1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện cái loa truyền thanh

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi CongTuThaiBinh, 30/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác chắc ở gần cái loa, và bác chắc cũng có kinh nghiệm mất ăn, mất ngủ vì nó đây
     
    Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà chấm nước cáy.
  2. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Từ hồi nước mình cấm đốt pháo. Cái đêm 30 tết quả thật là buồn. Cảm giác chẳng có thi vị ngày tết chút nào cả. Nhiều nhà đã đi ngủ sớm, người ta không còn thức để đón giao thừa. Thế rồi đùng một cái, 11h45'' cái loa công cộng mở hết công suất, những khúc hát ca chào mừng năm mới.
    Bạn có tưởng tượng được không? gần như cả làng đang nồng say trong giấc ngủ. Mọi nhà đều choàng dây, bật đèn, chuẩn bị thắp hương để đón giao thừa. Ôi, cái loa, thật là vĩ đại. Rồi những lời chúc mừng của ************* được truyền đi.
    Không có pháo, buồn thật đấy. Nhưng nếu bây giờ mà không có loa, chắc là đêm 30 cũng như mọi đêm ở quê tôi mà thôi
    t9g68
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Vâng, nếu không có cái loa... thì chắc là một số người khó có thể dậy khỏi giường đêm 30 được!
    Còn tôi thì lại muốn có được không khí yên tĩnh, trang nghiêm vào thời khắc giao niên đó. Hẳn nhà nào cũng phải có một con gà luộc để cúng gia tiên, cảm ơn những điều tốt đẹp đã đến trong năm qua và mong sang năm mới nhiều tài nhiều lộc. Và chắc chắn không có gia đình nào mà người trong nhà lại lên giường đắp chăn ngủ khì khì hết cả. Trong khi đó, nhà nào cũng có đài, tivi, có thể bật vừa phải để nghe chúc Tết.
    Vào giờ khắc đó, tiếng loa inh ỏi ở bên ngoài vang vào phản cảm không thể chịu được. Mà loa có tốt đâu, hoặc là sôi rít lên, hoặc là nhèo nhẹo tựa ốc nướng. Mỗi lần nghe nó rít lên tôi rất ghê răng, rồi đau đầu.

    Nhà nào có con cái đi xa gọi điện về đêm giao thừa thì cứ là phải hét hết công suất bên đầu kia mới nghe được, hàng xóm có khi tưởng trộm chạy ra. Nhà ai không có điện thoại bàn, con cái có điện thoại di động mà phải ra ngoài đường mới có đủ sóng để connect được thì còn tệ hại hơn.
    Bố tôi động viên "Đi nước Lào ăn mắm ngoé con ạ" mỗi khi tôi càu nhàu. Nhưng dù sao... không có cái loa thì cũng không có chuyện để mà kể cho nhau nghe! Giá như cái loa phát đúng giờ, đúng âm lượng và được cải thiện chất lượng tốt hơn thì dễ chịu biết bao.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 09/04/2004
  4. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Trong đầu tôi, 2 từ Giá như ... chưa được cập nhật. Tôi không biết ý nghĩa của 2 từ này.
    t9g68
  5. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí t8g86 chắc là một member thân thuộc của TB thì mới có thể tìm đường đi lối lại về được những topic hơn một năm về trước thế này để mọi nguời cùng thảo luận Dưng mà bác nên bớt chút thời gian để viết vài dòng ý kiến của bác kẻo bác cứ nói bâng quâ (chính tả từ này có đúng ko nhỉ ?) thế này là dễ phạm vào luật spam đó.
    Nhân chủ đề cái loa này, tôi nhớ cách đây khoảng một hai tháng có một số người ở tỉnh Hà Tây đã bị kết tội mấy năm tù vì giám phá hoại loa công cộng. Chắc mấy bác này cũng không may có nhà ngay cạnh cái loa nên mới hết đường phải làm liều chọc loa. Ở VN, khi mà quyền "tự do phóng thanh" được các bác ở ban văn hoá phát huy hết công suất, thì nếu rơi vào vị trí mấy bác nhà ngay dưới cái loa như thế này chắc dân tình chỉ có cách bán nhà dời đi chỗ khác
  6. meo_khongrau

    meo_khongrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    0
    Em không spam nhá . Em sửa lỗi chính tả cho bác nhà. Bâng quơ chứ không phải bâng quâ
    Why does my heart go on beating....
  7. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, cám ơn Mèo nha. Thú thực là sau khi viết từ đó xong, tui có linh cảm gần như chắc chắn là sai chính tả mà ko thể nào nghĩ ra phải viết thế nào mới đúng. Dưng mà hình như nếu viết là bâng quâ thì cũng đọc được thành là bâng quơ phải ko nhỉ (vụng chèo khéo chống tý).
  8. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Đã bảo sai lỗi chính tả là sai rồi còn cứ chèo với lại chả chống tý.
    Nhớ ngày học lớp 5, được liên đội trưởng cử ra đọc ở đài phát thanh của trường, run cầm cập. Đọc các bài tập đọc trong lớp toàn điểm 10, vậy mà đến khi đọc lên loa, thấy cái âm thanh của mình được cả trường chú ý lắng nghe mà nó lại cứ vọng ầm ầm bên tai, đầu óc hoảng loạn, tim đập chân run, thế là sai chính tả be bét. Từ buổi sau coi như bị cách chức phát thanh viên luôn.
  9. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác Thanh Nien bây giờ cũng hỏi xóc phết. Mời bà con đọc bài này sẽ rõ.
    TP Hồ Chí Minh: Hệ thống loa phóng thanh có còn phù hợp ?
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/12/17/37449/

    Trong thời đại bùng nổ các phương tiện truyền thông tiên tiến như hiện nay, nhiều người rất ngạc nhiên khi một số quận trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn chi từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng mỗi năm vào hệ thống đài, trạm phát thanh truyền thống. Phương tiện thông tin này đôi lúc gây ồn ào, trở thành nỗi phiền toái cho nhiều người dân. Hệ thống này có còn thực sự cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay? Trao đổi với Thanh Niên, ông Trà Đức Khang - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin - Triển lãm TP.HCM - cho biết:
    - Theo Luật Báo chí, hệ thống đài phát - truyền thanh cấp quận, huyện, xã, phường là hệ thống thông tin cơ sở do chính quyền trực tiếp chỉ đạo, đài phát thanh các tỉnh, thành hướng dẫn nghiệp vụ. Lâu nay, Sở Văn hóa - Thông tin (VH-TT) TP.HCM chỉ đạo Trung tâm Thông tin - Triển lãm theo dõi, quản lý chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ và nội dung cho các đài phát, truyền thanh quận, huyện, xã, phường như một hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở để phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành văn hóa thông tin và của mỗi địa phương. Trong giai đoạn đô thị hóa, thành phố chủ trương không giữ lại các đài cấp quận, phường ở nội thành mà giữ lại một số đài ở ngoại thành và vùng ven. Hiện thành phố còn 12 quận, huyện duy trì đài truyền thanh gồm các quận: 2, 6, 7, 8, 9, 12, Thủ Đức và các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ.
    * Theo ông thì có cần thiết duy trì hệ thống phát thanh này ?
    - Ông Trà Đức Khang: Cần, nhưng phải được quy hoạch và chỉ đạo nghiệp vụ một cách kỹ lưỡng hơn, nhất là với những huyện xa như Củ Chi, Cần Giờ... Ở những nơi này, người dân vẫn nắm bắt chủ trương, chính sách, thông báo của thành phố, tin bão khẩn cấp, bầu cử, cảnh báo dịch bệnh... thông qua trạm truyền thanh. Bên cạnh đó, đây còn là phương tiện giải trí quen thuộc ở các khu dân cư. Tuy nhiên, đối với những quận, huyện đang đô thị hóa thì không nên giữ các cụm loa ở khu công cộng với mật độ dày đặc và phát liên tục bởi điều đó có thể phản tác dụng.
    * Nhưng nhiều người dân vẫn phản ứng?
    - Ông Trà Đức Khang: Trước những bất cập trên, UBND thành phố đã giao cho Sở VH - TT và Đài Phát thanh thành phố hướng dẫn tác nghiệp cũng như khảo sát về kỹ thuật để giúp các quận, huyện tính toán lại hệ thống đài phát thanh của mình cho phù hợp. Những vấn đề như bố trí cụm loa, nội dung các chương trình và thời lượng phát thanh... cũng được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn. Nếu dân đô thị dậy sớm tập thể dục thì nên phát thanh vào thời điểm này. Từ 7 giờ sáng trở đi, khi người dân chuẩn bị đi làm thì không cần phát ra rả nữa.
    * Làm cách nào để Sở biết được là dân có cần hay không?
    - Ông Trà Đức Khang: UBND thành phố có chỉ đạo Sở VH - TT cùng với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các đoàn thể và quần chúng xem việc để lại các loa phóng thanh có thật sự phù hợp tại quận, huyện đó hay không. Từ đó chuyển hướng hoạt động như thế nào cho hiệu quả, làm sao cho người dân thích nghe, chứ không nhất thiết là cứ vùng ven, ngoại thành thì giữ lại. Nếu các đoàn thể và nhân dân cho rằng việc duy trì không còn cần thiết trong địa phương mình thì đề nghị lên thành phố xin chuyển qua hình thức khác, ví dụ như chuyển hệ thống đài thành đội văn nghệ phục vụ địa phương vào các dịp lễ hội.

  10. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    VNN nhà bác CNN đang mở cái diễn đàn về "Nên loa hay không loa", thấy có nhiều bà con vào xả xú páp phết. Bác nào muốn xả thì vào đây.
    http://www.vnn.vn/service/show_forum?forumid=97179&page=1
    Còn dưới đây là bài dạo đầu của VNN.
    Có nên giữ loa phóng thanh công cộng?
    Loa phóng thanh công cộng, thứ phương tiện truyền thông đã tồn tại và gắn bó với cuộc sống của vài thế hệ người Việt Nam, có nên để tiếp tục tồn tại trong cuộc sống hiện đại không? Mời bạn tham gia góp ý kiến trên Diễn đàn VietNamNet.
    [​IMG]

    Ai đã từng trải qua thời chiến tranh, nhất là có mặt ở Hà Nội những năm tháng bị B52 đánh phá hẳn không thể quên tiếng loa phóng thanh vang vang: "Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý..." báo hiểm nguy và thúc giục mọi người xuống hầm trú ẩn, rồi khi bình yên lại mời mọi người trở lại với cuộc sống bình thường trên mặt đất. Tiếng loa phóng thanh ở nhiều miền quê đã thay cho tiếng kẻng gọi người đi làm HTX. Âm thanh ấy cần thiết biết bao cho cuộc sống ?ovừa sản xuất vừa chiến đấu? ngày đó.
    Ngay đến cả chục năm đầu của thời bình, khi các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo) chưa phát triển mạnh, loa phóng thanh đã đưa đến cho mỗi người bao nhiêu thông tin cập nhật từ trong phường xã ra đến quận - huyện, tỉnh - thành. Đúng 6h sáng, phố phường sẽ vang vọng thứ âm nhạc rộn ràng trước khi tiếp sóng đài phát thanh. Nghe loa phóng thanh lúc đó như nghe đài ?otập trung?, người người cùng nghe, nhà nhà cùng nghe và chia sẻ, bình luận về những gì diễn ra mỗi ngày.
    Còn ngày nay, khi ta có thể chọn lựa cho riêng mình nguồn thông tin cập nhật, loa phóng thanh có còn tác dụng? 6h sáng, đang ?onệm ấm chăn êm? lại bị đánh thức bởi thứ âm thanh ồn ào, để nghe những thông báo ?ochẳng liên quan đến mình?. Với những người làm đêm, chưa kịp ngủ đã phải bắt đầu một ngày mới của tập thể! Rồi sáng sáng, đang thả hồn theo những trang báo ngày và cốc cà phê nơi quán vắng lại bị ảnh hưởng bởi những âm thanh ?ochẳng mấy êm tai?. Vì thế, rất nhiều bạn đọc đã gửi thư về Diễn đàn VietNamNet mong được sớm thoát khỏi thứ truyền thanh ?ocổ đại? này.
    Nhưng nếu không còn loa phóng thanh, các thông báo mang tính địa phương, các chính sách, nội quy mới cho phố phường, làm sao đến được từng cá nhân? Rồi người dân phố, chợ, suốt ngày phơi mặt với nắng gió, hoặc bận rộn bán hàng không còn thời gian để quan tâm đến tình hình thời sự, nếu thiếu "loa phát thanh", họ có bị tụt hậu không? Nhất là ở các vùng nông thôn, nơi lối sống tập thể vẫn được duy trì, nơi các phương tiện hiện đại chưa hẳn đã phủ sóng, loa phóng thanh có nên tiếp tục phát huy vai trò vốn có của nó? Nếu không có cái "mõ làng" ấy, làm sao chính quyền và các đoàn thể ở thôn xã có thể tuyền truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phát động những phong trào lớn?
    Bạn có suy nghĩ gì về sự ?otồn tại hay không tồn tại? của loa phóng thanh? Nếu bạn còn yêu ?onó?, hãy thuyết phục những người đang bực mình với những chiếc loa "treo đầu ngõ". Hay bạn có sáng kiến gì cho một phương tiện truyền thông công cộng ?ovừa rẻ vừa hiệu quả? thay thế?

Chia sẻ trang này