1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện cái loa truyền thanh

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi CongTuThaiBinh, 30/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cái loa truyền thanh

    Tôi đi công tác xa, thường thì chỉ đến Tết mới có dịp về thăm quê. Mỗi lần về thăm, thấy quê hương đổi thay từng ngày mà vui nhiều lắm. Đa số các gia đình đều có nhà mái bằng hay nhà hai tầng khang trang và quê tôi không còn một nhà mái rạ nào. Đường sá tất cả đều được trải nhựa hay lát gạch vào đến tận sân nhà. Ngày Tết bây giờ trẻ em người lớn không còn sợ trời mưa đưòng xá lầy lội làm dơ bẩn những bộ quần áo mới như cái ngày tôi còn là con nít nữa. Quê hương như là đã được lột da, đổi thịt khác hẳn so với thời cách đây muời, hai muơi năm về trước.

    Có lẽ có một cái đã chứng kiến tất cả mọi sự đổi thay của quê hương tôi chính là cái loa truyền thanh công cộng của xã. Vẫn là cái loa giã chiến từ thời "hợp tác xã nông nghiệp". Nó vẫn đứng đó, hàng ngày chuyển tải các thông điệp đến cho người nông dân quê tôi. Từ nó phát ra rất nhiều thông điệp quan trọng từ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình phát thanh của đài tiếng nói Việt nam, của đài phát thanh tỉnh, huyện cho đến các lịch gieo cấy vụ mùa của xã.

    Vẫn là nó, cái loa mà ngày tôi còn nhỏ cứ đến tối Thứ Bảy hàng tuần là chầu chực lại gần để được nghe tiết mục "Câu chuyện cảnh giác" của đài tiếng nói Việt nam. Chúng tôi háo hức đón nghe vì ngày đó, rất ít nhà có tiền để mua nổi một đài bán dẫn! Văn hoá giải trí ngày đó có lẽ chẳng có gì khác ngàoi "Câu chuyện cảnh giác tối Thứ Bảy hàng tuần", hay "Sân khấu truyền thanh", trừ một số dịp hiếm hoi đuọc đoàn chiếu bóng lưu động của huyện về xã "phục vụ nhân dân".

    Thế nên, mỗi lần về quê, đưọc nghe loa truyền thanh của xã làm gợi tôi nhớ đến rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu. Tất nhiên bây giờ tôi không còn háo hức nghe "Câu chuyện cảnh giác" như ngày xưa nữa vì đời sống mọi người đều được nâng cao và thế hệ bây giờ có nhiều sự lựa chọn về các chương trình giải trí.

    Không vì thế mà chiếc loa chạnh lòng, nó vẫn như anh "chủ nhiêm hợp tác xã", cần mẫn làm việc rất đúng giờ giấc - xưa thế nào, nay vẫn vậy. Sáng ra cứ năm giờ kém mười lăm là chiếc loa đánh thức bà con dậy để đi làm bằng bản nhạc quen thuộc "Giải phóng Điện biên" của đài Tiếng nói Việt Nam. Và đến đêm, có lẽ cũng chính cái loa là người "tắt đèn" muộn nhất (so với các ông cụ bà cụ ở quê). Loa chỉ đi ngủ khi chị Kim Tiến nhỏ nhẹ "Bây giờ đã là 10 giờ khuya, xin bạn hãy vặn nhỏ máy thu thanh để khỏi ảnh hưởng đến người khác và lắng nghe những thông tin về dân số và kế hoạch hoá gia đình".

    Tôi vốn là người đi làm hành chính ở trên Thành Phố nên có tật ngủ muộn và dậy muộn. Có lẽ vì thế mà về khoản đi ngủ muộn thì "anh chủ nhiệm" vẫn còn phải chịu thua tôi. Còn về khoản dậy sớm của "anh" thì tôi không thể nào sánh nổi, mặc dù mỗi lần về thăm quê tôi đã cố gắng để vặn ngược lại cái đồng hồ sinh học của mình. Mỗi lần bị đánh thức dậy bởi chiếc loa công cộng này làm tôi cứ bực bội trong mình. Bực cái loa thì ít, mà bực vì cái tật ngủ muộn của mình thì nhiều.

    Về quê, có dịp được đi chơi trò chuyện với làng xóm, tôi được biết hoá ra không chỉ có mình tôi là người được "anh chủ nhiệm" đánh thức dậy một cách bất đắc dĩ như vậy. Một ông cụ có nhà ở ngay dưới cái loa kể với tôi là đã mấy lần ông mang gậy ra chọc đứt dây điện, nhưng chỉ được vài hôm, lại có người đến sửa và chiếc loa lại trở lại cần mẫn làm việc đúng giờ giấc. Đã từ lâu ông ấy chấp nhận "chung sống hoà bình" với chiếc loa trên đầu mình. Tất nhiên, việc làm của ông cụ tôi kể là một hành vi phá hoại, và không được tán dương, nhưng nó cũng nói lên một điều là hình như có một cái gì đó không ổn về về cách làm việc của "anh chủ nhiệm" làng tôi trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

    Tôi hỏi bố tôi là, tại sao mọi ngưòi không kiến nghị về việc thay đổi giờ giấc truyền thanh. Bố tôi bảo: "thôi con ạ, đừng có dây vào mấy chuyện đó rách việc lắm, vì đó có khi là chỉ thị của huyện của tỉnh rồi. Nếu xã mà không truyền thanh các chương trình của tỉnh, của huyện thì có mấy ai bật đài lên nghe mấy chương trình đó. Mà người ta phải truyền thanh vào cái lúc nào mà có đông đủ bà con ở nhà chứ. Nếu bật muộn hơn thì có mấy ai ở nhà đâu mà nghe". Bố tôi nói cũng có phần có lý vì trên thực tế thì đâu chỉ ở quê tôi mới chọn "giờ cao điểm" để bật loa truyền thanh. Tôi nhớ ngay tại Đà lạt, một thành phố du lịch hàng đầu của Việt Nam hàng năm thu hút bao nhiêu lượt khách du lịch trong và ngàoi nước, mà dịp đi nghỉ mát ở đó tôi cũng đuợc đánh thức dạy vào lúc 6 giờ sáng bởi cái loa truyền thanh của Thành Phố. (2)

    Tôi mang chuyện chiếc loa ra kể để hỏi ý kiến một số bác có chức vụ trong làng xã, thì có bác lý luận rằng "ở quê thì phải như thế chứ, có tiếng loa công cộng cho nó vui tai, vả lại, cái loa cũng như cái đồng hồ báo thức để đánh thức người nông dân dậy đi làm" (xin mở ngoặc nói thêm là bác này nhà không ở gần cái loa). Tôi nghị bụng, kể cũng lạ chẳng lẽ chỉ vì để thoả thú vui tai nghe loa truyền thanh vẫn còn từ thời hợp tác xã nông nghiệp của một số ngưòi (kể cả là số đông đi chăng nữa) mà phải bật loa công cộng để đánh thức cả xã dậy hay sao. Chẳng lẽ, người nông dân nghèo đến mức mà không đủ tiền mua nổi một cái đồng hồ báo thức trị giá chỉ khoảng mười ngàn đồng để dùng riêng khi cần thiết, mà phải phụ thuộc vào chiếc loa công cộng đánh thức mình dậy, kể cả khi không cần dậy sớm? Đa số các gia đình ở quê bây giờ đã đều có đài bán dẫn, đài quay băng, tivi, đầu máy video, mà vẫn muốn vừa trong nhà bật tivi, và vừa ngoài nhà nghe loa công cộng cho vui tai sao. Chẳng lẽ, chẳng lẽ....

    Và chiếc loa công cộng xã tôi hằng ngày vẫn đánh thức người dân dậy từ khi gà chưa gáy bằng bản nhạc "Giải phóng Điện Biên" và chỉ đi ngủ khi chị Kim Tiến đã đọc xong câu chuyện đêm khuya. Bây giờ, cứ mỗi lần nghe giai điệu bài "Giải phóng Điện Biên" ở bất kỳ nơi đâu, tôi lại nhớ đến cái loa công cộng xã tôi - một anh chủ nhiệm cần mẫn từ thời hợp tác xã nông nghiêp.

    Xa quê huơng - ngày cuối năm 2002





    Được congtuthaibinh sửa chữa / chuyển vào 02/01/2003 ngày 09:27
  2. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Em thì cũng thi thoảng về quê.Nói chung cũng có nhiều thay đổi,bây giờ nhiều nhà mái bằng mọc lên,đời sống của nhân dân ta cũng đỡ nghèo hơn trước.Nhưng cái loa truyền thanh vẫn thế,cái loa của quê em chắc cũng chẳng khác gì cái loa của quê bác về độ tuổi cũng cũ kỹ lắm,nhưng em cũng chẳng hiểu sao nó bền đến thế,dùng bao nhiêu năm mà tiếng vẫn ngon.
    Nhưng có 1 điểm khác là cái loa của quê em chỉ mở vào buổi chiều cỡ khoảng 4h30 đến 6h còn đâu thì nó im bặt,hầu như nhà nào cũng có đài rồi mà.Và cái loa của quê em chỉ phát những chương trình của xã thôi,nào là mùa vụ rồi thì kết quả giải bóng đá của xã v.v...sau đó nổi lên 1 số bài hát dân dã nghe hay lắm tất nhiên là không có nhạc trẻ pop hay rock như đây.
    Mỗi buổi chiều mà không có tiếng loa thì như thiêu thiếu cái gì đó,ở làng quê thì chẳng có tiếng động nào vào buổi chiều ngoài tiếng loa,ở quê làm gì có tiếng ô tô tiếng xe máy tập nập như ở đây đâm ra có tiếng loa nhiều lúc đỡ buồn hẳn.
    Ở quê thì cứ 9h mà ra ngoài đường thì chẳng có gì cả,hầu như các nhà tắt hết điện(Họ tiết kiệm mà,như thế thì tội gì phải mua đồng hồ báo thức trong khi ngày ngỳa vẫn có tiếng loa báo thức,họ đã quen rồi).Những lúc như ấy thì thanh niên trong làng thường tj tập làm đám phỏm đến 10h30 rồi ai về nhà ấy,ngày nào cũng như ngày nào.
    Và chính những lúc như thế còn gì thư giãn hay hơn là nằm trên giường ,1 tay cầm quạt xua ruồi(Ruồi mới nhiều bác ạ,ghê lắm chứ muỗi mấy tí),ngồi nghe chiếc đài chạy pin.ÔI một cách thư giãn tuyệt vời nhất mà em được thưởng thức đấy.Chậc chậc....
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì có lẽ thuộc lớp trẻ hơn bác Công tử gì gì đây! Đọc bài của bác, tôi thấy... hay hay! Nhưng thú thật với bác, tôi "vẫn chưa chung sống hoà bình" với cái loa chết tiệt ấy. Nó luôn làm tôi bực mình...
    Cha mẹ tôi thường đi ngủ sớm, và lẽ dĩ nhiên là tới khi "đồng hồ báo thức" điểm nhạc thì họ đã dậy rồi. Tôi không là đứa ngủ ươn, nhưng có thói quen giờ giấc 6h30 mới dậy nên khi đang say giấc nồng mà bị nó đánh thức thì bực lắm... Và những lúc như vậy, tôi bật chiếc đài nhà tôi thật to, play đủ loại nhạc mà tôi thích, sôi nổi như Venessa Mae hay là Yani chẳng hạn cho bõ tức và gây tâm lý phấn chấn của một ngày, vì không thể ngủ được nữa, mà cũng không muốn nghe mấy cái thông tin kia... Ngày tôi còn học cấp 3 thì nó luôn quấy rầy tôi mỗi khi dậy sớm học bài!
    Hì hì, các bác có thể cho tôi là "đanh đá" quá chăng, nhưng dù thế nào tôi vẫn không thể chịu được cái âm thanh từa tựa ốc nướng của chiếc loa truyền thanh xã tôi!
    Vote cho bác 5 sao cho bài viết nhé, và bình chọn bác 5 sao coi như quà mừng đầu xuân của tôi! Chúc bác và gia đình một năm mới Mạnh - Thành - Hạnh!
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 01/01/2003
  4. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Nguoinoithat & Connector nhé.
    Tôi là dân toán, ngày xưa môn văn toàn chỉ đuọc có 5-6 điểm thôi, nói thế để các bác thông cảm cho cái "văn dùi đục chấm mắm tôm" của em.
    Ừ, về mặt tuổi tác, chắc là tui hơn tuổi của Connector đó, nhưng mà trên cái thế giới ảo ảo, thục thực thì cái tuổi tác cũng không quan trọng lắm, kể cả trong cách xưng hô luôn Em cú gọi bác là "bác", và nhà em cứ xưng em là "em".
    Em cũng giống bác, đâu có thể nào chung sống hoà pìng duọc với cái loa công cộng xóm em đâu. Cho nên, mỗi lần về quê chơi, cái loa là một cực hình của em. Dịp này sắp về, ... em đã phải gửi thư về trước nhờ bố mẹ làm tất cả các cửa còn trống của phòng em, gắn tất cả lỗ "thông gió" mà ở quê hay gọi là "lỗ ánh sáng". Với em thì cái ngủ nó quan trọng hơn cái ăn. Nếu đói ăn, chỉ càn một cục lương khô, hay một bát mì tôm là lại OK liền, thiếu ngủ thì khó mà làm gì cho lại sức lắm.
    Ở quê, nhà em, nếu có công việc phải dạy sớm mọi nguời rất ý thúc không nói chuyện to, bật đài to, làm ảnh hưởng nhà hàng xóm. Thế mà chẳng hiểu sao, mấy ông chính quyền chẳng ý thức đuọc cái đoạn đó nhỉ, mà bật loa công cộng là ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả ngàn nguời. Cho dù 90% đã thức, còn 10% đang ngủ thì việc đó quả là không nên làm. Có lẽ một phần vì người nông dân có cái tật là sợ mấy bác cán bộ, chẳng ai lên tiếng, cho nên mấy bác cán bộ thì cứ thế mà làm thôi. Dịp này em về, nhất định em sẽ có ý kiến, hy vọng là sẽ có tác dụng chuyển biến một phần.
    Em rát khoái mấy bài của bác viết, đặc biệt là mấy bài "hồi ức" ấy. Đọc thấy đã lắm. Mấy bài của bác, đóng quyển, có khi bán kiếm tiền duọc đó chứ. Em nói thiệt đó. Đọc vào còn "phê" hơn nhiều so với mấy bài văn, truyện ngắn viét theo kiểu đặt hàng, hay hô khẩu hiệu.
    Nhân dịp năm mới, chúc các bác mạnh khoẻ, vui vẻ, lúc nào cũng cuời như liên xô.
    Cụng cái đầu năm nhỉ
    Được congtuthaibinh sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 01/01/2003
  5. Dark_Wizard

    Dark_Wizard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    Thông qua bài viết của bác CongtuThaiBinh, chúng tôi, những phóng viên của Thái Bình Tuần báo đã lặn lội hơn 100Km để đến một vùng quê nhỏ của Thái Bình nhằm phỏng vấn một Bác Loa - người đã gắn bó với những người dân lao động nơi đây suốt những năm qua.
    Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn.
    Phóng viên: Cháu chào bác ạ!
    BÁC LOA: Vâng, không dám, chào các anh.
    Phóng viên: Dạ thưa bác, chúng cháu là phóng viên của Thái Bình tuần báo, chúng cháu được biết là bác gắn bó với làng quê Thái Bình từ lâu lắm rồi phải không ạ?
    BÁC LOA: Không dấu gì các anh hết năm 2003 này nữa là tôi có tròn 30 năm công tác.
    Phóng viên: Như vậy là bác đã chứng kiến rất nhiều đổi thay của quê hương?
    BÁC LOA: Đúng thế, con mắt của tôi đã thấy sự thay đổi từng ngày của quê hương, vui cũng có mà buồn cũng có các anh ạ.
    Phóng viên: Vậy bác có vui lòng kể cho chúng cháu và các độc giả của Thái Bình tuần báo được biết không?
    BÁC LOA: Rất sẵn lòng thôi.
    Cuộc đời tôi bắt đầu từ năm 1973, khi mà tôi được đưa về làng với mục đích nhằm nâng cao dân trí. Tôi được anh chủ nhiệm HTX treo lên tít một cành đa cao đầu làng. Làng quê lúc ấy còn nghèo lắm, từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy toàn nhà đất mái rạ thôi, lúc ấy cũng đã làm gì có điện. Thời gian đầu tôi phải cộng tác với anh ác quy cũ to đùng, lâu lâu lại thấy mấy anh trong HTX hò nhau đưa anh ác quy lên tỉnh để sạc điện. Ngày âý tuy khó khăn nhưng mà vui lắm, không khí kháng chiến cứ rừng rực, thanh niên cứ ùn ùn thi nhau nhập ngũ. Hồi đó tôi bận lắm, cứ ra rả suốt ngày, đủ mọi loại tin tức, khi thì là thông báo về một chiến thắng của quân và dân miền Nam, khi thì cảnh báo về một đợt sâu bệnh mới, rỗi một chút thì mấy anh UB lại cho hát mấy bài để cổ vũ tinh thần của nhân dân. Nhớ cái hồi tháng 5 năm 1975, khi thông báo đất nước đã hoàn toàn thông nhất, tôi cứ ngẹn cả lời, nhân dân thì mừng mừng tủi tủi, người khóc, người cười. Thế rồi chiến tranh cũng qua đi, bộ đội giải ngũ về làng, già có, trẻ có, có người còn được phong anh hùng nữa, những buổi đón các anh về thật là vui và cảm động. Nhưng cũng có người chẳng bao giờ trở lại, thỉnh thoảng lại có thêm một liệt sỹ nữa được quy tập về nghĩa tranh liệt sỹ của xã, lại thêm một bà mẹ mất con, thêm một người vợ mất chồng. Dư âm chiến trang còn lẩn quất ở nơi xó quê này đến tận bây giờ.
    Hết chống giặc ngoại xâm rồi lại quay sang chống giặc đói, giặc dốt. Nhưng ở cái làng quê nhỏ bé này thì không có mấy sự thay đổi, nông dân vẫn nghèo, vẫn khổ.Người bỏ làng bỏ xã ra đi ngày càng nhiều. Cái hồi bao cấp ấy thì khó khăn lắm, làng xóm càng ngày càng tiêu điều, đồng ruộng thì như bị bỏ hoang, HTX thì ngừng trệ, nhìn mà não cả lòng. Thế rồi anh khoán 10 ra đời làm thay đổi hẳn cuộc sống của nhân dân, người dân được thực sự làm chủ mảnh đất của mình. Lúc ấy chẳng cần tôi phải nhắc giờ ra đồng, mọi người vẫn đi làm từ sáng sớm, đến tận tối mịt mới về. Làng xã thay da đổi thịt từng ngày, nhà ngói thay cho nhà rạ, trẻ con được đến trường, đường xã ngày một đẹp. Đời sống của nhân dân thế là hết khổ thoát nghèo. Nhờ sự quan tâm của đảng và chính phủ, đời sống của nhân dân ngày càng khấm khá lên, nhiều nhà đã có đài, có vô tuyến, chương trình ?ochuyện cảnh giác? của tôi thế là hết thính giả. Hồi năm ngoái, khi trên tỉnh thông cầu Tân Đệ, bà con nô nức đi xem, tôi thấy mà mát hết cả lòng cả dạ.
    Phóng viên: Nếu có một điều ước trong năm mới, bác sẽ ước điều gì?
    [red] BÁC LOA: Nếu tôi có một điều ước tôi sẽ ước sao cho mình có đủ sức khoẻ để phục vụ nhân dân nhiều hơn nữa, nhưng điều đó có vẻ như quá xa vời. Tôi cũng già rồi, cần phải có người trẻ hơn thay thế, chỉ mong trong năm cuối cùng này tôi vẫn tiếp tục được thấy nhiều hơn nữa những thành quả của nhân dân, được thấy nhiều hơn nữa những hộ nông dân giàu, được thấy nhiều hơn nữa những con em của làng quê Thái Bình trên khắp mọi miền của đất nước trở về để xây dựng quê hương, thế là được rồi các anh ạ.
    Phóng viên: Xin cảm ơn bác và chúc bác một năm mới nhiều sức khoẻ và những miền mong mỏi của bác sẽ trở thành hiện thực. [/blue]
    [red] BÁC LOA: Tôi cũng xin chúc toàn bộ đọc giả của tuần báo Thái Bình một năm mới với sức khoẻ dồi dào và đạt được nhiều thành công trên các lịnh vực học tập và công tác. [/blue]
    Mãi mãi một tình yêu...
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cái loa... nói nhiều quá đi Dark ơi!
  7. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài đầu tiên tôi viết khi mới lọ mọ vào TTVN. Hôm nay buồn buồn ngồi lật lại, thấy ... nhớ cái loa ghê. Mà sắp sửa lại được về quê chơi roài. . Nếu có một điều uớc, ... tui ước anh chủ nhiệm sớm được về hưu, tĩnh dưỡng lúc tuổi già, vừa đỡ mệt anh chủ nhiệm, vừa đỡ khổ cái màng nhĩ của tui mỗi khi về quê chơi.
    Hê hê.
    Được CaMuoi sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 23/10/2003
  8. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Vậy ra bác Công Tử sắp được về quê du hí roài đấy? Lại được chén cà muối chấm nước mắm cáy ăn với canh cua nhỉ? Nhưng bác phải cập nhật lại tình hình, chứ thực tế thì anh chủ nhiệm đâu có làm cái việc thổi giọng vào cái loa nhèo nhẽo ấy cho nhọc sức? Có một người chuyên phát thanh mừ...
    Nhưng thú thật cái loa đầu làng đáng yêu lắm, nếu không thì bà con ta làm sao biết lịch ngâm thóc giống, phun thuốc trừ sâu, nộp thuế... hay là thông tin về ma chay hiếu hỉ cơ chứ....
  9. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Tui đang định về chơi, mà chưa book được vé. Hy vọng là từ giờ đến Tết có thể kiếm được cái vé "xép" nào đó.
    Tôi đi nhưng vẫn cập nhật thông tin thường xuyên đấy chứ. Anh chủ nhiệm làng tôi thì vẫn vậy, vẫn còn khoẻ hơi lắm. Cho nên mỗi lần về quê, ngán nhất là cái tệ nạn này..
    Tôi gọi "Anh Chủ Nhiệm" ở đây là gọi chung những gì xảy ra quanh cái loa, về những người đọc tin , còn cụ thể ra thì người đọc tin đó tất nhiên có thể là anh, có thể là chị, có thể là ông, có thể là bà. Bây giờ các thứ đều chuyên môn hoá hết rồi, có ngưòi chuyên làm công tác phát thanh, chứ anh chủ nhiệm thì tất nhiên không còn kiêm nhiệm việc này nữa.
    Vẫn còn nhớ dịp Tết năm 2002, ngay 6.00AM ngày Mồng Một Tết, ông Chủ Tịch huyện đọc thơ chúc Tết bà con mà mình tức lộn máu. Bởi vì là nhà tôi đêm trước thức đón giao thừa, rồi dùng bữa Tân niên xong đã 1.30AM. Không phải chỉ nhà tôi mới vậy, đa số mọi người đều đón giao thừa rồi mới đi ngủ. Bố tôi còn bảo rằng là, đêm mồng một là đêm mà trộm cắp hoạt động mạnh nhất, vì nhà nào cũng ngủ "như chết", nên bao giờ cũng dặn thu dọn đồ đạc cẩn thận rồi mới đi ngủ.
    Chả lẽ lúc đó lại gọi điện thoại cho ông chủ tịch và cũng "Chúc Mừng Năm Mới" ông ấy cái cho ông ấy mất ngủ, dông cả năm . Chắc chắn là cái băng chúc Tết đó được thu từ trước, chứ còn lúc 6.00AM thì ông ấy có lẽ vẫn đang yên vị trên dường. Tuy nhiên, suy đi suy lại thì thấy lỗi ở đây không phải là của ông ấy, mà là của nguời phụ trách loa xã. Cũng tương tự như ông chủ tịch, bản thân cái loa chẳng có lỗi gì, ngưòi bật loa mới là ngưòi vô ý thức. Nhưng mà chả hiểu có phải ông ấy vô ý thức không, có khi cũng vì miếng cơm manh áo mà phải dậy sớm bật loa thôi. Hoàn thành nhiệm vụ bật loa xong, có khi lại vào giường ngủ tiếp
    Ờ, thì đúng là có nhiều việc vẫn cần cái loa. Nhưng cái phải bàn ở đây là việc lạm dụng nó một cách quá mức, miễn làm sao đạt được mục đích của ngưòi đưa tin, mà không quan tâm đến những cái khó chịu mà người "tiêu thụ" thông tin phải chịu đựng.
    Dịp rồi ở nhà bàn loạn cào cào lên về quyết định cấm phát quảng cáo băng vệ sinh, và "OK" vào giờ cao điểm (bữa tối). Không cần bàn chuyện là quyết định đó có đúng hay không, riêng việc bộ văn hoá (hay đại loại là gì gì đó) có để ý đến những ảnh hưởng của những chương trình đó đến người xem, đã có thể cho điểm mười rồi. Ấy là nói đến cái chuyện xảy ra trên TV, cái mà nếu bác không thích có thể tắt cái bụp một phát. Chuyện cái loa công cộng, nếu khó chịu chắc chỉ có nước chui xuống đất.
    Đến bao giờ, bộ văn hoá thông tin đưa ra đưọc quyết định "cấm bật loa công cộng" vào giờ cao điểm, lúc đó dân tình sống gần loa sẽ đỡ khổ, cụ "Cà Muối" mỗi lần về quê cũng đỡ tổn thọ.
    Được CaMuoi sửa chữa / chuyển vào 06:59 ngày 30/10/2003
  10. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cái LOA này có lẽ là con đẻ của văn hoá "Mõ làng" còn sót lại từ xưa, và đương nhiên kèm theo cả hiểu biết, suy nghĩ kiểu mõ. Người kêu gào và người thưởng thức âm thanh cùng sung sướng như nhau.
    Nếu cảm thấy nhiệt huyết với công tác hàng tổng, có lẽ các vị phụ trách nên dành thời gian chuyển soạn nội dung mà cái Loa phải gánh vác sang cho Bảng tin, ai cũng có thể đọc và đọc kĩ, quên có thể đọc lại, chả khác gì. Còn cái tiết mục phản cảm kia nếu cảm thấy ko thể chấm dứt thì làm ơn sau mỗi màn tuyên truyền nên đính kèm theo bản nào cho nó giông giống âm nhạc một tí, bà con nghe lấy an ủi và có khí thế làm việc. Chứ cái kiểu "điều đó ó ó ó...phụ thuộc hành động của bạn, phụ thuộc...." thì ngấy quá rồi, phát nôn mửa.

    Lờ ôn lôn nặng luyện, ôn luyện

Chia sẻ trang này