1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện chàng sinh viên Bách Khoa ( P1)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lienketso, 08/12/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lienketso

    lienketso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2015
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tết năm đó, đã 8h tối đêm 30 rùi mà a mới hết công việc, vội vàng a sắp đồ đạt chuẩn bị về quê. Ra tới bến xe, mọi khung cảnh thật yên tĩnh, chỉ còn một vài người còn đang vội vãi tìm xe khách. Anh đi tới chỗ đợi xe, anh thấy còn có người như mình. Về ăn Tết muộn. Lại đi một mình. Có vấn đề đây. Tránh ra không dây dưa - Tôi tự nhủ khi thấy bóng một cô gái ở chỗ đón xe dù đi Huế.

    - Bạn đi mô ? - Một giọng Huế cất lên.

    - Truồi - tôi đáp.

    Kinh nghiệm của một thằng bần hàn chảy trong huyết quản cho tôi biết cô ta cũng dạng rách như mình. Tôi có hai lời nguyền từ thuở bán cả máu để lết vô giảng đường đại học - Không lấy vợ sớm. Không lấy vợ nghèo. Kết hợp hai cái nghèo ra cái mạt. Tốt hơn là tránh từ xa.

    - Truồi có dâu ngọt lắm!

    - Ừ.

    - Bạn là sinh viên?

    - Ừ.

    - Trường mô?

    - Bách khoa.

    - Khoa mô?

    - Hỏi chi kỹ rứa? - Tôi khó chịu ra mặt.

    Thấy cái vẻ khó ưa của tôi, cô ta bĩu môi quay lưng .Nghĩ mình cũng mất lịch sự, tôi hỏi cho có chuyện:

    - Học trường mô ?

    - Bách khoa - Ngành cơ khí gia công cnc - Cô ta khinh khỉnh đáp.

    Ôi mẹ ơi! Con gái! Tôi đã nê nể nhưng vẫn hoài nghi :

    - Sao không gặp?

    - Mới dứt sữa phổ thông mấy tháng.

    - Hèn chi... giọng Hoa Học Trò !

    - Còn hơn giọng cụ non - Cô ta trả miếng...

    Tôi lén nhìn cô ta. Tóc dài. Suôn mượt. Đen tự nhiên. Không nhuộm. Không duỗi. Giờ của ấy thuộc loại quý hiếm. Mái tóc “nhà quê” ấy ưa nhìn thật, cứ muốn “sờ” bằng mắt! Vũ khí hủy diệt của cô ta chính là bộ lông mày đậm như mực tàu trên đôi mắt to và sáng. Đúng là “nét xuân sơn” cụ Nguyễn Du tả. Nhưng xách hành lý cũ mèm, áo quần tầm tầm, chắc hàng sida!

    Một chiếc xe đò trờ tới. Cô ta vẫy tay rối rít. Tôi cũng vẫy. Lơ xe hỏi:

    - Đi mô?

    - Huế. Còn chỗ không?

    - Khối! Đưa xách đây! - Anh lơ bảo cô gái. Nhưng cô ta không đưa, ôm khư khư vào lòng

    - Mấy? - Tôi cảnh giác.

    Hắn xòe một ngón.

    - Chém ác rứa! Sinh viên mà! - Tôi nhăn mặt.

    - Bước lên hay đợi xuống ẳm? - Tên lơ gầm gừ.

    Líu ríu lên xe. Ghế ken kín, thiếu đường ngồi chồng lên nhau. Thằng lơ lấy một miếng ván bắc cầu giữa hai dãy ghế bảo cô ta ngồi còn tôi hắn để mặc. Tôi phải lấy cái xách bỏ xuống sàn xe làm ghế. Chưa ấm chỗ hắn đã đập thùng xe cho bác tài thắng gấp và cố nhét một người đàn ông nữa vào chỗ cô ta.

    - Gãy ván! - Cô ta càu nhàu.

    - Gãy biết ngay. Chật mới ấm. Thích chết còn vờ!

    Thằng lơ mất dạy nhe răng cười. Hắn bắt đầu thu tiền, vừa văng tục vừa dọa tống cổ xuống xe hành khách nào dám kèo nài thêm bớt.

    Tôi quên ngay cô ta và bắt đầu nghĩ đến anh tôi. Anh viết thư ra lệnh năm nay tôi phải về ăn tết, với lại mừng anh đã có tiệm sửa xe. Bốn năm học xa nhà tôi chỉ về tết có hai lần. Tôi tận dụng từng mẩu thời gian để kiếm tiền ăn học. Đồng tiền đối với tôi to lắm. Không to sao được khi đến ba cuộc đời góp lại để làm nên một thằng sinh viên. Người ta sinh ra bị nhốt trong cái cơ thể mình không hề chọn lựa, trong một gia đình cũng không thể chọn nốt. Tôi ghét nhất câu “ở hiền gặp lành”. Gia đình tôi đều là người hiền lành thế mà họ gặp toàn điều dữ. Cha tôi chết vì kiệt sức, thổ huyết. Mẹ tôi bị sét đánh giữa đồng. Anh cả tôi liệt hai chân từ nhỏ. Vốn nung nấu ý chí kiếm sống bằng chính thân thể tật nguyền của mình, anh kiên trì học nghề sửa xe đạp, Honda. Khi được tin mẹ mất anh đang ngồi gia công cnc sửa xe ở tiệm chủ.

    Dầu mỡ trộn với nước mắt nhòe nhoẹt. Khi ấy tôi đang học lớp 10. Anh không cho nghỉ học. Anh bảo anh và thằng em út học không vô sẽ hành nghề sửa xe nuôi tôi học tiếp. Hai thợ nuôi một thầy. Nghĩ đến cảnh người tật nuôi người lành, em nuôi anh trái khoáy nên tôi vừa học vừa làm đủ mọi thứ kiếm tiền. Bản năng kiếm sống, khát vọng thoát đói nghèo rượt đuổi tôi khắp mọi nơi, mọi lúc. Tôi đọc ngấu nghiến những bài viết nói về những con người thành đạt từng có một quãng đời bất hạnh, nghèo khó để động viên và mơ mộng. Tôi lao vào học như điên để ra trường xếp loại giỏi. Không thế, không tiền, không giỏi sẽ không có việc làm.

    Tiếng còi ầm ĩ cắt ngang dòng hồi tưởng của tôi. Hộp thịt di động bắt đầu lên cơn. ***g lên. Vượt phải. Lấn trái. Không nhường xe nào. Những cú xỏ chỉ làm tim mọi người như ngưng đập. Bàn tay cô ta bấu vào vai tôi trong nỗi sợ hãi điếng người khi những mũi xe ngược chiều cứ như đâm thẳng vào mình. “Trả tiền để về quê ăn tết chứ không phải để chết dọc đường” - một hành khách la lên. Rồi nhiều người phụ họa. “Chết biết liền. Giờ này mà đủng đỉnh có nước tết ăn ***!”. Đó là câu nói duy nhất bác tài liều lĩnh bặm trợn cất lên. gia công cnc

    “Oẹ... oẹ...”. một thứ nước có mùi kinh hãi văng bắn vào quần tôi. Thì ra cô bạn đồng hành đang nôn thốc nôn tháo khi xe qua đèo. “Đi xe không được sao không đi tàu? Người ta có một cái quần đàng hoàng...”. Nhưng câu ấy chưa kịp vọt ra khỏi miệng thì tôi níu lại. Cô ta tóc tai rũ rượi tái xanh tái xám ngó thật đáng thương. Tôi lấy khăn mu xoa lau quần bắt gặp chai dầu Nhị cồm cộm trong túi lấy đưa cho cô ta. Cô ta không cám ơn còn đưa cái bì ni lông vừa nôn cho tôi quẳng qua cửa sổ .

    - Dân cơ khí chi mà không chịu nổi mùi xăng dầu. Có mẩu đèo còn rứa... - Tôi chọc quê.

    - Rứa mới luyện.

    Qua hết đèo cô ta tỉnh như sáo và bắt đầu hỏi đủ thứ. Dẫu sao tôi cũng có dịp cho cô ta biết sự “uyên bác” của mình về mấy thứ hoa dại linh tinh dọc đường, về “thiên hạ đệ nhất hùng quan” vua Lê phong tặng khi dừng ở Hải Vân quan trên đường đi đánh Chiêm Thành, về những con thú rừng tôi biết nhờ một thời theo cha đi kiếm củi. Cô ta nghe say sưa quên ói. Tôi cũng nói say sưa, suýt quên xuống Truồi. Khi sực nhớ cái chòi sửa xe gần chợ anh tôi khoe trong thư, tôi gọi thằng lơ xe:

    - Cho xuống Truồi!

    Quay qua cô bạn đồng hành, tôi vỗ vào cái xách cô ta từ biệt:

    - Bye nghe!

    - Meo...meo... - cái xách trả lời .

    Tôi ngơ ngác. Cô ta hoảng hốt ôm chặt cái xách vào lòng. Tiếng meo... meo... phát ra từ đó càng lúc càng to. Bác tài quay lui quát thằng lơ:

    - Mi hại ông rồi! Có mèo trong xe! Tống xuống! Xui lắm!

    - Mèo mô? - Thằng lơ hùng hổ tiến tới.

    Cô ta mếu máo nhìn cái xách:

    - Tau cho mi uống thuốc ngủ cả viên rồi răng mi không tới nhà rồi dậy. Chừ mần răng?

    - Tống con mèo xuống! - bác tài giục.

    - Thả con mèo xuống! - Thằng lơ ra lệnh. Hắn xông tới định giật cái xách có con mèo. Cô ta càng ôm chặt cứng. Con mèo không ngớt meo meo. Cô ta nhìn tôi cầu cứu. Dưới “nét xuân sơn“ bây giờ là “làn thu thủy” thực sự. Tèm nhem nước mắt!

    - Quẳng con mèo xuống! - Tôi khuyên nhưng cô ta lắc đầu.

    - Không chịu thả thì xuống luôn đi! - thằng lơ đập cửa cho xe ngừng rồi kéo cô ta xuống.

    - Đồ vô hậu! - Cô ta giận dữ.

    Xe chạy. Cô ta ôm cái xách có con mèo đứng bơ vơ giữa đường cái quan trong bóng chiều chạng vạng.

    Dẫu sao cũng tại tôi vỗ vào cái xách mà con mèo thức dậy. Tôi chậc lưỡi rồi gọi:

    - Cho xuống !

    Tôi nhảy xuống, đi tới. Cô ta lau nước mắt, mừng khôn xiết.

    - Ai bảo đem mèo cho phiền.

    - Người ta quẳng em nhặt về cho mẹ. Nó được sống. Mẹ đỡ buồn. Nhà đỡ chuột. Nhà chỉ hai mẹ con chư mấy!

    - Cô định lên Huế bằng cách nào?

    - Đón xe đi nhờ.

    - Không sợ như cái cô nữ sinh báo đăng hả?

    Cô ta không đọc báo. Khi nghe tôi kể chuyện cô học trò đi xe đò về quê, xe hư dọc đường xin quá giang xe tải bị hiếp tập thể, cô ta sợ tái mặt.

    - Chừ răng?

    - Tui không biết.

    Tôi bước. Cô ta lẽo đẽo theo. Gia công cnc

    - Không sợ tui hiếp hả? - Bỗng dưng tôi nổi cáu. Cuối năm rước nợ vào thân. Cô ta nghe tôi quát giật mình lùi lại rồi ôm túi lủi thủi theo tôi. Cứ thế đến chợ Truồi. Tôi nhận ra tiệm sửa xe anh tôi tả trong thư. Đó là một cái chòi thì đúng hơn. Mấy thước đất che tạm bợ mấy tấm tôn ven đường. Chiều 28 Tết, anh vẫn chưa dọn “tiệm”. Hai anh em vẫn cặm cụi sửa xe. Thấy tôi, anh quẳng đồ nghề, chùi tay vào áo, líu lưỡi vì mừng...

    Đọc tiếp phần 2: Chuyện chàng sinh viên Bách Khoa ( P2)

Chia sẻ trang này