạy tốt một môn hay một cấp lớp là đủ, thì các thầy cô vùng cao thường phải phải nắm được nhiều chương trình và bộ môn học để đảm đương các lớp học ghép. Ở bản Năng này cũng vậy, 43 em học sinh mà chia thành bảy lớp, có lớp chỉ dạy từ ba đến bốn em. Thành ra cô giáo trước nghỉ hưu rồi thì rất cần một giáo viên giàu kinh nghiệm thay thế. Cô giáo Hoa là một người như vậy.

    Đã quen thuộc với những ngôi trường trên đồi, những căn phòng ở đơn sơ cũng như các em học sinh người dân tộc, nên cô Hoa cảm thấy việc đến đây dạy học không có gì khó khăn gian khổ. Có chăng chỉ là đường sá xa xôi nên đến thứ bảy, chủ nhật cô mới được quay lại xã để chăm chút cho gia đình nhỏ bé của mình. Được cái chồng cô cùng làm nghề gõ đầu trẻ rất cảm thông với vợ. Hai đứa con một gái một trai cũng đã đi học cấp hai và đều ngoan ngoãn, biết đỡ đần cha mẹ nên cô yên tâm được phần nào.

    Ngày mai khai giảng, cô Hoa lên xem lại trường một vòng nữa cho yên tâm.

    Trước đó, ngôi trường đã được học sinh tổng vệ sinh kỹ càng, nhưng cô vẫn muốn xem lại một lần nữa. Đang đi, bỗng cô nghe như có tiếng gì văng vẳng. Ngôi trường này được xây trên đỉnh một quả đồi vì ở đây hiếm nơi có địa thế rộng rãi lại tương đối bằng phẳng. Ngay sau trường là những vạt cỏ xanh thăm thẳm kèm cả những bụi hoa sim, hoa mua, có lẽ một số em nhỏ quanh đây đã đến để chăn trâu, vui đùa. Tiến gần hơn về phía sau trường, cô giáo Hoa thấy đó là một cậu bé chừng mười một, mười hai tuổi đang vừa hái sim một mình, vừa nghêu ngao đọc bài thơ quen thuộc:

    Tre xanh xanh tự bao giờ
    Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
    Thân gày guộc, lá mong manh
    Mà sao nên lũy nên thành tre ơi…

    Cậu bé ngân nga bài thơ, giọng đọc trong veo có vẻ rất vui thích khiến cô giáo Hoa cũng thấy vui theo. Chợt cậu bé ngước lên và nhận ra có người lạ, cô bèn mỉm cười thân thiện:

    - Chào em, em là học sinh của trường à? Cô là cô giáo mới chuyển đến, còn em tên gì? Nhà có ở gần đây không?

    - Ai thèm là học sinh? Ai thèm đến trường? Cô giáo này xấu hổ quá, lêu lêu lêu!

    Cậu ta cười phá lên hỗn hào rồi chạy biến trong sự kinh ngạc, ngỡ ngàng của cô.

    Buổi khai giảng diễn ra thuận lợi, sau khi cô Chung, người tiền nhiệm giới thiệu cô giáo mới và nói lời chia tay với các em học sinh, cô Hoa đã làm quen với học trò trong không khí vui vẻ. Ngoài liên đội trưởng Cắm Linh, liên đội phó Vừ A Lìn (ở đây ít học sinh nên liên đội trưởng, liên đội phó tương đương với lớp trưởng, lớp phó của cả trường), đều nhanh nhẹn, học giỏi, trách nhiệm. Các em khác cũng tỏ ra ngoan ngoãn, thật thà và không hề thấy cậu bé học đọc thơ hỗn hào hôm trước. Khi lễ khai giảng kết thúc, cô Hoa đem thắc mắc này ra hỏi, cô Chung ngẫm nghĩ một lát rồi à lên:

    - Đấy hẳn là A Lim rồi, chị quên chưa nói với em rằng A Lim là trường hợp hơi đặc biệt.

    - Sao hả chị?

    - Trước đây A Lim là học sinh của trường, rất thông minh và ham học. Nhà cậu bé ở bên kia đồi, gần trường nhất nên cũng dễ dàng đi lại - Cô giáo Chung chỉ về xa xa phía ngọn đồi đối diện - Nhưng một năm trước đây, khi trường ta được các cấp chính quyền quan tâm cho phá dãy lớp học cũ bằng tranh tre nứa lá để xây mới bằng tường gạch lợp ngói thì đột nhiên A Lim bỏ học. Dù chị đã thuyết phục nhưng A Lim một mực nói ghét trường mới nên không muốn đi, chẳng những thế còn hay chế giễu các bạn và quấy phá lớp học.

    - Phải chăng gia đình không muốn A Lim đi học?

    - Nhà A Lim khó khăn, song nhà trường và chính quyền đã thuyết phục được bố mẹ cậu bé cho con đến trường. Đồng bào ở đây không bao giờ thất hứa, chính bố mẹ A Lim cũng giúp chị tìm hiểu và thuyết phục A Lim trở lại trường. Song cậu bé bướng bỉnh không nghe nên đã bị bố mẹ cho mấy trận đòn ra trò.

    Trước khi rời đi, cô giáo Chung còn nói thêm:

    - Cuối năm ở đây hay có bão khiến trường cũ hư hại nhiều, trường mới khang trang sẽ vững chắc hơn, chị đã cố giải thích song A Lim vẫn không chịu hiểu. Dù vậy, chị không tin là em ấy hư.

    Câu chuyện của cô Chung khiến cô Hoa suy ngẫm. Cô lật lại sổ điểm cũng như nhật ký giảng dạy của cô Chung và thấy suốt thời gian từ lớp một đến lớp năm, quả thực A Lim học rất tốt. Cô băn khoăn mãi không hiểu điều gì đã khiến cậu bé thay đổi?

    Đúng như cô giáo Chung đã nói, các em học sinh tại bản Năng ngoan ngoãn và có ý thức học tập. Điều đó khiến cô Hoa phấn khởi, pha chút tiếc nuối. Vốn dĩ các trường vùng cao chỉ dạy đến hết bậc tiểu học, nhưng cũng có một vài nơi nếu học sinh ham học, thầy cô sẽ cố gắng đứng lớp thêm cả lớp sáu, lớp bảy. Còn lớp tám, lớp chín thì trình độ cao hơn, lại nhiều môn khó nên các cô không thể cáng đáng hết. Để tiếp tục học hết cấp II, các em buộc phải xuống trường xã hoặc huyện cách nhà rất xa, vừa không có chỗ ăn ngủ. Quan trọng hơn cả là tại trường vùng cao chỉ dạy chương trình cơ bản, ra trường huyện các em khó lòng theo kịp các chương trình nâng cao vốn đã quen thuộc với học sinh ở đây. Thế nên từ trước đến nay chưa có em nào bỏ công học hết. Mỗi lần đứng dạy ở lớp sáu - bảy ghép, cô Hoa vừa vui mừng thấy các em miệt mài bên trang vở, vừa tiếc bởi sau đó con đường học tập của các em sẽ phải dừng lại ở đây.

    Đang mải suy nghĩ, bỗng cô và cả lớp nghe có tiếng động bên ngoài cửa sổ. Một em học sinh kêu lên:

    - Lại thằng A Lim đến phá lớp đấy cô ơi!

    Bóng đen ngoài cửa sổ giật mình nhưng ngay sau đó là tiếng kêu lớn:

    - Tấn công!

    Lập tức một trận mưa đất đá ném vào rào rào. Sau đó là tràng cười khoái chí của cậu ta dần mất hút sau những bụi sim. Liên đội trưởng Cắm Linh giận lắm:

    - Thưa cô, lại là thằng A Lim đấy. Từ lúc bỏ học đến giờ nó toàn chọc phá chúng em thôi.

    Cô Hoa đưa tay phủi đống đất đá vung vãi đầy trên một bàn học gần đó, chẳng lẽ A Lim thực sự ghét trường lớp đến thế ư?

    - Được rồi, chúng ta trở lại bài học đã, chiều nay cô sẽ đến nói chuyện với bố mẹ A Lim.

    Hôm ấy, cô Hoa vượt suối sang ngọn đồi bên cạnh, nơi có mái nhà sàn tiêu điều của A Lim. Đến đây, cô mới phần nào hiểu được nguyên nhân A Lim phải nghỉ học. Nhà sàn đã hư hại nhiều, lại không có tài sản gì đáng giá ngoài con trâu dưới gầm và một vài chú gà còi cọc đi lại trong vườn. Mẹ của A Lim đau yếu luôn, hai đứa em một lên ba, một lên bảy còm cõi tự trông nhau, vừa thấy khách là te te chạy đi gọi bố. Nếu A Lim không nghỉ học, chắc ngôi nhà còn bừa bộn, khó khăn hơn nữa. Bố A Lim là người đàn ông mới ngoài ba mươi nhưng khắc khổ vì lam lũ, nghe hết câu chuyện, ông thở dài:

    - Xin lỗi cô giáo nhé, tao đã bảo nó nhiều lần mà nó vẫn không chịu bỏ cái thói xấu. Lần này tao sẽ đánh nó thật đau.

    - Không, xin anh đừng đánh A Lim, tôi chỉ muốn hỏi anh có biết vì sao A Lim lại ghét trường mới như vậy không thôi?

    - Tau không biết lối. Vợ chồng tao nghèo khổ nhưng đã hứa với trưởng bản cho nó đi học thì không nuốt lời đâu. Thế mà cái thằng tự nhiên đổi bụng cư xử bậy. Tao nói sao nó cũng không chịu sửa.

    Sau lần ấy, cô giáo Hoa được biết A Lim bị bố đánh một trận đòn rất đau, đau hơn cả những lần trước đây nó đi phá trường, phá lớp. Thế nhưng hàng ngày nó vẫn mượn cớ chăn trâu để đến trường, hễ khi có dịp là ném đất đá hoặc hát nghêu ngao, trêu chọc, chế giễu những đứa đang đi học. Cô Hoa phiền lòng lắm nhưng mấy lần cô muốn nói chuyện với A Lim nó đều chạy biến. Có lẽ nếu báo với nhà chức trách để xử phạt nó thật nghiêm thì mọi việc sẽ được giải quyết, nhưng cô Hoa không muốn làm như vậy. Cô muốn tin vào lời của cô giáo Chung, rằng A Lim thực sự là một học sinh thông minh, yêu cái chữ.

    Chẳng mấy chốc mà cô Hoa đã đến đây dạy được hơn hai tháng, ngoài chuyện của A Lim, cô còn được cảnh báo về một khó khăn nữa, đó là mùa bão về mỗi dịp cuối năm. Tất nhiên, tại vùng rừng núi hùng vĩ này bão không trực tiếp hoành hành nhưng ảnh hưởng của nó không hề nhỏ. Những đợt gió lốc khủng khiếp, lũ quét, mưa rào, những trận sạt lở đất… là những thiên tai mà đồng bào vùng cao phải đối mặt.

    Được cái vùng này ít xảy ra sạt lở, phòng ở của cô giáo lại nằm dưới chân đồi, được cây cối che chở nên chỉ cần mỗi đợt bão về trữ sẵn thật nhiều đồ ăn, ở yên trong nhà là an toàn. Nhưng còn ngôi trường ngay trên đỉnh đồi, xung quanh trống trải thì thật đáng lo.

    Lúc trước khi chỉ lợp bằng tranh tre nứa lá, chuyện sau một trận bão trường bị thổi bay mất tích là thường. Giờ tuy đã được xây lại kiên cố, nhưng đây là năm đầu tiên ngôi trường mới này đón bão, chưa ai dám khẳng định điều gì. Vì vậy, ngày đầu tiên bão về, cô Hoa lo lắm. Tiếng gió tiếng mưa cứ quất chan chan vào cửa phòng, từng vạt cỏ, cành cây bị thổi rạp xuống tận mặt đất, giập nát như thể bị cả đàn trâu dữ ***g qua. Trước đó, cô và các em học sinh đã xem xét cửa nẻo, buộc chặt mọi thứ có nguy cơ bị thổi bay, cả cột cờ cũng tháo xuống đem vào trong lớp. Nhưng nhìn gió mưa như thế này, lòng cô vẫn như lửa đốt không biết trường có được an toàn không.

    - Mình phải lên xem lại mới được.

    Nghĩ vậy, cô Hoa bèn đội chiếc áo mưa và băng mình trong gió lốc lên trường. Đúng như linh tính của cô, gió giật quá mạnh nên dây buộc cửa chính và hai cửa sổ đã bị đứt, cánh bung ra đập chan chát vào tường. Cô vội giữ cửa và tìm cách buộc lại. Nhưng gió đập mạnh quá, dây thừng lại cất cả trong phòng học đầu tiên, chưa kể mưa gió quất vào làm cô mờ cả mắt.

    Bỗng tay cô Hoa chạm vào ai đó. Cô vội vuốt nước mưa thì nhận ra người kia cũng đang ngỡ ngàng nhìn mình.

    - A Lim, em làm gì ở đây?

    Đúng là A Lim chứ không phải ai khác. Suy nghĩ đầu tiên của cô giáo là có khi chính cậu bé nghịch ngợm thù ghét trường học này đã cố ý tháo các dây buộc cửa. Nhưng định thần lại cô thấy dây thừng, dây chão quấn khắp người cậu bé, con dao nhọn thì giắt sẵn ở cạp quần. Dường như A Lim còn đến trường trước cả cô giáo và đang cố buộc lại các cánh cửa.

    - Cô giáo giữ cửa để tao buộc cho.

    A Lim hét lên trong tiếng gió. Cô Hoa biết lúc này cứu trường là việc quan trọng nhất, vì vậy cô ra sức giữ chặt các cánh cửa để A Lim chằng dây thừng vào những mấu đinh mà học sinh đã đóng từ trước.

    - Thế này không đủ để giữ đâu, tao để sẵn mấy cây to sau đồi rồi, để tao đi lấy về chèn mới được.

    Thì ra trong một bụi sim um tùm phía sau trường, A Lim đã giấu sẵn mấy thân củi to, dài. Cô giáo Hoa phụ cậu bé vác chúng chèn chặt vào các cánh cửa. Lúc này mọi thứ đã hoàn toàn chắc chắn, gió giật mạnh mấy cũng không ảnh hưởng gì đến nữa. Cô Hoa thở phào nhẹ nhõm, nhưng ngay khi cô định quay qua A Lim hỏi chuyện thì cậu bé đã chạy biến tự bao giờ.

    ***



    Cô Hoa không kể cho ai chuyện đã xảy ra vào ngày hôm ấy, ngôi trường mới cũng bình yên trải qua mùa bão đầu tiên. Nhưng những buổi dạy học sau cô để bụng chờ A Lim. Suốt mấy tuần liền A Lim không xuất hiện, phải đến tận khi những đợt gió lạnh đầu tiên báo hiệu mùa đông về, cậu bé mới lại mon men đến trường trêu các bạn. Khi một vài học sinh tỏ ra tức tối, cô chỉ mỉm cười hỏi xem có em nào biết A Lim thường thả trâu ở đâu không. Theo lời chỉ dẫn của đám học sinh, cô Hoa giao bài tập cho các lớp rồi đi xuống dưới chân đồi. Xa xa trong gió lạnh đầu mùa, một cậu bé đi chân trần đang hì hụi vạch ngang vạch dọc gì đó trên bãi cát ven bờ suối nhỏ.

    - Chào em, A Lim!

    Vừa nghe tiếng động, A Lim vội vàng quơ tay xóa tất cả những gì nó đang viết. Nhưng cô giáo Hoa đã kịp nhìn thấy phần còn lại của công thức toán học và cả bài từ ngữ mà cô vừa giảng cho các bạn học sinh lớp sáu.

    - Cô giáo đến đây làm gì, định bắt tao để đánh đòn hả?

    A Lim thụt lùi định chạy. Nhưng nó liếc sang thấy con trâu của nhà mình còn đang mải uống nước nên đành đứng lại trừng mắt hỗn hào. Song cô giáo Hoa không giận, chỉ khẽ bảo:

    - Nếu đã thích trường lớp thế, sao em lại bỏ học?

    A Lim sững sờ nhìn cô, rồi bất giác mặt nó đỏ bừng lên, lúng túng:

    - Ai… ai bảo thế. Tao ghét học, tao ghét trường!

    - Vậy sao hôm nọ khi có bão em lại mạo hiểm đến cứu trường, cứu lớp? Sao mấy đồi bên kia cỏ cây xanh tốt em không thả trâu lại đem tận sang bên này để ngó trộm các lớp học? Sao em lén nghe cô giảng rồi lại ra suối ôn bài?

    - Tao… tao…

    - Cô đã hiểu hết rồi A Lim à. Em rất muốn đi học, nhưng vì thương bố mẹ nên mới cố tình bỏ để đỡ đần gia đình phải không? Vì bố mẹ đã hứa với mọi người rồi nên em phải giả ghét trường, ghét lớp để bố mẹ không mang tiếng thất hứa. Nhưng em vẫn thích học nên hàng ngày nhân lúc chăn trâu em đều đọc lại những bài đã học, rồi tranh thủ đứng bên cửa sổ nghe giảng, khi bị phát hiện thì cố tình làm như thích chọc phá mọi người để có cớ đến đây, phải không?

    A Lim tròn mắt nhìn cô giáo, nó lúng túng quá, làm sao cô giáo Hoa biết được tất cả những điều này, cô giáo có ở trong cái bụng nó đâu?

    - Cô giáo điên rồi, tao không muốn đi học, tao không muốn!

    Nó hét to lên rồi chạy biến đi. Nhưng cô Hoa đã kịp nhìn thấy đôi mắt nó đỏ hoe mọng nước và cô khẽ mỉm cười thật dịu dàng.

    Còn A Lim cứ chạy mãi, chạy mãi, quên cả con trâu đang uống nước, quên cả những nét chữ còn dang dở trên bãi cát.

    Cô giáo thì biết gì chứ?

    Cô giáo thì hiểu gì chứ?

    Nó ghét trường, ghét lớp, ghét việc đi học, ghét cả những đứa được đi học thật mà. Nó còn nhớ như in cái ngày đầu tiên được đặt chân đến trường. Cô giáo Chung cứ như bà tiên, hiền lành, dịu dàng và cái gì cũng biết. Chỉ bằng chiếc bảng đen, viên phấn trắng, cô giáo Chung đã mở ra cho nó một thế giới mà nó chưa biết bao giờ. Thế giới bên ngoài những dãy núi, những ngọn đồi, ngoài cánh rừng và ruộng nương. Thế giới của cuộc sống hiện đại, phát triển, thế giới của những chân trời tri thức. Nó đã yêu thích thế giới ấy biết bao, yêu trường lớp, sách vở biết bao. Thậm chí nó còn khao khát vô cùng sau này cũng được trở thành người như cô giáo Chung, đem cái chữ và chân trời rộng lớn ấy truyền lại cho những đứa trẻ trong bản.

    Nhưng chính vì được học, được hiểu biết nên nó nhận ra rằng mẹ nó ngày càng đau yếu nặng hơn, bố nó ngày càng phải thức sớm để lên nương và về nhà muộn hơn. Nó cũng nhận ra các em mình còn ít tuổi mà phải tự lân la chơi với nhau, con trâu nhà mình già yếu hơn, đàn gà ít ỏi cũng ngày một gầy còm, xơ xác.

    Nếu là trước đây, chắc A Lim không nhìn thấy nhiều như thế, nhưng qua những bài học nó đã được biết thế nào là hiếu thảo, là biết nghĩ đến người khác. Nó yêu thích thế giới mới mẻ của những trang sách, nhưng nó nhận ra trong thế giới thực tại gia đình đang cần mình hơn nhiều. Nó đã quyết định rằng sẽ không đi học nữa. Nó sẽ âm thầm chôn sâu giấc mơ trở thành thầy giáo của bản làng vào lòng. Nó chỉ giả vờ ghét ngôi trường được xây lại bằng tường gạch, mái ngói để bố mẹ nó khỏi bị mọi người trách mà thôi.

    Nhưng nó vẫn chỉ là một đứa trẻ và không thể nào kìm được niềm ham thích đến trường, không kìm được việc đố kỵ với những người bạn được đi học. Nó cũng không kìm được lo lắng khi cơn bão đầu tiên đổ bộ về. Nó biết các dây chằng dây buộc sẽ không đủ để giữ cửa nẻo nên đã âm thầm chuẩn bị sẵn củi để chèn cửa cho chặt.

    Đến khi A Lim nhận ra chẳng biết từ bao giờ mình đã úp mặt vào vạt cỏ khóc tức tưởi, thì cũng là lúc hoàng hôn sắp tắt. Nó vội vàng đi kiếm con trâu và trở về nhà, nhưng bên bờ suối chẳng còn lại ai, chỉ còn dòng chữ ngay ngắn, tròn trịa:

    Cô và các bạn đã dắt trâu về cho em rồi, nhanh về nhà A Lim nhé.

    A Lim vội ba chân bốn cẳng chạy về, nó giật thót mình khi thấy cô giáo Hoa đang ngồi bên bếp lửa. Con trâu đã nằm trong chuồng, hai đứa em nó cũng đang nằm ngủ thiêm thiếp, và bố mẹ thì đang khóc. Chết rồi, hay cô giáo lại mách tội gì nó chăng? Nhưng không, vừa thấy nó, cô giáo Hoa đã vẫy gọi:

    - A Lim, mau lại đây nào, cô và bố mẹ em đang nói chuyện về em đó.

    Nó sợ hãi nhưng không thể không lên nhà. Nó vừa ngồi lại bên bếp lửa, cô giáo Hoa đã cầm tay nó:

    - Cô đã nói mọi chuyện với bố mẹ em và các bạn rồi. A Lim ngoan lắm, mọi người đều đồng ý rằng em rất xứng đáng đến trường. Em hãy đi học lại nhé!

    A Lim liếc nhanh qua bố mẹ rồi rụt tay lại ngay:

    - Không được đâu…

    - Em đừng lo, cô đã bàn với bố mẹ em rồi, vạt cỏ sau trường ngày càng xanh tốt hơn, em có thể buộc trâu ở gốc cây, đến giờ chơi thì ra trông. Em trai em cũng đã tới tuổi đến trường. Ngoài ra, chúng ta sẽ nhờ bà con trong bản đóng giúp giường có thành chắn kê ở góc lớp để em và các bạn khác có thể trông em nhỏ ở ngay tại trường. Như vậy không chỉ A Lim mà các em khác đều có thể vừa học, vừa giúp bố mẹ một phần công việc gia đình, em đồng ý không?

    A Lim chưa kịp nói gì thì bố mẹ đã đặt tay lên vai nó, mắt đỏ hoe vì xúc động:

    - Cô giáo nói đúng đấy, mày đã có lòng yêu cái chữ thì cứ theo đến cùng, bố mẹ hiểu cái bụng mày rồi, ta sẽ cùng nhau cố gắng, A Lim à.

    ***

    Mười một năm sau.

    Mùa bão lại về. Ngôi trường trong bản nhỏ vẫn đứng vững vàng giữa mênh mông rừng núi, nhưng mỗi khi gió mưa thét gào dữ dội, cô giáo Hoa vẫn không bỏ được thói quen trùm vội tấm áo mưa đi xem xét một vòng quanh trường. Năm nay gió quất mạnh hơn bình thường, một thân củi dùng để chèn cửa yếu quá bị gãy khiến hai cánh cửa sổ bị thổi bật ra va đập liên tục vào tường. Cô Hoa vội vàng chạy lại giữ cửa. Nhưng gió quật mạnh quá khiến đôi tay cô mỏi nhừ mà vẫn chưa buộc lại được, dường như cô đã không còn được mạnh khỏe như ngày xưa.

    - Để em buộc cho cô ơi!

    Một cánh tay vững chắc nắm lấy cánh cửa và cô Hoa ngạc nhiên khi nhận ra người đang giúp mình.

    - A Lim, có phải em không?

    Chàng thanh niên đứng trước mặt cô Hoa trông thật rắn rỏi, trưởng thành nhưng đúng là cậu học trò A Lim mà cô từng biết. Nước mưa quất vào khiến A Lim ướt đầm, nhưng trên khuôn mặt anh là nụ cười rạng rỡ.

    - Vâng, em về rồi. Từ giờ em sẽ cùng cô giữ trường, giữ lớp. Chúng ta cùng vượt qua mùa bão, cô nhé!

    Ngày ấy, sau khi được cô giáo Hoa thuyết phục và gia đình ủng hộ, A Lim đã quay lại trường học. Bằng tình yêu với cái chữ, sự thông minh và cần cù, A Lim đã học hết kiến thức của cô giáo Hoa với thành tích xuất sắc. Rồi nhờ chính sách ưu đãi với các em học sinh vùng sâu vùng xa, A Lim được tạo điều kiện để vào trường dân tộc nội trú của huyện. Không chỉ được miễn phí hoàn toàn chỗ ăn, chỗ ở, sau khi học hết cấp II, cấp III, A Lim còn được cử đi học tạo nguồn làm thầy giáo. Và giờ, anh đã trở về quê hương để tiếp bước cô giáo Hoa trong sự nghiệp thắp sáng tri thức cho con em trong bản.

    Cô giáo Hoa mỉm cười rạng rỡ. Cô biết không chỉ có A Lim mà còn nhiều em học sinh khác đã, đang và sẽ dần trưởng thành để cùng cô xây dựng, gìn giữ ngôi trường nhỏ trên đồi và thắp sáng những ước mơ trong bão.

    _____________
  6. canh.hoa.re.quat

    canh.hoa.re.quat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2011
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    chiều thứ 6 là từ mấy giờ a. nếu ngoài giờ hành chính (sau 5h) thì e xin 1 chân (hoặc có thể là 2). e là mạng đã tham gia cùng hôm thứ 7 với đội của Chipchina ấy ah :)>-. e k0 đi cùng nhóm Chip lên Điện Biên được nên đang bơ vơ, xin tá túc các nhóm khác ở HN
  7. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    Xác nhận đã nhận được 300k bạn @sweetiury ck. Tks bạn :x
  8. heo-map

    heo-map Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    1
    Từ 2h chiều các bạn nhé. Còn rất nhiều đồ cần chọn lọc và phân loại. Cám ơn các bạn nhiều.
  9. s123456

    s123456 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Sao Last kêu buổi tối hả bác Việt?
  10. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Tòa nhà chỗ anh Việt cho mình mượn để và phân loại đồ hiện tại đang là văn phòng cho thuê, hiện có nhiều đơn vị vẫn làm việc vào ngày thường. Tầng 1 để xe bao gồm cả xe của tòa nhà và Khách sạn Santa nữa, vậy nên ngày thường phải làm vào buổi tối, t7, CN thoải mái hơn, hơn nữa, anh em thường ngày thường giờ hành chính vẫn phải làm việc nên việc thu xếp là khó.

    Tuy nhiên, anh Việt đã có ý như thế nghĩa là anh đã sắp xếp mọi việc, vì vậy chương trình là từ 14h00 thứ 6 nhé.

Chia sẻ trang này