1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện cười quân sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi anheoinwater, 09/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0

    ?oPhò xin biếu bộ đội!?
    Trong chiến dịch Trung Lào, hậu cần không theo kịp các mũi truy kích của bộ đội, các đồng chí lãnh đạo nước bạn liền cho phép Quân tình nguyện Việt Nam đi tới đâu, cứ vay lương thực, thực phẩm của dân mà dùng, chỉ cần viết lại một tờ biên nhận, sau thanh toán cũng được.
    Điện Biên toàn thắng, anh Quán và anh Xuân (ở phân đoàn 13) được giao 2 ba lô tiền Đông Dương, về Tà Xẻng-Xiêng Khay trả nợ cho dân. Các anh lần lượt thu (dễ cũng đến nửa ba lô) các biên lai bộ đội để lại, song hầu như không có một tờ nào hợp lệ: Cái thì thiếu tên đơn vị; cái lại không ghi rõ số lượng vay; có cái chỉ ghi: ?oNgười vay là bộ đội tình nguyện Việt Nam đi đánh Pháp. Ký tên: Bao chiến sĩ anh hùng?. Hai anh hỏi người chủ nhà có tờ giấy này:
    - Thế bộ đội vay của phò (bố) thứ gì?
    Người nông dân Lào trả lời:
    - Một con trâu.
    - Vậy phò cho con biết: tính thành tiền là bao nhiêu?
    - Bạc trắng thì bảy đồng, bạc giấy thì bảy chục tờ!... Ấy dà, tùy các con, cho phò bao nhiêu thì cho. Nếu không có, phò xin ủng hộ bộ đội!...
    Không biết giải quyết thế nào cho đúng, anh Quán và anh Xuân phải trở về báo cáo với Đoàn phó Nguyễn Nhung. Người chỉ huy xúc động bảo: ?oBỏ cả con trâu, cả tấn gạo, mà chỉ giữ lại mảnh giấy không đọc được, điều đó đủ thấy lòng dân nước bạn đối với kháng chiến, với bộ đội ***** như thế nào! Thôi, các cậu cứ căn cứ vào lời khai của dân mà thanh toán cho đầy đủ!...?.
    NGUYỄN VĂN HOẮC
  2. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Trong thời kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Hoàng Cầm đi lưu diễn khắp nơi. Ngoài cái vui được đem thơ, nhạc, kịch nâng cao tinh thần kháng chiến của quân đội nhân dân, đội lưu diễn còn có những thú vui riêng. Chẳng hạn sau khi công tác, dù ở trong nhà dân hay trên bìa rừng, hang đá, đội lưu diễn thường bày trò hát ả đào. Hoàng Cầm có giọng ngâm, giọng hát rất hay. Anh thuộc hết các điệu hát nhà tơ, đóng vai ca kỹ, những người khác đóng vai quan viên.
    Có một kỷ niệm rất nên thơ trên một nẻo đường kháng chiến. Là những thanh niên quen sống nơi đô thị, khi đi kháng chiến, đội lưu diễn phải khó nhọc lắm mới khắc phục được cái khổ chung của toàn dân lúc đó là đi bộ. Họ trèo đèo, vượt suối, băng rừng, trung bình mỗi ngày đi 30 ?" 40 cây số. Khi đi lưu diễn tại khu XII, lại toàn đi trên đường đá, sương mù. Cảnh thì thật là đẹp, người miền núi thật là đáng yêu, nhưng có khi nửa ngày mới gặp một cái bản, một cái thôn. Gặp được một cái chợ thì như là gặp một thiên đường. Vì toàn là văn nghệ sĩ nên đội lưu diễn bày đặt chuyện vừa đi vừa làm thơ cho đỡ buồn, đỡ mệt, nhưng phải là thơ đặc biệt, chẳng hạn, đang đi thì một đội viên bực mình thốt lên:
    Đường đá đưa đoàn đến đếch đâu?
    Đội lưu diễn thấy cái thú làm những câu thơ tiếp tục, những câu thơ hợp tình, hợp cảnh và theo vần một vần chữ. Một câu như vậy, cần phải đi dăm bảy cây số mới có được một câu toàn đội đồng ý. Câu thứ hai và ba là:
    Xa xa xam xám xuống sương sầu
    Mịt mù mê mải mưa mưa mãi
    Câu thứ tư chắc chắn phải là của một ?othằng? nhạc sĩ, vì ngoài ba lô ra, ?onó? phải đeo thêm cây đàn:
    Đàn địch đem đi đến đớn đau ?
    Nhưng chính trong trò chơi giải trí, giải lao, giải buồn và giải ?ođói? này mà nhóm mới thấy rõ chân tướng của nhà thơ lớn Hoàng Cầm.
    Một ngày mưa lạnh trong vùng Lạng Sơn, đội lưu diễn cắm cổ đi từ sáng sớm cho tới gần xế chiều, bụng thì đói, chân thì mỏi, tai lạnh ngắt, cổ khô khan ? mà vẫn chưa gặp cái quán nào để dừng chân, uống một ly cà phê, lau khô cái đầu, cái cổ, nắn bóp cái chân. Mãi tới khi mặt trời khuất dần sau núi, trời còn tranh tối tranh sáng thì gặp một số đồng bào người Thổ đi ngược đường cho biết sắp tới chợ rồi. Cả đội lưu diễn reo mừng lên:?Thế là ta có một vụ nghỉ ngơi ăn uống trả thù cái khổ rồi đây? . Và họ bước mau.
    Nhưng niềm hy vọng đó tiêu tan ngay khi họ đến mảnh đất được gọi là chợ. Chỉ có ba túp nhà tranh vách nứa ọp ẹp nằm cách nhau khoảng chục thước. Nhà đầu trống không. Nhà thứ hai chỉ có treo lủng lẳng vài miếng thịt ôi. Tới nhà thứ ba thì ? cả đội sững sờ, đứng lại trố mắt rồi thét lên vì kinh ngạc: Trời đất, Cha Mẹ, Đồng Bào, Đồng Chí ơi! Không thể tưởng tượng được.
    Nào là chè lam, kẹo vừng, kẹo lạc?, nào là cà phê, sữa đặc (mới kháng chiến chưa tới một năm thôi mà) ? và quá sức tưởng tượng hơn nữa là bà chủ quán, một thiếu phụ ngoài hai mươi tuổi, người Hà Nội, rất đẹp, cùng với hai con nhỏ theo chồng đi kháng chiến, chồng đi Vệ Quốc Quân ở đâu không biết, nàng mở quán cà phê ở đây, một cái chợ không có cả cái tên. Và lũ văn nghệ sĩ kháng chiến này có lẽ cũng là những lữ khách hiếm hoi của chủ quán đây.
    Thật là vui hơn Tết. Trong khi chủ quán giết gà làm thịt, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Văn Chung ngồi nhắm rượu. Nhạc sĩ Phạm Duy và Ngọc Bích thì tự pha cà phê uống. Cả bọn bổng nổi hứng, giở trò làm thơ như lúc đi trên đường đá.
    Văn Chung, dù có vợ kè kè bên cạnh, cũng nhăn nhó đưa ra câu đầu:
    Mệt mỏi mà mơ mộng mỹ miều?
    Chẳng cần phải đợi lâu, và vì cũng đọc được ý tình trong mắt của bà chủ quán, nhạc sĩ Phạm Duy tuôn ra câu thứ hai:
    Ấy ai âu yếm ỡm ờ yêu?
    Kịch sĩ Trúc Lâm, người chuyên đóng vai hài hước trong đội, nhìn thấy trên cái giường nứa độc nhất trong quán, nơi ăn ngủ của bà chủ và hai đứa con, nay có mấy ?othằng? văn nghệ sĩ ngồi dựa vào các loại ba lô đủ kiểu, ngất ngưởng uống rượu chờ gà, ?onó? bèn đưa ra câu thứ ba:
    Chung chăn, chung chiếu, chung chè chén ?
    Cả bọn khoái chí, vỗ tay, hò la, tán thưởng câu thơ vui nhộn đó. Nhưng họ bỗng ý thức ngay sự thô lỗ của mình và tất cả đồng ý là phải sửa lại cái lỗi bằng một câu kết thật hay. Trò chơi ồn ào bỗng trở nên trầm lặng. Mặt ?ođứa? nào cũng nghệt ra vì suy nghĩ. Lâu lâu lại có một ?othằng? đưa ra một câu bị mọi người chê ngay. Gà đã làm xong, bà chủ bưng ra, hơi nóng bốc lên cùng với hơi gà làm mọi người chảy nước dãi nhưng không ai dám đụng vào đĩa thịt khi câu thơ chưa làm xong?
    Tới lúc Hoàng Cầm, sau khi rung đùi một lúc, đứng lên đưa ra câu thứ tư thì ta mới thấy con người của Hoàng Cầm hiện ra, thật là bình dị nhưng sâu sắc, thật là thơ mộng nhưng cũng rất tình người. Hoàng Cầm có đối mắt sắc long lanh, có cái mũi dọc dừa và cái miệng lúc nào cũng như đang ngâm nga một câu thơ hay. Bây giờ anh đứng lên, trịnh trọng đọc câu kết thúc cho bài thơ đặc biệt này. Đó là câu:
    Cháu trẻ chờ cha chốn chợ chiều.
    Lúc đó, trời đã hơi về khuya, trăng đã lên đầu ngọn núi. Cả ?obọn? xúm lại, lấy giấy bút ra ghi bốn câu thơ đó rồi dán lên trên vách nứa với sự chứng kiến rất thân mật của bà chủ và hai đứa con nhỏ.
    Nguyễn Ngọc Hiếu (Sưu tầm)
  3. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Mẩu chuyện vui về Phùng Quán: ĂN VỤNG
    Trong kháng chiến chống Pháp, có một thời gian Phùng Quán ở cùng đơn vị văn công với nhà thơ Thanh Tịnh. Thanh Tịnh tuy tuổi đã khá cao nhưng ông luôn vui tính, thích bông đùa, nói tếu rất hóm hỉnh. Hai người hợp tính nhau, thân quý nhau rồi thành anh em kết nghĩa. Đơn vị phân công cho hai anh em phụ trách tiết mục độc tấu, trình diễn vào những lúc sân khấu buông màn để đổi cảnh, cốt sao lấp chỗ trống cho khán giả khỏi phải chờ đợi sốt ruột. Thanh Tịnh vừa sáng tác, vừa biểu diễn tấu rất hấp dẩn, nổi tiếng một thời với bài "Lão dân quân Đông Bắc".
    Nhờ đó Phùng Quán cũng theo anh sáng tác một số bài tấu ca ngợi chiến công của các anh hùng dũng sĩ như bài: Đinh Công phá cầu, Đinh Công cắm chông.v.v? Có thể nói Thanh Tịnh vừa là người anh, vừa là người thầy dẫn dắt Phùng Quán vào làng thơ. Có một lần, Phùng Quán và Thanh Tịnh cùng nhau đi công tác. Trời sẩm tối, hai anh em tạt vào một ngôi làng để nghỉ đêm. Sau khi tnnh giấy tờ với Uỷ ban xã, hai anh em được giới thiệu đến một gia đình có nhà ở rộng rãi để ngủ đậu.
    Hôm ấy, nhà nọ lại có giỗ. Khi đến nơi, vừa lúc cả nhà đang ăn uống vui vẻ. Cụ chủ nhà lịch sự mời hai anh em dùng bữa. Thanh Tịnh từ chối, nói dối đã ăn rồi. Tối, chủ nhà thu xếp cho hai anh em ngủ ở trên gian thờ, giường ngủ là cái phản kê trước bàn thờ. Trên bàn thờ còn để nguyên một mâm cỗ cúng. Nằm được một lúc, Phùng Quán lay lay Thanh Tịnh dậy, kêu đói: "Tại anh đấy, người ta mời, còn làm khách. Đói quá, lại mệt nữa, em không ngủ được". Thanh Tịnh dậy nhìn quanh, thấy dưới gầm giường có một đống khoai lang liền bảo: "Hay em lấy vài củ khoai sống, cạo vỏ đi ăn tạm cũng được".
    Phùng Quán không chịu, sức trai đang thì mới lớn nhịn bữa làm sao cho nổi. Lại còn phải chịu mùi lôi kéo của thức ăn bày la liệt trên mâm cỗ ở bàn thờ. Cái đói lại càng cồn cào. Phùng Quán mạnh dạn xin với anh cho ăn. Thanh Tịnh vò đầu bứt tai nghĩ cách chiều chú em? Nghĩ mình luống tuổi rồi, đói một tí cũng không sao còn Phùng Quán vừa sức trẻ, vừa kham khổ lâu ngày? Anh bảo Phùng Quán dậy rồi cho lấy ở mỗi bát, mỗi đĩa một vài miếng Phùng Quán ăn tạm cho đỡ đói để ngủ được, ngày mai còn đi tiếp.
    Phùng Quán ăn xong, Thanh Tịnh bơi bới cho rơi vãi chút ít thức ăn xuống mâm rồi giục em đi ngủ. Sớm hôm sau, chủ nhà lên mời khách dậy uống nước. Nhìn mâm cỗ bị bới, rơi vãi, ông cụ than: con mèo nhà này đến là hư, lại ăn vụng rồi! Ô hay, nó lại vọc cả vào bát chè nữa! Hai anh em nhìn nhau bấm bụng cười?
  4. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Học sinh ngày nay làm vặn
    Đề 3:
    "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
    Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha
    phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày
    7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
  5. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Đề 8:
    "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
    Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan
    tác quân ta"
    ---
    Đề 9:
    "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
    Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
    "Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của
    người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
    Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
    "...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
    ---
  6. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Sau này hồi KCCM, đến tận hồi chiến tranh biên giới với TQ, trên vùng Tây Bắc có những quán gọi là "quán tự giác", trong quán có đủ quà bánh hoa quả, nước chè xanh, không có người bán, chỉ có bảng giá và ống bương đựng tiền, ai ăn gì uống gì xong tự tính tiền bỏ vào ống. Mới đây tớ tình cờ nói chuyện với 1 bác ngày xưa làm địa chất, khẳng định chuyện đó có thật, còn nói không ai dám không trả tiền, vì sợ bùa.
    Như thế theo bạn chuyện bên trên của bạn có thật không?
  7. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Tớ không biết bạn ạ vì thời đó người dân Đông Dương nghèo lắm, có ai dám cho một con bò không?
    Hãy tin là thật vì đây có nguồn từ báo QdND
  8. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Em đang dạy môn LS. Học sinh ngày nay không thích học văn sử dù là bọn em rất cố gắng để bài giảng sinh động hơn
  9. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này em cũng có nghe kể, bây giờ chắc không còn quán tự giác đâu
  10. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Thời LX
    -Con của một vị tướng có được làm tướng không?
    -Có
    -Thế cậu ta có được làm đô đốc ko?
    -Vậy con của đô đốc bỏ đi đâu.

Chia sẻ trang này