1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chút thắc mắc về hạt cơ bản.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi lonelysirius, 01/08/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonelysirius

    lonelysirius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Chút thắc mắc về hạt cơ bản.

    Chào các bác.
    Em có điều này khó hiểu từ lâu nhưng chưa giải thích được.
    Giả sử ta cứ chia nhỏ một vật chất ra tới mức phân tử rồi nguyên tử và cứ chia ... tới hạt quack chẳng hạn. Vậy cứ chia nhỏ mãi như vậy thì kết quả cuối cùng sẽ thế nào ?, và cái cuối cùng đó có phải là bản chất của vật chất không ? Đại loại như về mặt toán học, ta tìm được mối liên hệ giữa các hạt cơ bản, biểu diễn bằng một hàm luôn giảm, rồi cho nó tiến ra vô cùng, thì cái kết qua khi cho lim đó tiến ra vô cùng trong vật lý gọi là gì ạ ?
    Còn một điều nữa, đó là em thấy có sự tương đồng giữa những cái vĩ mô(vũ trụ, thiên thể...) với những cái rất nhỏ(nguyên tử, phân tử...) . Một số được biểu hiện ở dạng hệ có một trung tâm và một số các phần tử hoạt động xung quanh:
    ví dụ: elec hoạt động quanh hạt nhân.
    mặt trời là trung tâm của một hệ hằng tinh.
    tâm của thiên hà là có thể là một hố đen, hay là một chòm sao lớn, hoặc ... gì đó.
    vậy ý em hỏi là vũ trụ này có tuần hoàn không ? tức là có phải chúng ta đang đừn trên một "hạt quack phải không ?

    cám ơn các bác đã đọc bài
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Có những chuyện khoa học chưa thể giải quyết ngay được, bạn chịu khó chờ nhé! . Sự tương đồng của thế giới vi mô với thế giới vĩ mô, có chăng là sự vô hạn mà chúng ta đang không ngừng khám phá.
  3. lonelysirius

    lonelysirius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Chắc chủ đề này không hay lắm. Thanks bác đã trả lời, em còn nhiều thắc mắc lắm, , nhưng đợi dc thì em hoá thạch mất.
    PS:Em đang muốn làm mất cái chữ thành viên mới, bác mod giúp em nha.
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Nếu không thích viết bài trao đổi với mọi người thì chăm chỉ spam là cách duy nhất để mất đi dòng đó đấy!
  5. heongu

    heongu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép trả lời các bác vụ chia nhỏ:

    Trong vật lý để biết 1 hạt có chia nhỏ được hay không thì người ta tìm cách xoay tròn nó. Nếu nó xoay tròn được thì có nghĩa là nó còn chia nhỏ được nữa. Còn nếu không xoay tròn được thì chứng tỏ nó là 1 điểm trong không gian, tức là không chia nhỏ được hơn nữa.

    Em nhớ hình như là ngoài quak ra thì electron cũng không chia nhỏ được hơn nữa.

    Về hạt quak thì nó là sản phẩm của việc quay tròn hạt proton thì phải. Khi quay proton người ta nhận thấy hạt proton không bị tách ra mà biến thành hình dây với 2 hạt ở 2 đầu và 1 dây ở giữa (và đây chính là nền tảng hình thành lý thuyết dây và là nền tảng cho lý thuyết các chiều không gian khác). Tức là các bác hiểu hạt proton khi đó cấu tạo hạt proton như này này o---o. 2 cái tròn tròn ở 2 đầu chính là 2 quak, còn cái ở giữa là cái dây. Cái dây thì không bao giờ đứt. Càng thêm năng lượng để quay thì cái dây càng dài ra và ngược lại.

    Về cấu trúc nhỏ nhất của vũ trụ hiện nay là không gian Plank.

    Về vũ trụ có tuần hoàn hay không thì chả ma nào biết. Hiện nay đang có lý thuyết có nhiều vũ trụ tồn tại song song, cả ý tưởng mỗi lỗ đen chứa đựng 1 vũ trụ.

    Lý thuyết vũ trụ tồn tại song song có thể được tưởng tượng đơn giản như sau:
    1 vũ trụ bao gồm các hằng số cơ bản và trong cái vũ trụ mà con người hiện nay quan sát được (hiểu theo nghĩa rộng) thì các hằng số đó là đúng. Vậy thế cái quái gì xảy ra ngoài giới hạn quan sát được của con người? Người ta mới cho là có khả năng tồn tại các vũ trụ khác mà các hằng số đó là khác, và bởi vậy nó là các vũ trụ khác. Và nếu như vậy thì có nhiều vũ trụ tồn tại song song ==> có ý tưởng cho rằng có nhiều bigbang.

    Em không phải chuyên gia vật lý, chỉ đơn giản là yêu thích thiên văn học nên đọc thôi.
    Các bác tìm hiểu về mấy cái này thì nên đọc quyển "Cuộc chiến hố đen" (2005), giải thích rất đơn giản và dễ hiểu.

    Còn lý thuyết về đa vũ trụ thì em đang đọc quyển "Universe or Multiuniverse" (2005). Cuốn này bằng tiếng Anh với cả nó giải thích dùng nhiều lý thuyết chuyên sâu nên hơi khó hiểu. Tuy nhiên trình bày cũng khá hay.
  6. lonelysirius

    lonelysirius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    @heongu việc xoay tròn hạt cơ bản thì mình ko chắc lắm.
    Mình chỉ biết muốn tìm hiểu cấu trúc hạt, ng ta dùng máy gia tốc, dùng một hạt làm bia và một hạt làm đạn, hạt làm bia là hạt muốn tìm hiểu cấu trúc, rồi dùng hạt làm đạn bắn vào, rồi theo dõi... Còn việc xoay hạt cơ bản - mình ko rõ là xoay quanh mình nó hay xoay nó quanh một tâm nào đó???
  7. heongu

    heongu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    À, cách bắn phá là cách truyền thống bạn ạ. Cách bắn phá có 1 số đặc điểm rất buồn cười bạn ạ. Là khi bắn phá 1 hạt cơ bản với 1 hạt cơ bản, thông thường người ta hi vọng sẽ ra các hạt nhỏ hơn bao gồm vật chất và phản vật chất. Nhưng trong thực tế người ta thấy thỉnh thoảng rơi cả ra những hạt vật chất to hơn cả 2 hạt được bắn phá chả hiểu ở đâu (cái này chắc phải hỏi thuyết lượng tử :P ).
    Thế nên với trường hợp mấy hạt quark này thì người ta quay :D Quay thì quay quanh tâm của hạt thôi. Vì khi quay quanh tâm thì nếu hạt được cấu thành bởi các hạt nhỏ hơn thì các thành phần cấu thành sẽ bị văng ra và người ta sẽ nhận ra hạt đang quay. Còn nếu hạt chỉ bao gồm mình nó thôi thì sẽ không thể nhận ra rằng nó đang quay được.

    Bạn nên mua quyển sách "Cuộc chiến hố đen" mà mình bảo ấy. Quyển đấy đã được dịch và bán chính thức. Giá cũng rẻ thôi. Đọc hay và rất dễ hiểu.
    Ở Hà Nội thì mình mua ở Nguyễn Xí.

Chia sẻ trang này