1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện chưa biết về các chiến sỹ Tây tiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi phuongak, 04/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    trích từ Hoạt động cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan (cuối thế kỷ XIX ?" 1975) (nguồn trên talawas)
    Tháng 11 năm 1946, đế quốc Pháp gấp rút mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn cõi Việt Nam. Trung ương Đảng chỉ thị cho Đảng bộ Việt kiều ở Thái Lan mở mặt trận phía Tây, giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia để kiềm chế địch.
    Sau khi nghiên cứu chỉ thị Trung ương, Đảng bộ Việt kiều đã quyết định thành lập ?oBan chỉ huy quân sự Mặt trận miền Tây? để tổ chức lực lượng và chỉ huy chiến đấu trên địa bàn Tây Lào và Tây Bắc Campuchia.
    Cuối năm 1946 và đầu năm 1947, toàn bộ Mặt trận miền Tây được chia thành các đặc khu như sau:
    -Đặc khu 1 từ Hữu ngạn sông Pắc?"xan đến Viêng Chăn
    -Đặc khu 2 từ Pắc?"xan xuống Xa?"vằn?"na?"khệt
    -Đặc khu 3 từ Xa?"vằn?"na?"khệt xuống hết Hạ Lào
    -Đặc khu 4 là vùng Tây Bắc Campuchia.
    Cuối năm 1947, hình thành phân khu Viêng Chăn, tách khỏi Đặc khu 1.
    Tất cả lực lượng cán bộ hiện có trong Việt kiều được bố trí làm ba bộ phận: Một phần dành cho Mặt trận Tây Lào, một phần cho Mặt trận Tây Bắc Campuchia, phần còn lại dành cho việc củng cố cơ sở Việt kiều, làm hậu phương chính cho các chiến sĩ Mặt trận Tây Lào và Tây Bắc Campuchia. Do đó, hình thành ba Đảng bộ: Đặc ủy Việt kiều Thái Lan, Đặc ủy Lào và Đặc ủy Miên.
    Ngày 19?"12?"1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Toàn thể cán bộ và kiều bào ở Thái Lan sôi nổi hướng ứng Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ?oThà chết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ?. Mọi người sẵn sàng hiến dâng tất cả cho kháng chiến. Thanh niên Việt kiều lại hăng hái xông ra mặt trận, chủ yếu là đi chiến đấu ở Tây Lào và Tây Bắc Campuchia. Các đặc khu đều tổ chức trại huấn luyện và xưởng vũ khí trên đất Thái Lan để phụ vụ mặt trận miền Tây. Kiều bào hăng hái đóng góp, chi viện tiền tuyến, sắm sửa cho con em mình ra mặt trận mọi thứ quân trang, quân dụng mà gia đình có thể cung cấp được. Trong kiều bào, có người đã tự nguyện để xướng máy của mình cho tập thể làm xưởng sửa chữa vũ khí.
    Chính phủ Thái Lan lúc này do Thăm?"roong Na?"va?"xơ?"vặt làm Thủ tướng, nhưng chủ trương, đường lối vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Pri?"đi Pha?"nôm?"giông. Việt kiều vẫn tranh thủ được sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ và các nhân sĩ tiến bộ Thái Lan. Các địa phương như Xỉ- xiêng?"mày, Thà?"Bò, Noỏng?"Khai, U?"Đon, Phôn?"vi?"xây, Bung?"Càn, Thà U?"Thên, Bản Bốc, Bản Pùng, Thạt?"Pha?"Nôm, Mục?"Đa?"Hán, huyện Bùng, huyện Đột, Mường Cầu, tỉnh lị Tạc, v.v? là những địa điểm có trại huấn luyện hoặc xưởng vũ khí của Việt kiều để phục vụ mặt trận miền Tây. Ba điểm tập kết lớn mà anh em thường gọi là ?ochiến khu? là Um?"Kè ở U?"Đon, Na?"Ke ở Na?" Khon và Xà?"vàng ở U?"Bôn. Các nhà chức trách địa phương và nhân dân Thái Lan để mặc nhiên cho Việt kiều được làm việc yêu nước với một thái độ thiện cảm rõ rệt.
    Ngoài việc xây dựng lực lượng vũ trang của Việt kiều để hoạt động trên mặt trận miền Tây. Đảng bộ Việt kiều còn chú ý giúp đỡ người Lào và người Khơ-me yêu nước xây dựng lực lượng kháng chiến.
    - Giúp đỡ kháng chiến Lào:
    Chính phủ Lào Ít?"xa?"la sau khi dời sang đất Thái cũng tranh thủ được sự giúp đỡ có mức độ của Chính phủ Pri?"đi Ba vì Hoàng thân Phết?"xa?"rạt, Xu?"va?"na Phu?"ma và Xu?"pha Nu?"vông cùng một số nhân sĩ chủ yếu như Khăm?"Mão, Cà?"Tày, v.v? sinh hoạt ở Băng Cốc. Phần lớn cán bộ và nhân dân Lào tản cư sang Thái thì ở vùng Đông Bắc.
    Các đơn vị bộ đội Lào nói chung bị tản mát sau khi di chuyển sang đất Thái. Một số lẻ tẻ gia nhập luôn vào các đơn vị bộ đội Việt kiều để trở lại chiến đấu trên đất Lào. Một thời gian sau mới phục hồi, thành bộ đội Ít?"xa?"la.
    Đặc ủy Việt kiều đã bố trí cán bộ liên hệ với Hội kiều dân Lào ở Đông Bắc Thái Lan, do Thao Thăm phụ trách, mở các lớp huấn luyên cho anh em Lào.
    Điều quan trọng là các đơn vị Việt kiều hợp tác chặt chẽ với một số người Lào yêu nước có danh tiếng như Thau?"Mừn, Phu?"vi?"chít ở Thượng Lào; Khăm?"Tày, Xinh?"ca?"pô ở Trung Lào. Xi?"thôn Cô?"ma?"đăm, Phun Xi?"pa?"xớt ở Hạ Lào, v.v? Do đó, từ 1947?"1948 đã bước đầu gây dựng cơ sở, bám đất Lào để kháng chiến.
    Trong năm 1946?"1947, các đơn vị chiến đấu Lào?"Việt thuộc mặt trận Tây Lào đã dần dần chắp mối liên hệ với cơ quan chỉ đạo kháng chiến ở trong nước thuộc khu 10, khu 4 và khu 5 dựa vào nhân dân Lào và sự chi viện của Việt kiều để đánh giặc. Về phần Chính phủ Lào Ít?"xa?"la thì trong điều kiện lưu vong ở Thái Lan, chỉ tồn tại một thời gian ngắn, rồi bị phân hóa. Cơ quan Đại diện Chính phủ ta ở Băng Cốc có cố gắng giúp đỡ các vị Hoàng thân và nhân sĩ Lào về mặt chính trị và tài chính. Nhưng khả năng giúp đỡ lúc đó rất có hạn. Mặt khác, bọn gián điệp Pháp và Mỹ ở Băng ?" Cốc tìm mọi cách lung lạc những người không kiên định trong Chính phủ Lào. Dần dần, một số trở nên dao động, hoang mang. Có người không nhìn rõ phương hướng chiến đấu lâu dài, không quen chịu đựng gian khổ, đành quay trở về đất Lào, chịu thỏa hiệp với Pháp. Có kẻ như Ca?"Tày đã trở thành tay sai đắc lực cho Pháp, Mỹ, điên cuồng chống lại kháng chiến.
    Riêng Hoàng Thân Xu?"pha Nu?"vông đã kiên trì sự nghiệp kháng chiến cứu nước, trước sau vẫn giữ quan hệ với Việt Nam, nắm lực lượng trở về Lào cùng cán bộ cách mạng Lào hợp tác chặt chẽ với cán bộ kháng chiến Việt Nam, lập ra Chính phủ Pa?"thét Lào Ít?"xa?"la (1950) lãnh đạo cuộc chiến đáu của nhân dân Lào cho đến thắng lợi.
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    trong hồi ký của thượng tướng Nguyễn Quốc Thước, lúc đó là 1 tiểu đoàn trưởng ở trung đoàn 101, đại đoàn 325, thì chiến dịch trung Lào vào mùa khô 53-54 là do đại đoàn 325 củng cố thêm bởi trung đoàn 66 thuộc đại đoàn 304 thực hiện.
    Ta xuất phát từ Vinh, đánh thẳng sang Thà-Khẹc. Trung đoàn 101 giải phóng Thà-Khéc vào trung tuần tháng 12, nhưng bị ép khá mạnh bởi 1 binh đoàn cơ động lính Âu Phi đánh lên đây từ phía Xa-va-na-khét theo hướng đường 13 (có lẽ đây là binh đoàn cơ động số 1 đóng ở Xê-nô). Nhiệm vụ của trung đoàn 66 đánh xuống Hạ Lào vào tháng 1/54 có vẻ như muốn đánh nghi binh, giữ chân bọn tây ở Hạ Lào và gỡ sức ép ở Tha-Khéc. Chứ 1 trung đoàn đánh xa căn cứ mình (Vinh) gần căn cứ địch (Xê-nô) như thế cũng rất là lạ.

Chia sẻ trang này