1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện cũ mèm : Thương mại hóa BC là gì?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi sonj, 09/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cũ mèm : Thương mại hóa BC là gì?

    ''Thương mại hóa" báo chí là gì?

    TTCN - Ngôn ngữ nhiều lúc nghĩ cũng phức tạp thật. ?oCông nghiệp? thành ?ocông nghiệp hóa? vẫn giữ được ý nghĩa tích cực nhưng ?othương mại? biến ra ?othương mại hóa? thì có vấn đề lớn. Tại Đại hội đại biểu Hội Nhà báo TP.HCM diễn ra vào đầu tuần này, có đại biểu đòi định nghĩa rõ từ này, kẻo báo chí mang tiếng ?othương mại hóa? trong khi hoàn toàn không có ý định làm báo ?olá cải?.

    Số là trong những năm gần đây, khi đưa ra nhận xét về báo chí, phần yếu kém, từ thường được dùng là ?oxu hướng thương mại hóa? nhưng không ai chịu đưa ra một định nghĩa rõ ràng thế nào là thương mại hóa. Giới nhà báo hiểu rõ ?othương mại hóa? ở đây ý muốn nói đến xu hướng câu khách bằng chuyện vụ án giật gân với những miêu tả tỉ mỉ, khêu gợi tò mò ở người đọc hay bằng những bài báo khai thác chuyện đời tư, chuyện phòng the hay những cảnh đời ngang trái chỉ nhằm mục đích bán được báo.

    Giới báo chí chân chính đồng tình với những phê phán xu hướng chiều theo thị hiếu tầm thường có ở một số tờ báo. Họ lên án những tờ báo xa rời tôn chỉ mục đích, chỉ lo đăng hình ?otươi mát?, tô đậm chuyện ********, hay quảng cáo trá hình thành những bài viết ca ngợi. Thế nhưng từ ?othương mại hóa? không phản ánh được xu hướng này; ngược lại nó có nguy cơ gây hiểu nhầm.

    Ở đây có hai loại thương mại hóa. Một trường đại học ?othương mại hóa? một nghiên cứu khoa học thành công là chuyện tốt, trong khi một tổ chức hay một công ty cố tình ?othương mại hóa? hoạt động từ thiện của họ rõ ràng là chuyện xấu. Mục đích của cả hai đều là kiếm tiền nhưng ý nghĩa của hai hoạt động hoàn toàn khác nhau. Tờ báo cố tình chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, kể cả sử dụng những kỹ thuật câu khách rẻ tiền đáng bị lên án nhưng tờ báo đặt mục tiêu bán nhiều báo, đăng nhiều quảng cáo để cân đối thu chi, để đầu tư cho công nghệ làm báo hiện đại không thể xem là ?othương mại hóa? theo nghĩa xấu được.

    Một khi từ ?othương mại hóa? bị hiểu sai, nó sẽ dẫn đến những hệ lụy cho làng báo. Nếu có một quan chức ngành văn hóa cầm tờ báo có quảng cáo nhiều và phê phán ?ođây là biểu hiện của thương mại hóa? thì chết giới báo chí. Một bài báo tường thuật một phiên tòa có những cán bộ cấp cao bị đưa ra xét xử vì tội tham nhũng, kể rõ các hành vi tham ô của các vị này được nhiều độc giả đọc kỹ và báo bán chạy. Nếu chỉ nhìn số lượng báo bán ra tăng vọt mà phê phán tờ báo đang đi theo ?oxu hướng thương mại hóa? thì cụm từ này rõ ràng là một gáo nước lạnh dội tắt nhiệt tình yêu nghề săn tin của phóng viên.

    Bước tiến lớn của làng báo VN là tự chủ về tài chính; có nghĩa không phải dựa vào ngân sách nhà nước, tiền bán báo, tiền đăng quảng cáo dùng để bù đắp được những khoản chi. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều tờ báo vì nhiệm vụ chính trị hay vai trò xã hội cần phải được Nhà nước tiếp tục cấp ngân sách để hoạt động. Một tờ báo nghiên cứu về Hán-Nôm chẳng hạn sẽ có rất ít người đọc nhưng vẫn rất cần thiết cho xã hội nên cần có nguồn chi để tiếp tục duy trì.

    Những nỗ lực làm ra tờ báo bán chạy không phải vì những bài báo ?olá cải? phải được trân trọng vì đây chính là biểu hiện cao nhất của chức năng định hướng dư luận. Nếu báo làm ra không có người đọc, làm sao người làm báo mong tác động đến dư luận quần chúng? Trong nền kinh tế thị trường, báo chí là kênh thông tin nhanh nhạy nhất cho hoạt động kinh tế thông qua các trang quảng cáo. Quảng cáo nhiều do nhà quảng cáo biết họ tìm đúng tờ báo có nhiều người đọc là điều đáng mừng, chứ không phải là chuyện đáng lo ngại. Mức độ quảng cáo chính là thước đo tốc độ phát triển của nền kinh tế, của sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức tôn trọng người tiêu dùng. Quảng cáo lố lăng lại là chuyện khác.

    Giả thử bây giờ mà nói báo chí, giống như các lĩnh vực khác, cần phải cạnh tranh nhiều hơn nữa, ắt sẽ có người gán ngay cái nhãn muốn ?othương mại hóa? báo chí hay sao. Nhưng bình tâm suy xét, báo chí cạnh tranh có nghĩa sẽ phải đưa tin chính xác hơn, bài viết phải sâu sắc hơn. Điều này sẽ giúp loại trừ các bài báo mang tính suy diễn, bịa chuyện. Báo chí cạnh tranh cũng có nghĩa báo này nói sai sẽ có báo khác phản ứng để người đọc cuối cùng nhận được thông tin đúng đắn. Báo này chạy theo số lượng bán báo bằng cách đăng tin giật gân, sẽ có báo khác đưa tin đúng bản chất sự việc. Người đọc cuối cùng sẽ là người phán xét bằng khoản tiền họ bỏ ra mua báo. Nếu có một sự cạnh tranh lành mạnh như thế để nâng cao chất lượng báo chí thì đâu phải là ?othương mại hóa? mà chính là ?ochuyên nghiệp hóa? cho làng báo Việt Nam.

    NHIÊU TỨ

    Nguồn : Tuổi Trẻ Chủ Nhật 23/11/03

    Đáng thẹn lòng đầy danh vọng hão
    Thua con chim nhỏ đậu cành cao

Chia sẻ trang này