1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện chưa biết về các chiến sỹ Tây tiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi phuongak, 04/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Chuyện chưa biết về các chiến sỹ Tây tiến

    Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
    Quân xanh màu lá dữ oai hùm......
    Xa Hà Nội nên thiếu thốn đủ đường, chấy rận nhiều nên hành quân, công tác, chiến đấu thì thôi, thời gian còn lại, các chiến sĩ thi nhau... bắt chấy, bắt rận. Quần áo thì cho vào nồi nấu lên để giết... những chú rận, chú chấy to kềnh, trắng hếu, béo nẫn.

    Chuyện thứ nhất

    Đoàn ?oVệ trọc? cương cường sắt đá, bên xác thù càng ngã càng lên, trí như gang thép vững bền... trích bài thơ ?oHội núi sông? của Huyền Kiêu đọc trong đại hội luyện quân, lập công Liên khu 3 năm 1948.

    Đặc trưng của các chiến sĩ Trung đoàn Tây Tiến trong buổi sơ khai là cái ?ođầu trọc?. Từ trung đoàn trưởng, chính ủy, đến các chiến sĩ trong trung đoàn đều đầu trọc. Nhiều anh em còn lấy những mảnh dạ bắt được của Tây làm xà cạp ?ocò cưa?, để đầu sáng bóng như gương soi dưới ánh nắng.

    Đã nhiều bài báo, nhiều câu chuyện giải thích ý nghĩa của cái ?ođầu trọc?, nhưng dường như vẫn chưa đầy đủ. Để hiểu tường tận về chuyện này, cần biết là, anh em trong Trung đoàn Tây Tiến hầu hết là thanh niên, học sinh Hà Nội. Họ rất coi trọng mái tóc phi-lô-dốp của mình.

    Nhiều anh em còn mang theo lọ Bi-ăng-tin làm bóng mượt mái tóc, hoặc ngâm hạt bưởi làm gôm chải tóc. Đêm ngủ, có anh còn lấy mù xoa buộc tóc, giữ gìn mái tóc một cách công phu, cầu kỳ. Bên dòng suối trong vắt nhiều khi bắt gặp những chiến sĩ soi đầu mình trên bóng nước, nâng niu, vuốt ve mái tóc.

    Nhưng xa Hà Nội, thiếu thốn đủ đường, chấy rận nhiều lắm. Hành quân, công tác, chiến đấu thì thôi, thời gian còn lại là bắt chấy, bắt rận. Cho quần áo vào nồi nấu lên, cũng không hết rận, vì áo quần một bộ, xà phòng không có, chăn chiếu thiếu, nằm úp thìa vào nhau, những chú rận, chú chấy to kềnh, trắng hếu, béo nẫn cắm đầu vào da thịt, hút máu. Thế là, nhằm loại trừ các ?oanh bạn? bất đắc dĩ đó, không còn cách nào hơn là... gọt trọc đầu. Tất nhiên sự việc này, khi đó cũng chỉ mang tính chất địa phương, đơn vị, vì nhiều anh em đâu dễ dàng từ bỏ mái tóc phiêu bồng, tài tử.

    Cho tới một hôm, tiểu đội tôi dưới sự chỉ huy của Tiểu đội trưởng Phượng nhào xuống suối tắm sau buổi đi lấy củi, mỗi người chỉ có một bộ quần áo, giặt đem lên bờ phơi, rồi ngâm mình xuống nước, chờ quần áo khô mới mặc. Số anh em không tắm thì về trước, còn lại 5 người trong đó có Tiểu đội trưởng Phượng.

    Bỗng, bọn Tây đen xuất hiện, quẳng súng trên bờ, lao xuống bắt chiến sĩ ta. Những tên Tây đen to lớn, đen trùi trũi vớ được lưng chiến sĩ ta thì da trơn nhẫy nên để tuột mất. Chúng quay sang định giữ lấy đầu chiến sĩ ta nhưng đầu không có tóc, trơn tuồn tuột. Anh em cứ tồng ngồng lao lên bờ, vớ hai khẩu súng, nhảy tọt vào rừng. Trên đường chạy về bản, gặp các mế, các chị đi ra suối, ai cũng ngượng chín mặt. Các mế, các chị thì rú lên.

    Eng, ún bộ đội xấu quá! Xấu quá!...

    Chúng tôi nhào vào bụi cây, Tiểu đội trưởng Phượng dùng tiếng Mường giải thích với các mế, các chị. Bà con cười như nắc nẻ, bảo nhau về lấy mấy cái váy đem ra cho bộ đội.

    Hôm sau, anh em giặt sạch sẽ đem trả, không quên cảm ơn các mế, các chị "chi viện" kịp thời.

    Câu chuyện ?oTây vồ? của tiểu đội tôi lan nhanh trong trung đoàn và cái ?ođầu trọc? bỗng trở thành quy định bắt buộc, bất thành văn trong toàn Trung đoàn Tây Tiến.


    Chuyện thứ hai


    Cả trung đội tôi hồi đó đóng quân trên một bản nghèo, thưa thớt ở một thung lũng sâu, địa bàn Hòa Bình. Không hiểu anh em ăn phải cái gì bị "tào tháo đuổi" hàng loạt. Trung đội trưởng, trung đội phó, chính trị viên nằm lả trên sàn gác, nhiều anh em ra rừng không thể lê về được tới nhà.

    Tôi là chiến sĩ vệ sinh trong trung đội cũng bị nhưng còn chút sức lực, đã đi gặp bà mế ở nơi đóng quân, xin bà cứu giúp. Một lúc sau, mế bê ra một chậu nước sóng sánh như nước gạo loãng cho bộ đội uống. Kỳ diệu thay, uống buổi trưa, buổi chiều anh em cầm hẳn bệnh, trở lại khỏe mạnh như trước. Tối hôm đó, bên bếp lửa, tôi thủ thỉ với mế. Mế cười:

    - Thuốc gia truyền mà, mế không nói cho eng ún bộ đội biết đâu.

    Tôi phải giới thiệu mình là chiến sĩ vệ sinh, lo lắng sức khỏe cho bộ đội và tha thiết đề nghị:

    - Mế cho con biết loại lá gì ở rừng mà công hiệu đến vậy, để sau này con sử dụng cấp cứu anh em chứ! Giúp bộ đội cũng là đánh Tây mà!

    Mế cười tủm tỉm:

    - Mế nói, eng ún lại trách mế...

    - Không, bộ đội ơn mế lắm, sao lại trách mế được!

    - Mế lấy cục phân mới đi, nướng cháy lên, hòa với nước đun sôi cho eng ún uống đấy!

    Tôi rùng mình, nói:

    - Lá trong rừng thiếu chi, mà mế phải lấy thứ ấy cho bộ đội uống

    - Không được, tối nay eng ún đã phải hành quân rồi. Lá rừng không chữa được nhanh thế đâu!

    Chuyện thứ ba

    Trung đội tôi được phái đi làm nhiệm vụ độc lập. Sau một trận đánh, trung đội bị kẻ địch bao vây trên một ngọn đồi rậm rạp. Trung đội trưởng quyết định sáng sớm hôm sau mở đường máu thoát hiểm.

    Tôi lên cái bắp chuối rất to, đỏ rực, nóng như lửa ở bắp chân. Chân co rút không tài nào bước đi được. Tôi là chiến sĩ ít tuổi (17 tuổi) lại là chiến sĩ vệ sinh, chiến sĩ văn hóa dạy chữ cho anh em trong trung đội, nên được các anh rất nuông chiều. Ban chỉ huy lo lắng, toàn trung đội lo lắng.

    Cáng tôi theo không được, vì quân địch bủa vây nhiều lớp. Mở đường máu phải tuyệt đối bí mật, nhanh gọn. Lúng túng với bệnh binh thì chắc chắn không thể thoát hiểm. Hơn nữa, bộ đội nhịn đói, chiến đấu cả ngày và cũng có nhiều anh em bị thương nhẹ đi theo trung đội.

    Trong ánh nắng yếu ớt của chiều tà miền núi, trung đội trưởng nhìn tôi hồi lâu, lắc đầu. Tôi hiểu anh nghĩ gì - Không đem tôi đi theo, cái chết chắc chắn sẽ đến với tôi. Tôi nắm tay anh:

    Anh cho em xin quả lựu đạn!

    Anh hiểu tôi có ý định gì. Những chiến binh Tây Tiến đó còn tới hôm nay hẳn còn nhớ câu nói đầu lưỡi bằng tiếng Pháp trước khi lâm trận ?oNous Mourissons ensemble? (chúng ta cùng chết) hoặc ?oMoi et toi, nous mourissons ensemble? (tao với mày cùng chết). Kẻ thù hung hãn, vũ khí trang bị đến tận răng. Quân ta ăn đói, mặc rách, vũ khí thô sơ, ghẻ lở đầy người, sẵn sàng lấy cái chết chứng tỏ uy dũng của Bộ đội *****, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. Tất cả vì nước, vì dân, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

    Trung đội trưởng rơm rớm nước mắt, tay run run tháo quả lựu đạn ở thắt lưng trao cho tôi.

    Trời miền núi chóng tối, nằm gối đầu lên gốc cây, tôi chợt nhớ tới chuyện mẹ tôi kể. Bà không là thầy thuốc nhưng đọc sách nhiều, giỏi về thuốc nam, thuốc bắc. Có lần bà nói ?" Phân người cũng là vị thuốc quý, chữa được bệnh đường ruột, thượng thổ, hạ tả, đặc biệt đồ ung nhọt rất kiến hiệu.

    Còn nước, còn tát, không có lý mình bị rơi vào tay quân thù hoặc chết vô ích. Tôi dùng chính phân của mình trát đầy lên chỗ sưng tấy. Đang tuổi ăn, tuổi ngủ, đêm hôm đó, tôi làm một giấc đến khi đơn vị rục rịch lên đường. Thật là kỳ diệu, chân tôi không còn đau nhức, co duỗi dễ dàng. Tôi đứng lên nhảy mấy cái. Mừng quá, tôi chống gậy chạy đến cạnh trung đội trưởng, thì thào:

    - Khỏi rồi! Em đi được rồi, anh ạ!

    Trung đội trưởng ôm lấy tôi.

    - Thật, hả!

    Tôi nhảy tưng tưng chung quanh anh, tuy bắp chân vẫn còn tưng tức. Anh vui mừng nói:

    Đi vào giữa hàng quân, anh em tương trợ.

    Đơn vị tôi thoát khỏi vòng vây. Nửa giờ sau, quân địch tràn lên ngọn đồi.

    Gần đây, có dịp, tôi trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ y học Lê Hùng Lâm, nguyên là Giám đốc Trường Bổ túc cán bộ Y tế thuộc Bộ Y tế. Anh nói:

    - Phân người là Nhân Trung Hoàng (màu vàng trong ruột người) là một vị thuốc được ghi trong sách thuốc nam của các cụ ta ngày xưa. Khi mà nhân dân ta còn nghèo, thiếu thốn đủ đường, trình độ y học còn hạn chế, buộc ta phải dùng vị thuốc bất đắc dĩ đó, miễn là chữa khỏi bệnh.

    Gần đây, vài bài báo có nói về tác dụng chữa bệnh của Nhân Trung Hoàng. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, lúc còn sinh thời hoạt động trên chiến trường miền Nam gian nan mà anh dũng, đã dùng phân người chữa bệnh cho bộ đội, đạt hiệu quả tốt. Còn hiện nay thuốc men đầy đủ, nhiều chủng loại, khả năng chữa được bách bệnh thì không ai dùng đến vị thuốc đó nữa

    www.qddn.vn
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nhân cái topic này em cũng bỏ vào luôn trận đánh Ban Hine Siu ngày mồng 8/1/1954 giữa tiểu đoàn 3 nhảy dù ngụy và, theo tài liệu của bọn Pháp, những đơn vị của trung đoàn 66.
    Đây em lấy ra từ những tài liệu Pháp cho nên nó thiếu hoàn toàn phần nhìn về phía VN, bác nào có tài liệu về đại đoàn 304 hay trung đoàn 66 trong chiến dịch đông xuân 1954 ở Hạ Lào thì tham gia luôn
    1- Bối cảnh chiến trường:
    Vào cuối năm 1953 : tình hình chiến trường về mặt quân sự vẫn được xem là ngang ngửa. Quân chủ lực ********* mặc dù có thể phát huy lực lượng ở những vùng thượng du và trung du, nhưng ko có thể mở những trận tấn công lớn ở các vùng ven biển do hoả lực của quân Pháp ở đây vẫn mạnh hơn gấp bội.
    Vào đầu mùa khô 1953-1954, 6 tiểu đoàn của đại đoàn 304 từ Khu 3 mở một cuộc tấn công quy mô lớn vào vùng trung Lào với sự yểm trợ của đại đoàn 325 ở khu 4. Rất nhanh chóng, hàng rào phòng ngự của quân Pháp (đa số là các đơn vị ngụy Lào và phỉ Mèo) ở biên giới Lào-Liên Khu 3 bị chọc thủng. đại đoàn 304 nhanh chóng tiến về phía sông Mê-Công. Vào trung tuần tháng 12/53, thành phố Thà-Khét thất thủ, vùng Đông Dương Pháp thuộc chính thức từ lúc này bị chia ra làm đôi.
    Việc Trung Lào và cánh đồng Chum bị mất khiến quân Pháp bắt buộc phải phân tán lực lượng để bảo vệ vùng Thượng Lào và Hạ Lào đang bị uy hiếp, đặc biệt là phải hút đi nhiều lực lượng nhảy dù tổng trù bị đã từng được chuẩn bị cho chiến dịch Pollux ở Lai Châu và ĐBP.
    Ở Hạ Lào, từ tháng 11(cùng một lúc với ĐBP), bọn Pháp thành lập một con nhím lục-không quân ở Xê-nô phía tây Xê-pôn, gần biên giới Thái Lan, trên mô hình Nà San và Điện Biên Phủ. Lực lượng ở đây bao gồm các đơn vị ngụy Lào trong vùng và binh đoàn cơ động số 1 của Pháp. Thêm vào đó, sau khi Thà-Khét thất thủ là liên đoàn dù số 1 (tiểu đoàn 1 nhảy dù thuộc địa 1BPC, tiểu đoàn 2 nhảy dù lê dương 2BEP và tiểu đoàn 3 nhảy dù ngụy 3BPVN) củng cố thêm với 2 tiểu đoàn dù khác là tiểu đoàn 6 nhảy dù thuộc địa 6BPC của Bigeard vả tiểu đoàn 2 trung đoàn 1 dù thuộc địa của Brechignac 2/1RPC.
    Cũng phải nói thêm về tiểu đoàn 3 nhảy dù ngụy. Vào đầu năm 1954, bọn Pháp đã thành lập cho quân ngụy 4 tiểu đoàn nhảy dù : tiểu đoàn 1, 3, 5 và 7. Các tiểu đoàn này được thành lập dần dần từ các tiểu đoàn dù của Pháp : lính Pháp hết hạn nghĩa vụ về lại mẫu quốc còn các sỹ quan, hạ sỹ quan và lính Việt thì ở lại đổi tên thành BPVN. Như vậy tiểu đoàn 3 nhảy dù được thành lập từ tiểu đoàn 10 thợ săn thuộc địa nhảy dù (10BCCP). Tiểu đoàn này cùng với tiểu đoàn 5 nhảy dù là 2 tiểu đoàn còn nhiều chỉ huy người Pháp nhất, và cũng được xem là đỡ lính kiểng nhất để có thể đưa vào các liên đoàn dù tổng trù bị.
    2- Diễn biến :
    Đầu năm 1954, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ quân ********* đang đánh xuống Hạ Lào từ Trung Lào. Cụm cứ điểm Xê-nô mất liên lạc với một số đồn bốt của quân ngụy Lào ở phía đông bắc. Bọn nó gửi 2 tiểu đoàn dù ra phía đó để dò la tình hình.
    - Ngày 4/6 : tiểu đoàn 6 dù thuộc địa rời Xê-nô hành quân đi trước.
    - Ngày 5/6 : đến lượt tiểu đoàn 3 dù ngụy.
    - Ngày 7/6 : cách Xê-nô khoảng 30 km về phía đông bắc, ở bản Hom Song, tiểu đoàn dù 6 thuộc địa chạm trán với 1 đơn vị VM lớn được nhận định là trung đoàn 66 của đại đoàn 304. Nhờ hoả lực không quân, tiểu đoàn 6 rút lui an toàn.
    Mệnh lệnh lúc này của 2 tiểu đoàn dù là phải yểm trợ lẫn nhau để rút lui từ từ về đường số 9 nối Xê-pôn và Xê-Nô ở phía nam.
    Tiểu đoàn 3 dù ngụy được lệnh tiến tới trấn giữ Ban Hine Siu, 1 cái đồn nhỏ cách bản Hom Song khoảng 10km về phía nam, để chặn hậu cho tiểu đoàn 6BPC.
    Từ mấy ngày nay, bọn Pháp đã mất liên lạc hoàn toàn với 50 quân ngụy Lào đồn trú ở đây. Đồn này là một đồn nhỏ hình chữ nhật khoảng 70m x 100m, có 1 đường hào và 1 chiến luỹ bằng tre và bùn bảo vệ xung quanh, ở mỗi góc có 1 lô-cốt phòng thủ. Khi đến nơi vào ngày mồng 8, bọn nó phát hiện ra rằng quân VM đã qua đây trước. Các lô-cốt đều đã bị phá hủy, nhưng hệ thống đường hào và chiến lũy vẫn còn nguyên vẹn. Dân cư ở các vùng xung quanh đều đã được dời đi chỗ khác hết.
    quân ngụy chuẩn bị phòng thủ trên chiến lũy ở Ban Hine Siu:
    [​IMG]
    [​IMG]
    tiểu đoàn 6 BPC của Bigeard rút lui sau trận đánh ở Bản Hom Song :
    [​IMG]
    Trận đánh xẩy ra suốt đêm 8-9/1/1954. Trung đoàn 66 không có pháo bắn thẳng để phá chiến lũy, ko chọc thủng được hàng phòng thủ của ngụy. Đến buổi sáng, không quân Pháp đã "na-pam hoá" tất cả vùng xung quanh và kết thúc trận đánh. Ngày mồng 9, tiểu đoàn 3 dù ngụy cũng phải vội vã bỏ lại bản Hine Siu tất cả tử thi của tiểu đoàn và rút chạy về phía tiểu đoàn 6 BPC.
    Ngày 10/1 cả 2 tiểu đoàn dù đến được đường số 9 và đưa về căn cứ Xê-nô.
    3- Kết cục:
    Sau trận đánh này, đại đoàn 304 cũng ngừng tấn công về phía Hạ Lào, nhiệm vụ được chuyển sang cho đại đoàn 325 đánh sang từ Khu 4. Đa số đại đoàn 304 đều lên phía bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Về phía Pháp, các tiểu đoàn dù 6BPC, 2/1RPC và 2BEP lần lượt rút về Hà Nội rồi được thả xuống ĐBP. Tiểu đoàn 3 dù của ngụy đồn trú ở Xê-nô đến tận hội nghị Giơ-ne-vơ rồi sau đó rút về Sài Gòn nhập vào QLVNCH.
    Cụm cứ điểm Xê-nô được trao lại cho lực lượng ngụy Lào. Số phận của nó sau này là chuyện khác
    Về số thiệt hại : tiểu đoàn 3 ngụy ở trận Bản Hine Siu và cuộc rút lui sau đó công bố là có 46 chết (trong đó 3 tây), 99 mất tích (trong đó có 8 tây) và khoảng 150 bị thương. Sau này, theo hồi ký của tây thì số thiệt hại là 93 ngụy+ 5 tây chết, 95 ngụy+6 tây tù binh, bị thương 180.
    Phía ta, tiểu đoàn ngụy công bố đã đếm được 200 xác của ta. Do sau đó các vùng xung quanh đã được thả rất nhiều Na-pam, bộ chỉ huy ước lượng là số thiệt hại của trung đoàn 66 trong trận này là 800 người!
    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 17:19 ngày 05/07/2007
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nếu ở tiểu đoàn 5 nhảy dù có trung úy Phạm Văn Phú được người Pháp tuyên dương thì ở tiểu đoàn 3 nhảy dù cũng có trung úy Phan Trọng Chinh.
    Sau trận Bản Hine Siu, Phan Trọng Chinh được nhận Bảo quốc huân chương và phong hàm đại úy. Sau khi Pháp bàn giao tiển đoàn lại cho ngụy, ông ta trở thành tiểu đoàn trưởng người Việt đầu tiên của tiểu đoàn này.
    Cũng như mấy nhân vật nhà binh thân Pháp, Phan Trọng Chinh nổi tiếng là ghét Mẽo và nhà họ Ngô. Chôm một tí ở nhà lão Tín :
    Nếu em ko nhầm thì ông này ngày nay vẫn còn sống ở... Huê Kỳ
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    "Bảo quốc" này là bảo quốc nào đấy ạ, mẫu quốc Đại Pháp hay Cuốc Ra Việt Nam ?
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    "Bảo quốc" của "cuốc ra" óp cuốc!
    Thêm một vài hình ảnh của trận Ban Hine Siu (Trong đội hình các đơn vị nhảy dù này có sự hiện diện của một số nhiếp ảnh viên quân sự Pháp" :
    1 tấm hình của chiến luỹ do quân dù ngụy bảo vệ vào sáng ngày 9/1 (đây là phần chiến lũy thấp, nhưng phía trước quá trống trải để thuận lợi cho tấn công) :
    [​IMG]
    1 ổ cối 60 của lính dù ngụy ở Bản Hine Siu sau trận đánh ban đêm (chú ý trang bị vũ khí của bọn ngụy : tiểu liên MAT-49, súng trường MAS-36 báng gấp và súng trường các-bin USM1của Mẽo.
    [​IMG]
    Lính dù ngụy trên đường rút. Tay lính dù ở giữa cầm bên cạnh khẩu MAS-36 báng gập là 1 khẩu súng trường Mauser 98K Đức với lưỡi lê chiến lợi phẩm trong trận đánh. Như vậy có vẻ quân ta có dùng cả loại súng này nữa. Nguồn gốc của nó có lẽ là từ kho vũ khí của quân Tưởng trước thế chiến (đồ viện trợ của Đức cho quân đội Tưởng trong những năm 30):
    [​IMG]
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Súng này là vũ khí chính của các đơn vị chủ lực. Năm 50-51 súng trường TQ viện trợ cho ta hầu hết là loại này (chiến lợi phẩm từ Tàu Tưởng), chỉ có một ít Mosin.
    Cái đồn này nhìn công sự sơ sài như vậy mà sao ta không nhổ được nhỉ.
  7. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Em có một số hình ảnh khác của trận này nhưng chưa can lên được, để sau.
    Trong đó có một số hình ảnh chụp ngay sau trận đánh cho thấy xác bộ đội ta nằm tập trung ở chân chiến luỹ chỉ cao khoảng 2m từ dưới nhìn lên.
    Theo tài liệu của bọn tây, ta không phá được chiến lũy cho nên bị tổn thất nặng do bọn lính phòng thủ ở trong bắn ra ở khoảng cách rất gần mà ko bắn trả lại được. Có một số nhân chứng cho thấy phía ta đã buộc lại nhiều quả thủ pháo để làm bộc phá phá tường nhưng nó không đủ sức công phá để mở cửa.
    Cũng theo lời bọn tù binh tây sau này được thả về, vũ khí nặng của trung đoàn 66 mang theo chỉ là vài khẩu cối 60 và 81 cộng với một loại hoả tiễn ka-chiu-sa thủ công (ko biết là loại gì?). Nhưng bọn nó ko hề nói đến súng SKZ hay ĐKZ gì hết. Theo em nghĩ, có lẽ đơn vị hành quân xa cho nên chỉ trang bị nhẹ, không mang theo bộc phá và vũ khí công kiên để có thể tấn công tốt những đồn lũy kiểu này...
  8. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi; Hình như hầu hết các chiến sỹ Tây Tiến ngã xuống đều là liệt sỹ vô danh phải không ạ?
    Đến hôm qua xem ti vi thấy Trong chiến dịch điện biên phủ, nghĩa trang điện biên phủ có gần 4000 ngôi mộ (nghĩa trang Mường Thanh, Nghĩa trang A1, Độc Lập) mà chỉ có 4 ngôi mộ có tên. Công tác tử sĩ của ta lúc đố yếu kém quá hay là chiến trường ác liệt quá?
  9. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    hình như hồi đó lúc chôn mới quay ra hỏi tử sĩ này tên là gì,nên chỉ những trường hợp quá nổi tiếng,ai cũng biết(4 mộ) nên mới có tên tuổi.Còn như đồi A1 hy sinh đên cả cấp trung đoàn trưởng thì vô danh là tất nhiên,ngay như chiến dịch HCM lịch sử cũng kô ít trường hợp như vậy!
    @chiangsan:vậy theo bác kô có hoả lực mạnh thì nhổ kiểu gì đây?quân ta phải xung phong qua 1 vùng trống trải,vừa chạy vừa bắn(AK còn khó chính xác nữa là) chúng nó thì nằm kê súng thoải mái nín thở,bóp cò;mục tiêu của chúng nó cao trung bình 1m55,còn của ta cao trung bình... 15cm.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Các liệt sĩ ĐBP ban đầu được chôn cất ở 1 vị trí rất đẹp bên bờ sông Nậm Rốm "để cho các anh được mát mẻ", sang đến năm sau lũ quét 1 trận sạch bách, sau vụ lũ quét đó thì chả còn biết ông nào vào ông nào nữa.
    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này