1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chút cảm nghĩ về hình ảnh Đức Mẹ

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 13/11/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: https://www.facebook.com/photo/?fbid=3039840166331535&set=a.1469881026660798

    Tuy tôi không phải tín đồ của Thiên Chúa giáo nhưng nói thật là tôi rất thích các bức ảnh Đức Mẹ, đặc biệt là hai bức tranh này. Nhìn vào những bức tranh này, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng, có cảm giác trọn vẹn. Mỗi bức tranh đều có cái hay của nó. Ở bức tranh bên trái, có thể bạn nghĩ tác giả chỉ đang vẽ Đức Mẹ mà không vẽ Chúa Hài Đồng, nhưng tôi cảm thấy điệu bộ của Đức Mẹ trong bức tranh này cứ như là đang ôm con vậy. Chúa Hài Đồng hiện diện một cách vô hình trong bức tranh này. Đôi mắt Đức Mẹ khép hờ như thể đang nghĩ về con mình trong tâm trí vậy. Đôi khi, mỗi lần thấy tức giận về điều gì đó, tôi lại thử bắt chước động tác ôm con tưởng tượng này của Đức Mẹ, tưởng tượng mình đang chăm sóc một đứa trẻ, điều này khiến cảm xúc yêu thương trội lên, giúp xoa dịu cơn giận dữ lại phần nào. Trong môn sinh học, bạn đã được học về khái niệm “tính trội” và “tính lặn” rồi phải không? Những cái mang tính trội thì sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, còn những cái mang tính lặn thì vẫn tồn tại nhưng không được biểu hiện ra kiểu hình. Khi cuộc sống của ta bị bủa vây bởi những điều tiêu cực, những cảm xúc tiêu cực như sự giận dữ sẽ trội lên dữ dội. Cảm xúc yêu thương của chúng ta khi đó không biến mất mà chỉ bị át đi, bị làm cho lặn đi mà thôi. Nó vẫn ở bên trong bạn. Chỉ cần bạn nhắm mắt lại, tạm thời không nhìn vào thế giới bên ngoài nữa mà nhìn vào bên trong tâm trí, bạn đã tạo điều kiện để cảm xúc yêu thương ấy có thể trội lên. Mặc dù có lẽ không át được cảm giác tiêu cực, nhưng ít nhất, bạn sẽ vẫn thấy tình yêu hiện diện ở đó. Cơn giận dữ chỉ khiến bạn đặt câu hỏi “Làm sao để làm đau người khác?”, còn tình yêu thì khiến bạn đặt câu hỏi “Làm sao để chăm sóc người khác?” Hỏi điều gì, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời thế ấy. Trong cuộc sống, đáng buồn là luôn xuất hiện rất nhiều hoàn cảnh, tình huống tạo thuận lợi cho cảm xúc tiêu cực trội hơn so với cảm xúc tích cực. Nhưng chúng ta không thể hùa theo cảm xúc tiêu cực được. Có một nguyên tắc vật lý về giữ thăng bằng là: Nếu bạn bị một lực kéo về phía tay trái thì bạn phải bám víu vào cái gì đó để trì người về phía tay phải. Nếu bạn phản ứng với một sự kiện tiêu cực bằng cách phát sinh một sự kiện tiêu cực khác thì tức là lúc đó, cuộc sống của bạn không còn thăng bằng nữa, bạn đã bị ngã. Để giữ gìn sự thăng bằng trong tâm lý và trong cuộc sống, kể cả khi cuộc sống khó khăn, bạn hãy bám víu vào điểm tựa tinh thần thích hợp nào đó để tiếp sức cho cảm xúc yêu thương. Cảm xúc yêu thương sẽ mang đến cho chúng ta thái độ xây dựng. Sẽ luôn có những cơ hội cho cả hành động tiêu cực lẫn hành động xây dựng. Thái độ xây dựng sẽ khiến bạn chỉ nắm bắt những cơ hội để làm điều tích cực, từ đó làm môi trường sống dần tốt đẹp hơn. Nếu không giữ được thái độ xây dựng, bạn sẽ có xu hướng nắm bắt cơ hội làm điều tiêu cực, từ đó làm môi trường sống ngày một thêm tồi tệ.

    Khi ngắm bức tranh bên phải, tôi lại cảm thấy Đức Mẹ trông rất giống một người thầy. Các thiên thần ngồi phía dưới chính là phần cảm xúc tích cực, thánh thiện bên trong mỗi con người, ngồi quanh Đức Mẹ giống như những người học trò đang say mê bài giảng của Đức Mẹ. Chúa Hài Đồng hiện diện trong bức tranh này với vai trò trung tâm. Cậu bé ấy ngồi trên đùi Đức Mẹ như một điều gì đó trân quý, được nâng niu, chăm chút. Có thể ví Chúa Hài Đồng ở đây giống như biểu tượng của sự sống, còn Đức Mẹ là nền tảng của sự sống. Màu đỏ của chiếc áo bên trong là biểu tượng của nền tảng đất, màu xanh của tấm áo choàng bên ngoài là biểu tượng của nền tảng trời, màu trắng của tấm khăn trên đầu Đức Mẹ là biểu tượng cho những đám mây, còn màu vàng của chiếc áo Chúa Hài Đồng mặc trông như thể ánh nắng. Người thầy Đức Mẹ đang giảng cho phần cảm xúc tích cực, tốt đẹp bên trong con người bài học về cách chăm sóc, giữ gìn sự sống, để sự sống luôn có thể tươi vui như ánh nắng. Ngoài ra, bức tranh này còn khiến tôi có suy nghĩ rằng nếu cuộc sống của chúng ta có những nền tảng chắc chắn thì việc bảo vệ sự tươi đẹp của thế giới sẽ dễ như trò trẻ con vậy. Nếu lúc này, việc bảo vệ thế giới vẫn còn khó khăn thì ắt hẳn là vì con người chúng ta vẫn chưa xác định được đầy đủ nền tảng cho sự sống rồi. Có lẽ bài học về việc xác định các nền tảng để chăm sóc, nuôi dưỡng sự sống chính là bài học duy nhất mà loài người chúng ta cần học. Nền tảng đất là gì? Nền tảng đất chính là những thứ cụ thể như công cụ lao động, nhà cửa, v.v. Vậy nền tảng trời là gì? Trời chính là không gian. Không gian là yếu tố trừu tượng nhất vũ trụ. Không gian không chỉ có ở trên cao mà không gian tồn tại ngay tại đây, bên cạnh chúng ta, bên trong chúng ta. Bám víu vào những thứ cụ thể như nền tảng đất là điều dễ dàng, nhưng bám víu vào những thứ trừu tượng như nền tảng trời thì quả thật khó khăn. Không gian là phi vật chất, vậy không gian có liên quan đến ý niệm vì ý niệm cũng là phi vật chất. Để bám víu được vào phần trừu tượng, phi vật chất của vũ trụ, có lẽ loài người nên bớt đi thời gian dành cho những yếu tố vật chất và dành nhiều thời gian hơn cho những ý niệm trong tâm trí. Ngoài ra, vì không gian là thanh nhẹ nên có lẽ loài người chúng ta cũng nên thiết lập toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống sao cho trở nên thanh nhẹ hơn, từ quần áo chúng ta mặc cho đến lối sống, loại thực phẩm chúng ta tiếp nhận vào cơ thể. Việc ăn chay chưa biết có phải sẽ mang lại phúc lành, may mắn hay không, nhưng có một điều mà chắc chắn việc ăn chay sẽ mang lại cho bạn. Các chất trong các loại thực phẩm bạn tiếp nhận vào cơ thể sau đó sẽ trở thành chất liệu tạo nên cơ thể bạn. Một chiếc ghế gỗ đương nhiên sẽ nhẹ hơn một chiếc ghế sắt rồi. Các thực phẩm như thịt là chất nặng, còn đồ ăn chay thì là chất nhẹ. Việc làm chất liệu cơ thể trở nên nhẹ hơn có ý nghĩa gì? Bạn có thể thấy cơ thể có hai cơ chế tồn tại song song, đó là cơ chế tự hao mòn và cơ chế tự tái tạo. Sự lão hóa thuộc về cơ chế tự hao mòn. Các vết thương tự lành lại thì thuộc về cơ chế tự tái tạo. Nếu chất liệu tạo nên cơ thể là nặng thì tốc độ hao mòn sẽ nhanh hơn tốc độ tái tạo. Ngược lại, nếu chất liệu tạo nên cơ thể là nhẹ thì tốc độ tái tạo sẽ nhanh hơn tốc độ hao mòn. Do đó, nếu có thể, loài người chúng ta nên dần chuyển sang ăn chay để đảm bảo cơ thể chúng ta có một sức khỏe bền bỉ hơn.
    Lần cập nhật cuối: 13/11/2021

Chia sẻ trang này