1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYỆN CU??A TRÁI TIM

Chủ đề trong '1987-1989 Sài Gòn' bởi hoainiem_2004, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    CHUYỆN CU?A TRÁI TIM

    Đắng cay một chuyến trở về

    Về nước lần này, không biết khi nào anh mới trở lại Việt Nam. Trái với sự hồi hộp, náo nức mong trở lại quê hương trong những ngày sắp về Việt Nam sau gần mười năm xa cách, cảm xúc của anh giờ đây chỉ là sự chán nản, mệt mỏi, mỗi khi nghĩ tới chỉ thấy buồn.



    Gần mười năm trước, anh lấy vợ rồi theo gia đình vợ xuất cảnh ra nước ngoài. Vợ chồng làm việc đầu tắt mặt tối, không dám ăn xài phung phí nên cũng dành dụm được kha khá. Hầu hết gia đình bên vợ anh đã định cư ở nước ngoài nên cô ấy chẳng phải lo lắng gì nhiều. Còn anh, ngoài những khoản lo cho gia đình riêng của mình, mỗi tháng anh đều dành ra chút ít gửi về lo cho gia đình vốn chẳng khá giả gì của mình (dĩ nhiên là có sự đồng ý của vợ anh). Ngày anh xuất cảnh ra nước ngoài, dưới anh còn 4 đứa em đang đi học, chỉ có anh Hai và chị Ba đi làm, gia đình tuy khó khăn nhưng vẫn đầm ấm, thuận thảo. Nay tất cả anh em đều đã có công ăn việc làm, có gia đình riêng, ai cũng có mối bận tâm riêng của mình. Theo anh biết, mỗi tháng mấy anh chị em của anh đều gửi một số tiền cho cha mẹ để dưỡng già, nhưng tuyệt nhiên không một ai ở gần bên để trông nom, chăm sóc cho hai ông bà ngoài cô bé giúp việc dù cả hai cụ đều đang cận kề cái tuổi ?othất thập cổ lai hy".



    Trong một phút chạnh lòng, cảnh tượng ấy khiến anh liên tưởng: nếu như các anh chị em của anh cũng đưa ba mẹ vào một viện dưỡng lão nào đó, chắc cũng không khác gì cách sống ở xứ sở của anh hiện tại. Thời gian gần hai tháng lưu lại nhà đã giúp anh hiểu được lý do tại sao ngày anh về tất cả anh chị em cùng con cháu phấn khởi ra sân bay đón, nhưng ngày tiễn anh đi chỉ loe ngoe có mấy người. Ở trong căn nhà cũ kỹ, tồi tàn của cha mẹ, nơi anh từng sinh ra và lớn lên, anh không khỏi bùi ngùi, xót xa khi đến thăm ?ocơ ngơi? của mấy anh chị em mình. Lúc trước, anh cứ ngỡ ai cũng khó khăn, nghèo khổ nên không đủ khả năng rước cha mẹ về lo, giờ tận mắt chứng kiến sự sung túc của mỗi người, ai cũng lo cho cái tổ ấm của mình, anh mới thấm thía hết vị mặn của những giọt nước mắt của mẹ anh trong ngày đón anh trở về. Người thì giải thích là do sợ phiền phức đến bên vợ (hoặc bên chồng), người thì lo ngại một gia đình có hai, ba thế hệ sống chung sẽ không hòa hợp... Nói chung là đủ thứ lý do, cái nào nghe cũng hợp lý, cũng chính đáng. Có điều, anh chẳng hiểu chữ hiếu các anh chị em mình đặt ở đâu, bản thân anh do hoàn cảnh mới phải xa gia đình chứ nếu còn ở đây, hẳn anh đã không để cho ông bà cụ đơn độc, quạnh quẽ lúc tuổi xế chiều như thế.

    Trước khi về thăm nhà, anh đã chuẩn bị sẵn một số tiền, dự định để chia làm 6 phần cho anh chị em làm quà ngoài phần dành cho ba mẹ, điều đó cũng được anh báo trước với cả nhà cho mọi người vui nhưng nhìn thấy sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của ba mẹ anh, anh đã thay đổi ý định.



    Những hôm đầu anh mới về, anh chị em người nào cũng vui vẻ săn đón, kêu anh về nhà mình ở cho thoải mái, lại còn sai con làm tài xế nhiệt tình đưa rước. Ðiều đó làm anh thấy vô cùng xúc động, ấm áp khi sống giữa tình thân và sự quan tâm của những người ruột thịt trong lần đầu tiên trở về với gia đình. Nhưng điều làm anh thật sự ngỡ ngàng, ngỡ ngàng đến thảng thốt, đó là khi mọi người thấy anh không làm đúng như lời hứa trước lúc về Việt Nam. Cầm số tiền ít ỏi của anh gửi mỗi người "làm quà cho các cháu", có người cười mỉa mai, có người tỏ ra giận dỗi khi kể lể công lao lo cho ba mẹ, lại có người thẳng thừng trách anh vô ơn vì ngày xưa đã phụ giúp ba mẹ nuôi anh ăn học... Ðứng trước tình cảnh đó, không ăn ớt mà anh vẫn thấy cay, nghe như ai xát muối trong lòng, thật anh không sao tưởng tượng được mọi việc lại diễn ra như vậy. Anh muốn giữ lại một số tiền, một phần để chỉnh trang lại căn nhà của ba mẹ anh đang ở để sau này làm nhà thờ tự luôn, phần là để gửi vô ngân hàng, hàng tháng lấy lãi cho ba mẹ anh chi tiêu, phần vốn để phòng khi ông bà cụ có mệnh hệ gì để khỏi làm phiền đến các anh chị em. Không biết có ai nghĩ được như anh vậy không nhưng trước quyết định của anh, rõ ràng là mọi người không tán thành ra mặt.



    Gần 10 năm... một khoảng thời gian khá dài để vật đổi sao dời nhưng anh không trách thời gian làm thay đổi con người, chỉ buồn vì lòng người mau thay đổi. Anh chẳng mong nhà mình vẫn nghèo khổ như xưa để các anh em anh còn biết quý trọng chữ hiếu nghĩa, hay có khi sống trong cảnh xa xứ, lạc lõng nơi đất khách quê người như anh, biết đâu họ lại cảm thấy gia đình mới là điều thiêng liêng hơn cả? Bỗng nhiên anh nhớ đến những đứa con của mình, sau này không biết chúng đối xử với vợ chồng an
  2. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    "Tình = Tiền"?!
    Tình yêu không có một định nghĩa cụ thể nhưng thông thường bao đời nay nó vẫn được hiểu với khái niệm chung: sự rung động, hoà nhịp của hai trái tim, là sự tìm kiếm và gặp gỡ của hai tâm hồn. Sẽ thế nào khi trong nhịp sống thị trường, một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ chúng ta lại có một khái niệm mới, đánh đồng, gắn kết tình yêu với công thức: "Tình = Tiền"? Có rất nhiều lí lẽ để biện minh cho quan niệm trên

    - "Vật chất quyết định ý thức", bạn gái T.H đã đưa cả quy luật triết học vào tình yêu, nghe thoáng qua thấy chừng cũng rất có lí. Ngày nay cuộc sống đã đặt ra cho chúng ta biết bao nhu cầu về vật chất, những mối tình kiểu "anh chở em trên chiếc xe đạp cũ" có vẻ chậm chạp, ì ạch, vất vả nên làm sao có thể đuổi kịp những anh chở em trên xe @, xe ô tô?
    - Đ.T, một sinh viên kinh tế lại cười khẩy bộc bạch: "Một sinh viên tỉnh lẻ chưa ra trường, tiền tháng nào cũng thiếu hụt thì làm sao bì được với các chàng công tử con nhà giàu, lại có mác thành phố. Yêu nhưng cũng đành ngậm ngùi an phận". Nghe có vẻ quá bi đát, lẽ nào không tiền có nghĩa quên đi hai chữ yêu đương?.
    - "Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì" là những kẻ ngớ ngẩn, sống trên mây! N.A, thật thẳng thắn và đầy kinh nghiệm đã tuyên bố như vậy.
    Hơi bị choáng trước hàng loạt những ý kiến đồng quan điểm trên. Song, rất may, vẫn còn có những bạn nghĩ rằng: vật chất tuy quan trọng nhưng không phải là thước đo duy nhất trong tình yêu
    - K.N, "Nếu tình yêu chỉ dựa vào nguyên tắc tiền bạc thì còn gì là tình yêu, nếu không muốn nói là một sự trao đổi sòng phẳng".
    - H.L, "Tiền bạc cũng rất quan trọng, nhưng tình yêu không phải có tiền là có được, những cuộc tình lấy tiền làm gốc thì sớm muộn gì cũng đổ vỡ vì nó không bắt nguồn từ sâu thẳm tâm hồn".

    Mỗi trái tim có một lí lẽ riêng, chúng ta không thể lấy cách nghĩ của mình để áp đặt cho người khác, cũng không thể phán quyết rạch ròi người này yêu đúng cách, người kia yêu lầm lạc. Nhưng thiết tưởng, tình yêu cũng có quy luật nhất định của nó, trong tình yêu có thể có những chuẩn mực khác nhau, nhưng vẫn có những đặc điểm chung làm nền tảng: sự tương đồng trong cách nghĩ, sự cảm mến không vụ lợi, sự nâng đỡ, chia sẻ, ủi an trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống... Chúng tôi không rũ bỏ, lên án gay gắt cách nghĩ tiền bạc quyết định tình yêu mà chúng tôi chỉ xin mở ngoặc trao đổi về vai trò của vật chất trong tình yêu.
    Bạn thật "khó xử" khi đi với người yêu mà lúc nào túi cũng rỗng, nhỡ nàng vô tình đề nghị ghé vào quán nước thì sao nhỉ? Không cần phải là tiền nhiều nhưng ít ra bạn cũng có một sự đảm bảo nhất định về vật chất
    Mỗi hoàn cảnh sống có những yêu cầu cụ thể, sẽ thật sách vở nếu bảo rằng "tiền bạc là vô nghĩa, chỉ có tình yêu là tồn tại". Cái chính là chúng ta nên hiểu tầm quan trọng của vật chất trong tình yêu ở mức độ nào.
    Chúng tôi đồng ý rằng, "vật chất quyết định ý thức" nhưng tình yêu là một trạng thái tình cảm rất đặc biệt, là tiếng gọi thiêng liêng nhất của nhịp đập trái tim. Chả thế mà người ta thường nói "Tình yêu có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể hiểu nổi", chẳng phải ta không thể lí giải tận tường tại sao lại chỉ yêu, chỉ có cảm tình với cô A, anh B trong vô vàn những người xung quanh. Đơn giản vì đó là sự rung động tinh tế nhất mà tạo hoá dành tặng riêng cho con người.

    Quay lại với vấn đề tiền bạc, tiền chỉ là một phương tiện để chúng ta sử dụng trong những nhu cầu cần thiết của cuộc sống, nó không phải là yếu tố quyết định để hình thành tình yêu. Ở đây chúng tôi chỉ nói đến tình yêu chân chính, chứ không bàn đến những mối tình "thị trường", thực dụng, đánh đổi.
    Nếu có tiền là có hạnh phúc thì thật đơn giản và chẳng có gì phải bàn đến, biết bao người giàu có nhưng vẫn không hạnh phúc, tình yêu không thể dùng tiền mà có được, tình yêu chỉ có khi ta biết thế nào là vun đắp, là hy sinh, là sống vì hạnh phúc của mình và người mình yêu.
    Tiền bạc và những giá trị vật chất có giá trị nhất định để đảm bảo cho cuộc sống tiện nghi, nhưng đó không đồng nghĩa sẽ đảm bảo cho một tình yêu hạnh phúc. Tình yêu cần phải có một quá trình tìm hiểu, đồng cảm, có những mối tương quan nhất định về trình độ, hoàn cảnh sống... muốn có một tình yêu bền chặt cần phải có những tiền đề quan trọng về sự chững chạc, trưởng thành trong suy nghĩ cũng như hành động.
    Vấn đề quan trọng nhất trong mối tương quan giữa "tiền và tình" là ở thái độ nhìn nhận đúng đắn, cái nào chính, mang tính cốt lõi, làm nên hạnh phúc đích thực cho tình yêu chân chính. Hãy sáng suốt khi đứng trước những giá trị vật chất, và đừng bao giờ mạo hiểm đem tình yêu, hạnh phúc của mình đặt lên bàn cân tiền bạc.

  3. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Trong yêu thương, không có khái niệm "thay thế"
    Trong Toán học, chúng ta vẫn thường thay số để giải các phương trình, hệ phương trình... Khi một nhân viên nghỉ việc, người quản lý chỉ việc chọn một người khác có năng lực để thay thế là được, dù có thể hiệu quả công việc của người thay thế không cao bằng người cũ. Một chi tiết máy gặp sự cố hư hỏng, ta cũng có thể ngay lập tức thay bằng chi tiết khác tương đương. Những chuyện thay thế như vậy trong cuộc sống vốn rất nhiều và chúng giúp cho xã hội tiếp tục vận động trong tiến trình phát triển. Song, trong tình cảm nói chung, cụ thể là chuyện tình yêu, thì khái niệm thay thế lại là cái gì đó gần như cấm kỵ mà trong mọi hoàn cảnh ta đều không nên áp dụng dù với lý do nào.
    Chuyện hợp tan trong tình yêu từ ngàn vạn năm xưa đến muôn triệu năm sau vẫn thế - không thể cưỡng cầu. Nếu có một lúc nào đó phải nói tiếng chia tay thì dẫu vui, dẫu buồn ta vẫn phải thừa nhận rằng đó là một phần tất yếu của cuộc sống và ta chẳng thể làm gì hơn là chấp nhận sự thật ấy để rồi cố gắng đi tiếp quãng đường đời còn lại của mình. Cố gắng níu kéo, cầm giữ một tình yêu, trong một chừng mực nào đó, cũng tốt thôi, miễn là cái cách mà người ta dùng để giữ nhau không "nhuốm màu... tà đạo" - không bạo lực hay phải vận dụng kỳ mưu. Nếu không thể giữ được nhau, một sự "giải thoát" cho cả hai là điều cần thiết để cả hai bên đối tác có thể thảnh thơi kiếm tìm hạnh phúc mới cho riêng mình.
    Thế nhưng kiếm tìm hạnh phúc mới trong trường hợp này lại không đồng nghĩa với việc ta ngay lập tức có một người yêu mới. Trái tim con người không giống bộ nhớ của một chiếc máy vi tính nơi ta có thể tha hồ sử dụng các lệnh sao chép, điều chỉnh, xoá... đơn giản như vài động tác nhấn chuột. Thậm chí cả đối với chiếc máy vi tính không có linh hồn thì sau khi đã xóa một tập tin, nội dung tập tin vẫn còn nằm trong Recycle Bin kia mà, để lúc nào đó tình cờ lục lại, bạn sẽ bắt gặp "ngày xưa" vẹn nguyên như mới, bất cứ lúc nào cũng có thể quay về chỉ với một lệnh restore.
    Đã có không ít bạn trẻ mang theo mình cái ý nghĩ kỳ lạ ấy - có ngay một người yêu mới để trêu tức, để trả thù người cũ, để người ấy biết rằng ta cũng "đắt giá" như ai. Bạn mong muốn người ấy phải hối hận vì đã bỏ rơi bạn mà quay lai van xin một chút tình để bạn có cơ hội trút cơn hờn dỗi? Thế bạn có chắc rằng người ấy sẽ "tức", sẽ hối hận như bạn mong đợi không?
    Khi không còn yêu nhau thì dù bạn có yêu 100 hay 1000 người đi nữa, với người ta phỏng có khác biệt gì đâu. Thậm chí biết đâu người ấy sẽ chẳng cảm thấy vui vì đã "thoát" khỏi bạn. Ngược lại, nếu như người ta vẫn còn yêu bạn thì nào có hay chi trong việc làm tổn thương người? Chắc bạn chưa quên rằng người ấy, mới đây, vẫn còn là người bạn hết lòng yêu. Và cũng xin bạn đừng quên rằng trong trường hợp này bạn cũng đã đồng thời làm tổn thương luôn cả cái người đang ở ngay bên cạnh bạn. Làm sao ai có thể không buồn khi biết mình chỉ là một "diễn viên" đóng thế vai, một casscadeur trong vở kịch tình yêu của người khác. Nên chăng?
    Lại nói, đến với một người mà trong tim lúc nào cũng là hình ảnh của một người khác thì liệu bạn có thể nào toàn tâm toàn ý với cái mà lúc này bạn đang gọi là tình yêu? Mà, một khi đã không thể sống trọn vẹn cho tình yêu, bạn làm sao lấp được những khoảng trống, những chông chênh luôn có giữa hai người để giúp tình yêu ấy đơm hoa kết trái? Hạnh phúc làm sao có thể tạo dựng chỉ bằng sự cố gắng của chỉ một người? Kết cục đổ vỡ của những chuyện tình thay thế rồi cũng sẽ đến. Nghĩ mà xem! Theo đuổi một tình cảm mà bạn biết chắc là không có đoạn kết phải chăng là sự phí phạm thời gian, công sức, và xa hơn là làm chai lỳ đi cảm xúc của chính mình? Có đáng không, hỡi bạn tôi?
    Hẳn nhiên, khi chia tay một mối tình, cái khoảng trống mà người ra đi để lại trong bạn là rất lớn và cảm giác hụt hẫng, chới với ấy sẽ ném bạn vào những khoảng tối mênh mông. Buồn, đau, và biết bao nhiêu trạng thái tiêu cực khác sẽ đến với bạn. Khó chịu lắm và cũng quá xót xa, nhưng ngoài duy nhất cách chịu đựng và chống lại chúng mong một ngày chúng tự giác rời khỏi bạn, bạn không còn giải pháp nào tốt hơn. Mang một người khác lấp đầy những khoảng trống kia có thể tạm giúp bạn xoa dịu được những cơn đau nhưng tiếc thay đấy chỉ như một liều thuốc giảm đau tức thời chứ không trường cửu. Một ngày nào đó, khi thuốc mất tác dụng, bạn sẽ lại tiếp tục đau, và lần này sẽ còn đau hơn nữa bởi lúc này bạn phải gánh thêm cả những "tác dụng phụ" của liều thuốc mà chính bạn đã uống vào. Mọi thứ đều có cái giá của nó cả nên nếu không muốn trả giá, đừng đa mang để mà chi.
    Chuyện tình yêu muôn đời vẫn thế: đến, không ai cản được; đi, chẳng thể cưỡng cầu. Hãy cứ thuận theo tự nhiên, với những gì mà cuộc sống mang đến. Hãy cho mình một khoảng lặng để có thể nhìn lại những ngày tháng đã đi qua và chuẩn bị cho mình một ngày mai khác. Không ai có thể xây dựng một lâu đài tình ái trên đống hoang tàn, đổ nát của một mối tình thì bạn ơi đừng cố gắng thay thế tức thời một tình yêu, một người yêu. Cái giá phải trả sẽ lớn hơn nhiều đấy!
  4. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Hạnh phúc gia đình tùy thuộc vào ai?
    Có một điều rất dễ nhận thấy là ngày càng có nhiều tác nhân thời kinh tế thị trường phá vỡ dần những giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam. Khi tiền bạc là thước đo nhiều giá trị thì thang giá trị trong gia đình cũng bị thay đổi. Và chính nền kinh tế thị trường với nhiều biến động đã tạo nên những cái nhìn mới, quan niệm mới trong lối sống, làm thay đổi quan niệm về hạnh phúc gia đình, nhất là về phía các chị em phụ nữ.
    Gia trưởng hay không gia trưởng?
    Trong một cuộc điều tra xã hội học dành cho đối tượng phụ nữ trí thức, thì 96,3% khẳng định chất gia trưởng vẫn còn tồn tại trong các gia đình, nó là nguyên nhân gây nên những vụ bạo hành. Nhưng cũng chính trong số này, lại có đến 59,3% quan niệm nhờ có tính gia trưởng mà nề nếp gia đình được duy trì! Thật đáng băn khoăn khi chỉ có 7,4% đề nghị đàn ông cần phải bỏ hẳn tính gia trưởng. Phải chăng chị em ý thức rất rõ rằng tư tưởng gia trưởng đã ăn sâu vào tiềm thức, máu thịt của các ông, trở thành một phần không thể tách rời của bản năng con người đàn ông?
    Dù rất ngột ngạt, rất bức bối khi phải sống với một ông chồng gia trưởng, nhưng như chị Trần Thị Lâm L. ở quận 4 vẫn cho rằng: ?oNếu ổng không gia trưởng chắc đàn bà chúng tôi làm loạn?(?!). Chị Nguyễn Hồng Vân, kỹ sư tin học thì cương quyết: ?oSự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau bao giờ cũng đem lại một không khí chan hòa, êm ái cho gia đình. Không người vợ nào lại muốn ăn hiếp chồng, trừ phi đó là người đàn ông nhu nhược. Bản chất của phụ nữ chúng tôi là muốn được che chở, muốn có một người đàn ông vững chãi để mình tin cậy, dựa vào, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với tính gia trưởng?.
    Thế nào là gia đình hạnh phúc?
    Nếu trong vài ba năm trước gia đình hạnh phúc được hiểu theo nghĩa vợ chồng tôn trọng nhau, cùng quan tâm chia sẻ, cha mẹ làm gương và dạy dỗ con cái bằng tình thương, thì hiện nay đa số chị em lại quan niệm: ?oHạnh phúc là bằng lòng với cái hiện hữu?. Điều này cũng tỷ lệ thuận với đòi hỏi của các đức ông chồng dành cho vợ mình. Anh Trương Quang Bảo, công nhân bảo trì máy móc, cho rằng: ?oPhụ nữ cần nhất là phải hiền lành, chúng tôi sợ tiếng hét của các bà lắm, thứ nữa là biết cảm thông chia sẻ, gì chứ cái sự cằn nhằn khiến tôi muốn điên đầu lắm?. Còn anh Đặng Quốc Tuấn, chuyên viên kinh tế, có vợ và một con trai 5 tuổi lại cho rằng: ?oKhông nhất thiết người phụ nữ phải hy sinh tất cả vì chồng con, cô ấy cũng phải biết sống cho bản thân nữa chứ. Vả lại nếu các bà vợ chỉ biết tối mày tối mặt chăm lo cho chồng con thì chính các bà đã biến chúng tôi thành kẻ ích kỷ đấy. Còn chung thủy ư? Đấy là phẩm chất truyền thống của phụ nữ Việt Nam rồi, không cần đòi hỏi chị em nhà ta cũng chung thủy, nhưng cũng cẩn thận đấy, điều này phụ thuộc phần nào ở đức ông chồng phải không? Tôi thì tâm lý lắm, vợ tôi chỉ ?omê? tôi thôi!?.
    Nếu phụ nữ ngày nay ngày càng có nhiều hiểu biết về lối sống văn hóa, kiến thức nuôi dạy con, tâm lý giáo dục, thì sự quản lý gia đình cũng ngày càng có tổ chức hơn. Hiển nhiên các ông chồng luôn thích có người vợ hiểu biết, vén khéo, nuôi dạy con giỏi lại thông minh, hòa đồng với mọi người.
    Thế còn các bà vợ mong muốn gì ở người chồng để mang lại hạnh phúc gia đình cho họ? Không phải là mức thu nhập cao, càng không phải có chức có quyền, vì ?oquyền hành gắn liền với công việc, giao tế, lúc ấy các ông là người của công việc chứ không còn là chồng là cha trong gia đình nữa?. Hình như quan niệm này có vẻ hơi phiến diện, tuy nhiên các bà các chị đã không hề xa rời thực tế khi mong được chồng cảm thông, chia sẻ, có lòng độ lượng và hiểu biết tâm lý phụ nữ! Chị Ngô Hương Thảo Quỳnh, huấn luyện viên thể dục thể hình, cho rằng: ?oPhụ nữ vốn tính chịu thương chịu khó nên chúng tôi sẵn sàng làm mọi chuyện cho chồng con, nhưng nếu được chồng quan tâm chia sẻ một chút xíu công việc nhà thôi là chúng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Tôi nghĩ tại sao nhiều người cứ than van là chồng họ ích kỷ quá, chỉ biết sống cho mình. Không phải họ không biết chồng mình phải lo toan ?ochuyện lớn?, kiếm tiền nuôi sống gia đình, mà chẳng qua họ muốn chồng ghi nhận sự hy sinh của mình, ghé vai tí chút để thấy được chuyện nhà không phải là chuyện nhỏ?.
    Đi tìm hạnh phúc không phải là vấn đề khó hay dễ, mà ở việc cả hai người có ?ocùng nhìn về một hướng? như hồi họ yêu nhau hay không, có mong muốn cùng nhau xây đắp tổ ấm gia đình hay không. Quả thật nhen lên ngọn lửa thì dễ, nhưng giữ cho nó luôn bừng cháy và nồng ấm thì không đơn giản chút nào.
  5. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Sao mẹ ruồng bỏ con?
    Hãy cho con biết là mẹ vẫn luôn yêu thương anh em chúng con, cần đến chúng con như chúng con cần mẹ vậy, mẹ nhé!
    Chiều qua con tình cờ nghe mẹ điện thoại cho ba: ?oÔng đem thằng Bách về mà nuôi, tôi chịu hết nổi nó rồi!?. Thật tình con thoáng ngỡ ngàng trước thái độ của mẹ. Năm trước, khi ba mẹ cãi vã nhau liên tục rồi quyết định chia tay, chính mẹ là người ?ođòi? được quyền nuôi hai anh em con, dù ba rất muốn con hoặc em Nhì ở cùng ba. Nhưng vì không đành chia cắt anh em con, ba chấp nhận để mẹ nuôi cả hai đứa còn ba chu cấp nuôi tụi con hàng tháng. Ba cũng chỉ nhận một phần nhỏ tài sản, để mình không phải bán nhà, để chúng con không quá hụt hẫng khi gia đình mình tan nát.
    Con tưởng rằng chuyện người lớn đến đó tạm ổn, từ nay mẹ sẽ bù đắp tình thương cho chúng con. Vậy mà?Mẹ không còn thương con nữa sao? Mẹ không cần con nữa sao? Con đã trở thành gánh nặng cho mẹ? Con là một kẻ hư hỏng, đáng ghét? Bao câu hỏi ập đến trong đầu khiến con quay cuồng với ý nghĩ mẹ muốn ruồng bỏ con.
    Phải chăng vì gần đây con thường cãi lời mẹ? Nhưng sao mẹ không nghĩ xem những điều con nói có đúng không. Mẹ bảo con hư, ương bướng, hay cãi lời mẹ vì xem thường mẹ. Con lại xem đó như một cách khẳng định mình trước mẹ và mọi người. Con đã lớn, hẳn con cũng có quyền nêu lên ý kiến của mình chứ mẹ?
    Nghe mẹ hằn học điện thoại cho ba như vậy, con thật ngạc nhiên. Ba mẹ đã chia tay rồi, sao mẹ cứ trút cơn giận đâu đâu lên đầu ba và tụi con mãi thế? Thốt nhiên con chợt nhớ, thời gian mẹ và ba còn giằng co nhau về chuyện nuôi con sau khi ly dị, mẹ cũng đã gằn giọng bảo ba: ?oÔng đi mà nuôi thằng Nhì, tôi không chịu được nó?! Sao lại thế mẹ ơi, có người mẹ nào lại bỏ con chỉ vì không hợp? Con những tưởng anh em con thiếu ba thì còn có mẹ, nào ngờ?Con tủi thân quá nên đã gọi điện thoại cho ba. May sao con còn được an ủi khi ba ân cần bảo con: ?oCó lẽ mẹ đang bực chuyện gì nên nói thế thôi, con đừng giận mẹ. Có gì cứ đến với ba. Lúc nào ba cũng là ba của các con, cũng rộng lòng đón nhận các con?.
    Con không muốn nghĩ sai về mẹ. Hãy cho con một lời giải thích. Hãy cho con biết là mẹ vẫn luôn yêu thương anh em chúng con, cần đến chúng con như chúng con cần mẹ vậy, mẹ nhé!
  6. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Hãy tha lỗi cho mẹ...
    Con trai thân yêu của mẹ!

    Hôm nay là một ngày hạnh phúc vô cùng với mẹ, bởi mẹ đã nhận được thư con. Điều đó có nghĩa là con đã tha thứ cho mẹ. Tám năm qua mẹ đã sống trong nỗi day dứt, dằn vặt. Mẹ vừa hạnh phúc, vừa đau khổ. Hạnh phúc vì mẹ đã có một người đàn ông yêu thương, chăm sóc mẹ nhưng đau khổ vì mẹ luôn là người có lỗi với con.
    Ngày xưa, khi cha con mất con mới lên mười. Con giống cha từ hình dáng đến tính tình. Giống cái tính lầm lì, ít nói. Ai cũng bảo cả hai cha con khó tính và khó gần nhưng chỉ có mẹ mới hiểu rằng đằng sau cái vẻ khó gần đó là một tâm hồn sâu lắng, dạt dào tình cảm. Rồi khi cha con mãi mãi đi xa, hai mẹ con ta đã sống trong chuỗi ngày dài thật khủng khiếp. Bởi hai mẹ con mình đều yêu thương cha con rất nhiều. Mẹ cứ nghĩ sẽ không và không bao giờ mẹ có thể thương yêu được một người đàn ông nào trên thế gian này nữa. Tình yêu của mẹ đã dành hết cho cha con. Mẹ sẽ sống như vậy để nuôi con lớn khôn.
    Thế nhưng, chuyện tình cảm có bao giờ đoán trước được. Năm năm sau mẹ đã yêu dượng con. Và điều đặc biệt là dượng con lại là người nước ngoài. Mẹ đã chạy trốn, né tránh, thậm chí tìm mọi cách để chôn vùi tình cảm của mình nhưng không thể được. Con là người phản đối gay gắt. Mới chỉ là cậu bé 15 nhưng con đã làm tất cả những gì có thể được để ngăn cản (Mặc dù dượng con rất yêu thương và hiểu tâm trạng của con, muốn đưa hai mẹ con mình về Pháp chung sống). Mẹ hiểu rằng tất cả chỉ vì con quá yêu mẹ và cha con. Con muốn mẹ mãi là của riêng hai cha con, không muốn mẹ san sẻ tình cảm cho ai cả. Vì vậy, mẹ càng yêu và thương con nhiều hơn. Mẹ đã đấu tranh với chính mình rất nhiều để tìm một giải pháp. Một bên là chấp nhận tình yêu của người đàn ông và theo người đó về Pháp. Một bên là chia tay vĩnh viễn với tình yêu để chăm sóc con. Thế rồi mẹ phải đầu hàng với trách nhiệm làm mẹ. Mẹ đã đi theo tiếng gọi của tình yêu để con ở lại sống với ông bà ngoại. Mẹ đau khổ dằn vặt rất nhiều; nhưng liệu có nghĩa gì với những giằng xé, đau đớn mà con đã phải đương đầu từng ngày, từng tháng khi mẹ đi xa.

    Bao thư mẹ gửi về con đều trả lại. Những lần sinh nhật con mẹ mong chờ từng ngày để gửi quà cho con, nhưng chỉ vài ngày sau, gói quà lại quay về... người gửi. Mẹ biết, những món quà đó nào có ý nghĩa gì với con, khi mà mẹ đã bỏ con ra đi tới tận phương trời xa lạ. Cái mà con cần, là "phần quà lớn nhất" đối với con chính là được có mẹ ở bên. Điều đó chính mẹ đã đoạt mất của con rồi. Ông bà ngoại hiểu và thương cả hai mẹ con. Hai lần về nước, mẹ và dượng ra sức thuyết phục để con sang sống cùng mẹ, nhưng con đều từ chối. Mẹ biết, không chỉ vì giận mẹ mà còn vì con là một cậu bé có cá tính mạnh mẽ. Con đã từng nói với mẹ từ khi còn nhỏ: con không thích xa quê hương, xa những người thân của mình.
    Con trả lời thư của mẹ và báo tin đã đậu đại học. Điều đó làm mẹ hạnh phúc tới tột đỉnh. Mẹ biết con trai của mẹ là một chàng trai có ý chí. Con nói: ?oRằng con đã hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của mẹ. Con sẽ không sang Pháp học theo lời mời của dượng, con sẽ học tập và cố gắng vươn lên từ trên chính mảnh đất quê hương mình. Mẹ cứ vui khỏe ở lại bên đó, khoảng cách địa lý không có ý nghĩa gì nếu con và mẹ thực sự hiểu nhau, thương yêu nhau. Giờ đây, khi đã trưởng thành, con mới biết tình yêu là gì, và con rất hiểu cho hoàn cảnh mà mẹ đã phải lựa chọn trước đây. Con hứa với mẹ là sẽ học tập thật giỏi?.
    Mẹ biết con là một chàng trai đại lượng và giàu tình cảm. Hãy tha thứ cho mẹ, con trai. Dù vật đổi sao dời, dù mai này mẹ con ta sẽ được sống bên nhau, hay lại phải tiếp tục chia xa vạn dặm, thì mẹ cũng mong con hiểu rằng: chưa bao giờ mẹ hết yêu thương con. Đó là điều duy nhất mà mẹ muốn nói với con từ trước, lúc này và mãi về sau.
  7. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Mái ấm và những bữa cơm
    Hạnh phúc gia đình không bao giờ ?otự nhiên? mà có. Ngược lại, nó cần được ươm trồng, chăm bón, nuôi dưỡng? như người ta trồng cây vậy. Những say đắm của thời mới yêu nhau sẽ nhanh chóng trôi đi theo thời gian và, khi đã quyết định về chung sống với nhau, hai người sẽ đối diện với hàng loạt những chuyện của thực tế (chứ không còn là những mộng tưởng như thuở ban đầu nữa). Để tồn tại, hai vợ chồng phải giải hàng loạt những bài toán về tinh thần và vật chất. Tinh thần ?" là tính cách, thói quen, tâm tư, tình cảm, ước mơ? Còn vật chất ?" là nhà cửa, phương tiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập, chi dùng, mua sắm? Khó có một tình yêu và hạnh phúc lâu bền, nếu một trong hai vấn đề trên không có những bước cải thiện đúng mực, hoặc những lỗ hổng không được san lấp (không ít thì nhiều đều có ở tất cả những cặp vợ chồng). Cả hai đều phải nổ lực nhằm từng bước xóa dần những khoảng cách, làm cho họ ngày càng tiến đến gần với nhau hơn, để cuối cùng là? tuy hai mà một, tuy một mà hai.
    Đã từng có người nói: ?oDạ dày là con đường ngắn nhất dẫn đến? trái tim? ?" một câu đúc kết khá ngắn gọn, nhưng lại bao hàm một ý nghĩa lớn. Ăn ?" một nhu cầu không thể thiếu của con người, và chính nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc của gia đình. Bởi ăn không chỉ mang ý nghĩa thuần vật chất, mà còn là một yếu tố của tinh thần, tình cảm. Xưa nay, không phân biệt bất cứ quốc gia nào, thể chế chính trị nào? người phụ nữ thường gắn liền với trách nhiệm lo cho bữa ăn của gia đình. Thông qua những bữa cơm đó, người chồng sẽ cảm nhận được tình yêu của vợ dành cho mình, cảm nhận được sự lo toan của vợ dành cho con cái. Và cũng thông qua bữa cơm, người vợ cũng không thể nào giấu được sự lợt lạt tình cảm của mình đối với chồng, nếu có.


    Dĩ nhiên, trong thời đại ngày nay, khi phụ nữ cũng tham gia công việc của xã hội, người chồng thường không quá khắt khe trong việc đòi hỏi nơi người vợ ở việc ?otề gia nội trợ?, nhưng điều đó không có nghĩa là? thế nào cũng được, sao cũng xong. Nếu trong những ngày đi làm, cả gia đình có thể ăn những bữa cơm đạm bạc (với nồi canh ăn cả ngày, với niêu cá kho ăn ba bốn bữa?) nhưng những ngày cuối tuần, rãnh rỗi mà người vợ cũng chẳng có ý thức trong việc cải thiện bữa cơm gia đình, thì cái mái ấm đó có nguy cơ chuyển thành? mái lạnh (chứ không phải máy lạnh đâu).
    Có những người vợ tỏ ra quá hời hợt hoặc kém tế nhị trong việc ?ochìu chồng?. Trong hàng loạt các món ăn, người vợ chỉ thích những món A, món B, món C? nhưng họ quên rằng, có khả năng người chồng sẽ không thích những món ấy, mà chỉ thích các món D, E, F? Thế nên, bất kể chồng mình thích gì, họ chỉ đi chợ và mua những thức ăn mà mình thích. Những người chồng tế nhị (muốn chìu vợ) hoặc nói ra sợ vợ cho rằng ?ođàn ông gì mà cứ chõ mũi vào chuyện bếp núc? nên đành làm thinh, bấm bụng mà ăn hết ngày này qua tháng nọ những món mà mình chẳng hề thích, hoặc ngấy đến tận cổ. Liệu điều gì sẽ xảy ra, nếu tình cờ một dịp nào đó, người chồng ấy đến nhà một cô bạn gái chơi và được hỏi: ?oAnh thích ăn những món gì, em sẽ nấu cho anh ăn?? (?!). Cứ cho rằng, mối quan hệ giữa người chồng ấy và cô bạn gái, lúc ban đầu rất trong sáng, chẳng có tình ý gì; nhưng một đàng là người vợ chỉ nấu ăn theo ý thích của cô ấy, còn cô bạn lại muốn nấu theo ý thích của? mình. Vậy thì, nếu có một ?obiến cố? nào đó giữa ba người ấy, phải chẳng chỉ là do lỗi của người đàn-ông-trăng-hoa và cô-gái-thứ-ba kia thôi sao ?


    Có những cặp vợ chồng tổ chức đời sống gia đình khá hay. Ngoài một số những quy ước thuộc về tính cách, thói quen được thỏa thuận (ví dụ: người chồng thích không gian thật tĩnh lặng lúc ngủ; không thích bất kỳ ai lục xét giỏ xách, đọc sổ tay?; người vợ không thích xem phim hình sự, đấm đá mà chỉ thích xem phim tình cảm; không thích chồng tặng nữ trang trong ngày sinh nhật mà chỉ thích tặng hoa?) họ còn kê ra những món ăn mà mỗi người thích. Từ bản kê đó họ thống nhất: sẽ luân phiên nấu những món ăn mà hai người thích. Bạn nhận xét thế nào, khi người chồng hỏi: ?oSao tuần này anh toàn thấy em nấu những món mà anh thích vậy ??, và tiếng người vợ đáp lại: ?oEm chìu anh mà. Với lại, dần dần em lại cảm thấy những món anh thích cũng rất ngon đối với em? ?" đó chính là hạnh phúc, và chắc chắn rằng, hạnh phúc nơi họ sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.
    Những vấn đề trên tưởng chừng rất phức tạp, nhưng thật ra không đến độ rối rắm, chỉ cần cả hai cùng hiểu, quan tâm, cùng ra sức vun xới, thì ?ocây hạnh phúc? sẽ đơm hoa kết trái. Người ta vẫn thường nói: ?oĐàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm? ?" xây tổ ấm chính là những việc rất nhỏ như vậy. Nhỏ ?" nhưng thật đáng tiếc, bởi chẳng phải người vợ nào cũng ý thức và thực hiện được điều ấy một cách hoàn hảo, toàn tâm.
  8. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Nên hay không?
    Hương, bạn tôi, thảng thốt: ?o Mình không biết phải làm sao để nói với bé Nu về chuyện bà Ngoại nó đang hấp hối. Con bé rất yêu bà. Mình e là nó sẽ bị sốc. Hay là cứ ba?o với nó, Ngoại đi về quê rồi. Chờ con bé bớt quấn quít bà thì hẵng nói...?. Tôi không cho đó là cách hay. Với con trẻ, đôi khi đối mặt cũng là một phương cách hay, quan trọng là nói với trẻ như thế nào về điều khủng khiếp đã xảy ra với người mà trẻ yêu quý.
    Người lớn đôi khi cho rằng trẻ em rất mau quên, nên đôi khi không cần phải giải thích dài dòng, trẻ ham chơi nên sẽ dễ dàng nguôi quên mọi chuyện. Không hẳn vậy, có những lúc trẻ đặt nhiều câu hỏi mà người lớn không thể nào giải đáp cho thỏa đáng, và lúc đó nguy cơ về việc trẻ bị sốc, mất niềm tin hay bị khủng hoảng là điều có thể xảy ra.
    CÂ?N CHO TRE? BIẾT SỰ THẬT
    Chị Hồng là chị em bạn dâu với tôi, chị vẫn thường kể cho các con nghe về kỷ niệm đau đớn lúc tuổi thơ khi mẹ chị mất. Lúc ấy chị Hồng mới 5 tuổi. Mẹ chị bị ung thư gan và nằm viện hai tháng trời. Trong suốt thời gian ấy, cả nhà đều giấu không cho chị biết với lý do mẹ chị đi Gia Lai thăm cô con đầu lấy chồng trên ấy. Là con út nên vắng mẹ chị Hồng đã thẫn thờ suốt ngày, chị ăn không ngon, đêm ngủ toàn nằm mơ thấy mình bị bắt đem giam trong hầm tối. Chị nhớ mẹ mà không dám khóc vì thấy cả nhà bận rộn chuyện gì không biết mà mặt ai cũng thiểu não, cả nhà không có tiếng cười. Rồi người ta đem mẹ về trên chiếc xe màu đen. Chị Hồng nhào ra ôm cứng lấy mẹ. Chị

    không khóc được tiếng nào. Ai cũng tưởng chị còn nhỏ nên vô tư, không biết gì. Mải lo tang lễ cho mẹ nên chẳng ai để ý đến con bé cứ lặng câm nhìn chằm chằm vào cỗ áo quan. Rồi mọi chuyện cũng qua đi, chỉ có chị Hồng là im lặng suốt một năm trời, không nói năng, cười đùa. Chị còm cõi và nhăn nhúm như một quả trám khô, người ta đã bắt đầu gọi chị là Hồng câm (!) Mãi đến ngày giỗ đầu của mẹ, lúc chị run rẩy đốt nén nhang cắm lên bàn thờ mẹ, những tiếng tức tưởi mới từ ***g ngực cứ dội ra khiến chị muốn ngất xỉu. Từ hôm ấy, chị bắt đầu nói lại, nhưng không bao giờ người ta còn thấy chị cất tiếng cười lanh lảnh như khi mẹ còn sống. Chính từ nỗi đau của mình, mà khi mẹ chồng tôi bệnh nặng, chị Hồng đã gọi cả hai đứa con lại và bình tĩnh báo cho chúng biết tình trạng của bà nội. Chị bảo tôi: ?oNgười ta không thể tránh khỏi cái chết. Lúc ấy, người lớn phải biết cách đối mặt và cũng phải cho trẻ biết. Phải xem chúng là những thành viên bình đẳng trong gia đình. Không thể nói dối trẻ mãi được, vậy tại sao không cho trẻ biết sự thật?. Đã có rất nhiều người lớn cho rằng bắt trẻ phải đối mặt với những thông tin khủng khiếp là không công bằng với trẻ. Họ chọn cách nói dối: ?oBa con đi công tác xa một thời gian, rồi ba sẽ về với con?. Nhưng rồi thời gian sau trẻ sẽ hỏi: ?oSao ba lâu về thế??. Người ta lại tiếp tục nói dối để đến một lúc nào đó thì cũng cần phải cho trẻ biết sự thật: ?oBa con đã chết vì một tai nạn?. Lúc này, chính trẻ lại không tin vào điều đó, vì trẻ đã bị người lờn nói dối trong một thời gian dài. Điều tiếp theo là trẻ không tin vào người lớn, chúng sẽ cảm thấy bất ổn vì người cha thân yêu đột ngột ?obiến mất? còn những người xung quanh thì trở nên khả nghi, trẻ dễ mất thăng bằng trong cuộc sống.
    ĐƯ?NG NGẠI KHI PHA?I ĐÊ? CẬP ĐẾN TƯ? "CHẾT" (!)

    Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ chừng 3-4 tuổi, chúng thường không hiểu chính xác những gì mà người lớn nói. Vì thế, khi cần báo cho trẻ biết về một tin buồn, các bậc cha mẹ cần nói với trẻ theo đúng tinh thần của sự việc. Một bé gái 4 tuổi được mẹ đưa đến gặp bác sĩ với căn bệnh: ?oCháu cứ đòi được bay lên trời để tìm ba. Tôi sợ nó bị ám ảnh bởi cái chết của ba nó?. Trò chuyện với bé hơn một tiếng đồng hồ, bác sĩ đã tìm ra ?obệnh? và giúp cô bé phần nào ổn định tinh thần. Thì ra, khi chồng bị tai biến mạch máu não và không thể cứu được, chị đã nói với con là ba bé đi lên trời thăm Ngọc Hoàng. Cô bé vốn rất yêu ba nên chỉ muốn được lên trời cùng ba, bé cứ khóc đòi bay lên, và khi mẹ không cho, bé đã định trèo lên ban công để bay như chim với hy vọng sẽ tìm được ba!
    Bà Lý Thị Mai, chuyên viên tâm lý của Trung tâm tư vấn Tình yêu Hôn nhân Gia đình, cho rằng: ?Không nên ngại dùng từ ?ochết? và thông báo câu chuyện với trẻ theo kiểu lập lờ. Cách nói thẳng thắn, dứt khoát rất quan trọng với trẻ, bất cứ một sự ngập ngừng nào cũng khiến trẻ đề phòng và tạo nên phản ứng không hay. Cũng không nên nói quá sâu vào sự việc hay mô tả tỉ mỉ về sự việc ấy, sẽ khiến trẻ bất an. Đừng bắt trẻ phải chịu đựng một cú sốc nặng nề. Khi thấy cha mẹ đau buồn trẻ sẽ cho là mình có tội và chúng sống trong tâm trạng nặng nề?.
    Với trẻ nhỏ 3-4 tuổi, đôi khi chúng chưa nhận thức hết được ý nghĩa của vấn đề, vì thế chúng ta không nên bực mình khi trẻ vẫn vô tư cười đùa sau khi được thông báo về tin buồn. Chỉ đến khi lớn hơn một chút, 6-7 tuổi, trẻ sẽ cần đến sự giúp đỡ của người lớn để biết chấp nhận nỗi đau. Dù vậy, cũng đừng cho rằng trẻ quá nhỏ thì không biết gì. Với những trẻ nhạy cảm, chỉ cần con cá chúng nuôi bị chết, là đã trở thành một cú sốc nho nhỏ, vì thế, các bậc cha mẹ nên chuẩn bị tinh thần cho trẻ đối mặt với mọi nỗi đau buồn, chúng không làm trẻ mất đi sự vô tư hồn nhiên, mà giúp trẻ lớn lên, trưởng thành hơn.
  9. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Tì?nh yĂu & sự nghiẶp: LiẶu cò là? bàn 'Ă?ng hà?nh?
    Khi cĂn ng"i ghế nhĂ trường, li?u tĂnh yĂu sẽ lĂ người bạn '"ng hĂnh v>i chuy?n 'i tĂm sự nghi?p, hay chĂnh tĂnh yĂu sẽ lĂ nguyĂn nhĂn của nhiều-thứ-rắc-r'i trĂn bư>c 'ường 'i tĂm tương lai? ĐĂ lĂ cĂu hỏi mĂ cĂc bạn trẻ luĂn 'ặt ra cho mĂnh, khi lần 'ầu họ bư>c chĂn vĂoâ? vườn yĂu.
    Khi cĂn trong 'T tu.i â?ocơm cha, Ăo mẹ, chữ thầyâ? â?" những trĂi tim 'ến v>i nhau khĂng ch? lĂ sự â?obi tĂnh yĂu vĂ tự Ăi, vĂ hĂo thắng, vĂ phong trĂo, yĂu cho cĂâ? tụ như bạn bĂ (!?) thĂ cũng cĂ những m'i tĂnh thật sự nghiĂm tĂc. Nhưng dĂ â?onghiĂm tĂcâ? hay â?ophong trĂoâ? thĂ thường những cuTc tĂnh ấy thường Ăt khi dắt nhau 'ếnâ? tận cu'i cuTc 'ời. Họ 'ến v>i nhau khi chưa hifu mĂnh yĂu 'f lĂm gĂ? Chưa cĂ chĂt kinh nghi?m nĂo 'f cĂ thf hifu người mĂ mĂnh 'ang yĂu hoặc sắp yĂu lĂâ? người như thế nĂo? Thậm chĂ cĂ những bạn trẻ yĂu ch? v>i mục 'Ăch duy nhất: 'ược â?othưYng thứcâ? hương vi tương lai, sự nghi?p xem như kết thĂc!
    V>i những người mĂ cuTc 'ời vẫn toĂn mTt mĂu h"ng, chưa hoặc rất Ăt cọ xĂt v>i những 'ắng, cay, chua, chĂtâ? của cuTc s'ng vĂ của â?otĂnh trườngâ?, thĂ cĂi-gọi-lĂ-tĂnh-yĂu ''i v>i họ cũng rất '-i mơ h", trừu tượng. TĂnh yĂu cũng như bao 'iều khĂc của cuTc s'ng, nếu 'ến v>i â?onĂâ? mĂ khĂng cĂ mTt chĂt â?ov'n liếngâ?, mTt chĂt kinh nghi?m nĂo, thĂ cĂ khĂc gĂ người ta thử vận may trĂn chiếu bạc (!?). Người may mắn â?otrĂng quảâ? ch? cĂ thf 'ếm trĂn 'ầu ngĂn tay, cĂn kẻ thất bại thĂ nhiều như nấm sau cơn mưa!
    â?oĂ"́i dĂo! YĂu chứ cĂ phải lĂm chĂnh tri biết yĂu!â?â?. NĂi như vậy chẳng cĂ gĂ sai, nhưng 'Ăng thĂ chẳng hề lĂ 'Ăng. BYi nĂo phải yĂu ch? thuần lĂ mTt bản nfng như ta fn, ta u'ngâ? Thậm chĂ khi fn, người ta cĂn phải chọn cho mĂnh những mĂn fn hợp khẩu vi những người chưa cĂ nhiều kinh nghi?m s'ng, họ ch? yĂu theo bản nfng vĂ vai trĂ của lĂ trĂ bi vi?c xĂy 'ắp sự nghi?p, cĂn chuy?n yĂu 'ương thĂâ? dẹp qua mTt bĂn? Hay, cần dĂnh cho tĂnh yĂu mấy phần vĂ mấy phần dĂnh cho sự nghi?p? Dĩ nhiĂn, sẽ chẳng cĂ cĂu trả lời nĂo 'ược xem lĂ â?ochuẩn mựcâ? cho những cĂu hỏi 'ại loại như vậy. ChĂnh â?onhững người trong cuTcâ? phải biết rằng, tĂnh yĂu mĂ ta 'ang cĂ, nĂ lĂ 'Tng lực giĂp ta tiến lĂn, vươn t>i phĂa trư>c hay ngược lại nĂ lĂ kh'i thu'c n., lĂm cho tương lai vĂ sự nghi?p của ta thĂnh mTt cĂi h' sĂu thfm thẳm (!?). VĂ lời 'Ăp cho cĂu hỏi ấy lĂ, nếu ai 'Ă ch? vĂ sự nghi?p mĂ xem tĂnh yĂu lĂâ? thứ vứt 'i, người 'Ă sẽ su't 'ời s'ng trong cĂ 'ơn; v>i sự tẻ nhạt, vĂ vi người kia nĂ lại hĂa thĂnh ngọn lửa thiĂu rụi cả cuTc 'ời! TĂnh yĂu vĂ sự nghi?p chẳng hề mĂu thuẩn, thậm chĂ 'Ă lĂ 'Ăi bạn t't của nhau. Nếu ta biết 'f tĂnh yĂu vĂ sự nghi?p nắm tay nhau 'i về phĂa trư>câ?

  10. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Dáng mẹ
    Cho đến giờ, khi đã trưởng thành, đã đi được nhiều nơi, thấy được nhiều điều, con vẫn không thể quên dáng mẹ tảo tần trong nắng chiều dạo ấy.
    Hồi mẹ còn nhỏ, có lần một bà cụ bảo số mẹ lận đận, lấy chồng cũng phải sống xa chồng. Quả vậy, những năm mới cưới rồi có đứa con đầu lòng, đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư; ba cứ đi biền biệt. Khi thì ba lên đường biệt phái vào Nam mở đường Trường sơn, khi thì bám trụ xây cầu Thăng Long (ba vốn là kỹ sư giao thông mà). Một mình mẹ vừa đi làm vừa nuôi dạy 4 anh em con. Hết giờ làm việc ở cơ quan, mẹ lại lao vào trồng rau lang, khoai sọ để lấy rau nuôi lợn, trồng mía để anh em con có cái ăn khi trời nắng nóng. 5 giờ chiều mẹ đạp xe hơn chục cây số, dầm mình dưới đầm nước cao ngang ngực, vớt rau tóc tiên về bằm cho lợn ăn. Đứa con gái lớn là con; lúc ấy chừng 8-9 tuổi, đã biết giúp mẹ nấu cơm, tắm rửa cho hai em và băm rau lợn. Chỉ vậy thôi nhưng mỗi lần được mẹ khen con hãnh diện vô cùng
    "Vì các con, mẹ lại làm thêm công việc nặng nhọc..."

    Lương của ba, của mẹ và tiêu chuẩn con cán bộ của anh em con thời kỳ những năm 70 cũng đủ để cả nhà có cái ăn, cái mặc. Nhưng mẹ lại muốn anh em con đủ đầy hơn, mẹ chẳng ngại công việc khó nhọc để làm thêm ngoài giờ. Nhớ dạo ấy gần khu tập thể nhà mình có đơn vị bộ đội, các chú ấy thường đến chở than ở khu hậu cần. Mẹ và cô Dung đã nhận xúc than lên xe sau mỗi giờ tan tầm. Mẹ vốn nhỏ bé, trước khi đi thoát ly mẹ chẳng phải làm việc gì nặng nhọc bởi mẹ là con út, bà ngoại lại bán hàng xén nên kinh tế gia đình cũng không đến nỗi nào. Vậy mà vì các con, mẹ lại làm thêm công việc nặng nhọc và đầy ô nhiễm đó. Khăn choàng che kín, mẹ giấu đi khuôn mặt trắng hồng của mình, nhưng con vẫn nhìn thấy những giọt mồ hôi ướt đầm lưng áo mẹ. Đôi tay mẹ thoăn thoắt xúc than vào giỏ rồi khiêng lên xe, chắc mẹ mỏi lưng và đau tay lắm. Vậy mà khi con dắt em ra chơi, mẹ vẫn cười thật tươi bảo con đưa em về, ở đây bụi lắm.
    Ráng chiều hắt những tia nắng cuối ngày lên lưng mẹ, lấy nón làm quạt mẹ tìm chút gió mát rồi lại nhanh tay làm. Có lẽ nghĩ đến chiếc áo mới cho em con, đến chiếc cặp đi học cho con và anh Cả, mẹ đã quên mất những giọt mồ hôi đang làm cay cả mắt.
    Cho đến giờ, khi đã trưởng thành, đã đi được nhiều nơi, thấy được nhiều điều, con vẫn không thể quên dáng mẹ tảo tần trong nắng chiều dạo ấy.

Chia sẻ trang này