1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện có thật, nhưng khó tin

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi rickynvd, 17/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Chuyện có thật, nhưng khó tin

    Xem chi tiết tại báo Công an nhân dân:
    http://www.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/phongsughichep/2007/3/99437.cand

    Đi tìm lời giải của những nhà ngoại cảm Việt Nam

    [​IMG]
    Bích Hằng và mẹ tại nhà riêng.

    Hầu hết các nhà ngoại cảm ở nước ta có được khả năng kỳ lạ là do một biến cố trong đời. Ly kỳ nhất phải kể đến câu chuyện của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, cô đã có được khả năng phi thường sau một lần bị chó dại cắn suýt chết?


    Theo ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng, ở Việt Nam hiện có gần 100 người có khả năng đặc biệt, trong đó chỉ có hơn chục người có khả năng tìm mộ thực sự xuất sắc. Còn con số lừa bịp để trục lợi, hoặc hoang tưởng mình có khả năng đặc biệt thì phải đến hàng ngàn.

    Chính vì thế, ông cũng cảnh báo rằng, tất cả những người chưa được các nhà khoa học cũng như những cơ quan có chức năng thẩm định, đánh giá bằng các đề tài nghiên cứu cụ thể thì không thể tin tưởng được.

    Qua các cuộc nghiên cứu, đánh giá, các nhà khoa học tổng kết được 4 con đường dẫn đến khả năng ngoại cảm: Thứ nhất là bẩm sinh, tức sinh ra đã có khả năng ngoại cảm. Thứ hai, sau những trận ốm thập tử nhất sinh bỗng phát hiện ra khả năng này. Thứ ba, các thiền sư tu hành lâu năm, đắc đạo. Thứ tư, do được đào tạo.

    Theo ông Khanh, trường hợp trở thành nhà ngoại cảm do bẩm sinh là rất hiếm, do tu hành đắc đạo thì có nhiều, song đối với các nhà tu hành, ngồi một chỗ biết chuyện thiên hạ chỉ là một bậc nhỏ trên con đường đến cõi niết bàn.

    Các thiền sư chuyên tâm tu hành, không màng đến thế sự, tiếng tăm, danh phận và rũ bỏ hết việc đời nên họ không bao giờ công bố khả năng của mình. Họ muốn giữ tâm tịnh để tiếp tục tu hành khổ hạnh, do vậy, người đời thường không biết được khả năng của họ.

    Người tiêu biểu về khả năng tu hành rồi trở thành nhà ngoại cảm là anh Nguyễn Văn Nhã. Anh Nhã hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh. Anh thường ít khi tiếp xúc, gặp mặt người tìm mộ. Những ai muốn tìm được hài cốt người thân thường gọi điện hỏi anh, anh sẽ chỉ dẫn qua điện thoại.

    Anh Nhã làm thế là vì không muốn mang tiếng kiếm tiền từ việc chỉ dẫn người đời đi tìm mộ. Chính vì thế, nhiều gia đình tìm thấy mộ thân nhân qua sự chỉ dẫn của anh, muốn tìm anh hậu tạ nhưng không biết anh ở đâu, hỏi địa chỉ thì anh không cho, thậm chí mang quà đến anh cũng không nhận.

    Đã có cả ngàn người tìm được mộ nhờ sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, song vẫn không biết mặt mũi nhà ngoại cảm này như thế nào. Việc có khả năng ngoại cảm do đào tạo bài bản chính là nét độc đáo ở Việt Nam mà các nhà khoa học đang chuyên tâm nghiên cứu, áp dụng.

    Đã có một số người sẵn có khả năng đặc biệt, lại được các nhà khoa học rèn luyện nên trở thành nhà ngoại cảm có khả năng tìm mộ cũng như nhiều khả năng có ích khác, tuy nhiên, những người này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nên các nhà khoa học chưa cung cấp thông tin.

    Hầu hết các nhà ngoại cảm ở nước ta có được khả năng kỳ lạ là do một biến cố trong đời. Có người bị điện cao thế giật (ông Nguyễn Văn Chiều), có người qua trận sốt hoặc trận ốm thập tử nhất sinh thì trở thành nhà ngoại cảm.

    Trong số những người trải qua biến cố thành nhà ngoại cảm thì ly kỳ nhất phải kể đến Phan Thị Bích Hằng. Con đường trở thành nhà ngoại cảm của Bích Hằng vô cùng gian nan, kỳ lạ và nhiều nước mắt.

    Phan Thị Bích Hằng sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo thuộc xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Năm 1990, khi 17 tuổi, vừa thi đại học về, Hằng cùng một cô bạn gái đang đi trên đường bỗng có một con chó nhảy xổ ra cắn. Hằng bị cắn vào chân trái, cô bạn gái bị cắn vào tay trái.

    Cũng như người dân ở các vùng nông thôn, Hằng và cô bạn cảm thấy chuyện bị chó cắn rất bình thường, rồi quên ngay sau đó. Vài ngày sau khi bị chó cắn, Hằng nhận được giấy báo đỗ đại học.

    Khoảng một tháng sau, cô bạn đột nhiên không nói được nữa, hàm răng cứng lại. Nghĩ là bị đau răng, Hằng đưa cô bạn đi khám. Bác sĩ nha khoa kiểm tra và khẳng định không phải do đau răng. Hai người lại đèo nhau đến Bệnh viện Quân y 5 Ninh Bình.

    Sau khi khám xét, bác sĩ bảo bạn gái của Hằng có triệu chứng của người bị bệnh dại. Tưởng như đất dưới chân sụt xuống, tử thần đã nắm tay mình dắt đi, Hằng nói như người mất hồn: ?oĐúng như vậy. Cháu và cô bạn đều bị một con chó cắn?. Sau hôm đó, Hằng cũng hôn mê bất tỉnh. Cô bạn thân thì đã qua đời.

    Gia đình đưa cô đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo Thiên Chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu an ủi: ?oChúa lòng lành sẽ che chở cho con?.

    Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván mà người ta vừa bốc lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật giữa sự sống và cái chết, gia đình Hằng liền cho cô uống ngay vị thuốc khủng khiếp này.

    Sau khi uống thuốc, ông thầy lang bảo với bố mẹ Hằng: Sau 3 tiếng đồng hồ cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, nói sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé. Nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì cháu sống được còn nếu lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa. Tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ có vậy.

    Đúng như lời ông thầy lang nói, 9h tối Hằng lên cơn cắn xé điên cuồng, đến 11h đêm mới thiếp đi. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, khi cùng người anh trai của cô bạn gái đã mất ra mộ thắp hương thì đột nhiên Hằng cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Hằng liền nói: ?oAnh đưa nhanh em về, em sắp lên cơn điên rồi?. Từ đấy, Hằng không còn biết gì nữa.

    Đến 1h sáng hôm sau, gia đình không còn hy vọng bởi Hằng đã hoàn toàn tắt thở. Bình thường, những người trẻ tuổi như Hằng ở quê được khâm liệm rất nhanh rồi đem chôn, không tổ chức lễ tang, kèn trống.

    Thế nhưng, có một ông cụ dạy chữ nho ở làng rất giỏi tử vi vào nhà Hằng, sau một hồi tính toán, ông bảo: ?oThứ nhất, chưa qua giờ Thìn không được khâm liệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế, không được thắp hương?.

    Lúc đó, một ông bác sĩ nói: ?oTốt nhất đậy mặt cháu lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói vậy?. Ông cụ đó nói tiếp: ?oCác anh thì có cả một nền y học hiện đại, còn tôi chỉ là tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không chết?.

    Nghe cụ già và bác sĩ tranh cãi, gia đình Hằng rất hoang mang, không biết xử trí thế nào. Thế nhưng, ai đi mua gỗ đóng quan tài cứ đi, ai ngồi chờ xem lời ông cụ linh ứng thế nào thì cứ chờ.

    Hồi khắc khoải chờ chết, Hằng có hỏi bố (bố Hằng là quân nhân): ?oVì sao những vị lãnh đạo khi chết người ta lại bắn 7 loạt đại bác?, bố Hằng trả lời: ?oĐể linh hồn mau siêu thoát?. Nghe bố nói vậy, Hằng liền bảo: ?oKhi con mất bố bắn cho con bảy phát đạn để con mau siêu thoát trở về với gia đình mình?.

    7h sáng hôm đó bố Hằng mới về đến nhà. Trông thấy đứa con gái tội nghiệp tắt thở nằm đó ông không kìm được nước mắt. Nhớ lời hứa với đứa con gái, ông lôi súng ngắn ra bắn. Tiếng súng nổ làm Hằng bật tỉnh dậy và phản xạ đầu tiên là lao ra phía tiếng súng gọi ?oBố ơi!?.

    Hằng đạp phải những chiếc vỏ đạn và ngã rất mạnh xuống sân. Mọi người liền khiêng cô vào trong nhà. Sau khoảng nửa tiếng, Hằng tỉnh lại hoàn toàn. Khi đó, một cảm giác rất kỳ lạ đến với cô. Thân thể dường như mất trọng lượng, như đang bay và nhìn mọi người như ở một thế giới khác.

    Theo lời Hằng, trong thời gian 30 phút bất tỉnh do trượt ngã đập đầu xuống sân, cô thấy bà nội và bà ngoại (cả hai đều đã mất) gọi cô. Hằng thấy mình đang đi qua một cây cầu bắc qua con sông lớn với mây mờ sương khói bao phủ. Phía bên kia cầu, bà ngoại cùng rất nhiều người đứng vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ này kéo lại.

    Cố vùng vẫy, Hằng tuột khỏi tay bà. Đúng lúc đó thì tiếng súng làm Hằng giật mình tỉnh dậy. Mọi người đều vui mừng khôn xiết, coi việc Hằng sống lại là chuyện thần kỳ.

    Vài tháng sau, khi khỏe mạnh hẳn, Hằng thường đi lung tung, không có định hướng. Điều kỳ dị là nhìn mặt mọi người Hằng có thể biết được họ còn sống lâu hay sắp chết. Một số người đang khỏe mạnh song lại cứ như có ai đó nói với cô rằng họ sắp chết, thế là cô tìm họ nói cho họ biết rằng họ sắp chết.

    Không ít lần cô bị ăn đòn vì... độc mồm, độc miệng. Ngày đó, trong làng có ông Vũ Văn Trác, 50 tuổi, rất khỏe mạnh và quý mến Hằng. Ngày Hằng còn bé, có cái bánh, cái kẹo ông đều dành cho.

    Phạm Ngọc Dương
  2. jiafa

    jiafa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Vừa mới đọc xong : http://www.otosaigon.com/forum/tm.aspx?m=439579 , chạy về Box Miền Tây gặp cái này, hehe. Tui thì trước ko tin mấy vụ này, nhưng bây giờ thì tin rồi ( tui ko có mê tín dị đoan đâu à, phải có chứng cứ mới tin đó ) . Hình như Chị Hằng này kiếm đuợc khá nhiều mộ liệt sĩ đó ( trên 1000 - không chắc lắm ). Tui chỉ mong có nhiều người như vậy tìm ra hết nơi chôn cất các anh bộ đội đã hy sinh cho đất nước chúng ta để gia đình được đoàn tụ. Hàng ngày vẫn còn có những bà mẹ, người vợ mong ngóng tìm được hài cốt các anh mang về .....
  3. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Người chết sống lại, chuyện có thật!
    Havey - một thanh niên 20 tuổi người Mỹ chẳng may mắc bệnh qua đời. Vợ chưa cưới của anh vì quá yêu Havey nên tin rằng anh chưa chết, không cho chôn và mang quan tài về nhà. Sau đó, quả nhiên chàng thanh niên sống lại và hai người đã tổ chức lễ cưới.
    Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác có cả kho tàng chuyện kể về người chết sống lại rất ly kỳ, khó tin, nhiều khi đượm màu sắc thần bí. Tuy nhiên, đây lại là chuyện có thật!
    Vào thế kỷ 18-19, ở khắp châu Âu rộ lên những chuyện về người chết sống lại và ?oquỷ nhập tràng?. Ở Hungary và các nước Trung Âu thời ấy, người ta thường đồn đại là thấy người chết sống lại. Có nhiều cách giải thích hiện tượng này. Một trong các cách giải thích là thời ấy do chiến tranh và dịch bệnh, có quá nhiều người chết nên việc chôn cất được làm một cách hấp tấp, qua loa. Đã có những trường hợp chưa chết hẳn cũng bị chôn. Khi tỉnh lại, họ lật mồ sống dậy, thân mình dính đầy bùn đất và nhiều khi cả máu nữa, đi lang thang làm mọi người sợ hãi. Từ đó mà sinh ra những huyền thoại về ?oquỷ nhập tràng?.
    Vào các thế kỷ trước, khoa học chưa thể xác định một cách thật chính xác khi nào con người thật sự chết. Chính Herbert Mayo, một phẫu thuật gia có tên tuổi của thế kỷ 19 cũng đã cho rằng, trung bình cứ 200 người được đem đi chôn có một bị chôn sống. Trước đây, người ta cũng ghi lại trường hợp ông Beđa Doxtotrenui, một tu sĩ nước Anh bị bệnh và chết vào lúc nửa đêm. Xác chết đã được cho vào quan tài, người nhà túc trực xung quanh khóc than thảm thiết. Nhưng sáng sớm hôm sau, ông ta bỗng nhỏm dậy làm mọi người hãi hùng bỏ chạy, cho là ?oquỷ nhập tràng?.
    Mãi đến thế kỷ 20, những chuyện tương tự vẫn xảy ra. Đáng chú ý nhất là chuyện xảy ra vào năm 1906 ở bang Kansas (Mỹ). Một thanh niên tên là Havey, 20 tuổi, con một gia đình giàu có chẳng may mắc bệnh qua đời. Người vợ chưa cưới của anh ta tin rằng anh chưa chết mà chỉ ngủ thiếp đi trong cơn bệnh nặng. Cô không cho chôn và đề nghị mang quan tài về để trong nhà. Chuyện lạ lùng đã xảy ra, sau đó quả nhiên Havey sống lại.
    Từ sự kiện này, dư luận ở Mỹ xôn xao cho rằng có nhiều người bị chôn oan do bác sĩ xác định nhầm là đã chết. Quả thật vào thời ấy, kỹ thuật y học chưa cao nên chưa thể phân biệt được thật chắc chắn một người đã chết hẳn hay chưa. Cũng vì vậy, các nhà lãnh đạo y tế đương thời đã đề ra yêu cầu phải để xác chết một tuần lễ sau mới được chôn, và nhiều thành phố đã lập ra ?onhà cất giữ thi hài? để trông coi những xác chết này trong một tuần, đề phòng họ sống lại.
    Cũng từ sự kiện Havey, người ta đã phát minh ra những chiếc ?oáo quan an toàn? có thiết bị thông gió, báo động và thoát ra khỏi quan tài nếu người chết sống lại. Có nhiều kiểu ?oáo quan an toàn?, đáng chú ý hơn cả là chiếc quan tài do một bá tước người Nga tên là Kraxcaniki phát minh, được dư luận ngày đó đánh giá là chiếc áo quan thiết kế tinh vi, an toàn nhất, nếu người chết sống lại sẽ dễ dàng được cứu thoát.
    Những chiếc ?oáo quan an toàn? này thịnh hành ở phương Tây cho đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Chiến tranh thế giới xảy ra, số người chết quá nhiều nên người ta không còn quan tâm đến chuyện ?ongười chết sống lại? nữa. Mặt khác, do y học phát triển, có thể xác định được chính xác một người đã chết thực sự hay chưa nên chuyện chôn lầm người còn sống cũng khó xảy ra.
    Người chết sống lại tuy hiếm nhưng là chuyện có thật, có người sống lại khỏe mạnh lâu dài như trường hợp của Havey, nhưng cũng có những trường hợp chỉ tạm sống lại một thời gian rồi chết thực sự. Hiện tượng trên ở nước nào cũng có. Ở Việt Nam trước đây cũng có những trường hợp tương tự và người ta cho rằng do ma quỷ nhập vào xác chết nên gọi là ?oquỷ nhập tràng?, một điều rất gở đối với gia đình người chết.
    Về cái chết, hiện nay y học chia làm hai thời kỳ: chết lâm sàng và chết sinh vật. Trong chết lâm sàng, phổi và tim người bệnh đều đã ngừng hoạt động, nhưng não bệnh nhân vẫn chưa chết và thần kinh gốc của bộ não vẫn hoạt động. Ở giai đoạn này, tuy mọi dấu hiệu của sự sống - kể cả nhịp tim và hơi thở - đều không còn nữa, nhưng với những kỹ thuật hồi sinh cấp cứu hiện đại ngày nay, người ta vẫn có thể phục hồi được hô hấp và tuần hoàn, người bệnh vẫn có thể được cứu sống. Chỉ khi bộ não của bệnh nhân đã chết, người bệnh chuyển sang giai đoạn chết sinh vật, mọi khả năng cứu chữa mới hết.
    Như vậy, chúng ta có thể hiểu, những người chết sống lại là những trường hợp mới chết lâm sàng. Người chết đã hết thở, tim ngừng đập, thầy thuốc đã khám xác nhận và cho vào áo quan. Nhưng do bản năng của sự sống đấu tranh với cái chết, họ đã tự phục hồi lại được và tỉnh lại, không tiến sang giai đoạn chết sinh vật.
    Do đó, muốn xác định một người chết, không thể chỉ thấy ngừng thở, ngừng tim là đủ, mà phải thăm khám thật kỹ lưỡng, khi biết chắc chắn người bệnh đã chết sinh vật rồi mới được xác nhận là chết, và việc chôn cất cũng chỉ được làm sau đó 24 giờ.
    Theo BS Hương Liên
    Sức Khỏe & Đời Sống
    http://dantri.com.vn/chuyenla/2005/9/78426.vip
  4. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Có hay không "kiếp luân hồi"?
    Trần Hồng
    Công An Nhân Dân
    [​IMG]
    Bé gái Samlini Permac đang ôn lại quảng đời trước đây của mình. (Ảnh: CAND)
    Sau khi chết, con người có "trở lại" mặt đất theo một vài dạng khác không? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về "kiếp luân hồi" từ rất lâu nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề.
    Dẫn đầu là một nhóm giáo sư thuộc Trường đại học Yale ở Mỹ từng thu thập khắp thế giới các bằng chứng liên quan đến ?okiếp trước? hoặc sự ?ođầu thai vào kiếp sau?. Rồi họ nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ, logic và nghiêm túc. Nếu phát hiện ra điều gì đó ?okhông bình thường?, họ liền phân tích một cách chuyên sâu hơn nhằm khám phá xem có liên quan gì tới ?okiếp luân hồi? ?" theo quan điểm tín ngưỡng cố hữu không?
    ?oMảnh đất màu mỡ? cho các cuộc nghiên cứu nói trên đa số là các trẻ em. Roberta Morgan, sinh ngày 28/8/1961 ở tiểu bang Minnesota (Mỹ), bắt đầu kể về ?okiếp trước? của mình trong thời còn là một bé gái. Người mẹ thì cho rằng con bé nói rặt những chuyện ngốc nghếch và luôn tìm cách ngắt lời đứa bé. Nhưng Roberta vẫn không ngừng kể về ?ocha mẹ trước đây? của mình. Em còn kể về chiếc ôtô mà ?ongười cha kiếp trước? từng có và khẳng định rằng em đã cùng sống với ?ocha mẹ cũ? tại một khu trang trại. Khi bé gái lên 4 tuổi, em được dẫn tới một trại chuyên thuần ngựa nòi. Roberta rất tự nhiên và phấn chấn nói: ?oCon từng cưỡi ngựa thuần thục nhiều lần rồi?. Thật ra, em đã trèo lên mình ngựa bao giờ đâu. Roberta còn đòi mẹ làm những món thức ăn ?okhoái khẩu? mà ?omẹ trước? đã từng nấu. Em tả lại cách thức nấu các món đó hoàn toàn chính xác. Tới năm 9 tuổi, Roberta Morgan đột nhiên quên hẳn quãng đời ?okiếp trước? của mình và không bao giờ nhớ lại được nữa (?!).
    Còn Samlini Permac sinh đầu năm 1962 ở Colombo (Sri Lanka). Trước khi bé biết nói, cha mẹ nhận thấy rằng em rất sợ... nước. Mỗi khi người mẹ định tắm cho bé, đều gặp phải các phản ứng dữ dội cùng tiếng kêu khóc. Em còn rất sợ ôtô. Khi Samlini nói được, em đã mô tả ?oquãng đời trước đây? của mình một cách tỉ mỉ. Em kể: ?oMột hôm cha mẹ ?okiếp trước? sai em đi mua bánh mì. Phố xá đang bị lụt, chiếc xe buýt đi sát bên cạnh, hất em xuống đồng nước. Em cố giơ tay quá đầu cầu cứu và hét lên: ?oMẹ ơi!?. Sau đó, em bị chìm hẳn vào giấc ngủ vô biên?.
    Cha mẹ của Samlini suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Sau đó một thời gian, họ biết được câu chuyện của một bé gái 11 tuổi từng bị chết đuối trong hoàn cảnh tương tự, y hệt câu chuyện mà cô con gái họ đã kể lại. Còn bản thân Samlini Permac không thể biết được sự kiện này vào bất cứ trường hợp nào, bởi đơn giản lúc ấy bé chưa ra đời (?!).
    Hai trường hợp tiêu biểu trên được bác sĩ tâm lý học nổi tiếng người Mỹ John Stevenson - người đã nghiên cứu các hiện tượng về ?okiếp trước? suốt nửa thế kỷ nay - kể lại. Ông cùng các đồng nghiệp thuộc Trường đại học Tổng hợp Virginia đã thử tìm các bằng chứng, được tồn tại như một ?othực trạng X?, mặc dù không tìm được những yếu tố vô lý trong ?ocác X? và họ cũng không thể lý giải chúng dưới ánh sáng khoa học được. Giáo sư Bác sĩ J.Steveson cùng các đồng nghiệp đi tới quyết định chỉ tồn tại một khả năng duy nhất: giống như ?oảo giác? - nếu nói về khả năng phân tích khoa học hiện nay. Còn một nhà phân tâm học người Mỹ, Bác sĩ Scot Rogo. cũng đã từng dày công nghiên cứu các trường hợp liên quan tới sự ?ođầu thai? hoặc ?okiếp luân hồi? hơn ba thập niên gần đây, cũng mới chỉ đưa ra các giả thuyết, chứ chưa ?odám? nêu lên một kết luận khoa học chắc chắn nào cả.
    Trước đây nhiều năm, đa số các nhà khoa học phủ nhận sự ?ođầu thai?, cho đó là một trò ?ohoàn toàn lừa bịp?. Nhưng ngày nay đa phần trong số họ đã thừa nhận hiện tượng này như là một phương cách chữa các chứng khủng hoảng tâm lý. Còn Giáo sư Tiến sĩ Abraham Kelsy, Trưởng khoa Y học lâm sàng của Viện Đại học New York, trong các thực nghiệm riêng của mình đã dùng những phương pháp giúp các bệnh nhân nhớ lại ?oquãng đời kiếp trước? của họ, và bằng cách này giúp họ giải phóng khỏi những vướng mắc hiện tại.
    Ông giải thích: ?oTôi đã rút ra được kết luận là, rất nhiều biểu hiện hiện tại của người bệnh là hệ lụy của kiếp trước và chính chúng là những trở ngại phong tỏa nghị lực của cuộc sống thực tại. Theo tôi, cơ thể con người luôn mang sẵn những thứ phi vật chất, những thứ vẫn tồn tại sau khi thân xác đã chết. Nôm na như người phương Đông gọi là ?ohồn?. Chính thứ ?ohồn? này được tái sinh - đầu thai lại. Niềm tin này của tôi càng được củng cố qua các phân tích tỉ mỉ về ?ochất lượng riêng? của mỗi cá nhân. Tại sao trong một gia đình, trẻ em thường khác biệt nhau, dù rằng chúng được sinh ra cùng cha cùng mẹ, có cùng một tổng thể gien và lớn lên trong cùng một môi trường? Rất nhiều trẻ em, khi đang chơi, luôn có xung quanh chúng ?onhững người bạn vô hình? nào đó mà chúng luôn cho là đang hiện hữu thật sự. Tới độ 4-5 tuổi, thứ cảm giác ấy đột nhiên biến mất. Điều này theo các nhà khoa học chính là kỷ niệm về những người bạn "kiếp trước" của chúng.
    Vẫn chưa có một nhà tâm lý học nào có thể giải thích một cách logic về những cá tính khác nhau, cũng như các ?ochất lượng cá nhân? khác nhau của đám con trẻ được sinh ra từ một gia đình chung. Trong từng trường hợp, thể hiện những dấu hiệu ảnh hưởng từ ?okiếp trước?, được giới tâm lý học nêu ra các giả thuyết về những ?obiến dạng của tâm lý?: như mê ngủ, nghe hoặc đọc được ở đâu đó... Giới vương quyền Ai Cập thời cổ cũng từng hay nói về các ?okiếp luân hồi?, cả Hoàng đế Pháp Napoléon, cũng như nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác cũng vậy ?" những người thường nhớ về "kiếp trước", để chỉ muốn tạo ra cái ấn tượng về ?oxuất xứ thần thánh? của họ. Đa phần trong chúng ta không hề gợi nhớ lại ?okiếp trước? ngay cả qua những cách tân tiến hoàn thiện nhất. Trong trường hợp đó, không tồn tại quan niệm ?ođầu thai? trong thực tế. Ngoài ra cũng còn nhiều điểm bất đồng ngay cả giữa những người vốn luôn tin vào ?okiếp trước?.
    Tới giờ, giới khoa học vẫn chưa có sự đồng nhất về thực chất của tiến trình này, đó là cơ sở gây nên sự hoài nghi về khả năng ?ođầu thai? trong ?ovòng xoay luân hồi? của mỗi người.
    Theo Công An Nhân Dân
    Được rickynvd sửa chữa / chuyển vào 06:44 ngày 18/04/2007
  5. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Chuyện chưa kể về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
    [​IMG]
    Bích Hằng đang đi tìm mộ
    Sau khi Bích Hằng chôn cất thắp nhang, người lính Sài Gòn này đã ?odắt? Hằng đến bên bụi cây rất lớn và chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm và khi đào thì thấy ngay hài cốt. Hằng bảo với dân làng: ?oVậy là anh ta đã lấy công chuộc tội rồi, mọi người không nên căm thù nữa nhé!?.
    Những ngày đầu tiên đi tìm mộ đối với Phan Thị Bích Hằng hết sức khó khăn. Khi đó, chị chưa biết ?onói chuyện? với người đã chết, mà chỉ ?onhìn? thấy hình dáng họ như thế nào mà thôi, họ già hay trẻ, da trắng hay đen, béo hay gầy và trên cơ thể có những đặc điểm gì đặc trưng. Chính vì thế, có những trường hợp trông hình thức thấy nhang nhác nhau dẫn đến nhầm lẫn đáng tiếc.
    Đó là một kỷ niệm đi tìm liệt sĩ chống Pháp hy sinh ở trận Chùa Cao (Ninh Bình). Chị tìm thấy hài cốt liệt sĩ này ở dưới ruộng, gần bốt Chùa Cao. Chị ?otrông? thấy ông mặt vuông chữ điền, râu quai nón, rất giống con trai ông, nhờ Hằng tìm mộ. Bích Hằng khẳng định đúng là ngôi mộ của liệt sĩ và đề nghị gia đình đắp đất lên để hôm sau tiến hành đào hài cốt.
    Tuy nhiên, đêm đó, khi đang ngủ, tự nhiên có một bác bộ đội đi cùng một người nữa giật giật chân kéo chị dậy và bảo: ?oNày này, cậu dậy đi tớ bảo cái này. Hôm nay cậu làm thế là không được nhé. Cậu nhầm rồi. Cậu lại chỉ mộ cậu liên lạc của tớ. May mà vợ con tớ chưa đem về đấy nhé. Nếu mà đem về nghĩa trang rồi thì hóa ra tớ vẫn phải nằm lại ngoài ruộng mà cậu liên lạc lại được cả nhà tớ kêu bằng bố.
    Nhìn đây này, cậu liên lạc mới chỉ 23 tuổi, còn tớ đã ba mấy tuổi rồi. Tớ có cái mụn ruồi ở mũi, cậu nhìn thấy chưa, rất to. Ngày xưa bố vợ suýt không đồng ý gả con gái cho tớ vì bảo cái mụn ruồi ấy là chết yểu, con gái ông lấy tớ sẽ góa chồng sớm. Dù có cái mụn ruồi quái quỷ ấy nhưng tớ vẫn đẹp giai nên cô ấy vẫn mê và quyết lấy tớ. Đây này, nhìn nhé, ở cái chỗ đất này, tớ ném cành hoa vạn thọ ở chỗ này nhé. Mai cậu nhớ phải lên sớm không trẻ con nó nghịch lại lấy đi mất?.
    Đúng như dặn dò, hôm sau Hằng dậy thật sớm, một mình đi xe xuống chỗ mô đất đắp hôm qua. Hằng chợt rùng mình vã mồ hôi giữa mùa đông giá rét khi thấy cách chỗ nấm đất khoảng 5m, trên nền cỏ ướt đẫm sương đêm có một cành cúc vạn thọ. Phía dưới cành cúc vạn thọ chị "nhìn thấy" hài cốt của người liệt sĩ chống Pháp mà đêm trước đã dựng chị dậy chỉ dẫn.
    Ngay lập tức, chị đến gia đình xin lỗi và thuật lại chuyện liệt sĩ về báo cho chị tối hôm trước. Khi nghe Hằng kể đến đoạn nhìn thấy bác liệt sĩ có cái mụn ruồi to tướng trên cánh mũi thì bà cụ, là vợ của liệt sĩ òa lên khóc và khẳng định: ?oĐúng là mộ chồng tôi rồi?.
    Ngay hôm ấy, cả gia đình nhà nọ cùng đi đào chỗ Hằng chỉ và thấy ngay hài cốt. Hài cốt người chiến sĩ này nằm dưới mảnh ruộng mà từ nhiều năm nay người ta vẫn cày bừa, trồng cấy. Sau đó, hài cốt đó được đưa về quê nhà, còn hài cốt người liên lạc được đưa vào nghĩa trang Chùa Cao.
    Trường hợp đầu tiên mà chị Bích Hằng phát hiện ra khả năng "giao tiếp" của mình với các ?ovong? là khi ?ogặp? mẹ của GS Mai Hữu Khuê, giảng viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Khi chị đi tìm, liền ?othấy? một bà cụ. Đứng trước cụ, chị cảm thấy như có tiếng nói, ?othấy? cái miệng lắp bắp mà không hiểu cụ nói gì.
    Chỗ bà cụ nằm là một cái vũng nước rất bẩn. Hằng liền cất giọng: ?oCụ ơi, cụ nói cái gì đấy??. Hằng đột nhiên ?onghe thấy? cụ gọi: ?oCháu ơi!?. Tim chị như muốn vỡ ra vì sung sướng, bởi chị đã nghe được âm thanh phát ra từ phía người chết.
    Bà bảo: ?oBà tên Kình, nhắn hộ cho bà là mộ bà ở đây mà các con tìm mãi không thấy. Con bà là Khuê?. Nghe được thông tin đó, Hằng kể lại cho dân làng. Dân làng bảo con bà ấy làm to lắm, rồi họ nhắn cho ông Khuê về nhận mộ mẹ.
    Từ khi ?otrò chuyện? được với người chết, chị Hằng cứ lang thang đến khắp các ngôi mộ để ?onghe? người chết ?onói?, rồi tìm cách chỉ dẫn cho thân nhân họ. Chính vì có khả năng đặc biệt này mà Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đã nghiên cứu đề tài TK06, có nghĩa là ?otìm ngược?, tức người chết tìm người sống.
    Đề tài này đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Đã có rất nhiều liệt sĩ vô danh thông báo cho người nhà biết được mình đang nằm ở đâu, đến để đào hài cốt đưa về quê thông qua các nhà ngoại cảm.
    Sự kiện gây xúc động lớn mới diễn ra gần đây là hành trình xác định tên cho các liệt sĩ nằm dưới những ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Điện Biên Phủ và cuộc ?ođi tìm? người thân, đồng đội còn sống của các liệt sĩ thông qua các nhà ngoại cảm.
    Hầu hết những cuộc nhắn đi đến địa chỉ này, địa chỉ kia, tìm người này người kia... của người chết đều chính xác đến kinh ngạc.
    Cũng chính vì cách tìm ngược đó mà Bích Hằng làm được những việc đáng trân trọng. Trong những chuyến đi tìm mộ thất lạc cho gia đình nào đó, đều có rất nhiều người chết ?ođi theo? nhờ cậy. Trên đường đi tìm mộ, cứ ?othấy? chỗ nào có hài cốt, chị thắp nén hương, ?ohọ? liền túm ngay lấy, nói: ?oTôi tên là thế này, người nhà tôi là người này, ở nơi này...?.
    Thế là cuối cùng gia đình nhờ mình đi tìm mộ vẫn chưa tìm thấy thì đã lại tìm được cho nhiều người khác. Để đi được đến nơi có ngôi mộ cần tìm thì phải trò chuyện, giúp đỡ không biết bao nhiêu người.
    Trong chuyến đi tìm mộ ở xã Vô Tranh (Phú Lương, Thái Nguyên), chính qua những lời "nhắn nhủ" của người âm dọc đường đi tìm mộ mà chị đã tìm thấy mộ cụ Lương Ngọc Quyến, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đầy bi tráng diễn ra năm 1917.
    Những người nằm dưới đất, nơi chị Hằng đi qua ?onhắn? rằng: ?oỞ phía đồi bên kia có một lão thành, là người có công với nước rất nhiều, nếu cháu có thể quá bộ qua đó thăm ông ấy thì tốt?. Tuy nhiên, khi đó đường đi quá xa, nên chị xin lỗi, từ chối, chỉ ghi lại thông tin mà ?ohọ? cung cấp. Chị còn phải đi tìm cho gia chủ, cho người nhờ mình xong đã.
    Khi về Hà Nội, từ những thông tin mà những người đã chết cung cấp, Hằng nhắn cho anh Lương Quân, là cháu nội cụ Quyến. Một thời gian sau, Hằng tiếp tục lên Thái Nguyên tìm mộ. Trong quá trình đi tìm lại gặp một ?olinh hồn? và người này giới thiệu với chị là nhà báo Thôi Hữu, rồi ông lại nhắn rằng: ?oBên kia đồi có người đức cao vọng trọng, là cụ Lương Ngọc Quyến?.
    Vậy là hành trình tìm mộ cụ Lương Ngọc Quyến, người đã yên nghỉ gần thế kỷ giữa cánh rừng đại ngàn đã diễn ra hết sức kỳ lạ, xúc động.
    Hồi đi tìm mộ cụ sư tổ chùa Vua, phố Thịnh Yên (Hà Nội) để lại cho chị nhiều kỷ niệm nhất về lòng vị tha cũng như nghĩa tình của... người chết. Trước đây chùa Cua rộng lắm, sau khi mất, cụ sư tổ được an táng trong khuôn viên nhà chùa. Tuy nhiên, khi đất cát lên giá, người dân lấn chiếm đất chùa, dựng nhà dựng cửa làm mất mộ cụ.
    Bích Hằng lội xuống hồ nước tìm nhưng không thấy. Đêm đó, nhà chùa thắp nến sáng rực cả khu vực quanh chùa, thế rồi sư tổ lên gặp chị. Sư tổ ?okể? tỉ mỉ đã chết như thế nào. Cụ tên thật là Hoàng Đình Điều, người Lạng Sơn, từng là một tướng quân, dưới quyền ?oHùm xám Yên Thế? Hoàng Hoa Thám.
    Sau khi giặc Pháp bắt được cụ Đề Thám thì cũng bắt được cụ. Tuy nhiên, cụ trốn được và tìm về chùa này tu. Dù tu thiền, song cụ vẫn hoạt động cách mạng bằng cách nuôi giấu cán bộ. Trong số những cán bộ cách mạng được cụ nuôi giấu ngày đó có cụ Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Chủ tịch Phong trào Xôviết - Nghệ Tĩnh.
    Cũng là cơ duyên, vì cụ Nguyễn Phong Sắc đã được Bích Hằng tìm thấy năm 2002 và Tỉnh ủy Nghệ An đã xây tượng đài cụ Nguyễn Phong Sắc ở xã Phúc Lộc, huyện Nghi Lộc. Cụ ?obảo?, mộ cụ hiện nằm dưới hai ngôi nhà, chứ chỗ mọi người đắp đất, thắp hương không phải.
    Khi đó, chị Hằng còn ?onhìn thấy? hàng ngàn môn sinh, những người tự vệ đỏ đứng xếp hàng lối nghiêm trang sau cụ sư tổ. Những người đi theo cụ đều ?otỏ ra? bất bình, vì cụ là người đức cao vọng trọng, có công với cách mạng, vậy mà không những người đời không biết đến mà lại bị người ta lấn chiếm đất xây đè lên.
    Cụ ?othan? với chị Hằng rằng, hai gia đình xây đè lên mộ cụ đều gặp những chuyện tai ương, rồi làm ăn thất bát. Cụ thương họ lắm. Cụ là người xuất gia, không muốn làm người đời phải khổ, việc hai gia đình nọ gặp nhiều chuyện bất hạnh là do những nghĩa quân đi theo cụ bất bình nên mới gây ra như vậy.
    Cụ còn nói với chị Hằng: ?oLàm được cho đời mới tốt, chứ cái thân xá lợi thì nghĩa lý gì?. Sư cụ không đồng ý cho mọi người đào bới hài cốt cụ. Lúc đó, cụ Nguyễn Phong Sắc cũng về nói với Bích Hằng: ?oCụ nằm thế này không được, người ăn mày cũng còn được chôn cất tử tế, đằng này là cụ...? .
    Cụ sư tổ ?okể? tiếp: khi an táng cụ chẳng có cái gì, chỉ có mỗi nậm rượu chôn theo. Ngày đó, khi luyện võ xong, cụ thường cùng cụ Đề Thám chén tạc chén thù. Khi chết, cái nậm rượu đó vẫn đeo bên mình. Có thể xương cốt không còn, nhưng cái nậm rượu đó thì vẫn còn nguyên vẹn.
    Như vậy, theo Bích Hằng, dưới cõi âm, người chết vẫn nhớ người sống. Tuy nhiên, dù theo đạo nào, ?ongười âm? cũng mong người đời không quên lãng họ. Họ sẽ còn sống đến khi ta còn nghĩ đến họ. Họ là những người rất tình nghĩa.
    Cụ sư tổ chết bao nhiêu năm rồi mà vẫn ?odặn dò? chị Hằng kỹ lưỡng, khi nào đi chùa, thì nhớ thắp hương cho cả cụ Đề Thám, cho cả những nghĩa quân, chiến sĩ tự vệ đỏ, tự vệ thành. Cụ cũng ?okể? thêm rằng, cụ đã truyền hết võ nghệ cho Hoàng Hoa Phồn, chỉ tiếc rằng anh ta không nối tiếp được sự nghiệp lừng lẫy mà lại chết sớm... Khi nghe chị kể lại như vậy, những người được chứng kiến, có rất nhiều cán bộ, các nhà sử học đều xúc động rơi nước mắt.
    Hồi đi tìm một chiến sĩ cách mạng ở công viên Lê Thị Riêng thì lại "thấy" một lính Sài Gòn. Người lính ngụy ấy cứ níu chân chị để ?onhờ? chị nhắn nhủ mấy câu. Khi tìm thấy hài cốt của người lính ấy thì thấy chiếc dây chuyền platin sáng lấp lánh.
    Anh ta muốn ?onhờ? chị nhắn vài lời với gia đình nhưng lại sợ những liệt sĩ ở cạnh biết, tức là những chiến sĩ cách mạng chôn gần đó. Nhưng cụ Phan Sào Nam hiện lên ?onói?: ?oKhi về cõi âm rồi thì không nên phân biệt bên này hay bên kia nữa. Chúng ta đều là những linh hồn cần được giúp đỡ. Cậu cứ việc nhắn nhủ cho gia đình đi?.
    Bích Hằng kể rằng, chị ?onhìn thấy? người lính Sài Gòn đó cứ run rẩy, lóng ngóng, sợ sệt. Khi đó, cậu ta có ?onói? với chị: ?oNếu ai thích chiếc dây chuyền thì có thể cho?. Trên chiếc dây chuyền đó có gắn một miếng vàng rất đẹp, tuy nhiên, chẳng ai dám lấy cả. Thế là lại vùi xuống chỗ cũ rồi ghi lại thông tin để báo cho gia đình người lính này biết, vào mang hài cốt về.
    Cuộc đi tìm kiếm mộ ở Vĩnh Thạnh, Bình Định cũng là một kỷ niệm hết sức đáng nhớ của Bích Hằng. Khi đào mộ anh bộ đội thì thấy cái biển tên ở trước ngực ghi là Trung tá Nguyễn Hữu Túy tức là lính Sài Gòn. Mọi người đều giật mình, nhưng lại nghĩ, hay là anh bộ đội lấy áo lính Sài Gòn mặc cải trang, rồi bị bắn chết.
    Thế nhưng, lúc đó chị nghe thấy ?otiếng gọi? phát ra từ bụi cây: ?oKhông phải, tôi nằm bên này cơ!?. Lúc đó có một anh cùng trong đoàn đi đào mộ, là xã đội trưởng ào đến căm phẫn hét lên: ?oCái thằng này ác ôn lắm, chính nó đã giết bố tôi đây?.
    Anh kể rằng, hồi gần 10 tuổi, anh tận mắt chứng kiến bọn lính Sài Gòn đóng đinh bố anh vào cây dừa và chính tên Túy đã dùng lưỡi lê rạch từ ngực bố anh xuống rồi moi gan bố anh ra ngoài. Khi đó, bố anh là cán bộ của ban tuyên huấn xã, tích cực tuyên truyền cách mạng.
    Anh căm phẫn, định lấy hòn đá ghè vào đống xương cốt. Chị Hằng hết mực ngăn can: ?oNgười ta bây giờ cũng chỉ còn là nắm xương tàn. Anh có làm vậy bố anh cũng không sống lại được. Tốt nhất là cứ bốc hài cốt người ta lên, chôn cất cẩn thận, rồi người ta phù hộ cho, sau đó đi tìm tiếp mộ anh bộ đội giải phóng?.
    Thế nhưng, anh ta kiên quyết: ?oAi làm việc đó thì làm, tôi nhất định không làm?. Người dân ở đó cũng đều chứng kiến cảnh bọn lính Sài Gòn giết hại, moi gan bố anh xã đội cùng 6 người khác nên rất căm phẫn, nhất định không chôn hài cốt người lính này, mặc cho Hằng khuyên nhủ thế nào.
    Cuối cùng chị phải bỏ tiền, ra Quy Nhơn mua chiếc tiểu, bỏ hài cốt vào rồi mai táng. Tuy nhiên, khi Hằng đặt bát hương, thắp hương thì mọi người trong làng lại xô ra không cho chị thắp. Gia đình người lính kia đều ở bên Mỹ cả nên không biết nhắn nhủ ra sao.
    Khi đó, anh bộ đội hiện lên ?odặn? Hằng nói với mọi người thế này: ?oNếu mọi người không thắp hương cho anh ta thì anh bộ đội sẽ không cho tìm hài cốt của anh đâu. Thắp cho anh ấy nén nhang thì anh ấy sẽ chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm?.
    Nghe Bích Hằng nói vậy, người dân trong vùng mới cho cô thắp nhang. Người lính Sài Gòn này đã ?odắt? Hằng đến bên bụi cây rất lớn và chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm và khi đào thì thấy ngay hài cốt. Hằng bảo với dân làng: ?oVậy là anh ta đã lấy công chuộc tội rồi, mọi người không nên căm thù nữa nhé!?.
    Anh bộ đội ?okể? với Bích Hằng, hồi đó, anh là lính đặc công, bị Túy bắt được, nhưng khi hắn đang áp giải thì anh đã sử dụng võ thuật đá văng khẩu súng, rồi cướp lưỡi lê của nó giết nó luôn. Tuy nhiên, vừa giết được nó thì anh lại bị trúng đạn bởi một tên đi phía sau.
    Bích Hằng kể rằng: Quá trình đi tìm mộ cực kỳ vất vả, nhiều khi phải đi bộ cả ngày trong rừng thẳm mới đến nơi có hài cốt. Hầu hết các chiến sĩ chỉ được quấn tấm vải khi chôn, nên lúc tìm thấy, tấm vải dù vẫn còn nguyên vẹn, nhưng hài cốt đã mủn, hoặc thành đất cả rồi.
    Chứng kiến những cảnh ấy thương lắm. Đó cũng chính là động lực để chị quyết tâm hơn trên hành trình đi tìm mộ đầy vất vả, gian nan. Đã có cả ngàn ngôi mộ được chị tìm thấy, và mỗi cuộc tìm kiếm là một câu chuyện đầy xúc động.
    Bích Hằng tâm sự: Trong các cuộc tìm kiếm hài cốt cũng có nhiều chuyện buồn vì không phải cuộc tìm kiếm nào cũng thành công. Nếu không tìm được mộ thì quả thực rất khó nói với gia đình người quá cố, vì họ đặt niềm tin vào mình quá lớn.
    Chị cũng mong những gia đình mà chị không giúp được hãy thông cảm cho những nhà ngoại cảm bởi không phải lúc nào cũng thành công.
    Phạm Ngọc Dương
    http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/phongsughichep/2007/3/99813.cand?Page=1
  6. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Bí ẩn hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm
    [​IMG]
    Giáo sư Trần Phương và Phan Thị Bích Hằng.
    Nhớ lại hành trình tìm hài cốt người em gái qua các nhà ngoại cảm, GS Trần Phương (tên thật là Vũ Văn Dung), nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, xúc động: ?oHài cốt em tôi đã tìm thấy, nhưng những con đường dẫn đến kết quả ấy thì vẫn là bí ẩn?.
    GS Trần Phương có cô em gái, sinh năm 1929, tên là Vũ Thị Kính. Trong kháng chiến chống Pháp, cô lấy bí danh là Trần Thị Khang. 16 tuổi, cô Khang đã tham gia cách mạng, làm giao liên rồi trở thành cán bộ phụ vận có uy tín. Năm 1950, cô là Huyện ủy viên Đảng bộ Phù Cừ, Bí thư Phụ nữ cứu quốc huyện, người tổ chức và chỉ huy Đội nữ du kích Hoàng Ngân nổi tiếng một thời.
    Tháng 6/1950, trong trận càn quét, địch đã bắt được cô dưới hầm bí mật, đưa về bốt La Tiến, là một bốt khét tiếng tàn ác, án ngữ phía nam tỉnh Hưng Yên. Giặc Pháp đã dùng mọi thủ đoạn cực hình tra tấn hòng buộc cô khai báo, thế nhưng, cô không hé răng nửa lời. Biết không thể thu thập được thông tin gì từ cô, chúng đã giết cô rồi vứt xác xuống sông Luộc. Sau khi cô hy sinh, Đội nữ du kích Hoàng Ngân của huyện đã phát động tuần lễ giết giặc trả thù cho cô. Chính phủ đã truy tặng cô Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.
    Huyện ủy và Đội nữ du kích Hoàng Ngân đã tổ chức đi tìm hài cốt cô Khang nhiều năm ròng nhưng không thấy. GS Phương kể: ?oMẹ tôi hồi còn sống thỉnh thoảng lại hỏi: Có tìm thấy em không? Tôi đành tìm lời an ủi: "Bao giờ hết chiến tranh, con sẽ tổ chức việc tìm kiếm chắc được thôi mẹ ạ". Nói thế mà lòng tôi đau nhói vì biết mình bất lực trước nỗi đau của mẹ. Cả dòng sông Luộc mênh mông như thế, biết tìm ở đâu.
    GS Phương cho biết, ông là người được đào tạo theo tinh thần khoa học thực nghiệm nên cái gì chứng minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng minh được thì dứt khoát không tin. Chính vì không tin chuyện thần thánh, ma quỷ nên những ngày giỗ bố mẹ, em gái, tổ tiên ông không làm cơm cúng, không thắp hương mà chỉ cắm vài bông hoa tươi để tưởng nhớ.
    Những năm gần đây, khi nghe tin nhiều người tìm được hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm, nhưng GS Phương cũng không tin là chuyện có thật, ông cho rằng đó là trò lừa bịp. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn của nhiều người, ông cũng muốn tò mò thử xem sao.
    Để giúp GS Phương, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã đã bay từ TP HCM ra Hà Nội. Anh Nhã kể với GS Phương rằng, anh từng là một kỹ sư hóa, đảng viên, nhiều năm công tác ở Đoàn Thanh niên TP HCM.
    Anh Nhã có khả năng ngoại cảm do học thiền. Anh đã vẽ sơ đồ cả ngàn ngôi mộ và các nhà khoa học thống kê thấy chính xác 60%. Bản thân anh cũng không hiểu vì sao anh có khả năng đó, chỉ biết rằng thông tin đến với anh thế nào thì anh vẽ ra vậy, còn thông tin đúng hay sai, đối với anh cũng vẫn là điều bí ẩn.
    ?oTrận đồ bát quái? của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã
    Trong căn phòng làm việc của GS Phương, anh Nhã hỏi vài thông tin về cô Khang, rồi anh lấy một tờ giấy to và mấy cây bút màu ra vẽ bản đồ. Anh Nhã vẽ một cách thư thả, lưu loát, không có vết gạch xóa nào. Trên bản đồ thể hiện con sông uốn lượn, đường to đường nhỏ giao nhau và ghi rõ: Từ bến đò La Tiến đi về hướng đông nam thấy một trường học, đi chừng 1,6km thì đến ngã tư, phía trái ngã tư thấy quán tạp hóa có cửa màu xanh dương, lúc đó rẽ tay phải thấy cái đình.
    Đi chừng 1km thì rẽ trái vào con đường nhỏ. Đi tiếp 60m rồi rẽ phải, đi khoảng 45m nữa thì đến mộ. Mộ nằm trên đất nhà cô Nhường, 47 tuổi. Đối diện với mộ là quán ông An, 56 tuổi. Mộ chôn đầu về hướng tây, cách gốc cây đa 4m, trên mộ có một khúc cây dài 4 tấc, một cục gạch vỡ màu nâu đỏ và 5 cây cỏ dại có hoa màu tím nhạt.
    Đọc lời miêu tả trên bản đồ thấy hoa cả mắt, nhiều đường loằng ngoằng như vậy thì sẽ rất khó chính xác. Thấy GS Phương có vẻ suy nghĩ, anh Nhã liền bảo: ?oTôi sẽ cho GS một tín hiệu để tìm nhé?. Nói rồi anh Nhã ghi vào bản đồ: 13h30 ngày thứ tư 28/7 sẽ có một bé gái chừng 11 tuổi, mặc áo hoa xanh đến gần mộ. Anh Nhã còn dặn tiếp: ?oNếu GS đến sớm thì 5 cây cỏ dại có 10 bông hoa tím, nếu đến muộn thì chỉ còn 5 bông?.
    GS Phương ngạc nhiên quá liền hỏi: ?oAnh không biết gì về vùng đất đó, vậy dựa vào cái gì mà anh vẽ tấm bản đồ chi tiết đến vậy??. Anh Nhã nói: ?oTôi thấy trong đầu hiện ra như thế nào thì tôi vẽ như thế, tôi cũng không hiểu?. GS Phương hỏi tiếp: ?oCòn tên những người như cô Nhường, ông An, sao anh biết??. Anh Nhã giải thích: ?oTôi thấy trong tai có những âm thanh ấy. Có thể là Nhương, Nhường hoặc Nhượng. Cũng có thể là 47 hoặc 87 tuổi. Còn An thì cũng có thể là Am...?.
    Trao đổi xong, anh Nhã liền chia tay GS Phương, vào TP HCM để tiếp tục công việc của lãnh đạo một doanh nghiệp. Tin thì ít, ngờ vực thì nhiều, song GS Phương vẫn thử làm theo lời chỉ dẫn của anh Nhã.
    Theo chỉ dẫn, gia đình GS Phương vượt 100km từ Hà Nội về bến đò La Tiến. Tuy nhiên, tìm suốt cả buổi mà không thấy dấu hiệu khớp với bản đồ anh Nhã vẽ. Tình cờ lúc đó có một cụ già tên Yên ở làng đi qua, xem bản đồ rồi bảo: Bản đồ này vẽ theo đường ngày xưa, những con đường hầu như đã được nắn lại. Các địa điểm trên bản đồ và thực tế cũng không chính xác về cự ly. GS Phương liền gọi điện cho anh Nhã và anh bảo, miễn là tìm thấy các dấu hiệu như đã tả sẽ thấy phần mộ, còn cự ly thì có thể do anh ước lượng không chính xác.
    Tham khảo những người già trong làng về thực địa xưa kia của ngôi làng, cùng với những chỉ dẫn trên bản đồ, GS Phương cũng xác định được các dấu vết như trường học, đình, quán tạp hóa, những con đường, ngõ ngách... Thông tin đã dẫn đến nhà ông Điển, một nông dân trong làng. Ông Điển khẳng định đất trong đê không thể có hài cốt. Ông Điển chỉ cho GS Phương dải đất bãi ngoài đê, cạnh vụng Quạ.
    Người dân ở đây gọi là vụng Quạ bởi nơi đây ngày xưa có nhiều quạ bay đến ăn xác chết bị cuốn vào đây. Cạnh vụng Quạ có 3 ngôi mộ vô thừa nhận. Tuy nhiên, không thấy có dấu hiệu nào quanh 3 ngôi mộ như anh Nhã nói nên mọi người lại vào làng.
    Trong làng, giữa một mảnh đất khá rộng, có một ngôi nhà quay về hướng nam, có sân gạch, tường hoa, mảnh vườn có những vạt dây lang và cái ao nhỏ. Cạnh đó có con đường làng, đầm sen rộng mênh mông. Phía bên kia đầm sen là đê sông Luộc. Sau ngôi nhà là một vườn chuối. Mảnh vườn phía tây ngôi nhà trồng mít um tùm, dưới đất đầy cỏ dại, toàn một loại hoa bằng hạt thóc màu tím nhạt. Anh Nhã bảo chỗ ngôi mộ có 5 cây hoa màu tím, nhưng trong mảnh vườn này đếm đến cả vạn cây. Đâu đâu cũng thấy gạch vỡ bừa bãi, cành cây mục, như đánh đố những người tìm kiếm.
    Ngay chân đê sông Luộc là nhà anh An, 45 tuổi. Nhà xây bằng gạch để ở chứ không bày biện bán hàng như anh Nhã nói. Tuy nhiên, chị vợ anh An cho biết, nhà có một quán hàng ở chợ, song nếu người quanh xóm mua hàng thì vợ chồng anh cũng có để bán. Còn đất bà Nhường? Cả làng không có ai tên Nhường hay Nhượng mà chỉ có bà Nhương, 70 tuổi.
    Qua những dấu hiệu trên, có thể kết luận rằng những thông tin dẫn dắt việc tìm đến ngôi mộ đã có đủ, nhưng những dấu hiệu của ngôi mộ thì lại không thấy. Mọi người đành nghỉ ngơi để chờ đến 13h30, xem có cháu bé dẫn đường như anh Nhã miêu tả hay không.
    Phạm Ngọc Dương
  7. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Tìm được hài cốt nhờ "gọi hồn"
    [​IMG]
    Cô Khang thời trẻ
    Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình cô Khang, chị Hằng bỗng hớn hở: ?oCháu chào cô ạ. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu??. Rồi chị Hằng quay sang phía GS Phương hạ giọng: ?oCó một người đàn ông về đây cùng với cô Khang. Chú ấy nói tên là Sơn?. GS Phương rùng mình xúc động.
    Cuộc tìm mộ bằng sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã coi như thất bại. Mặc dù thất vọng lắm, song GS Trần Phương vẫn thử lần cuối với nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất, mà nhiều người ở Hà Nội biết đến, đó là Phan Thị Bích Hằng.
    Mọi người đồn đại rằng, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có khả năng ?ogọi hồn?, song GS Phương vẫn không tin trên đời lại có linh hồn. Việc gặp chị Hằng ngoài tìm kiếm thông tin về ngôi mộ cũng là kiểm nghiệm xem có linh hồn thật hay không. Buổi tiếp xúc với nhà ngoại cảm hôm đó chỉ có GS và hai chị em gái của ông. GS dặn trước hai người không được nói gì kẻo để lộ thông tin cho ?othầy bói nói dựa?.
    Khác với anh Nhã, chị Hằng yêu cầu GS đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc gạo để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang. Khi đó chị Hằng nói rằng: ?oBác không thờ trong căn phòng này bao giờ nên có thể cô Khang khó về?. Nghe chị Hằng nói vậy, GS Phương giật mình. Chẳng những ông không thờ bao giờ mà từ 10 năm nay ông không ở ngôi nhà này, mà giao cho con ở.
    Sau đó, theo lời kể của GS Phương, ?olinh hồn? cô Khang đã về theo tiếng gọi của chị Hằng. Chuyện này được ông chép lại rất tỉ mỉ:
    Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình cô Khang, chị Hằng bỗng hớn hở: ?oCháu chào cô ạ. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu??. Rồi chị Hằng quay sang phía GS Phương hạ giọng: ?oCó một người đàn ông về đây cùng với cô Khang. Chú ấy nói tên là Sơn?. GS Phương rùng mình xúc động. Người tên Sơn chính là người anh, người đồng chí, người bạn thân thiết nhất của ông đã hy sinh.
    Qua ?ophiên dịch? của chị Hằng, ?olinh hồn? cô Khang nói: ?oAnh không có duyên rồi. Anh đi tìm em, đối mặt với em rồi mà không đến được với em. Từ hôm anh đến, mấy chị em trong Đội Hoàng Ngân của em cứ bảo sao lâu không thấy anh Phương trở lại. Chỗ em nằm chỉ cách chỗ anh đào ba bước chân về phía bờ ao?.
    GS Phương hỏi: ?oVậy em nằm trên vườn hay dưới ao??. ?oĐến bờ ao cũng còn 3 bước chân nữa. Phía trên em chừng 2m là chị Nguyễn Thị Bê, đội viên Đội Nữ du kích Hoàng Ngân, quê ở ngay làng La Tiến. Cách chỗ em nằm cũng chừng 2m về phía đông là một người đàn ông bị bắt từ Hải Dương về, em không biết tên, ba cái mộ dường như nằm trên một đường thẳng. Hai người kia bị giết cùng một ngày với em.
    Chúng cột tay ba người lại với nhau rồi vứt xuống sông lúc nửa đêm. Dân phòng ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy ngày sau xác mới nổi lên. Dân vớt được mới đem về đây chôn. Xa hơn còn 7 người nữa cơ. Mấy người nổi lên trước thì dân còn cho được manh chiếu, còn nổi lên sau thì đến manh chiếu cũng không có nói gì đến quan tài?.
    Sau đó, ?ocô Khang? còn chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh mà GS Phương nhận ra ngay. GS Phương hỏi tiếp: ?oEm có biết chỗ em nằm thuộc đất của ai không??. ?oCô Khang? bảo không biết đang nằm trên đất của ai.
    Chị Hằng nhìn vào khoảng không hỏi: ?oHài cốt của cô còn nguyên vẹn không??, thì ?ocô Khang? nói với GS Phương: ?oChúng đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay bên phải, gãy hai chiếc răng hàm trên bên phải, dập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan tài đâu?.
    GS Phương hỏi với ý tứ điều tra: ?oRăng em màu gì??. ?oBây giờ màu đen?. Ông vội cãi: ?oNhưng trước đây răng em trắng cơ mà??. ?oCô Khang? nói tiếp: ?oEm chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngâm vào chứ không phải đen hạt na. Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có thể nhận ra ngay, vì hàm răng của em không thể lẫn được.
    Cả khuôn mặt em cũng vậy. Tuy gò má bên trái có bị dập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn. Anh có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay?.
    Nghe ?ocô Khang? nói vậy, GS Phương xúc động trào dâng. Mặc dù chỉ được nhắc đến một cách kín đáo, nhưng ông nhận ra ngay những đặc điểm của người em gái. Người con gái đã lìa đời 50 năm mà vẫn không quên niềm tự hào về nhan sắc của mình, được các chàng trai ngưỡng mộ. Nghĩ vậy, lòng ông chợt xót xa.
    ?oCô Khang? còn dặn tiếp: ?oKhi đào, anh chú ý cổ tay em vẫn còn cái vòng bằng sắt. Thực ra đó là cái còng sắt chúng xích tay em vào tay người đàn ông bị bắt ở Hải Dương?. GS Phương hỏi: ?oNếu tìm được hài cốt của em thì đưa em về quê mình, cạnh mộ bố mẹ hay là đưa em về nghĩa trang liệt sĩ của huyện, nơi anh Sơn đang nằm??.
    ?oCô Khang? nói: ?oMẹ bảo em rằng: Con là phận gái thì về với bố mẹ để sau này cháu chắt còn viếng thăm, hương khói cho con. Nhưng anh Sơn thì bảo: Em đã đi theo Đội du kích Hoàng Ngân em cứ về nghĩa trang liệt sĩ. Tổ quốc ghi công mình đời đời người ta thắp hương cho mình chứ đâu chỉ có con cháu trong gia đình?.
    Sau một hồi GS Phương trò chuyện cùng em gái, thì ?oanh Sơn? lên tiếng ?otrò chuyện? với ông. GS Phương xúc động quá, không kìm được lòng, thốt lên như muốn khóc: ?oTrời ơi, anh Sơn!?.
    Người tên Sơn hơn GS Phương 4 tuổi, từng là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông, được điều vào bộ đội khi thành lập Đại đoàn 320 làm Trưởng ban Tuyên giáo của Đại đoàn. Anh hy sinh trong chiến dịch Hà Nam Ninh, vào tháng 6/1951.
    Để kiểm nghiệm tiếp tính xác thực của ?olinh hồn?, GS Phương đưa cho chị Hằng bức ảnh đã thủ sẵn trong túi định bụng sẽ hỏi ?olinh hồn? về người này, nếu ?olinh hồn? không nhận ra thì hẳn là chuyện tào lao, những câu giao tiếp như với "linh hồn" chỉ là do Hằng bịa ra cho sinh động.
    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xem ảnh và bảo đúng là bác Sơn, nhưng trông già hơn trong ảnh. Thực tế, bức ảnh chụp năm 1948 trong tư thế rất bảnh trai, khi GS Phương đang công tác ở Sơn Tây.
    ?oAnh Sơn? nói: ?oChú tìm em Khang mà không nói với anh một câu. Lần sau báo trước cho anh, anh sẽ dẫn đường chú đến tận nơi. Ai khoanh cho chú chỗ ấy là họ hiểu biết đấy. Cũng may là khúc sông ấy hơi cong lại, xác em mình dạt vào, nếu không đã trôi tuột đi rồi?. GS Phương hỏi: ?oAnh bảo sẽ dẫn đường cho em, nhưng làm cách nào em nhận ra được??.
    ?oAnh Sơn? nói tiếp: ?oAnh không thể nắm tay chú nhưng anh sẽ tìm một con vật nào đấy, con ong, con **** chẳng hạn, rồi sai khiến nó để nó dẫn đường cho chú. Chú cứ đi theo nó đến chỗ nó đậu?.
    Phạm Ngọc Dương
  8. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    File audio:
    http://tintuconline.com.vn/Library/media/2007/03/KNgan/4-PhanBichHang1.wma
    http://tintuconline.com.vn/Library/media/2007/03/KNgan/5-PhanBichHang2.wma
    http://tintuconline.com.vn/Library/media/2007/03/KNgan/6-PhanBichHang3.wma
    http://tintuconline.com.vn/Library/media/2007/03/KNgan/7-Van-Dap.wma
  9. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Tiếp:
    http://timnguoithan.net/Audio/2004_08_28%20Meeting.mp3
    http://www.tusachphathoc.com/phapam/ngoai_cam_coi_am_1a_25Mar07.mp3
  10. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Hot đây: Vụ trấn yểm bùa trên sông Tô Lịch
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_69/858131.ttvn

Chia sẻ trang này