1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chút cảm nhận về thư pháp.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi vimouze, 09/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Chút cảm nhận về thư pháp.

    Tôi thích thư pháp từ lâu, nhưng đơn thuần là thích và tôn trọng nó như một môn nghệ thuật. Chỉ có thế, không có cảm nhận gì hơn, những lần đi chợ hoa vào dịp tết tôi xem lướt qua các bức thư pháp và trầm trồ khen đẹp, rồi quay lưng bỏ đi. Thư pháp đối với tôi chỉ gói gọn trong một chữ đẹp. Chấm hết.
    Ba tôi đột ngột qua đời trong một cơn nhồi máu cơ tim gần trước tết âm lịch, cả gia đình bàng hoàng, bạn bè và đồng sự tiếc nuối cho cái chết của ông. Tôi thương ông nhưng giữa tôi và ông vẫn có một khoảng cách, vì tôi vừa thương, vừa kính trọng và cũng vừa sợ ông. Ông thương tôi, nhưng ba tôi chỉ giữ điều đó trong lòng. Năm đó tôi vẫn đi chợ hoa, và vẫn xem thư pháp.
    Tôi vẫn chỉ xem lướt qua, vẫn trầm trồ khen đẹp cho đến khi tôi thấy "nó". Tôi đứng lại, chăm chú đọc từng chữ trên tấm vải, lặng người đi một hồi lâu, hoàn toàn thấu hiểu hết ý nghĩa của bức thư pháp.
    " Khi tôi chết đi, những gì tôi để lại người khác sẽ dùng, tôi chỉ mang đi được những gì tôi đã cho"
    Hơn bao giờ hết ý nghĩa của bức thư pháp thấm vào tôi, nó như lời của ba tôi nói với tôi. Bức thư pháp quá mắc để tôi có thể mua về, nhưng điều đó không quan trọng nữa vì nó đã ở đây, mãi mãi trong ký ức của tôi.
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài viết ngắn nhưng dạt dào cảm xúc, cảm xúc chân thật khiến bài viết có giá trị nhân văn cao, vote cho pác 5 sao bài viết này.
    Mỗi người đến với thư pháp theo cách riêng của mình. Tôi dễ bị rung động trước cái đẹp, dễ bị lôi cuốn theo cái đẹp. Lên chùa thấy các sư viết thư pháp chữ Hán, chữ Quốc ngữ đẹp quá, thế là yêu nó lúc nào không hay. Về nhà tập tành viết viết vẽ vẽ, nhưng tài hèn trí mọn chả nên cơm cháo gì. Thôi đành tự nhủ rằng cuộc chơi nào cũng có quy luật của nó, đâu phải ai cũng theo đến cái đích cuối cùng, tri túc là hơn.
    Giới thiệu mọi người bài viết của sư nữ Quảng Nhật về con đường nào dẫn dắt sư đến với thư pháp. Sư với bút hiệu là Quảng Nhật đã hết mình cống hiến tài năng có được của mình cho con chữ và cô cũng chính là học trò ruột của Họa Sĩ Chính Văn- 1 trong 5 đại thụ Thư Pháp của Việt Nam. Xin giới thiệu bài viết của Cô: VÌ SAO TÔI ĐẾN VỚI NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP
    -----o0o-----​
    Cách đây gần sáu năm, khi đang học đại học tại Phật Học Viện Vạn Hạnh, tôi đã có nhân duyên hội ngộ với những bức thư pháp tiếng việt, được triễn lãm tại trường, hay nhừng bức tranh được trưng bày ở phòng kinh sách. Và ngay cái lần hội ngộ đầu tiên ấy, tôi đã bị những nét chữ ?o rồng bay phượng múa? kia lôi cuốn thật sự. Từ đó mỗi lần có triễn lãm, tôi đều tranh thủ đi học sớm, hoặc giờ ra chơi là tôi bay ngay xuống phòng triễn lãm như bị nam châm hút. Tôi bị cuốn hút bởi hai yếu tố:
    Một là nội dung của những bức tranh, phần lớn đó là những câu kinh, những bài kệ, những bài thơ, những câu ca dao tục ngữ, những câu triết lý, những lời hay ý đẹp? ca ngợi Tam Bảo, ca ngợi đạo lý, ca ngợi tình yêu cha mẹ, tình xóm làng, quê hương đất nước, khơi dậy những đạo dức, những tình cảm mà dường như chúng ta đang dần dần lãng quên trong cuộc sống bề bộn này.
    Hai là cách viết, cách trình bày một bức thư pháp. Vơí tôi, nó không còn là những con chữ vô tri mà đó là những con chữ sống động, có hồn, những con chữ biết nói. Khi say mê nhìn chúng, tâm thức tôi có một sự chuyển biến kỳ lạ, nó thu nhiếp tâm tư tôi một cách cực mạnh. Khi đó, trước mắt tôi chỉ có những dấu chấm như những tảng đá, những quả đồi, ngọn núi đang rơi xuống. Những dấu sắc dấu huyền tựa như những mũi tên đang vun vút bay. Những nét chữ đậm như những bức tường vách núi sừng sững uy nghiêm chắn trước mặt. Những nét chữ nhạt lướt đi nhẹ nhàng tạo ra trước mắt tôi một không gian thời gian mênh mông vô tận, thân tâm tôi tan vào trong đó. Những nét móc, những nét cong như những cơn gió ào ạt thổi, như những đợt sóng nhấp nhô đập mãi vào bờ.v .v ?
    Từ nội dung và cách trình bày tôi cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả gởi vào tác phẩm của mình và tôi hiểu sức tác động của nó vào người đọc, người xem thật lớn, đó là sức mạnh chuyển hoá tâm linh. Cho nên mỗi lần đi xem triễn lãm tôi đều cầm theo giấy bút ghi lại nội dung cũng như bố cục của những bài viết về làm của và thầm ao ước giá như mình có thể viết được như thế. Có những lúc tôi đứng nhìn chúng như kẻ mất hồn. Bạn bè nhìn thấy bảo :?Bộ muốn làm nhà thư pháp hay sao mà nhìn mê hồn vậy? Tôi chỉ cười không trả lời nhưng trong thân tâm một quyết định đang tượng hình.
    Trở thành một nhà thư pháp thì tôi không dám nghĩ tới, nhưng tôi quyết sẽ học và viết được những con chữ này với mục đích của một tu sĩ. Phật dạy: ?oTất cả các pháp đều là Phật pháp? và có vô lượng vô biên pháp môn tu tập đem lại lợi ích an vui cho mình và người. Tôi đã tìm thấy giá trị đó trong môn nghệ thuật này. Đó là tác dụng về mặt nội dung mà bài viết chuyển tải. Đồng thời chỉ có những tâm hồn thanh thản tỉnh lặng, tự tại giữa cuộc đời, yêu thương cuộc đời mới có thể tạo ra được những tác phẩm như thế. Và tác phẩm như thế sẽ tác động tốt đến sự chuyển biến đạo đức, tâm linh nơi người xem. Đỉnh cao của môn nghệ thuật này sẽ cùng giáo lý Phật Giáo gặp nhau ở điểm trở về với chính mình, với con người phiêu diêu tự tại không bị mọi vướng bận của cuộc đời trói buộc. Từ đó phát huy mọi tác dụng giá trị trong việc tu tập cho mình và người.
    Từ khi thấy được những giá trị đó tôi bắt tay ngay vào việc rèn luyện. Hễ nghe ở đâu có thư pháp là tôi đều đi xem, ghi lại bố cục, nhớ hình dáng từng nét chữ rồi về chùa hý hoáy tập viết. Song cũng thật tình cờ, những bức thư pháp tôi thích, những nét chữ tôi say mê tập luyện đến nằm lòng qua những lần đi xem là của nhà thư pháp _ nhà hoạ sĩ Chánh Văn. Dù đã luyện tập nhiều, đã nhớ nằm lòng các nét chữ nhưng tôi hiểu những con chữ của tôi chỉ đơn thuần là những nét vẽ cứng ngắc, vô hồn , bố cụ rời rạc. Tôi thấm thía câu ?o Không thầy đố mày làm nên? và quyết định đi tìm người trong mộng của mình. Có lẽ mục đích, lòng đam mê của tôi đã làm động lòng hoạ sĩ nên không lâu tôi đã gặp người trong một cuộc triễn lãm và nhanh chóng được người thu nhận làm môn đồ.Từ đó, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy, cộng thêm một phần sáng tạo của bản thân, tôi ra sức tập luyện và thật sự có những bước tiến đáng kể. Càng tập luyện tôi càng say mê và cảm nhận được sự chuyển biến rõ rệt của tâm linh. Ngòi bút và những đường nét hiện ra trên giấy đã đưa tâm tôi vào một trạng thái tĩnh lặng, an vui, bỏ xa sự ồn ào náo nhiệt với những lo lắng, buồn phiền, hơn thua, phải trái. Khi tâm linh càng tĩnh lặng thì những nét chữ càng thêm sắc sảo, thêm có hồn.Với sự tương tác này, nếu chúng ta rèn luyện đến một lúc tâm ta và ngọn bút hoà vào một chắc chắn sẽ tạo ra những tác phẩm kiệt xuất, những tác phẩm chuyển tải giá trị nội tâm .
    Cho đến hôm nay tôi đã phần nào thực hiện được mục đích của mình, tôi đã tạo ra những tác phẩm và nhận được sự đón nhận của mọi người. Tuy chưa thật sự hoàn hảo, nhưng tôi tự cho phép mình có chút tự hào và thật sự cảm ơn môn nghệ thuật này. Vì nó đã mở ra cho tôi một lối rẽ mới, một lối rẽ đẹp trên bước đường tu học đem lại lợi ích cho mình và người.
    Qua những nét bút, tôi có cơ hội gởi gắm tâm tư, tình cảm nguyện vọng của mình đến với người xem, mong góp thêm nét đẹp cho cuộc đời. Nhất là muốn khơi gợi lại những giá trị đạo đức, những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, cân bằng lại cuộc sống tinh thần giữa một xã hội đang bị vật chất hoá..Về phương diện Phật giáo đó chính là con đường lợi tha, giáo hoá mọi người. Trong Phật Giáo, hay bất kỳ 1 Tôn Giáo bạn khác cũng như ngoài xã hội người ta thường dùng phương tiện truyền thông để truyền tải giáo lý, đạo lý? với mục đích giáo hoá chuyển đổi con người hướng đến những giá trị đẹp đạt đến chân thiện mỹ. Tức đi bằng con đường nói và nghe, tiếp thu bằng thính giác. Song với môn nghệ thuật này, những bài học giáo lý những bài học đạo đức được thể hiện qua những hình ảnh sống động của nét chữ và mọi người sẽ cảm nhận nó bằng thị giác.
    Hiện nay môn nghệ thuật này ngày càng được nhiều người yêu thích quan tâm. Nên tôi sẽ luôn cố gắng rèn luyện, phát huy triệt để những giá trị của nó, nhằm đạt được mục đích cao nhất của mình, làm tốt đạo đẹp đời, đem đạo vào đời xuyên qua con đường nghệ thuật này. Và cũng xin nói rằng tôi luôn luôn tạc dạ ghi lòng công ơn của người Thầy đã khai điểm cho tôi môn Nghệ Thuật này, hiện giờ Thầy đã là 1 Tu Sĩ và đã quy ẩn nhưng hình bóng và nét bút của Thầy vẫn mãi theo tôi trên con đường này. " Một chữ cũng là Thầy, 1 ngày cũng nên Nghĩa" vậy.
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Các giai đoạn phát triển của nghệ thuật thư pháp Trung Quốc

    Thư pháp cũng giống như hôị hoạ của Trung Quốc, đều là bộ phận quan trọng nhất của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Có thể phân ra làm 3 thời kỳ phát triển của thư pháp. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ Tiên Tần (trước năm 221 trước công nguyên), đây là sơ kỳ của nghệ thuật thư pháp. Giai đoạn thứ hai từ năm 206 trước công nguyên đến năm 907 sau công nguyên, từ nhà Tây Hán đến cuối nhà Đường, đây là thời kỳ chín muồi của thư pháp. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ thời kỳ Ngũ Đại đến cuối nhà Thanh (năm 907-1911), đây là giai đoạn phát triển có tính độc đáo.
    Đời Thương (từ năm 1600 - đến năm 1100 trước công nguyên), sự xuất hiện Giáp Cốt Văn được coi là sự kiện quan trọng trong lịch sử văn tự Trung Quốc, được coi như là văn tự sớm nhất đồng thời là tác phẩm sớm nhất của nghệ thuật thư pháp. Văn tự của Chuông đỉnh văn tương tự như Giáp Cốt Văn nhưng là bước phát triển tiến bộ, nó được xuất hiện trên đỉnh của các đồ đồng cuối đời nhà Thương. Chuông đỉnh văn còn được gọi là Kim Văn. Theo thống kê thời Tây Chu, kim văn đã có hơn 4000 chữ. Vào đầu nhà Chu còn xuất hiện một loại chữ dùng sơn để viết lên các mảnh trúc, gọi là văn tự thằn lằn. Đại Triện là loại văn tự mới xuất hiện sau thời kỳ phát triển của Chuông đỉnh văn. Thạch cổ văn là tác phẩm đại biểu cho loại chữ này.
    Đến đời Tần (211-206 TCN), Lý Tư đã cho tổng hợp lại văn tự trong toàn quốc, một loại chữ mới ra đời, gọi là Tiểu Triện. Ngoài Tiểu Triển, lúc này còn một thể chữ nữa do một người tên là Trình Diểu sáng tác ra, gọi là Lệ Thư. Từ Tây Hán đến cuối đời Đường, trải qua hơn 1000 năm, trong giai đoạn này thư pháp và hội hoạ là một, đều được thừa nhận như một môn nghệ thuật với giá trị ngang nhau. Đời Hán, trong thư pháp lưu hành hai thể loại: đó là chữ Triện và chữ Lệ. Suốt đời Hán, Lệ thư chiếm vị trí thống trị, chỉ có các quan lại mới sự dụng. Chữ Lệ tuy xuất hiện ở thời nhà Tần, nhưng chỉ đến đời Hán (206TCN- 220 SCN) mới thực sự phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ Đông Hán (25-220 SCN) đã xuất hiện chữ Bát Phân, với đặc điểm là hình dáng của chữ giống hình chữ bát nên được gọi là Bát Phân Thư. Thời kỳ này nhà thư pháp nổi tiếng của thể loại Bát Phân Thư, đó là Thái Ung, với tác phẩm tiêu biểu Hỉ Bình Thạch Kinh.

    Thời Tấn (265-420 SCN) trên thư đàn đã có nhiều biến đổi lớn, chữ Chân chiếm vị trí chủ yếu, thể chữ Thảo, Hành là phụ ngoài ra thư pháp thời kỳ này chú trọng về phương diện thưởng thức nghệ thuật. Chữ Chân xuất hiện vào cuối đời Hán, Nguỵ, Tấn. Đó là loại chữ được phát triển trên cơ sở của chữ Bát Phân và Lệ thư . Người sáng tạo là Chung Ưu. Sau đời Tấn, chữ Chân trỏ thành thể chữ mà giới quan lại và dân thường đều sử dụng. Nhà thư pháp nổi tiếng của thể loại này là : Vương Hy Chi với tác phẩm Hoàng Đình Kinh, Lạc Y luận. Người đời tôn vinh ông là Thánh thư. Con trai của ông là Vương Hiến Chi cũng kế nghiệp cha, phát triển phong cách của mìnhh, và cũng trở thành một nhà thư pháp nổi tiếng, ông được gọi là Nhị vươubiểu Hành thư là một hình thức biến hoá của Lệ thư, người sáng tạo là Lưu Đức Thăng. Thể Hành thư xuất hiện sớm nhất là Hành Dã, sau đó mới phát triển thành thể chữ độc lập.
    Thảo thư thì phân thành Chương Thảo và Kim Thảo. Chương Thảo do Sử Du sáng tạo ra vào thời Hán Nguyên Đế (năm 48 TCN năm 33 TCN). Tác phẩm của ông có tên Cấp Tựu Chương, được coi như là tác phẩm thư pháp sớm nhất sử dụng lối Chương Thảo. Sau này Trương Chi đã phát triển Thảo thư thành một loại mới: Kim Thảo. Ông được mọi người gọi là Thánh Thảo. Nhà đại thư pháp Vương Hy Chi đã từng nhận xét , trình độ Thảo thư của ông cũng chỉ bằng Trương Chi mà thôi . Do vậy có thể thấy từ nhà Hán đến nhà Tấn, trên lĩnh vực Thảo thư, Trương Chi có một vị trí rất cao, tên tuổi của ông đã gắn liền vơí sự hoàn mỹ của nghệ thuật Thảo Thư. Đời Tuỳ, Tôn Qua Đình, Trưng Nhu, Hoài Tố đều là những Thảo thư m 48 TCN?" Nghệ thuật thư pháp đời Đường có thể nói đã đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà thư pháp nổi tiếng như: Âu Dương Tu, Liễu Công Quyền, Nhạn Trân Khanh, Ngu Thế Nam. Cho đến nay, những tác phẩm truyền thế của họ vẫn được coi là tác phẩm mẫu mực cho những người học thư pháp
    Sau đời Đường, trong giới thư pháp những ai muốn nổi danh đều bắt buộc phải phát triển phong cách riêng của bản thân, vì vậy phong cách thư pháp sau đời Đường là giai đoạn phát triển của các phong cách cá nhân. Đời Tống ( 960-1279) xuất hiện những thư pháp gia nổi tiếng, đó là: Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên, Mễ Nguyên Chương. Đời Nguyên, thì có Triệu Tử Ngang. Ông đã tạo ra một phong cách mới trong nghệ thuật Chân thư. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế. Nhà Minh ( 1368-1644), Thanh (1644-1911), cũng có nhiều nhà thư pháp nổi tiếng như Đổng Kỳ Xương, Văn Chính Minh, Bát Đại Sơn Nhân, Kim Nông, Hà Thiệu Cơ, Trịnh Bản Kiều, Khang Hữu Vi...
    Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập nổi lên có các nhà thư pháp tài ba như Quách Mạt Nhược, Triệu Phác Sơ, Trần Thức Lượng, Thẩm Bằng, Tào Dung...
    (Lưu Thuỷ - Theo báo Trung Quốc)

Chia sẻ trang này