1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện bàn nhân mùa tuyển sinh

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi taysungbavang, 22/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taysungbavang

    taysungbavang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    2
    Chuyện bàn nhân mùa tuyển sinh

    Nhân mùa tuyển sinh 2002:
    Thợ giỏi lương cao hay cử nhân thất nghiệp?
    ?oTỉ lệ sinh viên thất nghiệp chiếm 5,4%, cao gấp hai lần tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động nói chung của cả nước và cao gấp 2,4 lần so với tỉ lệ thất nghiệp của những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên?. Đây là kết quả khảo sát của Dự án giáo dục đại học được thực hiện trong năm 2001 của Bộ GD-ĐT. Điều này cho thấy, tình trạng thất nghiệp và sự bất ổn về điều kiện làm việc của sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học đang có xu hướng tăng dần...


    * Cử nhân thất nghiệp: chuyện bình thường!!
    Bất cập giữa cung và cầu (đòi hỏi giữa thị trường lao động và đào tạo) là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người dù có thừa bằng cấp nhưng khả năng tìm việc thật mong manh. Chưa bao giờ số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm lại nhiều như hiện nay. Thế nhưng, số sinh viên tốt nghiệp nhận những công việc được đánh giá không thích hợp với địa vị xã hội mà đáng ra họ phải được hưởng cũng khá là phổ biến. Thực tế đã xảy ra tình trạng: dù có bằng cấp nhưng sinh viên vẫn chấp nhận những việc làm bán thời gian, làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo hoặc chịu thất nghiệp trong những năm đầu. Cá biệt, có người còn chấp nhận làm lại từ con số không, đặc biệt là ở các lĩnh vực chuyên ngành, nơi mà mối quan hệ giữa ngành học và phạm vi hoạt động nghề nghiệp tương đối lỏng lẻo. Hiện tại, thị trường lao động đang rất dư thừa số sinh viên được đào tạo chưa phù hợp, đặc biệt là các ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, sư phạm Anh... Thống kê của Vụ đại học cho biết, trong 5 năm (từ 1997 đến 2001), mỗi năm Đồng Nai có trung bình 1/5 thí sinh trúng tuyển trong số 25-30.000 thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ. Như vậy mỗi năm, Đồng Nai cũng có một đội ngũ trí thức trẻ ra trường cần có việc làm. ?oThừa bằng cấp? và ?okhông sử dụng hết năng lực? là tình trạng phổ biến hiện nay, đã tạo ra sự lãng phí tiền của và nguồn nhân lực của toàn xã hội.

    * Thợ giỏi lương cao: tại sao không?
    Tại diễn đàn tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp do Đoàn trường ĐH dân lập kỹ thuật công nghệ tổ chức trước mùa tuyển sinh 2002, PGS.TS Lê Khắc Huy (Bộ GD-ĐT) đã từng khuyên các thí sinh: ?oKhi còn băn khoăn trước quyết định chọn lựa của mình, các thí sinh hãy bình tĩnh trả lời ba câu hỏi là: chọn đúng ngành mình thích nhưng khi thi có cạnh tranh được với những người khác không? Thi đỗ rồi, gia đình có đủ khả năng cho mình học? Và khi đã học xong, xã hội có cần mình hoặc trường có chế độ phân công hay không? Ngoài ra, điều quan trọng là học sinh phải thẳng thắn nhìn nhận năng lực học tập của bản thân?.
    Thông thường, học sinh phổ thông chọn thi đại học là con đường tiến thân của mình. Điều này ít nhiều có nguyên nhân từ thực tế hướng nghiệp ở các trường phổ thông quá yếu, học sinh xem việc học nghề chỉ là hình thức cộng điểm ưu tiên. Tâm lý ?olàm thầy chứ không làm thợ? là do học sinh chưa được định hướng nghề đúng; chọn nghề, chọn trường chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương, năng lực và trình độ bản thân... Nhiều bạn trẻ cứ đổ xô thi vào những ngành nghề mà dư luận xã hội cho là ?othời thượng?. Chính những điều này đã tạo ra sự mất cân bằng ngày càng lớn giữa một số ngành học và nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của một số ngành nghề... Trong khi đó, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề lại rất thiếu vắng và chiếm một số lượng không nhỏ so với nhu cầu tuyển dụng của các công ty, khu công nghiệp. Hầu như, thợ lành nghề của các trường công nhân kỹ thuật đều được các công ty ?ođặt hàng? ngay trong thời gian thực tập với mức lương ổn định và điều kiện làm việc mà nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học mơ ước.
    Giải nhất toàn quốc nghề hàn và HCB thợ giỏi ASEAN năm 2000, Đào Công Đức (Trường công nhân kỹ thuật lắp máy số 2) nói: ?oTrong điều kiện bản thân chưa cho phép học lên cao ngay sau khi tốt nghiệp THPT, bạn nên cân nhắc đăng ký một hệ vừa sức (CĐ, THCN hoặc dạy nghề) để có một việc làm ổn định, sau đó tiếp tục học nâng cao. Như thế, chúng ta vừa có bước đi vững chắc lại vừa theo được ngành học thích hợp?. Con đường mà Đào Công Đức, Nguyễn Anh Hào, Nguyễn Quốc Huy (những học sinh giỏi nghề toàn quốc) đang đi đã khẳng định được vị trí người thợ, phù hợp nhu cầu tuyển dụng của xã hội.

    Ảnh: Thợ giỏi lành nghề hiện là con đường phấn đấu của nhiều thanh niên

    Thu Trang



    Được sửa chữa bởi - taysungbavang vào 23/04/2002 13:39

Chia sẻ trang này