1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện chưa biết về các chiến sỹ Tây tiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi phuongak, 04/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không có trung đoàn trưởng nào hy sinh ở ĐBP.
    Ở đây băn khoăn là ở chỗ ta đã diệt được già nửa tiểu đoàn của nó (gần 400), nhất là bắt được hơn 100 tù binh chứng tỏ trận địa của nó vỡ cũng nhiều, vậy mà vẫn không dứt điểm được.
  2. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    ờ hén:anh Trần Lực mới chỉ là tiểu đoàn trưởng thôi!Nhầm.
    Cậu đọc thế nào mà gần 400 thế?"diệt" với "loại khỏi vòng chiến đấu" thì nó như nhau à?
    mình cũng mất đến 800 người,chưa kể trang bị hao hụt trong chiến đấu nữa!
    cũng có thể do phải canh gác tù binh nên trung đoàn kô đủ người để nhổ cái đồn ấy
  3. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    [​IMG]
    mình kô hiểu ý đồ của người chế tạo và người trang bị cho đám lính khẩu súng này lắm.Đó là những năm 50 rồi chứ có phải thời Napoleon cởi truồng đâu mà lạc hậu thế nhỉ?
    đã mất công recoil thì cũng phải cho người ta thêm vài cm nòng súng chứ để thế này để đánh giáp lá cà à
  4. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Thế mới gọi là carbine
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra là bọn nó ko đóng hết cả ở trong đồn (nhỏ quá, ko đủ chứa 1 tiểu đoàn), có một bộ phận (đại đội 3 và 1 phần đại đội hoả lực) do tên trung úy trợ lý tiểu đoàn trưởng Douceur đào công sự cá nhân đóng ở ngoài đồn. Bọn này bị tiêu diệt hoàn toàn, tay trung úy Douceur bị bắt, sau này được thả sau hội nghị Giơ-ne-vơ. Cũng theo tài liệu của bọn Pháp, ngoài số chết, bọn nó phải bỏ lại một phần số thương binh ngụy khi rút chạy, số này chắc bọn nó sau đó tính luôn vào số tù binh.
    Nếu ko có thêm tài liệu phía bên mình chứng minh thì cũng khó mà tìm hiểu rõ được trận đánh này...
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tài liệu về trận này đúng là khó thật, may ra chỉ có trong sách lịch sử trung đoàn. Còn thì mấy cuốn chung chung em chưa thấy dù là một dòng.
    Có mấy cái ảnh, bác post lên hoặc đưa link đi ạ. :)
  7. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    carbine
    n : light automatic rifle
  8. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nguồn của em lấy ra ở đây :
    Rất tiếc là ko có can để can được mấy cái ảnh ở trong đó.
    [​IMG]
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Vác digital camera mà chụp (độ phân giải cao 1 chút) sau đó đưa lên là ổn đấy bác
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nhân đợi khi nào em tìm được digital camera, em trở về chuyện chiến đấu ở Lào trong KCCP:
    Vào năm 1945, tình hình trên lãnh thổ Lào rất là rối răm. Khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, nước Lào tự trở thành nơi giao chiến của nhiều phe phái :
    1- Phía bắc Lào, sư đoàn 92 của quân Quốc Dân Đảng tiến vào chiếm đóng vùng này cùng với vùng Tây Bắc của VN. Trên giấy tờ là để giải giáp quân Nhật, nhưng trên thực tế là để nắm lấy vùng "Tam giác vàng".
    2- Vùng Hạ Lào do những đám phỉ thân Pháp chiếm giữ, mở cửa cho bọn Pháp đổ bộ với quân anh ở Sài Gòn tiến vào Lào.
    3- Vùng Trung Lào cùng các vùng gần biên giới VN do đảng Lao-Issara (Lào tự do) của "ông hoàng đỏ" Xu-pha-nu-vông nắm giữ.
    Nhìn chung, dân Lào lúc này ko nhiệt tình cho bất cứ phe nào. Phe thân Pháp lúc đó cũng chỉ là những bộ lạc người Thượng có gắn bó với người Pháp từ thời thuộc địa. Phe Lào-Issara lúc này đa số là... Việt kiều và được Tổng Hội Việt Kiều Cứu Quốc Thái-Lào chính thức hỗ trợ (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=12D7aWQ9NDE4MiZncm91cGlkPTQma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=3 )
    Tình hình thay đổi lớn khi quân Pháp tiến vào Hạ Lào, chiếm lại Xê-pôn mở cửa đường số 9 về phía Huế và Đà Nẵng, uy hiếp sau lưng mặt trận Nha Trang. Ở phía bắc, Tàu Tưởng kí với Pháp hiệp định Đông Kinh, nhường lại cho Pháp quyền chiếm giữ vùng tây bắc VN và bắc Lào (cùng một lúc bỏ rơi ở VN những "chiến khu" của VNQDĐ ở vùng Tây Bắc, những chiến khu này sẽ bị quân Pháp và người Thái của quan tri phủ Đèo Văn Long tiêu diệt trong vài tuần sau đó).
    Để cứu vãn tình hình, phía VM phát huy phong trào "Tây tiến". Mặc dầu nó ko cứu vãn được tình hình quân sự lúc đó (mặt trận Nha Trang bị vỡ vào tháng 1/46, quân Pháp chiếm lại hết những thành phố quan trọng ở Lào), nhưng nó cũng là bước đầu tiên trong việc củng cố mặt trận Lào-Issara, tiền thân của Pathét Lào cũng như việc mở con đường xuyên Đông Dương, nền móng của nền hữu nghị Việt-Lào (http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.phantich.11554.qdnd ).

Chia sẻ trang này