1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYỆN CU??A TRÁI TIM

Chủ đề trong '1987-1989 Sài Gòn' bởi hoainiem_2004, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Khắc khẩu
    Ông Steven Whitehead, một chuyên gia tâm lý người Anh, khuyên những người sắp lập gia đình rằng đừng ngại chuyện khắc khẩu, thậm chí nó có lợi cho hôn nhân. Điều này chỉ đúng khi người ta biết kết hợp với nhiều yếu tố khác.
    Thích đấu khẩu!
    Có những cặp vợ chồng tâm đầu ý hợp đến nỗi, chỉ cần người này nói nửa câu, người kia đã hiểu, nhưng thời hiện đại, đa phần các cặp vợ chồng than thở: Hình như ai cũng có chính kiến riêng của mình! Anh Đặng Thanh Phong, một bác sĩ nhi khoa ở quận Tân Bình, đã hỏi chuyên viên tư vấn rằng: ?oCó phải khi người ta càng học cao thì càng thích cho mình có quan điểm riêng mà chẳng chịu nghe ai??. Người ta ở đây chính là vợ anh, vốn là dược sĩ nên hình như chị cũng mắc bệnh nghề nghiệp! Hai vợ chồng có phòng mạch tư ở nhà, chồng kê toa nhưng sau đó vợ lại hay cằn nhằn: ?oSao anh cho loại thuốc này? ?oĐô? nhẹ quá làm sao khỏi??, anh đưa ra ý kiến của mình thì chị lại bác đi. Cuộc đấu khẩu cứ thế bùng nổ cho đến khi đi ngủ! Anh Phong than với bạn bè: ?oBiết thế hồi đó lấy một bà vợ đừng biết gì về ngành y! Cứ tưởng cùng nghề thì hiểu nhau hơn, đằng này bả cứ muốn làm thầy mình không à. Bực bõ suốt vì những chuyện không đâu!?.
    Có thể thấy rằng, hôn nhân cũng như mọi mối quan hệ khác đều gặp phải thách thức là dàn xếp sự bất đồng và dị biệt. Khi vợ chồng không nhất trí với nhau về một vấn đề gì đó, tuy nhỏ thôi, nhưng cũng dễ dàng biến thành gây gổ, rồi thành chiến trường. Thốt nhiên những thái độ, cử chỉ hòa nhã, âu yếm trước đó bị cắt đứt và người ta quay ra cắn xé, đấu khẩu với nhau, ai cũng muốn mình hơn. Điều này xuất phát từ sự khác biệt về cá tính, sở thích. Tất nhiên, sự khác biệt ở đây là có thể chấp nhận được, có thể thuyết phục và có trách nhiệm với nhau. Nhưng có những điều cơ bản không chấp nhận được như sự dị biệt về lòng chung thủy, sự tôn trọng lẫn nhau chẳng hạn.
    Chị Nguyễn Ngọc Hương Nh. làm cán bộ KCS của một công ty may mặc, kể rằng nhiều năm nay chị sống như người câm điếc ngay trong chính nhà mình. Chồng chị là một người đàn ông rất gia trưởng, mọi điều gì anh đưa ra cấm ai được cãi mà phải chấp hành. Vốn là người có học vấn nên chị Nh. đâu dễ chấp nhận những điều trái khoáy của anh. Thời gian đầu trong nhà chị luôn có chiến tranh miệng, những cuộc cãi cọ ngày càng gia tăng khi ai cũng muốn trở thành sếp! Chị muốn triệt tiêu cái tính gia trưởng của anh, còn anh, dĩ nhiên, muốn áp đặt vợ con theo ý mình. Dần dà chị phát chán khi mình luôn thua cuộc! Chị chuyển sang chiến thuật mới: phản ứng ngầm. Nếu ai biết chị khi ở nhà và khi ra ngoài xã hội sẽ rất ngạc nhiên, ở bên ngoài chị ?ohót? như khướu, còn về nhà, trừ những lúc nói chuỵên với con, còn thì chị im như thóc! Anh nói gì kệ anh, chị làm như không nghe, không thấy và dĩ nhiên không thèm làm theo. Giờ đây anh bỏ đi tối ngày, còn chị phải tìm chuyên viên tư vấn, chị bảo: ?oChúng tôi đã không hòa hợp ngay từ đầu, chẳng bao giờ có một tiếng nói chung cả?.
    Khắc khẩu vì vô tâm!
    Có những khi chỉ vì người này rất vô tư, không quan tâm đến người bạn đối ngẫu, mà cuộc chiến ngôn ngữ cũng xảy ra. Đến tham dự buổi sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình của quận 4, chị Lệ Trâm kể lại kinh nghiệm của mình: ?oMột thời gian dài chung sống với nhau, tôi cứ phải về khóc với mẹ: "Chúng con khắc khẩu mẹ ạ, chuyện gì cũng cãi được, mệt mỏi quá, sao không ai hiểu ai cả thế này!?. Vậy rồi nhờ mẹ tôi phân tích thiệt hơn, dần dần tôi vỡ ra nhiều điều. Chồng tôi làm nghề thợ mộc, tính tình vốn thật thà, chất phác, anh ấy ăn nói cứ ào ào. Có lần tôi mua cho ảnh cái áo sơmi màu rượu chát rất đẹp. Đưa cho ảnh, tôi hỏi: Anh mặc xem có đẹp không? Giơ lên trước mặt, ảnh buông một câu: Ừ, cũng được! Rồi quăng luôn vào tủ. Vừa mất hứng, vừa bực, tôi gắt: Anh xem thường em quá. Người ta mua cho mà chẳng có một lời cảm ơn, cũng không khen được một tiếng cho phải lẽ. Thế là ảnh cũng sửng cồ lên và chiến tranh bắt đầu. Đấy, nhiều khi chỉ là lặt vặt thế thôi. Mẹ tôi bảo: "Phải hiểu tính chồng mình, nó vốn không được tâm lý, chu đáo lắm nhưng thương vợ thương con. Thoáng một chút cho nhau là dễ thở thôi con ạ". Từ đó tôi chấp nhận cái tính vô tâm của ảnh, không bắt ne bắt nét nữa. Còn ảnh, mẹ tôi cũng khuyên can nên có tiến bộ hơn, quan tâm đến vợ con hơn. Vậy là tự nhiên hết khắc khẩu hồi nào không hay!?
    Phụ nữ rất thích khiêu chiến!


    Như bản tính thích được chiều chuộng, thích người khác quan tâm đến mình, phụ nữ thường khơi mào để chiến tranh leo thang! Ví như chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ, nhưng chỉ cần âm vực giọng nói hơi lên cao, hay câu hỏi hơi lấp lửng, thì cũng là nguyên nhân để đối phương bực mình. Anh Trần Tuấn Anh, cán bộ nhà đất ở quận 2 phàn nàn: ?oLàm như các bà rảnh lắm ấy, đụng cái gì cũng làm lớn chuyện. Tôi đi làm về trễ, ừ thì như người ta, nói một câu: Anh về trễ quá làm em lo lắng. Đằng này bả tương luôn: ?oLàm gì mà anh về trễ vậy??. Đã kẹt xe hơn một tiếng đồng hồ, mệt muốn chết lại phải nghe cái giọng đó, ai mà không phát khùng! Hay có lần cơ quan tôi đột xuất có khách ngoài Hà Nội vào phải đưa đi tham quan. Làm sao kịp sắp xếp công việc nhà. Tôi điện về nhờ vợ đón giùm đứa con gái nhỏ. Tối vừa bước chân vào cửa đã nghe giọng bả chua hơn chanh: ?oSao anh về sớm thế??. Móc thế là cùng. Chuyện cơ quan chứ tôi có đi chơi đâu. Thay vì được vợ đón bằng nụ cười, bữa cơm nóng, bả lại ngoắc ngay cổ họng mình, tức quá thế là phun ra luôn. Đứa con gái 3 tuổi cứ nem nép vào góc nhà khi thấy ba mẹ to tiếng?.
    Thích nghi để hòa đồng
    Hồi mới yêu nhau, chị Thanh Trúc, một nhân viên cửa hàng vàng bạc đá quý ở chợ Bà Chiểu, đã nói thẳng với người mình yêu: ?oTính em vốn ngang bướng, hay cãi, liệu anh có chịu nổi tính cách đó của em không??. Anh cười và quả quyết: ?oYên tâm, em không bao giờ có thể giận anh lâu được đâu?. Sau này khi hai người thành vợ chồng, anh đã chứng minh điều mình nói là có cơ sở. Anh vốn rất hài hước nên mỗi khi chị bắt đầu ?ogiở cơn ngang bướng? là anh chặn lại ngay bằng một câu nói hay cử chỉ rất hài của mình, khiến chị cười xòa và cuộc tranh cãi mới nhen lên đã bị tắt ngúm. Chị Trúc kết luận: ?oChính tình yêu đã giúp anh ấy độ lượng hơn với tôi, và vì thế mà tôi cũng phải điều chỉnh cá tính của mình. Tôi tự hứa sẽ cố gắng thích nghi với những dị biệt về cá tính, sở thích của nhau, điều này sẽ giúp duy trì mối quan hệ lâu dài. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn tranh cãi, nhưng trong không khí hòa bình, nhằm phân chia trách nhiệm của mỗi người một cách rõ ràng, như thế cũng sẽ tránh được sự bực mình gây ra tranh cãi?.
    Còn với anh Lâm Quốc Dũng, một kế toán trưởng nghiêm khắc và kỹ tính của một công ty đầu tư phát triển đô thị, thì thông cảm và độ lượng là yếu tố quan trọng giúp vợ chồng tránh được những cuộc đấu khẩu. Vợ chồng anh luôn chú ý lắng nghe ý kiến của nhau, góp ý cho nhau nên làm gì. Chỉ cần người này thờ ơ, người kia đã khéo léo nhắc nhở. Anh bảo: ?oĐàn bà rất ưa bắt lỗi, vậy nên chớ vội bực mình. Cứ để cho họ nói đã đời rồi từ từ mình giải thích. Phụ nữ coi vậy mà dễ thương lắm(!), mình nhẹ nhàng xoa dịu là họ êm ngay, rồi từ từ mà nói có chết ai. Vợ tôi lúc đầu cũng thích đấu võ miệng lắm chứ, nhưng nhờ tôi kiên nhẫn giải thích lần hồi, cuối cùng cô ấy cũng nhất trí: Nếu cứ bắt lỗi nhau từng chút một, thì cuộc sống sẽ bị đầu độc nghiêm trọng, phải độ lượng, biết bỏ qua cho nhau và góp ý chân tình để cùng sửa đổi. Giờ chúng tôi hòa hợp lắm. Tôi chỉ cần nhìn một cái là cô ấy hiểu tôi muốn gì, còn tôi, chỉ cần cô ấy cười hay nhíu trán là tôi biết ngay: được phép cười hay phải thủ thế đây!? - Anh Dũng pha trò như vậy còn chị lại đỏ mặt lên.
    Trong một mối quan hệ, nếu như giao tiếp là yếu tố mang tính xây dựng quan trọng nhất, thì cãi vã là yếu tố hủy hoại gây tan vỡ khủng khiếp nhất. Thường thì người ta hay bắt đầu từ việc nói về một điều gì đó, rồi chỉ trong vòng ít phút người ta xoay qua cằn nhằn về cách thức nói năng, giọng điệu, cử chỉ của nhau. Và chiến tranh bắt đầu bùng phát! Vì thế để tránh sự khắc khẩu trong cuộc sống lứa đôi, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng: Hiểu và cố gắng đáp ứng nhu cầu của người bạn đời sẽ giúp ta tránh phải chịu đựng những cảm xúc nặng nề, nhờ thế tránh được những cuộc cãi vã, đấu khẩu một cách vô lý.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tặng đồng chí bài viết này - một bài viết đầy kinh nghiệm. Làm việc gì cũng phải có kinh nghiệm đồng chí ạ. Thấy bại một vài lần cũng là chuyện thường tình thôi mà ...
    Gặp nhau mãi... cũng chán

    Mỗi tuần gặp nhau hết 7 ngày, chàng cùng nàng lê từ quán bar này, ''lết" đến quán cà phê khác, rồi đi ăn nhậu, xem phim, sinh nhật, tiệc tùng... Sáng, chàng chở nàng đi điểm tâm, cà phê. Trưa cả hai đèo nhau đi dùng cơm trưa văn phòng. Chiều tối lại sóng đôi. Bao nhiêu thú vui gia?i trí họ đều trải qua.
    Thu?y cho biết: "Thời gian đầu còn thú vị. Ngày nào không gặp không vào quán, không ra đường là nhớ nhau, ăn ngủ không yên". Thế nhưng đi mãi cũng chán. Rồi chàng và nàng chẳng biết đi đâu. Đến nỗi, như một thói quen, họ "vật vờ" nhìn nhau, lang thang ngoài đường, vòng xe ngoài đường "hít bụi".
    Nhiều bạn trẻ có cùng ý kiến: "Vào quán hoài, tiền đâu cho xuể. Riết rồi chẳng biết đi đâu".
    Đúng là, khi yêu cứ muốn gặp mặt, xa một giây là thấy nhớ. Thế nhưng nếu cứ học "định luật ôm" mỗi ngày như thế sẽ tạo cho nhau cảm giác cũ kỹ. Đó cũng là mầm mống của sự đổ vỡ. Từng có rất nhiều chàng trai, cô gái goodbye nhau vì: "Gặp nhau nhiều quá đâm "lờn", mất cả hứng thú".
    Hãy cải tạo thói quen không hay không hay để chuyện tình yêu thêm lung linh. Đừng để sự nhàm chán len lỏi vào mối quan hệ của bạn và người ấy:
    - Thỏa thuận với nhau về thời gian gặp gỡ: Ba lần cho một tuần là thời gian lý tưởng để bạn và anh ấy hẹn hò.
    - Hãy tập trung mọi hoạt động đặc sắc nhất vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật, vì hai ngày này luôn có những chương trình hấp dẫn ở những nơi vui chơi giải trí.
    - Nếu thời khoá biểu làm việc của bạn và anh ấy không đồng nhất, có thể chọn bất cứ ngày nào trong tuần làm ngày "trọng đại", không nhất thiết phải là ngày cuối tuần.
    - Khi có chuyện cần kíp, hãy gặp nhau. Nếu không bạn có thể trò chuyện qua điện thoại hoặc nhắn những mẩu tin vui cho nhau. Như thế cũng khiến bạn đỡ nhớ người ấy rồi.
    - Hãy nhớ: Sự xa cách sẽ khiến hai người yêu nhau muốn gần nhau, "hút"về phía nhau hơn.
  3. drama

    drama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    chà?o Hoainiem_2004,
    Drama vĂ tì?nh xem qua tiĂu 'Ă? và? thẶt bẮt ngơ? trong room 1987-1989 mà? lài cò ngươ?i triẮt lỳ thẮ, khi 'òc càc bà?i viẮt cù?a bàn, Drama nghìf bàn khĂng phà?i là? ngươ?i ơ? 'Ặ tuĂ?i nà?y 'Ău, mì?nh lài nghìf bàn ơ? X81 hof̣c hơn.
    Chà?, hay thật, lĂu lf́m rĂ?i mới cò nhưfng tàc phĂ?m, nhưfng suy nghìf sĂu sf́c thẮ, cà?m ơn bàn vĂ? nhưfng bà?i viẮt, mì?nh 'àf cà?m ra mẶt sẮ 'iĂ?u mà? trước 'Ăy mì?nh vĂ tì?nh hay cẮ tì?nh cùfng khĂng ròf nưfa( mà? chf́c là? phĂ?n cẮ tì?nh nhiĂ?u hơn), rf?ng cươfng cĂ?u khĂng 'em 'Ắn gì? cà?, dĂfu rf?ng "ngươ?i Ắy" cù?a Drama hĂm qua yĂu thương và? trĂn tròng mì?nh bao nhiĂu mà? hĂm nay ngươ?i Ắy nòi với Drama rf?ng " tì?nh cà?m già?nh cho Drama chì? là? tơ? giẮy trf́ng". CĂu hò?i 'ò cứ theo mì?nh suẮt thơ?i gian qua, nò cứ là?m cho mì?nh ray rứt, là?m cho mì?nh trfn trơ? vĂ? nò,( dù? rf?ng giơ? 'Ăy mì?nh vĂfn mong muẮn "ngươ?i Ắy" cù?a Drama là? mẶt ngươ?i yĂu như thuơ? ban 'Ă?u, Drama vĂfn chưa muẮn xa ngươ?i Ắy), nhưng như bàn nòi khĂng nĂn cươfng cĂ?u, tì?nh yĂu muẮn ra 'i thì? hàfy chẮp cho nò 'Ăi cành, cho tì?nh yĂu tự do. Mì?nh khĂng chf́c là? mì?nh cò thĂ? tì?m 'ược tì?nh yĂu mới hay khĂng, nhưng cùfng như bàn nòi khĂng nĂn tì?m vẶt thay thẮ, ơ? quan 'iĂ?m nà?y thì? Drama 'Ă?ng ỳ cà? hai tay. Vì? ruẮc cuẶc sự thay thẮ nà?y là?m cho cà? hai bĂn 'Ă?u 'au khĂ? thĂm mà? thĂi. hàfy 'Ă? vẮt thương cò?n 'ang rì? màu cò thơ?i gian liĂ?n da, dù? rf?ng nò sèf 'Ă? lài vẮt cứa trong tim bàn, mĂfi khi nghìf vĂ? nò là? nò là?m bàn thĂm nhòi 'au, thĂm nhức nhẮi. Nhưng khi thẶt sự 'Ă? cho quà khứ ngù? yĂn, khĂng cò?n khf́c khoà?i nưfa, cĂn bf?ng 'ược cuẶc sẮng khĂng cò "ngươ?i Ắy", lùc 'ò ta nĂn nghìf tới tì?m mẶt ai 'ò.
    Càc bàn trè? à?, Drama cùfng như càc bàn, hàfy sẮng hẮt mì?nh cho sức trè?, hàfy yĂu hẮt mì?nh như chưa tư?ng 'ược yĂu, và? hàfy cẮ gf́ng " TỰ ĐỨNG" bf?ng chình 'Ăi chĂn mì?nh nẮu như vẮp ngàf nhè, 'Ăy khĂng phà?i là? lơ?i khuyĂn cho càc bàn trè? 'Ău, mà? cùfng là? tĂm huyẮt cù?a Drama 'ang theo 'Ă?i, sẮng và? cẮng hiẮn hẮt mì?nh cho cuẶc sẮng tuyẶt vơ?i nà?y, vì? bàn chì? cò mẶt lĂ?n 'Ă? sẮng mà? thĂi, hàfy cẮng hiẮn 'i, hàfy lao và?o khò khfn 'Ă? khf?ng 'ình sức trè? cù?a mì?nh, hàfy yĂu thẶt nĂ?ng chày, khĂng nghìf suy nhè. Lùc 'ò bàn sèf hiĂ?u cuẶc sẮng thẶt tuyẶt diẶu như thẮ nà?o.
    Chà?o thĂn ài và? Đoà?n kẮt.
  4. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    NỖI LÒNG MỘT THUỞ...
    Ra đi và nhớ!

    Những đại lộ thênh thang đầy xe cộ; những con đường rợp lá me xanh; những xóm nhỏ bình yên qua những ngày nắng đi mưa đến... Sài Gòn phải vậy không anh?
    Là Sài Gòn của những ngày cũ, những ngày với đám bạn tếu táo. Một lần, có gã phương xa đến, thật thà nhờ mua giúp đặc sản Sài Gòn. Nheo nheo mắt nhìn nhau rồi giữa trưa nắng như đổ lửa, cả đám loanh quanh đưa gã đi qua bao ngõ đường, góc phố, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn rồi từ Bình Chánh sang Thủ Thiêm... Đặc sản Sài Gòn đấy! Đã biết gì chưa? Là cái nóng và cả khói bụi nữa. Thấy thế nào?
    Người phương xa bảo Sài Gòn chỉ có hai mùa: mưa và nắng. Mà hình như nó vận vào cả tính nết của người Sài Gòn: lúc thì giận dỗi như những cơn mưa dầm dề mùa hạ, lúc lại chóng quên như nhũng cơn mưa mau tạnh, chợt đến, chợt đi... Phải vậy không? Chỉ có người Sài Gòn mới tin rằng Sài Gòn cũng có bốn mùa, có điều bốn mùa ấy mơ hồ, tựa nhau mà chắc chỉ người Sài Gòn mới cảm thế...
    Là nắng. Nắng của những buổi trưa tan học, chầm chậm chạy xe trên đại lộ Trần Hưng Đạo thênh thang, rồi ngớ ngẩn nói: "Sao mình bé tẹo thế? Giữa đất này?". Nhớ không? Con đường ấy đi đến trường mình. Con đường không có lá me xanh, chỉ có những cây dầu cao vút, thẳng tắp đứng hai bên. Hoa dầu không rơi mà nhẹ nhàng bay từ cao trong gió, quay quay rồi chầm chậm rơi vào giỏ xe. Ngỡ như trong cổ tích ngày xưa, có quả thị rơi vào bị... Những ngày cấp 3 xưa ấy, từ trên cái lan can tầng 3 có đứa nào mà không nhớ trò chơi thả hoa dầu đâu nhỉ? Nắng - gió - những cánh hoa dầu... của ngày xưa.

    Là mưa. Mưa của những ngày rất lạnh. Cái "rất lạnh" ở đây nơi khác chỉ gọi là hơi mát, thế nhưng cũng đủ cho người Sài Gòn co ro trong những chiếc áo khoác, áo gió đủ màu, đủ kiểu. Mưa của những ngày ấy, cùng đám bạn học trong quán cà phê nhỏ góc Phạm Ngọc Thạch gần Hồ Con Rùa. Mà cái ông chủ quán này lạ nhỉ? Sao chỉ mở nhạc Trịnh? Mà bọn mình cũng lạ nhỉ? Sao lang thang đâu đấy rồi cũng nhớ mãi cái quán nhỏ này? Còn nhớ không, những ngày mưa bay lất phất ấy, khi Cẩm Vân hát: "Em còn nhớ hay em đã quên? Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng..." Lúc đó, mình đã nghĩ gì? Mưa ?" mưa của những ngày xưa.
    Là điều gì đó bình dị thôi. Điều bình dị ấy nằm sâu trong lòng mỗi người. Ấm áp hơn mỗi khi nhớ về nơi ấy - Sài Gòn - nơi mình sinh ra, lớn hơn và trải qua thời đẹp nhất.
    Là bức thư của đứa bạn thân nhất, cũng đang xa Sài Gòn, gửi cho. Thư viết vội, chẳng có gì ngoài một bài thơ với vài dòng ngắn: "Tao lượm được đấy. Đọc đi để nhớ. Nhớ để làm gì biết không? Để bay xa hơn". Bạn - của ngày xưa.
    Là không có đoạn kết về nỗi nhớ cho ngày xa xưa...

  5. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Gửi lòng con đến cùng Cha
    Thu Bồn
    Có người thợ dựng thành đồng
    Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi
    Con đi dưới một vòm trời
    Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin
    Đã ngừng đập một quả tim
    Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng
    Nỗi đạu vô tận thời gian
    Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi
    Hành trang Bác chẳng có gì
    Một đôi dép mỏng đã lì chông gai
    Cho con núi rộng sông dài
    Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm
    Cho con những ánh trăng rằm
    Có quà có bánh lời thăm ân tình
    Bác là Bác Hồ Chí Minh
    Qua lòng Bác thấu nghĩa tình bạn ta
    Nhẹ nhàng nên Bác đi xa
    Bác đi đi mãi vượt qua biên thùy
    Tiếc rằng trước lúc chia ly
    Con chưa thấy được dáng đi của Người
    Hẳn trong đôi mắt sáng ngời
    Vẫn nguyên vẹn một khoảng trời phương Nam
    Con qua Cẩm Lệ sông Hàn
    Ngũ Hành Sơn đứng mơ màng bóng Cha
    Hỡi Người những đất cùng hoa
    Tấm thân hai cuộc xông pha trường kỳ
    Hàng cây Bác đã xanh rì
    Bóng râm tỏa mát đường đi loài người
    Bác gieo giống bốn phương trời
    Một ngòi bút cũng sáng ngời lưỡi lê
    Bác nằm lòng trải ven đê
    Quả tim khuya sớm đi về miền Nam
    Bác đi dưới rặng dừa lam
    Bác đi tóc trắng vườn cam chín vàng
    Cầu treo lắt lẻo Bác sang
    Bác bước nhẹ nhàng như thuở còn trai
    Bác như ánh nắng ban mai
    Chiếu soi bãi rậm truông dài con đi
    Những hòn núi đá gan lì
    Sát vai đứng trụ dưới vì sao xanh.
    Những nòng súng thép long lanh
    Gạt sương rẽ lá băng nhanh dập dồn
    Bạn từ bãi biển Hirôn
    Bạn còn đến kịp để hôn Bác Hồ
    Mà con trông đợi Bác vô
    Ngắm phương Bắc nhớ Thủ đô quặn lòng
    Con xin gửi nắm đất nồng
    Chắn che giữ nước sông Hồng đương lên
    Cho con làm một mũi tên
    Xòe năm cánh nhọn giương trên thành đồng
    Việt Nam ơi giống Tiên Rồng
    Bốn nghìn năm lấy máu hồng làm hoa
    Gửi lòng con đến cùng Cha
    Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng.
  6. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Quê nghèo, tình có nghèo đâu!
    Một bạn sinh viên ở Úc trong một lá thư ngắn gởi về, bày tỏ: ?oTheo tôi nghĩ, những người trí thức Việt kiều trẻ như chúng con không mấy ai sẽ trở về Việt Nam để công tác đâu. Tại vì ở nước ngoài chúng cháu có nhiều cơ hội hơn để tiến thân và tiếp xúc được với một nền kỹ thuật văn minh và hiện đại. Còn về Việt Nam thì ngược lại. Giới trí thức không được coi trọng và thiếu điều kiện để tiến thân. Hơn nữa tụi cháu còn phải kiếm tiền để phụ giúp gia đình và thân nhân ở Việt Nam nữa?. Đọc xong lá thư ấy, tôi chợt phân vân, nghĩ ngợi đủ điều: đó là ?onguyện vọng? chung của ?onhững người trí thức Việt kiều trẻ? (như bạn ấy viết), hay chỉ là suy nghĩ của cá biệt một người? Lý do để không trở về Việt Nam mà tác giả bức thư nêu ra có ba phần, thứ nhất: ?oỞ nước ngoài có nhiều cơ hội hơn để tiến thân và tiếp xúc được với một nền kỹ thuật văn minh và hiện đại? - điều đó thì không cần phải bàn cãi, nó đúng ở nhiều góc độ. Nhưng lý do thứ hai ?oCòn về Việt Nam thì ngược lại. Giới trí thức không được coi trọng và thiếu điều kiện để tiến thân? - điều này có khiến cho chúng ta phải giật mình? Liệu điều mà cậu sinh viên ấy nêu ra có phải là hiện thực và nếu là hiện thực thì bao nhiêu phần trăm đúng? Và lý do thứ ba: ?oHơn nữa tụi cháu còn phải kiếm tiền để phụ giúp gia đình và thân nhân ở Việt Nam nữa? ?" lý do này cũng có thể đúng với điều kiện người-trong-cuộc phải là người cần cù, chăm chỉ và? làm được việc. Song đó cũng là điều để mọi người suy ngẫm ?" bao giờ thì ở ngay trên đất nước của mình, một người ?" vài người có thể đi làm để nuôi sống cả gia đình, giúp đỡ những người thân?
    Trong một bức thư ngắn vậy mà câu đầu xưng ?otôi?, sau đó xưng ?ocon? và cuối cùng là ?ocháu?; thế nên tôi đoán đây là một bạn trẻ vừa rời khỏi trường phổ thông chưa lâu và ghế giảng đường - nơi mà cậu ấy đang ngồi hiện nay, chắc cũng chưa kịp ấm. Kinh nghiệm đường đời chưa nhiều, hiểu biết còn mỏng vì thế viết nên những điều đáng buồn ấy là điều không khó hiểu. Song, chắc là không bao lâu nữa bạn ấy sẽ tìm được cho mình một ?odanh phận? bằng con đường học vấn. Vậy mà, đáng buồn thay, trong tương lai có một? trí thức trẻ sẽ không muốn quay về nơi mình chôn nhau cắt rốn (!). Đành chịu vậy, đất nước như người Mẹ - khi con cái lớn khôn, chữ Hiếu-Nghĩa mỗi người tự hiểu, có người Mẹ nào đòi hỏi sự đáp đền đâu!
    Mà thôi, chuyện ở lại ?" ra đi của những người-viễn-xứ đâu chỉ là ?ocơm áo gạo tiền?, chế độ chính sách hay quan điểm chính trị nọ kia...
    Một người con gái quê ở vùng biển, xa gia đình - bạn bè - người thân đã 26 năm, nay lần đầu trở lại, bạn bè ai cũng tròn mắt: ?oNơi xứ sở đất rộng người? thưa như Canada ấy, gặp được một người đồng hương còn khó hơn việc mua một chiếc xe hơi mới, vậy mà cô ấy nói tiếng mẹ đẻ còn giỏi hơn khối người đang sống trong nước!?. Vì sao vậy? Đơn giản một điều: ngày nào còn nhớ đất nước quê hương, cha mẹ, bạn bè? thì ngày ấy không thể nào quên được một điều gì, huống chi là tiếng nói. Cô bảo, điều mà cô nhớ nhất vẫn là những tháng ngày cùng bạn bè đến lớp thuở thiếu thời - nhớ quay quắt khôn nguôi. Thuở ấy, có lúc bạn bè đặt cho biệt danh là ?ođầu gấu?, bởi khi xếp hàng cô đã từng hích vai một cô bạn mới: ?oĐây là chỗ của tao, mầy xuống dưới mà đứng!? và khi hai người đã là bạn, cô đã nhiều phen ?otả xung hữu đột? để bảo vệ bạn mình, đố có tên đầu-gấu-thứ-thiệt nào dám đụng đến? bạn cô. Nói thế, chứ đừng hiểu nhầm về cô gái ấy, bởi lẽ trong nhiều năm liền bạn bè phải tròn mắt khâm phục vì cô là một trong rất ít học sinh giỏi văn toàn tỉnh. Sống ở xứ người cô nối nghiệp cha ông khám bệnh, bốc thuốc cứu người và kiếm sống bằng nghề chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ. Về Việt Nam, cô đi từ Bắc chí Nam; đi từ đồng bằng ra biển; từ thành thị đến nông thôn? và cuối cùng trăn trở: sẽ thu xếp để trở về ?onhà? trong nay mai.
    Cha cô, một Việt kiều đã hồi hương gần 14 năm, ông đã từng đến những trường học ở phía Bắc để tìm học trò nghèo mà cấp học bổng; từng đến một số phường, xã ở phía Nam để tìm những người nghèo nhất trao tiền cứu đói; mở phòng khám Đông y miễn phí cho người nghèo; mỗi năm tặng quà cho hàng trăm gia đình ăn Tết?
    Hai cha con, hai hình ảnh và nhiều chuyện đáng để chúng ta suy ngẫm về việc ra đi, ở lại?
    Và, chuyện đi - ở của hai người yêu...
    Chàng trai trở lại quê nhà sau nhiều bận bôn ba xứ lạ, tình cờ gặp người con gái từ vùng đất đầy tuyết phủ mùa đông cũng vừa mới trở về. Họ yêu nhau ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. ?oAnh ấy như được sinh ra để cho riêng tôi vậy. Gần chục năm, bao nhiêu chàng trai đến, tôi nghe bao lời tỏ tình? nhưng tất cả đều trở nên nhàm chán. Nhà cửa, tiền tài, danh vọng? không thiếu thứ gì, nhưng tôi chẳng tìm thấy ở đấy điều mà mình hằng mong đợi: một người đàn ông thật sự là? đàn ông - người hơn tôi ?omột cái đầu? như người ta vẫn thường nói. Còn với anh ấy, tuy cũng có chút tiếng tăm, nhưng nghèo lắm! Anh nghèo vì xem tiền nhẹ hơn cái nghĩa, cái tình và thế là: tôi yêu anh!?. Còn chàng trai thì: ?oHàng ngày tôi vẫn gặp bao cô gái trẻ, đẹp nhưng để yêu được ai đó sao đối với tôi khó vô cùng. Còn cô ấy, xa quê đã lâu rồi nhưng tôi vẫn nhận ra sự vẹn nguyên của một cô gái Việt Nam - hiền dịu, nhẹ nhàng, từ tốn??. Cô gái ấy không thể nào quên hương vị ngọt lịm của nước dừa tươi, không quên được những gói xôi bắp mà trước đây cha cô đã thường để phần trên đầu tủ vào mỗi sáng, chẳng thấy gì ngon bằng tô hủ tiếu Nam vang thỉnh thoảng được ăn ở quán gần nhà, sống ở trời tây mà vẫn chẳng bao giờ rời khỏi tà áo dài mỗi khi có dịp? Tuy nhiên, điều mà họ tìm thấy ở nhau và cùng giống nhau là, cả hai đều không thấy hạnh phúc khi hàng ngày phải sống ở xứ người.
    Chàng trai thì thầm kể tôi nghe trong niềm hạnh phúc: ?oCô ấy ngộ lắm, chẳng bao giờ chịu nói cho tôi nghe điều mà cô ấy nghĩ. Ngay cả những lúc xa nhau, gởi email cho tôi, cô ấy cũng chỉ dám viết ?oN.A? thay vì phải viết ?onhớ anh?. Cô ấy không muốn ở nước ngoài thêm một ngày nào nữa và tôi cũng vậy, nhưng để có thể hồi hương chúng tôi còn phải giải quyết nhiều việc??.
    Chẳng hiểu họ đã "hẹn thề" với nhau ra sao, nhưng tôi thì biết rõ một điều: trong một ngày không xa, mảnh đất quê nghèo này sẽ là nơi họ chọn để sống đến cuối đời.
    -
    Thời gian vẫn chẳng dừng trôi và thêm một tuổi mới cho mỗi người. Đi hay ở lại trên xứ người, về hay rời khỏi quê hương vẫn mãi là chuyện riêng tư của mỗi hoàn cảnh, mỗi số phận. Song, sâu thẳm trong trái tim mỗi con dân đất Việt, đất nước này vẫn là nơi để mong nhớ, hướng về? bởi một điều đơn giản, có nơi nào ta cảm thấy ấm áp, thân quen bằng chính mảnh đất đã từng cưu mang ta một thời?
    do hoainiem ST
  7. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Ra đi và nhớ!
    Những đại lộ thênh thang đầy xe cộ; những con đường rợp lá me xanh; những xóm nhỏ bình yên qua những ngày nắng đi mưa đến... Sài Gòn phải vậy không anh?
    Là Sài Gòn của những ngày cũ, những ngày với đám bạn tếu táo. Một lần, có gã phương xa đến, thật thà nhờ mua giúp đặc sản Sài Gòn. Nheo nheo mắt nhìn nhau rồi giữa trưa nắng như đổ lửa, cả đám loanh quanh đưa gã đi qua bao ngõ đường, góc phố, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn rồi từ Bình Chánh sang Thủ Thiêm... Đặc sản Sài Gòn đấy! Đã biết gì chưa? Là cái nóng và cả khói bụi nữa. Thấy thế nào?
    Người phương xa bảo Sài Gòn chỉ có hai mùa: mưa và nắng. Mà hình như nó vận vào cả tính nết của người Sài Gòn: lúc thì giận dỗi như những cơn mưa dầm dề mùa hạ, lúc lại chóng quên như nhũng cơn mưa mau tạnh, chợt đến, chợt đi... Phải vậy không? Chỉ có người Sài Gòn mới tin rằng Sài Gòn cũng có bốn mùa, có điều bốn mùa ấy mơ hồ, tựa nhau mà chắc chỉ người Sài Gòn mới cảm thế...
    Là nắng. Nắng của những buổi trưa tan học, chầm chậm chạy xe trên đại lộ Trần Hưng Đạo thênh thang, rồi ngớ ngẩn nói: "Sao mình bé tẹo thế? Giữa đất này?". Nhớ không? Con đường ấy đi đến trường mình. Con đường không có lá me xanh, chỉ có những cây dầu cao vút, thẳng tắp đứng hai bên. Hoa dầu không rơi mà nhẹ nhàng bay từ cao trong gió, quay quay rồi chầm chậm rơi vào giỏ xe. Ngỡ như trong cổ tích ngày xưa, có quả thị rơi vào bị... Những ngày cấp 3 xưa ấy, từ trên cái lan can tầng 3 có đứa nào mà không nhớ trò chơi thả hoa dầu đâu nhỉ? Nắng - gió - những cánh hoa dầu... của ngày xưa.
    Là mưa. Mưa của những ngày rất lạnh. Cái "rất lạnh" ở đây nơi khác chỉ gọi là hơi mát, thế nhưng cũng đủ cho người Sài Gòn co ro trong những chiếc áo khoác, áo gió đủ màu, đủ kiểu. Mưa của những ngày ấy, cùng đám bạn học trong quán cà phê nhỏ góc Phạm Ngọc Thạch gần Hồ Con Rùa. Mà cái ông chủ quán này lạ nhỉ? Sao chỉ mở nhạc Trịnh? Mà bọn mình cũng lạ nhỉ? Sao lang thang đâu đấy rồi cũng nhớ mãi cái quán nhỏ này? Còn nhớ không, những ngày mưa bay lất phất ấy, khi Cẩm Vân hát: "Em còn nhớ hay em đã quên? Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng..." Lúc đó, mình đã nghĩ gì? Mưa ?" mưa của những ngày xưa.
    Là điều gì đó bình dị thôi. Điều bình dị ấy nằm sâu trong lòng mỗi người. Ấm áp hơn mỗi khi nhớ về nơi ấy - Sài Gòn - nơi mình sinh ra, lớn hơn và trải qua thời đẹp nhất.
    Là bức thư của đứa bạn thân nhất, cũng đang xa Sài Gòn, gửi cho. Thư viết vội, chẳng có gì ngoài một bài thơ với vài dòng ngắn: "Tao lượm được đấy. Đọc đi để nhớ. Nhớ để làm gì biết không? Để bay xa hơn". Bạn - của ngày xưa.
    Là không có đoạn kết về nỗi nhớ cho ngày xa xưa...
    Sài Gòn ơi!
    Sài Gòn ấm áp dễ thương
    Cho ta nuôi tình khờ khạo
    Sài Gòn trăng gầy vai áo
    Đêm về nghe ngóng mùa sang.
    Sài Gòn thương nhớ lang thang
    Rộn rã một ngày nắng sớm
    Sài Gòn giấc chiều ngủ muộn
    Đường vui cây lá xanh xanh.
    Sài Gòn phải vậy không anh?
    Rất nóng một trưa tháng sáu
    Rất lạnh những ngày mưa bão
    Rất hiền những tối mười hai.
    Sài Gòn thương mấy năm dài
    Bỗng một ngày kia thấy ghét
    Đường rộng phố đông nhộn nhịp
    Đi hoài chẳng gặp được nhau.
    Sài Gòn dễ ghét gì đâu
    Ngu ngơ mối tình thầm lặng
    Sài Gòn chợt mưa chợt nắng
    Trêu người khi có khi không.
    Đường xa mỏi quá đôi chân
    Ước gì Sài Gòn bé lại
    Sài Gòn thật thà bình dị
    Người dưng khác họ cũng gần...
  8. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu vẫn mãi đong đầy
    Vậy là một mùa Xuân nữa lại đi qua. Chúng ta lại vời vợi xa trong những ngày mà mọi gia đình sum họp. Tết này Sài Gòn đầy nắng ấm, những con đường thân quen ngày nào của em, của anh vẫn đón bước bao người xuôi nguợc, chỉ khác một điều: thiếu vắng em. Ở một khúc quanh dẫn vào ngôi nhà em ở, những ngày qua chắc là nhớ lắm tiếng em cười. Nhớ hôm nào, mỗi lúc bên nhau, khi vào quán, em vẫn thường chọn hai chiếc ghế đối diện: ?oĐể được nhìn vào mắt anh. Để được thấy ở đấy một niềm tin??.
    Bây giờ thì em cùng niềm tin ấy đi xa. Ba năm. Em xa vạn dặm, nhưng với anh em vẫn luôn gần. Anh nghe tiếng em cười văng vẳng đâu đây. Hình dung được đôi môi chúm chím mọng đỏ như cánh hồng. Nhớ như in mái tóc dài buông thả ngang vai, bị gió hất tung ngày nào trên phố biển? Em thấy đấy, niềm tin ấy đâu chỉ có nơi em, mà với anh, tình yêu của em vẫn luôn là mãi mãi. Em đi xa, những giấc mơ có em luôn làm anh thức giấc. Đêm khuya nén tiếng thở dài!
    Hôm nay, ngày-của-những-người-yêu-nhau. Ngày của những kỷ niệm hôm qua, của nỗi nhớ hôm nay và của bao hy vọng ngày mai. Chúng ta có kỷ niệm, có nỗi nhớ và cả niềm hy vọng nữa. Lo gì chuyện cách xa.
    Quá khứ đã làm em buồn mỗi khi nhắc đến. Nhưng quá khứ chỉ là một phần đời, chỉ là lối cũ mà ta đã đi qua, là bài học đầu đời thuở còn vụng dại? nên quá khứ cũng như áng mây, sẽ trôi nhanh vào dĩ vãng bằng ngọn gió của hôm nay. Đường đời dài và gập ghềnh, sóng gió nên có mấy ai chỉ tìm thấy ở đấy toàn sự đủ đầy hạnh phúc, bình an! Hãy cảm ơn cuộc đời đã cho ta đôi chân vững bước, biết chấp nhận nỗi đau để một ngày ta tìm ra niềm vui sống. Một trăm năm, có chăng, cũng nhanh như chớp mắt cuộc đời. Vì vậy, em hãy tin yêu và vui sống, đừng để nỗi đau làm hoen mờ hạnh phúc đời mình.
    Hôm nay, ngày-của-những-người-yêu-nhau. Nhưng đâu chỉ một ngày, phải không? Bởi hôm qua hay ngày mai thì chúng ta vẫn thế - tình yêu vẫn được đong đầy.
    Được hoainiem_2004 sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 27/02/2005
  9. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Mẹ ơi, con lạnh!?
    ?oThì mặc áo lạnh vào và ngủ sớm đi, con.?
    Chiếc tủ quần áo ba cánh bằng gỗ mun, đen bóng, chứa đựng trong nó là cả một shop thời trang bốn mùa. Xuân, hạ, thu, đông, và bất kỳ khi nào có dịp, mẹ đều sắm cho con những bộ cánh mới nhất, lộng lẫy và đắt tiền. Phim Hàn Quốc lên ngôi, trang phục của các diễn viên xuất hiện đầy trong tủ. Dòng nhạc hip-hop trở nên thịnh hành, mẹ sắm cho con đầy quần thụng, giày sneaker. Có những bộ con mặc vài lần rồi thôi ngay khi chúng vừa hoặc thậm chí chưa lỗi mốt. Cũng có những bộ con chẳng hề động đến, mặc cho chúng tủi phận khi không một lần được ôm ấp, chở che con. Mỗi khi con diện những bộ quần áo ấy lên mình là một lần mẹ tự hào rằng con của mẹ thật xinh, sành điệu. Khối chàng trai đa tình sẽ bám đuôi, dõi mắt theo con hoặc quỳ dưới chân con xin chết. Người ta bảo người đẹp vì lụa ắt cũng không ngoa là mấy, mẹ nhỉ!
    ?oNhưng mẹ ơi, con lạnh. Con nhớ mẹ.?
    ?oCon gái lớn đầu rồi mà sao cứ nũng nịu thế? Ngủ đi!?
    Ngủ ư? Những con gấu bông đủ màu, đủ cỡ chễm chệ ngồi trên giường, nằm bò ra sàn, giương những đôi mắt to đen nhìn về một phương trời xa xăm nào đấy. Chúng vô hồn bởi đầu óc chúng trống rỗng, chẳng có gì ngoài những miếng mousse hay bông gòn. Chúng đẹp. Cô đơn. Căn phòng rộng quá và cũng yên ắng quá. Không gian tĩnh lặng đến mức con có thể nghe được cả từng nhịp thở của mình. Mở toang cửa sổ, con cảm nhận được từng cơn gió lạnh ập vào phòng, cuốn lấy con, phả vào gáy con cái buốt giá của thiên nhiên. Cây lá vẫn rì rào nhưng tuyệt không có bất kỳ hình bóng của người nào bước đi. Chỉ là màn đêm. Chỉ là bóng tối. Ngủ ư? Con làm sao có thể ngủ được khi biết mình nhỏ bé và yếu đuối, không có mẹ kề bên dù cách một căn phòng. Có ai ở đây không? Có ai ở đó không? Làm ơn! Hãy lên tiếng đi để tôi có thể biết rằng mình không đơn độc trong chính căn nhà của mình. Con gào lên: ?oAaaaa......?. Tiếng kêu của con trôi tuột vào bóng tối mịt mù, tan loãng giữa thinh không, chẳng có gì vọng lại.
    ?oCon sợ. Mẹ không thể về với con sao??
    ?oMẹ bận, con à!?
    Phải, mẹ bận. Con đã được nghe nhiều người bảo rằng tất cả mọi người phụ nữ thành đạt đều rất bận. Xã hội ngày càng bình đẳng và những người phụ nữ ngày xưa chỉ biết quanh quẩn góc nhà giờ đây đã có thể đường hoàng bước ra xã hội, làm những việc mình yêu thích. Họ, bằng sự tinh tế, uyển chuyển rất phụ nữ đã dần bước lên những địa vị cao hơn, những nơi mà trước đây chỉ có đàn ông chiếm ngự. Quyền lực kinh tế có thể chi phối nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống đời thường, tạo cho phụ nữ một chỗ đứng xứng đáng với những gì họ đã dựng nên.
    Từ đó, mẹ dần rời xa mái gia đình, tiếp tục chinh phục những đỉnh cao. Những cơ hội và thử thách không thể cản ngăn mẹ mà trái lại càng làm cho mẹ say mê. Mẹ có rất nhiều tiền và con cũng có rất nhiều tiền (mẹ cho) dù đôi khi chẳng biết phải làm gì cho hết. Con biết, bất kỳ lúc nào con hết tiền, mẹ sẽ lại cho con. Mà điều này thì dường như chưa bao giờ xảy ra cả. Trong túi con luôn đầy tiền. Mỗi khi về nhà mẹ lại cho con tiền đến mức nhiều khi con quên mất rằng để làm ra tiền, người ta cần phải lao động. Mẹ của con giỏi quá! Con tự hào về mẹ nhiều lắm mẹ biết không? Thế nhưng cũng chính vào lúc con cảm thấy tự hào về mẹ, con cảm nhận được rằng mẹ càng lúc càng xa con. Từ bao giờ mẹ đã không còn nhớ con thích gì, ghét gì, hở mẹ? Hay là con đã đòi hỏi quá nhiều?
    ?oNhưng con cần có mẹ?
    ?oMẹ sẽ về mà! Sớm thôi.?
    ?oMẹ toàn nói thế nhưng có bao giờ mẹ về sớm với con đâu?
    ?oSao con không ngoan gì hết vậy? Ngủ đi!?
    Mẹ giận rồi! Mà mỗi khi mẹ giận thì không một ai có thể nói gì với mẹ được nữa. Chán nản, con vất chiếc điện thoại lên bàn, ngã lăn ra giường, khóc rấm rứt. Những giọt nước mắt không làm cho con bớt nhớ mẹ mà trái lại chúng càng làm con thêm đau vì biết rằng với mẹ, giờ đây, con đã không còn là phần quan trọng nhất. Mẹ ơi, có phải mẹ đã không còn thương con như ngày xưa nữa? Không phải thế, phải không mẹ? Con biết là mẹ yêu con, mẹ yêu con nhiều lắm bởi nhiều hơn một lần mẹ đã khẳng định rằng tất cả những gì mẹ làm là bởi vì con. Mẹ đã tạo cho con cả một vương quốc bất khả xâm phạm, cho con một thế giới đủ đầy. Mẹ giữ con phía sau những bức tường và tin rằng không ai có thể làm tổn thương con. Nếu như bây giờ nhìn vào con, con tin, bất kỳ ai cũng sẽ bảo rằng con quá hạnh phúc.
    Nhưng mẹ ơi, người ta làm sao có thể hạnh phúc khi họ không cảm nhận được tình thương quanh mình? Giữa căn phòng, con nào có khác chi những con búp bê kia? Đối với chúng, con cũng chỉ là một con búp bê khác loài thôi mẹ ạ. Con cần có mẹ, cần vòng tay của mẹ, cần biết bao một câu hát à ơi. Mẹ cho con tất cả những thứ này để làm gì nếu như để đổi lại, con không có mẹ? Người khác không làm tổn thương con được nhưng mẹ có biết chăng con đang làm tổn thương mình với ý nghĩ rằng mẹ đã rơi vào một không gian khác? Mẹ có biết con đau mỗi khi nhìn mẹ mệt mỏi trở về, vết chân chim hằn sâu cuối mắt? Có lần con hỏi mẹ liệu giữa con và sự nghiệp, mẹ xem trọng bên nào. Mẹ trả lời rằng con quan trọng, để rồi ngay sau đó, buồn thay, mẹ lại ra đi.
    Con không trách mẹ. Mà làm sao con có thể trách mẹ khi biết rằng mẹ đã hy sinh cho con, đã vất vả vì con. Nhưng con xin, mẹ ơi, hãy cho con một chút thời gian để được ở gần bên mẹ, để biết rằng mẹ vẫn là của con. Con người có thể làm ra tiền, nhưng tiền đâu có làm ra con người, phải không mẹ? Con người có thể giữ được địa vị, nhưng địa vị làm sao giữ được con người? Mẹ có biết chăng dưới lớp áo này, trái tim con đập, chán ngán? Với những món hàng, vật chất vây quanh, con tưởng như mình lẫn lộn trong chúng, thành một món trang sức giữa cuộc đời, chắng có ý nghĩa với ai. Đâu rồi người mẹ luôn ở bên con mỗi khi con khóc? Mẹ bây giờ có biết con đau như thế nào không? Có thể mẹ không tin nhưng con sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì ta đang có để chỉ được nhìn thấy mẹ giữa đêm khuya con nằm khóc một mình. Con lạnh.
    Những ước mơ vẫn chỉ là mơ ước. Những ý nghĩ chợt đến, vụt bay đi. Những giọt nước mắt khô dần. Con thiếp ngủ. Trong giấc mơ của con, mẹ quay về, hôn lên trán con và khe khẽ hát: "Ầu ơi con ngủ cho ngoan..."
    do hoainiem_2004 St
  10. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    yêu quả là khó

    Sẽ rất đau đớn khi bạn yêu một người nào đó mà không được đáp lại. Nhưng còn đau đớn hơn khi bạn yêu một ai đó mà không đủ dũng cảm để nói cho người đó biết bạn đã yêu như thế nào.
    Có thể chúng ta phải gặp một vài người nào đó, nhầm một vài lần như vậy trước khi gặp đúng người mình yêu, và bạn phải trân trọng vì điều đó.
    Tình yêu là khi bạn lấy đi tất cả mọi đam mê, cuồng nhiệt, lãng mạn mà cuối cùng bạn vẫn biết rằng mình vẫn luôn nhớ về người đó.
    Sẽ rất buồn khi bạn gặp một ai đó mà bạn cho rằng vô cùng có ý nghĩa đối với bạn, chỉ để cuối cùng bạn nhận ra rằng tình cảm đó sẽ chẳng bao giờ được đáp lại và bạn là người phải ra đi. Nhưng khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Ðiều bạn cần làm là thôi không chờ đợi nơi cánh cửa đã đóng, hãy tìm một cánh cửa khác đang mở ra cho mình.
    Người bạn tốt nhất là người mà bạn có thể ngồi cùng ở bất cứ đâu, cùng đung đưa mà không nói một lời, để khi bước đi, bạn lại cảm thấy như đã nói hết mọi điều.
    Có một sự thật là bạn sẽ không biết bạn có gì cho đến khi đánh mất nó, nhưng cũng có một sự thật khác là bạn cũng sẽ không biết bạn đang tìm kiếm cái gì cho đến khi có nó.
    Trao cho ai đó cả con tim mình không bao giờ là một sự đảm bảo rằng họ cũng yêu bạn, đừng chờ đợi điều ngược lại. Hãy để tình yêu lớn dần trong tim họ, nhưng nếu điều đó không xảy ra thì hãy hài lòng vì ít ra nó cũng đã lớn lên trong bạn.
    Có một vài thứ mà bạn rất thích nghe nhưng sẽ không bao giờ được nghe từ người mà bạn muốn nghe, nhưng nếu có cơ hội, hãy lắng nghe chúng từ người nói với bạn bằng cả trái tim.
    Ðừng bao giờ nói tạm biệt khi bạn vẫn còn muốn thử. Ðừng bỏ cuộc khi bạn cảm thấy vẫn còn có thể đạt được. Ðừng nói bạn không yêu ai đó nữa khi bạn không thể rời xa họ. Tình yêu sẽ đến với những người luôn hy vọng dù họ đã từng thất vong. Ðừng chạy theo vẻ bề ngoài hào nhoáng, nó có thể phai nhạt theo thời gian. Ðừng chạy theo tiền bạc, một ngày kia nó cũng sẽ mất đi. Hãy chạy theo người nào đó có thể làm bạn luôn mỉm cười bởi vì chỉ có nụ cười là tồn tại mãi. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm ra người đó.
    Ðôi khi trong cuộc sống, có lúc bạn cảm thấy bạn nhớ ai đó đến nỗi muốn chạy đến và ôm chầm lấy họ. Mong rằng bạn sẽ luôn mơ thấy họ. Hãy mơ những gì bạn muốn, đi đến nơi nào mà bạn thích, hãy là những gì bạn thích vì bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả trong cuộc đời. Mong rằng bạn luôn có đủ hạnh phúc để vui vẻ, đủ thử thách để mạnh mẽ hơn, đủ nỗi buồn để bạn trưởng thành hơn và đủ tiền để mua quà cho bạn bè.
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác, nếu điều đó làm tổn thương bạn thì nó cũng sẽ tổn thương người khác. Một lời nói vô ý là một xung đột hiểm họa, một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời, một lời nói đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng, còn lời nói yêu thương có thể chữa lành vết thương và mang đến sự bình yên.
    Tình yêu bắt đầu bằng cách yêu con người thật của họ, chứ không phải là yêu họ như yêu một bức tranh bạn vẽ ra, bằng không bạn chỉ yêu sự phản chiếu của chính bạn nơi họ.
    Người hạnh phúc nhất không cần phải có mọi thứ tốt nhất, họ chỉ là người làm cho mọi việc, mọi chuyện đều diễn ra theo ý họ. Hạnh phúc thường đánh lừa những ai khóc lóc, những ai bị tổn thương, những ai đã tìm kiếm và đã thử. Nhưng nhờ vậy, họ mới biết được giá trị của những người chung quanh họ.
    Tình yêu bắt đầu bằng nụ cười, lớn lên bằng nụ hôn và thường kết thúc bằng nước mắt.
    Tương lai tươi sáng thường dựa trên quá khứ đã quên lãng, bạn không thể sống thanh thản nếu bạn không vứt bỏ mọi nỗi buồn đã qua.
    Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười.

Chia sẻ trang này