1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chút... tản mạn...

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 19/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Đã thế thì đừng về nhà quá sớm để hoà mình vào thế giới thực, đừng lên mạng quá nhiều để khỏi đắm chìm trong thế giới ảo. Sao bạn không đi tìm và tự xây dựng cho mình một gia đình với những đưa bé nhỉ.
  2. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Nghĩa địa
    Cách đường quốc lộ chỉ khoảng một cây số nhưng nghĩa địa, có lẽ luôn là nơi mơ hồ, bí ẩn và đáng sợ. Ngày còn bé, những lần phải ngang qua nơi ấy, dù là ban ngày, nó luôn ù chạy và ngoái đầu nhìn lại để xem... có ai đuổi theo mình. Ngày ấy, đất rộng người thưa, nơi người sống còn vắng vẻ huống gì là nơi người chết. Vì vậy nghĩa địa luôn là nơi hoang vắng và đầy âm khí.
    Vào đại học, nó quen với một người bạn - cái lý do để quen với bạn cũng thật buồn cười, chỉ vì tuổi thơ bạn gắn liền với... khu nghĩa địa trước nhà. Mỗi đêm, bạn thường hướng ra khu nghĩa địa, nơi có những ngọn đèn chập chờn le lói ánh sáng để cầu nguyện. Nơi ấy là thế giới thinh lặng của bạn, để đêm đêm bạn tĩnh tâm tìm sự bình yên cho chính mình.
    Có lần Ngoại nói, người sống mới đáng sợ vì ai cũng mang đầy tham vọng, ghanh ghét lẫn nhau, còn khi chết đi - là lúc con người ta yên nghỉ, đêm ngắm trăng sao, ngày nghe lá hát. Dù cho có người khi sống tâm địa tàn ác thì khi chết đi, là khi người ta đã hoàn thành sứ mạng một kiếp người, họ sẽ trở về với chính bản chất lương thiện của con người.
    Ngày đứa bạn thân bị tai nạn mất đi, cả mấy tháng trời chiều nào nó cũng xuống thắp nhang và trò chuyện để bạn không lạnh lẽo và cô độc. Nó đã lang thang khắp khu nghĩa địa, đọc từng chữ trên những tấm bia, quan sát từng ngôi mộ. Có những ngôi mộ được xây rất cầu kỳ, phần nào phản ảnh cuộc sống giàu sang của những người thân còn sống. Có những ngôi mộ như được đắp vội vàng, không người chăm sóc. Có những đôi vợ chồng khi chết vẫn còn duyên nợ không thể xa nhau. Có những người chết còn rất trẻ, trẻ như chính đứa bạn của nó - luôn trẻ mãi ở tuổi 16...
    Từ ngày ấy, các khu nghĩa địa có sức hút lạ kỳ đối với nó. Đôi lúc nó tự hỏi, có thực là có thế giới bên kia? Thế giới bên kia phải chăng cũng là bức tranh của thế giới hiện tại? Cũng có người giàu người nghèo, cũng có người cô độc người hạnh phúc? Nó không biết nữa, chỉ biết mỗi lần có dịp về nhà - nó lại xuống nghĩa địa thăm đứa bạn, lại thấy nơi này bình yên đến lạ, tâm tĩnh lặng, lòng nhẹ tênh!
    Có lẽ khi người ta đồng cảm cao độ thì giữa sống và chết không có biên giới, giữa thế giới này với thế giới khác không có rào chắn vây bọc, dù xa xôi cách trở, người ta tìm đến nhau chỉ trong gang tấc mà thôi...
  3. RongThep_

    RongThep_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    he he ...lão này nói chí phải ....
  4. nguoiMoDuc

    nguoiMoDuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Về quê k? thằng bạn vừa thi học kì xong, rủ rê về quê. "Về quê". hình như đã mấy năm rồi chưa được về quê dịp hè. Năm nhất học quân sự, năm 2 ở lại làm thêm, năm 3 thực tập và năm 4... đi làm. Năm nay là năm thứ 5 rồi.....
    Cũng lâu lắm rồi mới được nhắc đến từ về quê mỗi khi tết đến. Một năm một lần về quê, như thế cũng quá đủ để gặp đám bạn ăn chơi, quậy phá ở nhà. Ba mẹ bảo một năm về có một lần mà chẳng mấy khi thấy ở nhà. Ừ, thì cũng ở nhà đấy chứ nhưng mà ở nhà người ta. nhà mấy đứa bạn thuở thiếu thời..........Lạ thật.
    Lạ quá. Sống ở quê gần 20 năm, đi xa, một năm về một lần nhưng cảm giác nhớ quê không nhiều lắm. Tết, về nhà 10 ngày bỗng thấy nhớ SG kinh khủng. Một nỗi nhớ chung chung khó tả, một nỗi nhớ không cố định vào một con đường, một wán cà phê, một quán cóc ven đường..., nhớ tất cả, nhớ nơi hai đứa ngồi với nhau.......
    Lúc còn nhỏ, hay theo mấy anh lớn hơn đi .... rình những cặp tình nhân tâm sự!!!!!! Lúc đó quê còn nghèo, chưa sung túc như bây giờ. Cứ thấy hai người nào dắt nhau đi ra rẫy mì, rẫy mía là bám theo. Lăn, lê, bò, trườn, kiểu nào cũng được thực hiện miễn là k cho hai người ấy biết. Mang tiếng là đi rình nhưng có thấy đượchì đâu, chổ ngon lành đã bị mấy anh lớn hơn chiếm mất. Mình và đám nhóc bằng vai fải lứa chỉ được đứng fía sau. Thế nhưng vẫn lẽo đẻo theo sau........ Lạ Thật. bây giờ tụi nhỏ không có cơ hội đẻ rình như tụi nó hồi xưa. Đơn giản vì không còn những rẫy nì xanh um, những rẫy mía bạt ngàn như trước nữa, nhà cửa mọc lên san sát. Và cũng bởi thanh niên bây giờ kéo vào SG hết rồi, có còn ai ở quê nữa đâu...........Lạ thật.
    Đôi lúc ngồi một mình, nghĩ lại những chuyện ở quê, những kỉ niệm trẻ con ấy làm lòng mình thấy nhẹ nhõm và thanh thản. Tết về, được hít thở không khí trong lành, được đi lòng vòng khắp xóm, đi đến những nơi lúc nhỏ hay lui tới....thích thật.
    SG xô bồ, đông đúc, bon chen. Công việc lúc nào cũng làm đầu óc căng thẳng. Ấy vậy mà vẫn cứ nhơ SG. Một nỗi nhớ khôn tả mỗi lúc tạm xa
  5. XacUopVietNam

    XacUopVietNam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    3.501
    Đã được thích:
    0
    Chời đất thằng nhỏ,sao nhỏ lại đụng chạm vào nỗi đau cất giữ bấy lâu của TAST hả
  6. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng nghe rất nhiều người nói như NguoiMoDuc là về quê thì ăn tết thì nhớ Sài Gòn. Đặc biệt qua tết cỡ mùng 1,2 thì cảm thấy rất buồn vì thời gian qua rất nhanh chưa chơi bao nhiêu lại phải rời xa quê,có đứa bạn về quê thả hồn theo kỉ niện xưa bằng cách đạp xe đạp đến trường như thời còn học sinh, rồi bây giờ quê hương thay đổi nhiều quá những điều ấy chỉ còn trong kí ức,ngôi trường tiểu học nơi đã gắn bó tuổi thơ mình ở đó,nghe nói bây giờ bị phá bỏ để làm khu giải trí cho bọn nhỏ...
  7. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Tháng 7 - mùa thi đại học!
    Gần 10 năm trước, một con nhóc từ miền Trung xa xôi cũng khăn gói vào Sài Gòn đi thi - hồi hộp, căng thẳng và âu lo... Lạy trời! Nhóc con đấy rồi cũng đậu ít nhất được một trường, dẫu không đúng mong ước - nhưng vẫn có thể... chảnh một chút với bạn bè
    Ngoảnh đi ngoảnh lại, vậy mà đã gần 10 năm. Cứ đến mùa thi, lại thương đám học trò quê như nó ngày ấy - lại thầm mong chúng có một chút may mắn như mình, để có thể thở phào, cười thật tươi sau khi bước ra phòng thi.
    Cố lên đàn em ạ!
  8. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Chiều hôm qua lang thang trên đường, bỗng thấy một cô bé đi xe 76..... Cô bé khá xinh, da trắng, tóc ngang bờ vai, khuôn mặt trái xoan thanh tú với sóng mũi cao và đôi môi rất hồng( đoạn này là lão đoán thế chứ cô bé ấy mang ...khẩu trang, hehe). Tự nhiên, trong lòng Curio dấy lên một ham muốn không thể cưỡng lại được, đó là muốn ....làm quen với cô bé. Nếu mình làm quen thì sẽ bắt đầu sao ta : -Chào em, em là người QN phải không? Anh cũng là người QN nè! -Không được! Nhưng mà mình đi xe 51 cô ấy đâu có tin!!!. Mình sẽ nói gịong Quảng Ngãi vậy! Hay lắm!!! Hồi sinh viên mình đã từng viết một truyện ngắn có tên là Đồng Hương, trong đó anh chàng tên Đồng gặp cô gái tên Hương và họ nhận đồng hương nhờ giọng nói của nhau ...Nhưng cũng thời sinh viên, mình có một cô bạn rất thân, cô ấy dặn mình là : Chạy xe ngoài đường anh đừng có làm quen với con gái nha! Mình đã hứa và giữ lời đến tận bây giờ, dù cô ấy đã đi lấy chồng lâu rồi !!! ..... Mãi mê với những suy nghĩ như vậy, Curio đã để lạc mất cô bé 76..... Đành ngẩn ngơ đi về. Nếu bạn là một cô gái xinh xắn chạy xe 76..., một ngày nọ có người chạy theo bạn và nhận đồng hương, rất có thể hắn ta là Curio!!! Bạn sẽ làm gì?
  9. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ đọc được một bài báo khá hay trên VNExpress, post lên cho các bạn cùng xem và bình phẩm:
    Quá thiếu câu: dạ, vâng, xin lỗi, cảm ơn...
               Dù là ai đi nữa, khi có việc cần đến với các công sở, cơ quan đều mong công việc được trôi chảy. Nhưng nhiều khi đã đến và ra về, điều khiến họ bận tâm nhất không phải là đã thực hiện được đến đâu công việc của mình mà lại là thái độ, cung cách ứng xử của cán bộ, công chức nơi họ vừa tiếp xúc...
               Và rồi rất nhiều người đã phải tự hỏi: tại sao đã từ lâu rồi chúng ta vẫn cứ phải nói về điều này và phải chăng do chúng ta vẫn thiếu một chuẩn mực thật cụ thể để gắn vào với trách nhiệm  của mỗi công chức. Trước khi có thể bàn kĩ hơn về điều này, chúng tôi đã thử dạo qua một số công sở, cơ quan ở Hà Nội để có những ghi nhận cụ thể.
               1. Cơ quan thuế. 9h sáng ngày 14/03, tại phòng nộp thuế trước bạ nhà đất, Chi Cục thuế Hà Nội. Nguời dân đến nộp thuế khá thưa thớt so với hồi cuối năm. Các nhân viên thu thuế ngồi bàn, không đồng phục, không thẻ ghi tên. Câu chuyện của họ với khách hàng, dường như khó có thể bắt đầu bằng nụ cười thân thiện. Một người dân bước vào, hỏi: Anh cho hỏi mức  thuế nhà tập thể ... là bao nhiêu? Chịu! Đầu óc máy tính đâu mà nhớ được. Tôi phải hỏi ở đâu, hả anh? Giá ghi trên bảng.
               Và câu chuyện tiếp theo: Phải khai người bán hay người mua, hả anh? Người bán. Khai diện tích đất hay diện tích sử dụng? Diện tích sử dụng. Hai tầng sao lại chỉ c ó 36m2 thế này... Hồ sơ đã đủ chưa anh? Đủ rồi. Nộp tiền ở đâu hả anh? Sang cửa số 4. Nếu kiên trì đứng nghe người ta có thể nghe nhan nhản những câu hỏi - đáp như vậy. Và dễ dàng thu về hàng loạt các câu hỏi trống không theo kiểu: Tên gì? Nhà ở đâu? Số điện thoại?... Với mỗi câu hỏi của ai đó, được trả lời vẫn còn là may mắn, đôi lúc nhân viên chỉ đáp lại bằng cái gật đầu cùng vẻ mặt lạnh tanh.
               Quan sát kĩ lưỡng thấy hoạ hoằn lắm mới thấy người làm hồ sơ nở nụ cười nhưng không phải để chào đón người dân bình thường mà chỉ là với đồng nghiệp hoặc người quen. Trong trường hợp phải đi vào trong có chút việc gì đó, nhân viên cũng chẳng để lại lời nhắn khách hàng chờ đợi...Bác Nguyễn Đăng Thành, quận Hoàng Mai, cho biết: ?oBây giờ công chức họ ngại nói lắm. Tôi làm thủ tục mua nhà, chạy qua mấy chỗ họ đều nói kiểu trống không đó thôi. Cứ như thế này không khéo rồi ta thành quen với cách ứng xử cộc lốc mất...?.
               2. Bệnh viện. Chiều14/03/05, phòng khám và thu viện phí của bệnh viện Việt Đức, đông kín người, thỉnh thoảng, tất cả lại giật mình bởi tiếng xe cấp cứu réo lên inh ỏi. Tại ba quầy thu viện phí, người bệnh thì mệt mỏi chờ đợi, còn người nhà bệnh nhân thì cố chen chân để được lên xếp hàng đầu tiên. Kế toán D.V Nga (Kế toán viên- Phòng Tài chính- Kế toán) nhăn mặt: ?o Đã bảo là mang hồ sơ đi chỗ khác, ở đây không cần hồ sơ?. Người bệnh mệt mỏi kéo một cơn ho dài, ngẩng đầu hỏi lại: ?oNộp hồ sơ ở đâu vậy cô?? Đáp: ?oRa phòng khác, nhanh lên cho người khách còn vào?. Kết thúc là khuôn mặt nhăn nhó và cái miệng không ngớt làu bàu.
               Ông Nguyễn Văn Hinh (55 tuổi, quê Vĩnh Phúc) bỗng ngại ngùng không biết mình sẽ nộp hồ sơ ở đâu, khi ông muốn tìm một sự hướng dẫn từ cô nhân viên kia thì đáp lại chỉ là thái độ cộc cằn như vậy.
               Quan sát một buổi làm việc tại phòng tài chính kế toán, nơi trực tiếp thu tiền viện phí của bệnh viện Việt Đức, tính ra trung bình mỗi ngày, mỗi nhân viên phải làm thủ tục thu tiền viện phí từ 50 ?" 80 bệnh nhân, một cường độ công việc quả là không nhỏ. Song, ?oviệc quá tải bệnh nhân tại bệnh viện không phải là lý do lớn nhất để đổ lỗi cho việc giao tiếp đúng mực nơi bệnh viện, mà phần lớn xuất phát từ thái độ của các cá nhân?- ông Long, một người nhà của bệnh nhân nói. Và theo một điều tra xã hội học gần đây, có tới 80% số người được hỏi không hài lòng với thái độ, ngôn ngữ giao tiếp của nhân viên y tế tại quầy khám chữa bệnh.
               3. Ngân hàng. Đây là đoạn nói chuyện PV vừa ?ochộp? được tại một ngân hàng lớn ở phố Láng Hạ: Chị ơi, cho em nộp tiền vào tài khoản. (im lặng đưa tờ khai). Cứ thế điền vào đây thôi hả chị? Lập tài khoản ở đâu? Em lập ở chi nhánh Cầu Giấy. Thế thì mất 30.000đ lệ phí. Sao lại thế? Trước đây em gửi ở chi nhánh Ngã Tư Sở không mất, chỉ khác tỉnh mới phải nộp lệ phí. Không biết. Có gửi nữa không?
               Bước ra với vẻ mặt rất không hài lòng, Thuỷ, cô gái vừa vào nạp tiền nói:  ?oBực cả mình. Bây giờ tôi lại ra chi nhánh Ngã Tư Sở gửi tiền. Nạp ở chi nhánh thì không mất lệ phí, nạp ở ngân hàng chính lại mất, thật chẳng hiểu ra làm sao nữa, hỏi thì chỉ được mỗi câu trả lời không biết, đi nạp tiền mà cứ như là xin của họ không bằng?.
               4.Phòng công chứng.  15h20 ngày 14/3, tại Phòng công chứng Bà Triệu, rất đông người ngồi đợi nhưng vẫn khá trật tự, chỉ có tiếng loa đọc tên những người đến lượt công chứng. Các công chứng viên lặng lẽ làm việc, thỉnh thoảng ?obuôn dưa lê? với nhau một tí nhưng thật ít người ngước lên nhìn mặt, hỏi chuyện những người đến công chứng. Bỗng nghe tiếng gắt: ?ophải giữ lại một bản lưu chứ sao nữa mà phải hỏi?, đáp lại là tiếng nói lí nhí: ?oEm không biết, xin lỗi chị?.
               Cô bé vừa được ?oăn? quát đó là Nga: ?oNăm trước đi thi được bố đi công chứng, năm nay thi lại phải tự mình đi. Chẳng biết gì, thấy người ta giữ lại một bản, chỉ hỏi có câu mà bị ?oăn? quát ngay?. Bác Công (quận Hai Bà Trưng) đến công chứng bản điểm cho biết: ?oở đây bây giờ công chứng nhanh, chỉ cần đợi từ 1 ?" 2 tiếng là xong. Nhìn chung họ cũng dễ chịu, phải cái ít nói quá, đến lượt cứ thế lên đưa giấy tờ mà làm, chẳng có câu chào hỏi nào. Nhưng cũng chẳng trách họ làm gì, áp lực công việc căng thẳng, còn lấy đâu tâm chí mà chào hỏi nữa?.
               5. Bưu điện.Trung tâm dịch vụ khách hàng của ngành Bưu Điện nằm trên phố Đinh Lễ trông rất khang trang. Đây là địa chỉ được nói tới như một nơi nhân viên ứng xử khá nhã nhặn với khách hàng. Đội ngũ nhân viên ở đây hầu hết là nữ, còn trẻ, đều mặc đồng phục, đeo thẻ ghi tên. Không thể phủ nhận, một ngày thậm  chí một giờ họ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng. Nhưng dù có ở một bậc cao hơn trong ứng xử, người ta cũng hiếm nghe được những câu: Dạ thưa, bác cần gì ạ? Dạ vâng, bác đợi một chút ạ! Cũng chẳng thấy ai chào khách hàng khi công việc kết thúc ... Ngược lại, không khó để được nghe những câu hỏi trống không: Có hai chủ mua và bán ở đây không? Chủ mới có mang hộ khẩu không? Chứng minh thư đâu? Tại các bàn tiếp nhận hồ sơ, các nhân viên chẳng mấy khi dùng cả hai tay nhận giấy tờ từ khách hàng.
               Và tại quầy phát hồ sơ dịch vụ viễn thông, khi chúng tôi có mặt vẫn được chứng kiến những ngôn ngữ đôi co:... Chị ơi! Em có muốn chuyển số máy mới đâu! Thế sao lúc nãy lại bảo chuyển mới. Em chỉ bảo chuyển số máy sang một địa chỉ khác. Hồi nãy có thấy cô bảo chuyển sang địa chỉ khác đâu. Lằng nhằng quá!...ở đây, nhân viên phát hồ sơ đã đưa nhầm loại hồ sơ cho khách hàng nhưng thay vì lời xin lỗi hay an ủi khách hàng, họ lại đẩy cuộc thoại vào tình huống lời qua tiếng lại.
               6.UBND phường.Tại UBND phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, chỉ một số người dân đến xin dấu, giấy tờ cần thiết- cán bộ ở đây rất nhàn rỗi. Song, không phải sự nhàn rỗi đã tạo điều kiện cho nhân dân đến hoàn thành thủ tục hồ sơ của mình.
               Sau khi chạy đôn chạy đáo chỗ này, chỗ kia xin công chứng cho đơn uỷ quyền thay số điện thoại nhà riêng, tại phòng tiếp dân bà Nguyễn Thị Thuỷ không còn bình tĩnh được nữa: ?o Tôi đi công chứng họ bảo viết thế này được rồi, cứ đến Uỷ ban phường họ giải quyết cho? - ?oChúng tôi không đủ khả năng để giải quyết đơn uỷ quyền, phải thay cụm từ khác giữ nguyên nội dung, chỉ thế thôi ! bà viết lại đi tôi mới giải quyết được?. Anh cán bộ đối lại gay gắt. Rồi, đút tay túi quần anh cán bộ lơ đi chỗ khác, như không có người nào đối diện, bà Thuỷ bực dọc bước nhanh ra cửa, vừa đi vừa cằn nhằn mặt tỏ vẻ thất vọng giận dữ: ?o tiếp dân kiểu gì không biết?...
               Ngoài hành lang  phòng chăm sóc trẻ em ra, một bác trung tuổi đang đi lại như mong ngóng sốt ruột, anh cán bộ bước ra?" ?o Bác cứ về đi tầm 3h có người đến kí cho bác chứ ngồi đợi thế này mất việc?. Không nói gì bác vẫn tiếp tục ngồi chờ vẻ buồn bã.
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 07/07/2005
  10. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    ?oGần đây cuộc sống tốt không??
                Đã bao lâu rồi chúng ta chưa nói ra câu này? Dù với bạn bè hay nói với chính mình đều tốt cả!
                Khi câu này được nói ra sẽ luôn khiến cho người nghe phải đặt công việc sang một bên và từ từ nghĩ về những việc đã xảy ra gần đây! Nó cũng làm cho người nghe cảm nhận được sự quan tâm của chúng ta.
                Bạn có bao nhiêu bạn bè chưa liên lạc?
                Bạn không liên lạc, không muốn liên lạc hay nghĩ rằng họ đã quên bạn là ai?
                Hà tất phải biết người khác nghĩ như thế nào? Chỉ cần bạn nghĩ tới họ, còn quan tâm đến họ và vẫn xem họ như một người bạn là đủ!
                Vậy thì, người luôn quan tâm đến bạn bè chẳng lẽ lại quên quan tâm đến chính mình?
                Nếu bạn đang cảm thấy buồn, hãy pha một bình trà rồi ngồi xuống, lắng nghe tiếng nói của chính trái tim và tự hỏi: ?oGần đây cuộc sống tốt không??.
                Bạn còn đợi gì nữa mà không gọi điện đến người mà bạn nghĩ tới nhân dịp lễ tết hay sinh nhật và nói: ?oNày, lâu lắm rồi không gặp, gần đây bạn thế nào, cuộc sống tốt không??.
    LIÊU PHÚC MINH (Q.6, TP.HCM) (Trích Tuổi trẻ Online)

Chia sẻ trang này