Chuyện cũ kể lại GIAI THỌAI BÁC BA PHI Bác Ba Phi tới miệt Cà Mau, quen hút thuốc gò, có cái nghề nói dóc. Hồi lẳm, xứ U Minh, cá tôm nhiều vô kể. Người ta bơi xuồng, chỉ cần khoắng cây dầm xuống nước là cá tôm nhảy lên khẳm xuồng, ăn thỏai mái. Mấy hàng dừa nhà thằng Đậu, có trái nào khô rụng xuống đìa là bầy cá lóc nuốt chửng hết. Có lần, Bác Ba và thằng Đậu ra sông Năm Căn câu cá. Mèn đéc ơi, vừa thả mồi câu xuống, cá đã đớp mồi, ghị sợi nhợ cái rẹc. Hai ông con ra sức kéo con cá lên. Dè đâu con cá quá mạnh đi. Nó chạy vun vút, kéo cả cái xuồng bành tổ trảng trôi theo. Áng chừng xuồng bay trên nước có tốc độ trăm cây số trên giờ. Sóng nổi lên đập vào hai mép bờ, mạnh như sóng thần làm khẳm biết bao ghe xuồng của bà con làm hàng xáo.Con cá chạy tới sông Hậu, nghe đâu tới bến Ninh Kiều thì mệt lử rồi lăn ra chết. Hàng chục thanh niên vớt hì hục, mấy ngày mới lôi được xác con cá lên. Ai dè, lúc đó, cá chỉ còn có bộ xương, cân lên đúng hai trăm rưởi gờ ram !? Còn rùa ở xứ U Minh hả, bạt ngàn luôn. Có lần hay tin Bác Ba vô rừng đốn củi. Bọn rùa khoái nghe kể chuyện dóc, đua nhau quá giang xuồng của Bác Ba. Thấy vậy, Bác Ba ra lệnh cho bọn rùa phải xếp hàng ngay ngắn rồi duyệt nghi thức, đi từ từ vào xuồng. Những chú rùa xếp hàng sau không còn chỗ ngồi, tại ham nghe chuyện thì đành bám theo hai bên be xuồng. Thế là Bác Ba chẳng cần chèo xuồng. Bầy rùa hai bên chỉ cần co duỗi cái chân là xuồng trôi đi vùn vụt. Bà con hai bên bờ thấy sóng tấp vô mạnh quá thì la lớn : tàu ai tốp lại ? Bác Ba thấp thóang trên ngọn sóng la vọng vào : Đây là tàu rùa không có chỗ nào để thắng !? ( Phỏng theo người dân MinhHải )
CỌP GIÀ PHÁT XÍT Một hôm cọp bệnh. Mùi hôi thối bốc lên. Cò ghé thăm, cọp hỏi : Mày có ngửi thấy mùi gì không ? Cò thành thật đáp : Dạ, mùi thối ạ ! Cọp giơ tay, tát cái bốp vào mặt Cò : Mày láo, dám chê tao, hả ? Hôm sau, Cáo đến thăm. Cọp hỏi : Mày có ngửi thấy mùi gì không ? Cáo khôn khéo : Dạ, mùi thơm, ạ ! Cọp giơ tay, tát cái bốp vào mặt Cáo : Mày láo, dám cạnh khóe tao hả ? Hôm sau nữa, Hươu đến thăm. Cọp hỏi : Mày có ngửi thấy gì không ? Hươu trả lời : Dạ, không thấy mùi gì ạ ! Cọp giơ tay, tát cái bốp vào mặt Hươu : Mày láo, dám lừa dối tao, hả ? Muôn lòai thấy vậy thì lắc đầu, đồng thanh : Bó tay?chấm cơm, chấm *** thúi !? ( Phỏng theo truyện dân gian Việt Nam ) MT
GIAI THỌAI TRẠNG QUỲNH Chuyện xưa kể lại rằng, ở nước Việt mình có ông Trạng Quỳnh vừa giỏi chữ lại vừa nghĩ ra nhiều chiêu lừa ngọan mục, nên dân gian phong cho ông cái danh trạng nguyên. Mà chuyện ông làm thường ích nước, lợi dân. Có lần, sứ Tàu sang Việt Nam . Trạng Quỳnh với bà Đoàn Thị Điểm giả vờ làm người đưa đò. Tên sứ thần chợt đánh rắm, ủm một cái, miệng xuất ra câu đối : sấm động Nam vang ( ? ). Trạng tức quá, đái tè tè xuống song, miệng đối lại : mưa rơi đất Bắc (!). Sứ thần nghe vậy, gật mình, không ngờ dân Việt, từ đứa chở đò mà cũng giỏi chữ nghĩa như vậy. Có lần, Trạng còn chơi chữ với cả vua chúa. Ông tặng chúa chai tương, mà lại đề là mắm Đại Phong ? Dịch ra là gió lớn, đổ chùa, tượng lo, lọ tương?Thật óai oăm ! Vậy mà trạng vẫn dở hơn bà Đòan Thị Điểm. có lần bà Điểm đang tắm. Trạng lui tới, rình qua khe cửa. Bà Đoàn thấy vậy thì ra câu đối, nếu Trạng Quỳnh đối được thì sẵn sang mở cửa phòng tắm cho mà ?xem ! Câu đối thế này : Da trắng vỗ bì bạch ( ? ) Trạng vò đầu, gãi tai, bi sắc bí ! Hai từ thuần Việt đi kèm hai từ Hán Việt, lại có tính từ trắng, lại có động từ bì bạch là tiếng bàn tay khóat nước vỗ vào mông. Rốt cuộc Trạng bó tay chấm cơm ! Các bậc giáo sư thời nay vẫn chưa thể đối giúp Trạng Quỳnh được ? Lại chuyện khác, mắc cười hơn. Sứ Tàu rủ nước Việt mình chơi trò chọi trâu. Nếu trâu nước nào thua thì phải thần phục nước thắng cuộc ? Vua thì cứ lo, cứ sợ ! Trạng Quỳnh nhận lời giúp vua. Đến cuộc chơi trâu cồ xứ Tàu thì to đoành, trâu của Việt Nam lại là con nghé, còn đang bú sữa mẹ ? Dè đâu lúc thi đấu, nghé con tưởng trâu mẹ cứ nhào vô táp hai trứng dái mà nó tưởng là vú ! Trâu cồ của Tàu nhột quá, vắt chân lên cổ chạy thục mạng, ra ngoài vòng cấm. Thế là nước Việt thắng cuộc ( ! ) Trạng muôn năm ! Thôi kể chi nhiều, ai thích Trạng Quỳnh thì vô thư viện Trung ương đọc thỏai mái, còn nhiều chuyện khác, nghe mắc cười lắm lắm. ( Phỏng theo truyện dân gian Việt Nam ) MT
BÁC BA PHI CỨ THÍCH ĐÙA Một lần, tên đồn trưởng cho lính bắt bác Ba lên đồn. Hắn yêu cầu bác Ba phải nói dóc cho hắn nghe, nếu hắn tin thì được tha bổng, nếu hắn không tin thì bác Ba phải chịu tội. Bác Ba vò đầu, gãi tai, van vỉ trưởng đồn : Dạ thưa ông ! Tôi nói dóc là nói dóc có sách. Nay không có sách mang theo thì làm sao nói dóc được ạ ? Tên trưởng đồn trợn mắt, quát : Sách nói dóc mày để ở đâu ? Bác Ba : Dạ ! Dạ ! Con để ở nhà, giấu trên ngọn cây dừa ạ ! Tên trưởng đồn : Cho mày về lấy sách, nói dóc cho tao nghe ? Bác Ba về nhà, khỏi cần nhớ chuyện quay lại gặp tên trưởng đồn. Chờ mãi, chờ mãi, cả tháng trời không thấy thầy nói dóc đâu, tên trưởng đồn cho lính bắt bác Ba lại. Hắn quát lên : Tại sao mày không đến nói dóc cho tao nghe ? Bác Ba bình tĩnh trả lời : Dạ, con không tới, chính là con đã nói dóc rồi đấy ạ !? Tên trưởng đồn chợt nghĩ ra, cười ha hả, khen bác Ba đúng là người có tài nói dóc ! Lần khác, bọn lính Quốc Gia đi càn, ghé nhà bác Ba . Một tên cắc cớ hỏi : Ê ! Ba Phi ! Có gì nhậu không ? Vốn ghét bọn quậy, nhà lại kẹt mớ tràm, ngâm dưới đìa, chưa vớt lên làm nhà kịp, bác Ba liền vui vẻ nói : Các chú muốn nhậu thì xuống đìa nhà tôi mò mò cua, tôm cá, thiếu cha gì. Con nào con ấy bự chành bành. Tốp lính nghe vậy thì hí hửng, lội xuống đìa. Mò mãi chẳng gặp con gì, chúng than phiền : Bác Ba à, chẳng thấy cá mà chỉ thấy tòan tràm thôi à ? Bác Ba lại nhẹ nhàng : Thì các chú cứ vớt hết tràm lên sẽ bắt được cá ? Bọn lính lại hì hục vớt hết số tràm ngâm lên bờ. Làm xong, ai dè, hổng có con cá nào hết trơn. Bọn lính đành chịu trận về đồn ăn kho quẹt ! ? ( Phỏng theo người dân Minh Hải ) BÁC BA QUÁ GIANG GHE HEO Chuyện như vầy : Bác Ba bữa ấy, giang người ta đi chợ, chơi. Vì mải chuyện dóc nên quá trưa, hổng có chiếc xuồng nào về mà ...đi nhờ ? Chợt nhìn thấy chiếc ghe heo, Bác Ba nghĩ ra một mẹo nhỏ : Ê ! Ghe heo ! Lại nhà tui, tui bán cho bầy heo. Heo nhà tôi bự hết biết luôn ? Ghe heo khóai. Họ liền mời Bác Ba xuống ghe rồi nổ máy chạy vun vút theo hướng Bác Ba chỉ đường. Vừa tới nhà, Bác Ba đã lớn giọng : Bà nó đâu rồi, cho heo ăn để bán cho người ta ? Hiểu tính nói dóc của chồng, bà Ba vui vẻ nói : Lúc ông đi chợ, ở nhà tui bán hết rồi !? Thế là Bác Ba về nhà nhẹ nhàng. Tốp buôn heo hậm hực, nổ máy chạy biến mất ? ( Phỏng theo người dân Minh Hải ) BÁC BA PHI CỨ THÍCH ĐÙA Một lần, tên đồn trưởng cho lính bắt bác Ba lên đồn. Hắn yêu cầu bác Ba phải nói dóc cho hắn nghe, nếu hắn tin thì được tha bổng, nếu hắn không tin thì bác Ba phải chịu tội. Bác Ba vò đầu, gãi tai, van vỉ trưởng đồn : Dạ thưa ông ! Tôi nói dóc là nói dóc có sách. Nay không có sách mang theo thì làm sao nói dóc được ạ ? Tên trưởng đồn trợn mắt, quát : Sách nói dóc mày để ở đâu ? Bác Ba : Dạ ! Dạ ! Con để ở nhà, giấu trên ngọn cây dừa ạ ! Tên trưởng đồn : Cho mày về lấy sách, nói dóc cho tao nghe ? Bác Ba về nhà, khỏi cần nhớ chuyện quay lại gặp tên trưởng đồn. Chờ mãi, chờ mãi, cả tháng trời không thấy thầy nói dóc đâu, tên trưởng đồn cho lính bắt bác Ba lại. Hắn quát lên : Tại sao mày không đến nói dóc cho tao nghe ? Bác Ba bình tĩnh trả lời : Dạ, con không tới, chính là con đã nói dóc rồi đấy ạ !? Tên trưởng đồn chợt nghĩ ra, cười ha hả, khen bác Ba đúng là người có tài nói dóc ! Lần khác, bọn lính Quốc Gia đi càn, ghé nhà bác Ba . Một tên cắc cớ hỏi : Ê ! Ba Phi ! Có gì nhậu không ? Vốn ghét bọn quậy, nhà lại kẹt mớ tràm, ngâm dưới đìa, chưa vớt lên làm nhà kịp, bác Ba liền vui vẻ nói : Các chú muốn nhậu thì xuống đìa nhà tôi mò mò cua, tôm cá, thiếu cha gì. Con nào con ấy bự chành bành. Tốp lính nghe vậy thì hí hửng, lội xuống đìa. Mò mãi chẳng gặp con gì, chúng than phiền : Bác Ba à, chẳng thấy cá mà chỉ thấy tòan tràm thôi à ? Bác Ba lại nhẹ nhàng : Thì các chú cứ vớt hết tràm lên sẽ bắt được cá ? Bọn lính lại hì hục vớt hết số tràm ngâm lên bờ. Làm xong, ai dè, hổng có con cá nào hết trơn. Bọn lính đành chịu trận về đồn ăn kho quẹt ! ? ( Phỏng theo người dân Minh Hải ) BÁC BA QUÁ GIANG GHE HEO Chuyện như vầy : Bác Ba bữa ấy, giang người ta đi chợ, chơi. Vì mải chuyện dóc nên quá trưa, hổng có chiếc xuồng nào về mà ...đi nhờ ? Chợt nhìn thấy chiếc ghe heo, Bác Ba nghĩ ra một mẹo nhỏ : Ê ! Ghe heo ! Lại nhà tui, tui bán cho bầy heo. Heo nhà tôi bự hết biết luôn ? Ghe heo khóai. Họ liền mời Bác Ba xuống ghe rồi nổ máy chạy vun vút theo hướng Bác Ba chỉ đường. Vừa tới nhà, Bác Ba đã lớn giọng : Bà nó đâu rồi, cho heo ăn để bán cho người ta ? Hiểu tính nói dóc của chồng, bà Ba vui vẻ nói : Lúc ông đi chợ, ở nhà tui bán hết rồi !? Thế là Bác Ba về nhà nhẹ nhàng. Tốp buôn heo hậm hực, nổ máy chạy biến mất ? ( Phỏng theo người dân Minh Hải )
NGHÈO CÒN NGHÈO NỮA Ngày xưa, có một anh chàng nghèo ơi là nghèo. Nghèo khạc ra tro, nghèo ho ra lửa, nghèo trơ ba mươi sáu cái be sườn. Gia tài của anh ta chỉ có túp lều nát, một cây búa rừu và một cái quần... « tà lỏn » ! Bữa nọ, anh vô rừng đốn củi. Chợt nhìn thấy một con kì đà. Anh ta trộm nghĩ : giá như mình bắt được con kì đà thì mình sẽ thóat nghèo. Ýnghĩ của anh ta cũng giống mấy người mơ trúng số thời nay ? Thế rồi anh ta chạy đuổi theo con kì đà ! Con kì đà sợ quá cũng tốc chạy rồi giấu mình ở một gốc cây. Anh chàng chạy tới gốc cây thì thấy có một cái hốc sâu hun hút. Đúng là con kì đà chui vào ng này rồi ! anh chàng mừng quá thò tay vào hang thì lại phát hiện ra cái hang thông với ngách hang bên kia. Túng thế, anh chàng liền cởi quần tà lỏn bịt một cửa hang, sau đó thì dùng cây búa thục mạnh vào hang bên này. Con kì đà nhột quá vội tốc chạy, đội luôn cái quần tà lỏn chạy đi. Anh chàng tức tốc đuổi theo. Con kì đà chạy tới một khúc sông thì dừng lại. Anh chàng xộc tới. Con kì đà kẹt thế, nhảy ùm xuống sông ? anh chàng hưng phấn, trọi cây búa về phía con kì đà. Anh chàng vội nhảy xuống sông thì thấy con kì đà đang lóp ngóp bò lên bờ ở phía bên kia ? Anh ta hụp xuống mò cây búa. Nhưng . sông sâu quá không thể tìm thấy cây búa đâu / Thế là, anh ta đành lủi thủi đi về nhà. Mình trần như nhộng. Đúng là : nghèo còn nghèo nữa ! Hí hí... ( phỏng theo dân gian Việt Nam )
NÔNG DÂN ĂN MỪNG Hai người nông dân nọ, đang gặt lúa thì dừng lại để ...chửi nhau. Thoạt đầu, họ chỉ mấp máy môi. Tiếp theo, họ giơ chiếc nón bài thơ, vung vẩy lên trời. Tiếp nữa, họ giục chiếc nón, tay này chống nạnh, tay kia huơ huơ lên cao. Tiếp cuối, họ cùng nhảy lên, tay vỗ bụng, tay bổ bổ lên trời. Thấy lạ, người nước ngoài hỏi anh phiên dịch : Người ta làm gì thế ? Anh phiên dịch thản nhiên : À, bà con nông dân đang ăn mừng, vì trúng mùa ( !) Người nước ngoài thầm nghĩ : Nông dân Việt Nam có những điệu nhảy thật kì lạ và độc đáo ( !? ) MT
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ HỌC TẬP Lê – nin ( lãnh tụ cuộc cách mạng tháng Mười Nga ) từng cảnh tỉnh loài người :”Học, học nữa, học mãi”. Sự học không có bến bờ, không có biên giới. Còn sống thì còn phải học. Trẻ học. Già cũng phải học. Chỉ khi nhắm mắt xuôi tay, từ giã thế giới này, con người mới được quyền ngừng việc học tập. Vì sao vậy ? Âý là vì sự học luôn giúp con người sinh tồn và phát triển. Sợ học, chán học, bỏ học, chính là tự sát. May mắn là cha ông ta có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Điều này hằn trong tục ngữ, ca dao. “Không thày đố mày làm nên “. “Học thày không tày học bạn”. “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày”… Nhìn vào thế giới loài người, chúng ta thấy rõ ràng biết bao thành tựu vĩ đại mà loài người làm được đều do việc học tập. Bao công trình kiến trúc của La Mã, Hy Lạp cổ đại, hay tòa Thánh, đền đài, cao ốc…trên trái đất này đều do bàn tay con người, có tri thức, mới làm nên. Từ thời đồ đá hoang sơ, con người, nhờ tò mò học tập mà làm ra tàu thủy, máy bay, vũ trụ, hạt nhân. Rồi con người còn lên tới các hành tinh khác để chinh phục cái vũ trụ bao la này. Nhìn vào lịch sử Việt Nam, chúng ta cũng rất tự học về trí tuệ cha ông mình. Nhờ kiên trì tầm sư, học đạo mà nước ta có thày Chu Văn An, Thày Nguyễn Bỉnh Khiêm, thày La Sơn Phu Tử, thày Lê Qúy Đôn…Đó là những nhà thông thái, khiến thế giới phải trân trọng. Về ngành Đông y, nước ta có thày Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, thày Tuệ Tĩnh sưu tầm, nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại thuốc quý, chữa bệnh giúp con người. Những người thày thế ấy, nhờ học tập mà nên. Chẳng nhân tài nào xuất thần từ sự lười biếng cả. Nhân tài là chín chín phần trăm nhờ mồ hôi, nước mắt, chỉ có một phần trăm nhờ năng khiếu bẩm sinh. Sau này, ngành nông nghiệp của nước ta tiến bộ, ấy là nhờ phần lớn của khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Chúng ta phải nhớ ơn giáo sư Lương Đình Của, giáo sư Võ Tòng Xuân đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng xuất, chất lượng cao Thử hỏi, mấy ông ấy, không học tập, không đam mê học tập, không sáng tạo trong học tập thì làm sao có được cuộc sống ung dung như chúng ta hôm nay ? Hiện giờ, chúng ta thấy cả nước đang học tập và làm theo tấm gương tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Bác Hồ thế nào thì ai cũng biết, thậm chí cả thế giới họ cũng biết. Bác là một tấm gương học, học nữa, học mãi. Ngồi tù thì Bác tập làm thơ. Ra tù thì Bác dịch sử Đảng từ chữ Nga sang tiếng Việt. Rồi Bác nghiên cứu, ứng dụng Luận cương Lê – nin vào cách mạng Việt Nam. Nhìn văn bản gốc của tờ di chúc, Bác sửa đi, sửa lại, mới thấy Bác học tập cẩn thận cỡ nào. Bác Hồ không có học vị, bằng cấp, mà chỉ tò mò, học lóm, tự học mà trở thành Danh nhân văn hóa thế giới. Còn chúng ta, học vì điểm chác, vì nể tình cha mẹ, vì cái danh hão và cái đồng tiền bất chính thì thật là điều đáng hổ thẹn. Vừa rồi, ********************** tiến hành Đại hôi, nhiệm kì 2011 – 2015, nhằm đưa nước ta thành nước công nghiệp. Mơ thì dễ, làm mới khó. Tương lai ấy trông chờ phần nhiều ở công học tập của học sinh, sinh viên nước nhà. Tuổi trẻ chúng ta cần nhìn rõ trách nhiệm nặng nề ấy. Các bạn, cần quên đi những trò chơi vô bổ, đừng quậy phá trong lớp học, thương thày cô mà cố sức học hành. Cái trí khôn hay còn gọi là chất xám, nó quan trọng lắm. Làm cái gì cũng phải nhờ chuyên gia nước ngoài thì các bạn bảo có khổ nhục không ? Đấy, giá trị của việc học tập là như thế đấy. Hạnh phúc hay tự do cũng nhờ chỗ học tập mà ra. Nói tóm lại, sự học là sân bay cất cánh của mọi ước mơ. Hay văn hóa là chìa khóa mở đầu. Lao tâm trị người, lao lực bị người trị. Đó là một quy luật, không ai có thể chối cãi. Mong rằng mọi người chúng ta từ già tới trẻ, từ ông tiến sĩ tới ông chạy xe ôm, ai ai cũng phải tích cực học hành. Một xã hội học tập là một xã hội văn minh. Xa lánh học tập chính là đào mồ chôn hạnh phúc. Mạnh Tường