1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện bên lề của tác giả và bản nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi la_rung_ven_song, 18/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. la_rung_ven_song

    la_rung_ven_song Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2003
    Bài viết:
    485
    Đã được thích:
    0
    Em tìm trên một vài trang WEB,xin đóng góp thêm về nhạc sĩ Văn Cao và Trịnh Công Sơn:
    Văn Cao bước vào Đội Cảm Tử của ********* cũng tự nhiên như khi tự nguyện tham gia cách mạng. Ngày ấy, sau khi viết ra những hành khúc lịch sử như: Bạch Đằng, Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca?, Văn Cao gặp Vũ Quý ?" một cán bộ ********* ở ga Hàng Cỏ. Qua trao đổi với Vũ Quý, Văn Cao quyết định thoát ly hoạt động. Trong khi chờ đợi để nhận súng tham gia đội Cảm tử Vũ trang, Văn Cao đã được giao trọng trách viết một hành khúc ra trận cho đội quân của *********. Và Tiến quân ca (bây giờ đã là Quốc ca Việt Nam) ra đời cuối đông 1944...(saigon.net.vn)
    Bài Con mắt còn lại, Trịnh Công Sơn lấy ý từ hai câu thơ của Bùi Giáng: Còn hai con mắt, khóc người một con. Hai lời đầu được viết trong buổi chiều uống rượu ở nhà Tôn Thất Văn, làng Báo chí. Mọi người hát lui hát tới bài này rất vui. Lúc ra về trời tối, rượu thấm, ông ngồi sau vỗ vai một người và nói:"Quỳnh à, mình ghé chỗ Huế H. đi. Quế H. đang trọ ở nhà khách ngay hồ Con Rùa". Tại đây,Trịnh Công Sơn lấy Con mắt còn lại ra, cười hát . Rồi cảm hứng thế nào nhạc sĩ viết luôn lời 3 tại chỗ. Lấy phôn gọi hát cho bạn bè nghe lời mới giữa đêm khuya khoắt.(lấy tài liệu từ Mp3-vn.com)
  2. ktd

    ktd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ tìm được bài biết này của Phạm Quang Tuấn về những bài hát của Phạm Duy,rất hay,bạn có thể vừa đọc vừa nghe nhạc
    Hy vọng các bạn sẽ được thích thú:
    Bàn về kỹ thuật viết nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy
    Bài viết về những bài hát:
    Chiều Về Trên Sông
    Thuyền Viễn Xứ
    Tình hoài hương
    Mộng Du
    Pháp thân
    Một cành mai
    Đường chiều lá rụng
    Đây là hình tác giả bài viết-Phạm Quang Tuấn
    Được ktd sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 19/05/2004
  3. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0

    Bài này tớ cặm cụi type lại từ báo đấy nhé:
    Kỷ niệm thành phố tuổi thơ
    Hồng Đăng
    Không hiểu sao cứ mỗi khi nghe lại ca khúc kỷ niệm thành phố tuổi thơ của nhạc sỹ Hồng Đăng tôi lại thấy phảng phất bóng dáng tuổi thơ của mình trong đó. Một ký ức ấu thơ trong sáng với những trò chơi hồn nhiên dưới tán sấu già dọc dãy phố dài Trần Hưng Đạo. Và khi nghĩ điều này, tôi lại mơ hồ đoán định rằng hình như nhạc sĩ Hồng Đăng cũng viết ca khúc này vào một buổi trưa khi ông đi dọc qua con phố đó? Đem những suy nghĩ cùng lòng ngưỡng mộ bấy lâu nay tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Hồng Đăng và tách ông ra khỏi bộn bề công việc của một người quản lý.
    Bài hát kỷ niệm thành phố tuổi thơ được nhạc sĩ viết vào mùa hè năm 1972 lấy nguồn cảm hứng từ một trưa hè trên phố bắt gặp một đoàn tân binh với quân phục màu xanh, vai khoác ba lô chuẩn bị rời Hà Nội vào chiến trường. Nhạc sỹ kể: "Những người lính ấy gợi cho tôi cảm giác xao xuyến lạ lùng vì họ vẫn còn mang trong người cái hồn nhiên thơ ngây của ngày cắp sách tới trường. Khi đoàn xe chuẩn bị chuyển bánh, mọi người đưa tiễn cùng giơ tay vẫy, và lúc đó hai hàng sấu bên dãy phố Trần Hưng Đạo như cũng tiễn họ bằng những tiếng ve náu trên những cành sấu. Tôi đã ngồi vào bàn và hoàn thành bài hát này. Bài hát ra đời rất nhanh - chỉ trong vòng 20 phút - có lẽ cũng là một chút tình để gửi đến những người lính ra đi vào buổi trưa hôm đó..."
    (Báo Tiền phong)

  4. la_rung_ven_song

    la_rung_ven_song Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2003
    Bài viết:
    485
    Đã được thích:
    0
    Vỡ lòng môn phổ thơ cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp là ca sĩ Quốc Hương.Chính Hoàng Hiệp kể:"...Trong kháng chiến chông Pháp,tôi có một bài phổ thơ,tôi nhờ ca sĩ Quốc Hương thể hiện.Anh xem xong nói với tôi một câu như thế này:"Bài của cậu nó chỉ là hát thơ thôi,không phải là phổ thơ".Anh Quốc Hương muốn nói,mình phổ thơ nhưng âm nhạc của mình chưa có cái gì cả,mà chỉ mượn cái nhạc điệu tiết tấu trong chính bài thơ mà hát lên thôi".Theo chỉ dẫn ấy,quyết định tìm "âm nhạc của mình",Hoàng Hiệp đã thành công với hàng loạt ca khúc phổ thơ nổi tiếng,cùng sáng tạo với các thi sĩ Chính Hữu,Phạm Tiến Duật,Nguyễn Đình Thi trong Ngọn đèn đứng gác,Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây,Lá đỏ.

Chia sẻ trang này