1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện có thật, nhưng khó tin

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi rickynvd, 17/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0

    CÁC ÔNG ĐẠO Ở MIỀN NAM NGÀY XƯA
    Ông Đạo là một người tu hành hoặc theo pháp môn này hoặc theo pháp môn khác để trước là tự giải thoát mình, sau là giúp đỡ cho người với một sự thành khẩn đáng kính. Tuy nhiên, trong số các ông đạo, có nhiều người lợi dụng sự quá tin của quần chúng đã bày đặt ra những điều huyền hoặc, hoặc để cầu thu lợi trong đám đồng bào chất phác chân thật.
    Các ông đạo được xưng danh theo cách hành đạo của mình, hoặc theo hình dáng hoặc theo một vài sự kiện đặc biệt gì đã xảy ra.
    Về các ông đạo, nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong cuốn ?oBảy ngày trong Đồng Tháp Mười? đã viết:
    Xưa nay, gần như không một tổng nào trong năm hay nhiều lắm là mười năm mà không xảy ra một ông ?oĐạo?. Hễ khác người một chút như: cao quá, thấp quá, mập quá, gầy quá hoặc có những hành vi lạ lùng là thành ông đạo rồi. Chẳng hạn có ông đạo cao, cao trên hai thước, đi tới đâu trẻ cũng bu lại ngó; có ông đạo nằm; có ông đạo câm, ông không câm thật nhưng không bao giờ mở miệng nói, cha mẹ hỏi cũng không đáp, ai trêu tức cũng làm thinh. Lại có ông đạo đi rất chậm, khoai thai từng bước một và cứ đúng ba bước lại ngừng một chút, nhưng hình như có lần ông bị một ông chủ quận sai lính quất, đạo chạy te te và mất chức đạo từ đó; rồi có ?ođạo ớt? chỉ ăn cơm với ớt; có ?ođạo rắn? luôn luôn có một con rắn quấn cánh tay, sau chết vì rắn?
    Kỳ dị nhất là đạo chó ở miền đốc vàng. Anh em bà con không còn ai, đạo ta sống nhờ trong một chiếc ghe, hoặc lớp nhà. Tính tình siêng năng và thuần phác, chỉ có mỗi một tật là thờ chó. Đạo ta nuôi một con chó đốm, mua thịt cho nó ăn, may áo cho nó mặc, mỗi ngày hai lần thắp hương cúng nó, nhưng không phải dùng nó vào việc tìm váng đâu, mà chỉ được cái vui là thờ nó thôi. Khi con ********, đạo ta đóng một cái hòm áo quan nhỏ và mai táng nó long trọng như táng cha mẹ, cũng để tang, cũng khóc lóc thảm thiết.
    Không sao kể hết những hành vi điên khùng của bọn đạo ấy, hầu hết họ đều vô học nhưng được nhiều nghe và phục bởi chỉ vì họ học được cái thuật nói úp mở, ai muốn hiểu cách nào cũng được. Tín đồ của họ có khi có hàng trăm, hàng ngàn, cung phụng họ rất trọng hậu, may quần áo rất sang cho họ mặc, nấu những món rất quý cho họ ăn, đem tiền bạc cúng kiến cho họ tiêu, lái xe hơi đưa rước họ về nhà, hầu hạ họ như hầu hạ vua chúa, chăm chú ghi chép những lời nói của họ như những lời trong thánh kinh; họ nhăn mặt là cả nhà sợ sệt van lạy, họ mỉm cười là cả nhà hoan hỉ như được trời ban phép lớn?

    Bọn ?ođạo? ấy thường chỉ được sung sướng trong năm sáu tháng, nhiều lắm là trong một hai năm, rồi bỗng nhiên không ai nhắc đến họ nữa, họ đi đâu, sống hay còn, tại sao mà đi, tuyệt nhiên không ai biết, hoặc biết mà không nói ra. Nhưng it lâu sau xuất hiện những ông đạo mới, rồi cũng chỉ thịnh trong một thời gian ngắn.
    Qua mấy dòng trên đây, nhà văn Nguyễn Hiến Lê chỉ nói tới những ông đạo đã bày đặt những điều huyền hoặc lợi dụng sự quá tin của đồng bào. Kể về những ông đạo này, mấy dòng trên thật là không quá đáng. Tuy nhiên, song song với các ông đạo ấy, nhiều ông đạo khác đã tu hành đứng đắn cầu mong sự giải thoát tội lỗi của bản thân cũng như của đồng bào, chứ không phải chỉ là những kẻ vô học. Các ông đạo này, có ông còn có những đặc điểm khác thường khiến người đời phải chú ý như:
    ÔNG ĐẠO DỪA
    Ông tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh năm Kỷ Dậu (1909) tại xã Phước Thạnh, tổng An Hòa, quận Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa ( Bến Tre), con ông Nguyễn Thành Trúc và bà Lê Thị Sen.
    Ông Nguyễn Thành Trúc, xưa làm Chánh Tổng, trong nhà sung túc nên cho con sang nước Pháp du học theo ngành kỹ sư hóa học tại Rouen ba năm và tại các trường khác từ năm 1928 đến 1935.
    Ở Pháp trở về, ông lập gia đình với cô Lộ Thị Nga, ái nữ của ông bà nghiệp chủ Lộ Công Huân và bà Nguyễn Thị Cúc. Ở cuộc nhân duyên này, một cô gái ra đời, ông đặt tên là Nguyễn Thị Khiêm tự Loan Anh. Đang sống yên vui với gia đình bỗng nhiên tính tình ông thay đổi, chán chường trần tục, vợ đẹp con khôn và hướng về sự tu hành.
    Năm 1945, ông rời bỏ gia đình vào vùng Thất Sơn xin quy y cầu đạo với hòa thượng chùa An Sơn, núi thượng, tu theo hạnh đầu đà, ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa trong ba năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương ruồi muỗi, thân hình chỉ còn da bọc xương, đến bữa ăn ôm bình bát hóa trai rồi lại trở về chỗ cũ.
    Năm 1948, hạn tu đã mãn, ông trở về Định Tường, Tiền Giang ngồi tựa mé sông trên cầu Bắc, hành đạo hai năm trước kẻ qua người lại. Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, ban đêm lên ngồi hành đạo trên đài cao, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Về ăn uống rất đơn sơ với trái cây thổ sản mỗi ngày một lần đúng ngọ. Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản nhưng trong thời gian sau, ba năm ông mới tắm một lần.
    Ông thờ cả Nho, Thích, đạo. Ông không tụng kinh gõ mõ, chỉ tham thiền.
    Kể từ ngày ông lập đài bát quái, dân chúng thường lui tới viếng thăm nhưng ông vẫn tịnh khẩu, chỉ dùng bút viết những câu trả lời khi có ai hỏi. Ông khuyên mọi người tu tại gia, ăn chay trường.
    Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây "Nam quốc Phật tự" và sáng lập ra Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài... Lúc đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài - tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người. Tại đây, ông còn dựng đài bát quái cao 18 mét để tiếp tục tu hành và lập ra thuyền Bát Nhã, ghe chài, đài cầu nguyện lộ thiên, luôn luôn có các ông đạo rung chuông; lại thêm có trái đất, chữ Vạn, Thập tự giá và nhiều dấu hiệu khác. Ông giải thích việc ông làm nơi đây là việc Thiên cơ, một ngày kia sẽ ứng nghiệm, còn việc rung chuông, ông cắt nghĩa đó là chuông cầu nghuyện cho phong vũ điều hòa, dân an thái quốc, người bớt chết, biết yêu thương và đoàn kết để cùng cầu Tiên, Phật, Thánh sớm ra đời mới mong chấm dứt cảnh nồi da xáo thịt.
    Năm 1967, ông qua Nam Vang và bị bắt giữ một thời gian rồi mới thả về.
    ÔNG ĐẠO KIẾNG
    Không ai biết tên thật của ông, có mấy người thân thuộc gọi ông là ông Mười Phé. Ông được gọi là ông Đạo Kiếng vì lúc ngồi tham thiền ông có để tấm gương to trước mặt.
    Trước ông lập am ở núi cấm, sau ông lập am ở xã Long Điền, quận Chợ Mới, Tỉnh Long Xuyên. Tín đồ theo ông khá đông.
    Có lúc ông ở chợ Thủ, tại đây ông cho làm một chiếc thuyền Bát Nhã rất đẹp, sức chở được bảy tấn. Các tín đồ cho rằng, với thuyền Bát Nhã, ông sẽ cứu vớt được các đệ tử trong ngày tận thế.
    Năm 1945, ông bị Pháp bắn chết ở vùng Thất Sơn và thi thể ông được các đệ tử đưa về mai táng tại Long Xuyên.

    ÔNG ĐẠO CẬY
    Ông tên thật là Nguyễn Văn Cậy quê ở xã Bình Hòa, Long Xuyên.
    Thuở nhỏ, ông mắc một chứng bệnh rất lạ lùng. Hàng năm cứ đến mùa đông thì từ đầu gối xuống đến bàn chân có nổi những vòng tròn như vảy cá hô. Đầu mùa thu thì vảy cá lặn, rồi khi đông đến vảy cá lại nổi lên.
    Các tín đồ của ông cho rằng đó là vảy rồng và tin rằng ông có mạng lớn nên theo và sùng bái ông rất tận tình.
    Ông có lập am tại xã Bình Hòa gọi là Thất Bửu tự. Ông có phù phép và hốt thuốc Nam chữa bệnh. Tín đồ của ông rất đông.
    Ông cao khoảng 1m 45 và tuy là đạo nhưng ông vẫn để tóc.
    Chữa bệnh, ông chuyên dùng cây gáo vàng, cưa ra từng miếng nhỏ, đốt thành than rồi tán ra thành thuốc chữa hết mọi bệnh. Ông chết năm 1966, thọ khoảng 54 tuổi, tại xã Bình Hòa.

Chia sẻ trang này